TÀI LIỆU TRẮC NGHIỆM

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,007
Điểm
113
tác giả
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG-SAI MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 CẢ NĂM NĂM 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 70 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG-SAI KHỐI 11

NĂM HỌC 2023-2024

BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN


PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 15. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 1. Đọc đoạn trích sau đây:

“Ở Pháp, vương quyền là đỉnh cao của lâu đài phong kiến và chuyên chế. Nhà vua luôn có quyền hành chuyên chế và vô hạn; … quyết định mọi công việc đối nội và đối ngoại của quốc gia. Triều vua Lu-I XVI là một sự chuyên chế cao độ. Theo những “mật lệnh có ấn vua” nhằm khủng bố nhân dân, hàng trăm người bị bắt, bị tù đày ở các nơi trong nước”.

(A. Man-phờ-rét, Đại Cách mạng Pháp 1789, NXB Khoa học, 1965, tr.18-19)​

a. Chính sách cai trị của nhà nước phong kiến chuyên chế gây bất mãn cho nhân dân.

b. Sự tồn tại của nhà nước quân chủ lập hiến gây bất mãn cho tầng lớp quý tộc mới.

c. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ và quý tộc ngày càng sâu sắc.

d. Tình hình chính trị ở Pháp dưới triều vua Lu-I XVI khủng hoảng trầm trọng.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Chế độ phong kiến, với chỗ dựa là tầng lớp quý tộc và Giáo hội Anh, ngày càng cản trở sự kinh doanh làm giàu của tư sản và quý tộc mới. Dưới thời vua Sác – lơ I (từ năm 1625), nhiều thứ thuế mới được đặt ra, nhà nước nắm độc quyền thương mại và thu thuế thuyền bè, duy trì nhiều đặc quyền phong kiến, đời sống nhân dân càng thêm cơ cực. Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với các thế lực phong kiến phản động được biểu hiện qua những cuộc xung đột giữa Quốc hội với nhà vua.

a. Tư sản và quý tộc mới ở Anh bị cản trở làm giàu do sự chèn ép của chế độ phong kiến.

b. Vua Sác – lơ I ban hành một số chính sách giúp nước Anh ổn định đời sống chính trị.

c. Mâu thuẫn giữa Quốc hội với nhà vua diễn ra trên nhiều mặt nhưng chủ yếu là kinh tế.

d. quần chúng nhân dân, tư sản và quý tộc mới ở Anh có khả năng kinh doanh làm giàu.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ cách mạng xoay quanh vấn đề tài chính, khi Sác – lơ I triệu tập Quốc hội (4-1640) nhằm tăng thuế, để có tiền chi cho việc đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt-len ở miền Bắc nước Anh. Quốc hội, gồm đa số là quý tộc mới và tư sản, không phê duyệt các khoản thuế mới do vua đặt ra, kịch liệt công kích chính sách bạo ngược của nhà vua và đòi quyền kiểm soát quân đội, tài chính và Giáo hội. Sác – lơ I định dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, song đã bị quần chúng nhân dân phản đối quyết liệt. Bị thất bại, Sác – lơ I chạy lên phái Bắc Luân Đôn, tập hợp lực lượng phong kiến chuẩn bị phản công”.

a. Vấn đề tài chính là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng tư sản Anh.

b. Mục đích của vua Sác – lơ I triệu tập Quốc hội nhằm vay tiền và ban hành thuế mới.

c. Các giai cấp ở nước Anh đều bất bình khi vua Sác – lơ I dùng vũ lực đàn áp nhân dân.

d. Quần chúng ở Anh đã ủng hộ quý tộc và tư sản việc kiểm soát tài chính, quân đội.

Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Do kinh tế phát triển, nhu cầu trao đổi giữa các thuộc địa ngày càng tăng. Cùng với sự tiến bộ của hệ thống giao thông và thông tin liên lạc, một thị trường thống nhất dần hình thành ở Bắc Mĩ. Sự phát triển kinh tế của các thuộc địa làm cho Bắc Mĩ trở thành nơi cạnh tranh đối với Anh. Vì vậy, bằng mọi biện pháp, Chính phủ Anh đã cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp, cấm đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh sang, đồng thời ban hành chế độ thuế khóa nặng nề…Những chính sách đó đã làm tổn hại đến quyền lợi của nhân dân thuộc địa, gây nên sự phản ứng mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân”.

a. Kinh tế của các thuộc địa ở Bắc Mĩ chưa thoát khỏi sự ảnh hưởng của thực dân Anh.

b. Chính phủ Anh ra nhiều lệnh cấm vô lí đối với nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mĩ.

c. Thực dân Anh ban hành nhiều chính sách vô lí nhằm độc quyền ở châu Mĩ.

d. Mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân Bắc Mĩ với thực dân Anh đang dần hình thành.

