Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 RIÊNG TỪNG CHỦ ĐỀ (CÓ LỜI GIẢI) được soạn dưới dạng file word/ powerpoint gồm các thư mục, file, links. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Nội dung 1:
CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM
Câu 1. Chứng minh rằng Việt Nam là nước có nhiều dân tộc.
- Nước ta có 54 dân tộc cùng chung sống, gắn bó với nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Trong các dân tộc ở Việt Nam, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất với gần 74 triệu người (năm 2009), chiếm 86% dân số cả nước.
- Một số dân tộc ít người có số dân khá đông như Tày (1,63 triệu người), Thái (hơn 1,55 triệu người), Mường (1,27 triệu người), Khơ-me (1,26 triệu người - năm 2009).
Câu 2. Trình bày tình hình phân bố dân tộc Việt (Kinh) và các dân tộc ít người nước ta. Hiện nay sự phân bố các dân tộc có gì thay đổi?
a) Tình hình phân bố dân tộc Việt (Kinh) và các dân tộc ít người ở nước ta
* Dân tộc Việt (Kinh)
Người Việt phân bố rộng khắp cả nước song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.
* Các dân tộc ít người: phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp, người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cá. Người Dao sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700 - 1.000 m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.
- Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc cư trú thành từng vùng khá rõ rệt, người Ê-dê Đắk Lắk, Gia-rai ở Kon Turn và Gia Lai, người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm Đồng,...
- Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh.
* Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi.
- Một số dân tộc ít người từ miền Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên.
- Một số dân tộc vùng hồ thủy điện Hòa Bình, Y-a-ly, Sơn La sống hòa nhập với các dân tộc khác tại các địa bàn tái định cư.
- Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng cao, môi trường được cải thiện.
CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Nội dung 1:
CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM
Câu 1. Chứng minh rằng Việt Nam là nước có nhiều dân tộc.
Gợi ý làm bài
- Nước ta có 54 dân tộc cùng chung sống, gắn bó với nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Trong các dân tộc ở Việt Nam, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất với gần 74 triệu người (năm 2009), chiếm 86% dân số cả nước.
- Một số dân tộc ít người có số dân khá đông như Tày (1,63 triệu người), Thái (hơn 1,55 triệu người), Mường (1,27 triệu người), Khơ-me (1,26 triệu người - năm 2009).
Câu 2. Trình bày tình hình phân bố dân tộc Việt (Kinh) và các dân tộc ít người nước ta. Hiện nay sự phân bố các dân tộc có gì thay đổi?
Gợi ý làm bài
a) Tình hình phân bố dân tộc Việt (Kinh) và các dân tộc ít người ở nước ta
* Dân tộc Việt (Kinh)
Người Việt phân bố rộng khắp cả nước song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, trung du và duyên hải.
* Các dân tộc ít người: phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. Ở vùng thấp, người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cá. Người Dao sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700 - 1.000 m. Trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.
- Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc cư trú thành từng vùng khá rõ rệt, người Ê-dê Đắk Lắk, Gia-rai ở Kon Turn và Gia Lai, người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm Đồng,...
- Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh.
* Hiện nay, phân bố dân tộc đã có nhiều thay đổi.
- Một số dân tộc ít người từ miền Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên.
- Một số dân tộc vùng hồ thủy điện Hòa Bình, Y-a-ly, Sơn La sống hòa nhập với các dân tộc khác tại các địa bàn tái định cư.
- Nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xóa đói giảm nghèo mà tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế, đời sống các dân tộc được nâng cao, môi trường được cải thiện.