Câu 5. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Lần đầu tiên, các quyền con người và quyền công dân được chính thức công bố trước toàn thể nhân loại. Nguyên tắc về chủ quyền của nhân dân được đề cao như một sự thách thức đối với thực dân Anh ở Bắc Mĩ cũng như chế độ quân chủ chuyên chế đang thống trị khắp lục địa châu Âu. Nhưng tuyên ngôn cũng không đề cập đến việc xóa bỏ chế độ nô lệ cùng việc bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động”.

a. Đây là bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ.

b. Lần đầu tiên có bản Tuyên ngôn đề cập đến quyền con người là bất khả xâm phạm.

c. Bản Tuyên ngôn ở Mĩ đã làm chế độ phong kiến thế giới bị lung lay dữ dội.

d. Bản Tuyên ngôn ở Mĩ đã giúp quần chúng nhân dân được nhiều quyền lợi tốt hơn.

Câu 6. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Về tình hình chính trị, đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế (đứng đầu vua Lu – I XVI). Xã hội chia thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. Hai đẳng cấp đầu tuy chỉ chiếm số ít trong dân cư, nhưng được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, không phải nộp thuế, có nhiều bổng lộc và giữ những chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội. Do vậy, họ muốn duy trì quyền lực của phong kiến và không muốn thay đổi chế độ chính trị”.

a. Thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước phong kiến lạc hậu do vua Lu-I XVI đứng đầu.

b. Xã hội Pháp ngoài đẳng cấp tăng lữ, đẳng cấp thứ ba còn có đẳng cấp quý tộc mới.

c. Mâu thuẫn giữa ba đẳng cấp ở Pháp chủ yếu là về kinh tế và địa vị chính trị.

d. Dự báo nước Pháp sắp diễn ra một cuộc cách mạng giữa quý tộc và đẳng cấp thứ ba.

Câu 7. Đọc đoạn tư liệu sau:

“Trào lưu tư tưởng ở Pháp vào thế kỉ XVIII được gọi là trào lưu Triết học Ánh sáng, tiêu biểu à Mông – te – xki – ơ, Vôn – te, Rút – xô. Các ông đã kịch liệt phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến và nhà thờ Ki – tô giáo, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới. Những quan điểm tiến bộ của Triết học Ánh sáng đã tấn công và hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ”.

a. Triết học Ánh sáng là trào lưu tư tưởng chống lại phong kiến và nhà thờ ở Pháp.

b. Những nhà Triết học Ánh sáng đã chủ trương xây dựng mô hình kinh tế mới.

c. Những tư tưởng của Triết học Ánh sáng đã giúp thúc đẩy xã hội Pháp tiến lên.

d. Ba nhà Triết học Ánh sáng ở Pháp đã đề xuất xây dựng nhà nước lập hiến mới.

Câu 8. Đọc đoạn tư liệu sau:

“Cuối tháng 8-1789, ở nước Pháp Quốc hội Lập hiến đã thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền với khẩu hiện nổi tiếng: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”. Tuyên ngôn gồm 17 điều, thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của con người và khẳng định chủ quyền của nhân dân, đồng thời tuyên bố quyền sở hữu là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm”.

a. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền thừa nhận về quyền tự do, bình đẳng và quyền sở hữu của con người.

b. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ở Pháp được công bố bởi giai cấp tư sản công thương.

c. Khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” thể hiện khát vọng và ý chí của nhân dân Pháp về quyền con người.

d. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền đã xây dựng cho nước Pháp thiết chế xã hội mới, hiện đại hơn.

Câu 9. Đọc đoạn tư liệu sau:

“Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là một nước nông nghiệp. Công cụ và phương thức canh tác thô sơ, lạc hậu, năng suất thu hoạch rất thấp. Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông. Nông dân nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp địa tô hết sức nặng nề, phải thực hiện mọi nghĩa vụ phong kiến với lãnh chúa. Đời sống nông dân ngày càng khốn quẫn bởi sự bóc lột đến cùng cực của lãnh chúa phong kiến và Giáo hội. Nạn đói thường xuyên xảy ra”.

a. Cuối thế kỉ XVIII, ngành kinh tế công nghiệp, ngoại thương là chủ yếu ở nước Pháp.

b. Nông dân Pháp bị ba tầng áp bức là lãnh chúa, tư sản, địa chủ phong kiến.

c. Công cụ trong sản xuất nông nghiệp ở nước Pháp thế kỉ XVIII vẫn lạc hậu, thô sơ.

d. Nông dân ở Pháp cuối thế kỉ XVIII phải chịu cảnh đóng địa tô cao, thuế nặng nề.

Câu 10. Cho bảng dữ kiện về một số mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ thời cận đại:

Cách mạng tư sản
Mục tiêu​
AnhTầng lớp quý tộc mới và tư sản đấu tranh chống chế độ phong kiến lập nhà nước mới, mở đường kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
13 thuộc địa Anh ở Bắc MĩNhân dân 13 thuộc địa hướng đến mục tiêu giải phóng dân tộc, lập nên quốc gia mới thống nhất thị trường dân tộc.
PhápNhân dân Pháp mong muốn lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế xây dựng nhà nước dân chủ tư sản, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
a. Ở Anh tầng lớp quý tộc và tư sản đã liên kết đấu tranh chống chế độ phong kiến để xác lập nhà nước do dân bầu ra.

b. Ở Tây Âu và Bắc Mỹ có mục tiêu đấu tranh chung là lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, gạt bỏ những trở ngại trên con đường xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

c. Các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mĩ đều hướng đến thành lập nhà nước dân chủ tư sản với tầng lớp quý tộc mới và tư sản thay nhau cầm quyền.

d. Ở Tây Âu và Bắc Mỹ hướng đến mục tiêu đấu tranh để mở rộng sự phát triển kinh tế hàng hóa, cải tiến kỹ thuật.

Câu 11. Cho bảng dữ kiện về một số nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ thời cận đại:

Cách mạng tư sản
Nhiệm vụ​
Cách mạng tư sản Anhxóa bỏ tính chuyên chế phong kiến, thống nhất thị trường dân tộc; xác lập nền dân chủ tư sản.
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹgiành độc lập dân tộc, thống nhất thị trường dân tộc, hình thành quốc gia dân tộc; xác lập nền dân chủ tư sản, đảm bảo các quyền tự do chính trị, tự do kinh doanh và tư hữu tài sản.
Cách mạng tư sản Pháphình thành thị trường dân tộc thống nhất; Chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ độc lập dân tộc và chính quyền cách mạng; xác lập nền dân chủ tư sản; xóa bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành các quyền tự do, bình đẳng; đảm bảo quyền tư hữu về ruộng đất cho nông dân.
a. Các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ thời cận đại chỉ thực hiện một nhiệm vụ chung là nhiệm vụ dân tộc điển hình.

b. Giành độc lập dân tộc, xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, thống nhất thị trường và hình thành quốc gia dân tộc là nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản cận đại.

c. Xóa bỏ tính chất chuyên chế phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản, ban bố các quyền dân chủ tư sản là nhiệm vụ dân chủ chung của cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mĩ.

d. Các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ thời cận đại chỉ thực hiện một nhiệm vụ chung là nhiệm vụ dân chủ điển hình.

Câu 12. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản là lực lượng mới, có tư tưởng dân chủ tiến bộ, là bộ phận có thế lực trong xã hội. Đó là giai cấp tư sản (hoặc quý tộc tư sản hóa) như trong Cách mạng tư sản Anh, Đức, Nhật Bản hoặc là giai cấp tư sản công thương như ở Mỹ, Pháp. Thời kỳ sau, có những cuộc cách mạng mang tính chất tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo (cách mạng ở nước Nga đầu thế kỉ XX). Một số nhà lãnh đạo tiêu biểu của các cuộc cách mạng tư sản như Ô. C rôm - oen (Anh), G. Oa – sinh - tơn (Bắc Mỹ), M. Rô - be - spie (Pháp), …”.

a. Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới sự lãnh đạo của liên minh tư sản và quý tộc mới, song vai trò quan trọng lại thuộc về quý tộc mới.

b. Đoạn tư liệu đề cập các cuộc cách mạng tư sản đều do giai cấp tư sản lãnh đạo, đều có tư tưởng dân chủ tiến bộ, có thế lực trong xã hội.

c. Ở Nga cách mạng tư sản diễn ra có nét khác biệt về giai cấp lãnh đạo so với các nước Tây Âu và Bắc Mĩ.

d. Giai cấp lãnh đạo cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mĩ không có sự khác biệt với giai cấp lãnh đạo của cách mạng ở nước Nga.

Câu 13. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Động lực của cách mạng tư sản bao gồm các giai cấp và tầng lớp đối lập với chế độ phong kiến (nông dân, công nhân, bình dân thành thị, tiểu tư sản, …). Ở Bắc Mỹ còn có cả nô lệ da đen và những người da đỏ. Họ là lực lượng chính tham gia cách mạng tư sản để lật đổ chế độ phong kiến hoặc thực dân, giành những quyền lợi về chính trị, kinh tế, xã hội”.

a. Các cuộc cách mạng tư sản đều có lực lượng đông đảo mọi thành phần tầng lớp nhân dân tham gia.

b. Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển, là động lực chủ yếu từng bước đưa cách mạng tư sản đạt đến đỉnh cao.

c. Ở một số nơi như Bắc Mỹ và Anh, tham gia cách mạng tư sản còn có cả nô lệ da đen và những người da đỏ.

d. Ở nhiều cuộc cách mạng tư sản, quần chúng nhân dân còn giữ vai trò là lãnh đạo cách mạng và thực hiện chức năng quản lý xã hội.

Câu 14. Đọc đoạn tư liệu sau:

“Các cuộc cách mạng tư sản đều giành thắng lợi, lật đổ chế độ phong kiến, thực dân và thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa. Do điều kiện lịch sử ở mỗi nước khác nhau nên mức độ thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản cũng khác nhau. Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã lật đổ sự thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc. Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ cộng hòa”.

a. Các cuộc cách mạng tư sản đều đã xóa bỏ được tàn dư của chế độ phong kiến, thiết lập nhà nước dân chủ tư sản ở mức độ khác nhau.

b. Các cuộc cách mạng tư sản dù đạt được kết quả thắng lợi ở mức độ khác nhau song đều là những cuộc cách mạng mang tính triệt để ở mỗi nước.

c. Các cuộc cách mạng tư sản thắng lợi đều đã mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mau chóng ở các nước tiến hành cách mạng.

d. Các cuộc cách mạng tư sản thắng lợi trong đó cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ được đánh giá là đạt kết quả to lớn nhất.

Câu 15. Cho bảng dữ kiện về ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ thời cận đại:

Cách mạng tư sản
Ý nghĩa​
Cách mạng tư sản AnhCách mạng tư sản Anh đặt dấu mốc cho sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở Anh, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Vì vậy, cuộc cách mạng này có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người trong buổi đầu chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc MỹChiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã giải phóng nhân dân các thuộc địa Anh khỏi ách thực dân, đưa đến sự thành lập nhà nước tư sản đầu tiên ở ngoài châu Âu, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mỹ La – tinh phát triển và có ảnh hưởng tích cực đến phong trào giành độc lập ở nhiều nơi trên thế giới vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
Cách mạng tư sản PhápCách mạng tư sản Pháp đã lật đổ và xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến. Nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết; những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ, …tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Cách mạng tư sản Pháp đã làm cho chế độ phong kiến bị lung lay trên khắp châu Âu. Cách mạng tư sản Pháp đã mở ra thời đại mới: thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước Âu – Mỹ.
a. Cuộc cách mạng tư sản Anh có ý nghĩa to lớn trong lịch sử thế giới vì đã khiến chế độ phong kiến bị lung lay khắp ở châu Âu.

b. Cuộc cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng có ý nghĩa to lớn nhất vì đã lật đổ và xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến chuyên chế.

c. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ thắng lợi đã ảnh hưởng rộng lớn đến phong trào giành độc lập ở Á – Phi – Mỹ La-tinh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.

d. Các cuộc cách mạng tư sản đều mang một ý nghĩa lớn lao vì đã mở ra một thời kỳ mới: thời kỳ thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới.




ĐÁP ÁN BÀI 1

Câu hỏi
Đáp án a
Đáp án b
Đáp án c
Đáp án d
1
Đ
S
S
Đ
2
Đ
S
Đ
S
3
Đ
Đ
S
S
4
Đ
Đ
S
S
5
Đ
Đ
S
S
6
Đ
S
Đ
S
7
Đ
S
Đ
S
8
Đ
S
Đ
S
9
S
S
Đ
Đ
10
S
Đ
S
Đ
11
S
Đ
Đ
S
12
Đ
S
Đ
S
13
Đ
Đ
S
S
14
Đ
S
Đ
S
15
S
Đ
Đ
S


GV LÀM BÀI 1: THẦY NGUYỄN NGỌC HƯNG




BÀI 2: SỰ XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 1:
Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước tư bản Âu – Mĩ bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, gắn liền với việc mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng thông qua hoạt động xâm lược thuộc địa bằng vũ lực hoặc các phương thức khác”

(Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.14)

a. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chủ nghĩa chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

b. Các nước đế quốc xâm lược thuộc địa bằng nhiều phương thức khác nhau.

c. Chủ nghĩa đế quốc bước sang giai đoạn độc quyền vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

d. Dùng vũ lực là cách duy nhất để xâm chiếm thuộc địa.



Câu 2:
Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Bằng tham vọng và sức mạnh quân sự vượt trội, đặc biệt là lực lượng hải quân, đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, thực dân Anh đã lần lượt xâm chiếm nhiều thuộc địa trên thế giới. Bức tranh biếm họa “Người khổng lồ Rốt – đơ” trên một tạp chí ở Anh năm 1892 miêu tả tham vọng của Xe – xin Rốt – đơ – một ông trùm khai thác mỏ và chính trị gia người Anh – về việc xây dựng một tuyến đường sắt và điện báo kết nối các thuộc địa của Anh ở châu Phi”

(Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.15)

a. Đoạn trích phản ánh quá trình giành giật thuộc địa giữa hai đế quốc Anh và Pháp.

b. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Anh là nước có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.

c. Khu vực châu Phi là thuộc địa duy nhất của thực dân Anh.

d. Bức tranh biếm họa “Người khổng lồ Rốt – đơ” thể hiện tinh thần đấu tranh của nhân dân châu Phi.

Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới ¾ nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn bộ xã hội. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mĩ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản”

(Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Chân trời sáng tạo, tr.18)

a. Đoạn trích phản ánh một trong những thách thức mà nước Mĩ hiện nay phải đối mặt.

b. Đoạn trích cho thấy tình trạng phân hóa giàu nghèo ở nước Mĩ diễn ra sâu sắc.

c. Đoạn trích phản ánh các mặt tích cực và hạn chế của nước Mĩ nói riêng và chủ nghĩa tư bản hiện đại nói chung

d. Đoạn trích thể hiện toàn bộ mâu thuẫn xã hội sâu sắc ở Mĩ hiện nay.



Câu 4:
Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Đến cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây đã cơ bản hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị của mình ở châu Á (trừ Nhật Bản và Xiêm). Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược, trở thành nước thuộc địa. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược, xâu xé, trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. Ở khu vực Đông Nam Á, phần lớn các nước đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây”

(Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.14)

a. Đến cuối thế kỉ XVIII, hầu hết các nước châu Á đã trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

b. Xiêm là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á giữ được độc lập tương đối.

c. Ấn Độ trở thành “miếng bánh béo bở” bị các nước đế quốc xâu xé.

d. Cuối thế kỉ XIX, Trung Quốc đã trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.



Câu 5:
Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Đầu thế kỉ XX, các tổ chức độc quyền ở Pháp, Mĩ, Anh chỉ chiếm khoảng 1% tổng số xí nghiệp toàn thế giới nhưng lại chiếm hơn ¾ tổng số máy hơi nước và động cơ điện, số lượng công nhân; tổng số sản phẩm làm ra chiếm gần một nửa so với toàn thế giới”

(Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tr.16)

a. Các tổ chức độc quyền chỉ được hình thành ở Mĩ.

b. Các tổ chức độc quyền đã chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế thế giới.

c. Các tổ chức độc quyền ở Pháp, Mĩ, Anh chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối số sản phẩm làm ra trên toàn thế giới.

d. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền gắn liền với sự ra đời và phát triển của các tổ chức độc quyền.



ĐÁP ÁN BÀI 2

Câu hỏiĐáp án aĐáp án bĐáp án cĐáp án d
Câu 1ĐĐSS
Câu 2SĐSS
Câu 3ĐĐSS
Câu 4SĐSĐ
Câu 5SSSĐ
GV LÀM BÀI 2:



Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 1:
Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Bằng tham vọng và sức mạnh quân sự vượt trội, đặc biệt là lực lượng hải quân, đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, thực dân Anh đã lần lượt xâm chiếm nhiều thuộc địa trên thế giới. Bức tranh biếm họa “Người khổng lồ Rốt - đơ” trên một tạp chí ở Anh năm 1892 miêu tả tham vọng của Xe- xin Rốt - đơ – một ông trùm khai thác mỏ và chính trị gia người Anh - về việc xây dựng một tuyến đường sắt và điện báo kết nối các thuộc địa của Anh ở châu Phi”

(Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.15)

1730694242467.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--BỘ-TRẮC-NGHIỆM-ĐÚNG-SAI-KHỐI-11. (1).docx
    744.3 KB · Lượt tải : 1
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 học kì 1 bài tập trắc nghiệm lịch sử lớp 11 bài 1 bài tập trắc nghiệm sử 11 bài 1 các câu hỏi trắc nghiệm sử 11 bài 1 các câu trắc nghiệm sử 11 bài 1 câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 11 bài 1 2 câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 11 bài trung quốc câu hỏi trắc nghiệm sử 11 bài 1 câu trắc nghiệm lịch sử 11 bài 1 câu trắc nghiệm sử 11 bài 1 file trắc nghiệm sử 11 giải trắc nghiệm sử 11 bài 1 kiểm tra trắc nghiệm sử 11 bài 1 làm trắc nghiệm lịch sử 11 online ngân hàng trắc nghiệm lịch sử 11 có đáp an sách trắc nghiệm lịch sử 11 sách trắc nghiệm sử 11 thi trắc nghiệm lịch sử 11 online trắc nghiệm bài trung quốc lịch sử 11 phần 2 trắc nghiệm lịch sử 11 bài 1 2 3 trắc nghiệm lịch sử 11 bài 1 2 3 4 trắc nghiệm lịch sử 11 bài 1 bài 2 trắc nghiệm lịch sử 11 bài 1 có đáp án trắc nghiệm lịch sử 11 bài 1 nhật bản trắc nghiệm lịch sử 11 bài 1 phần 3 trắc nghiệm lịch sử 11 bài 1 phần 4 trắc nghiệm lịch sử 11 bài 1 đến bài 5 trắc nghiệm lịch sử 11 bài 3 trung quốc trắc nghiệm lịch sử 11 giữa kì 1 trắc nghiệm lịch sử 11 giữa kì 2 trắc nghiệm lịch sử 11 học kì 2 co dap an trắc nghiệm lịch sử 11 nâng cao trắc nghiệm lịch sử 11 online trắc nghiệm lịch sử 11 pdf trắc nghiệm lịch sử 11 phong trào cần vương trắc nghiệm lịch sử 11 từ bài 1 đến bài 6 trắc nghiệm lịch sử 11 và đáp án trắc nghiệm lịch sử 11 việt nam trắc nghiệm lịch sử 11 violet trắc nghiệm lịch sử 11 vndoc trắc nghiệm lịch sử 11 vừng ơi trắc nghiệm lịch sử lớp 11 bài 1 phần 2 trắc nghiệm lịch sử lớp 11 bài trung quốc trắc nghiệm lịch sử lớp 11 học kì 1 trắc nghiệm lịch sử lớp 11 học kì 2 trắc nghiệm lịch sử lớp 11 vietjack trắc nghiệm môn lịch sử lớp 11 trắc nghiệm môn lịch sử lớp 11 bài 1 trắc nghiệm môn lịch sử lớp 11 bài 17 trắc nghiệm môn sử 11 trắc nghiệm môn sử 11 bài 1 trắc nghiệm môn sử lớp 11 bài 1 trắc nghiệm online sử 11 bài 1 trắc nghiệm online sử 11 bài 9 trắc nghiệm sử 11 trắc nghiệm sử 11 15 phút trắc nghiệm sử 11 bài 1 trắc nghiệm sử 11 bài 1 2 3 trắc nghiệm sử 11 bài 1 bài 2 trắc nghiệm sử 11 bài 1 có đáp án trắc nghiệm sử 11 bài 1 nhật bản trắc nghiệm sử 11 bài 1 p2 trắc nghiệm sử 11 bài 1 phần 1 trắc nghiệm sử 11 bài 1 phần 2 trắc nghiệm sử 11 bài 1 phần 3 trắc nghiệm sử 11 bài 1 phần 4 trắc nghiệm sử 11 bài 1 tech12h trắc nghiệm sử 11 bài 1 vietjack trắc nghiệm sử 11 bài 1 vndoc trắc nghiệm sử 11 bài 1 vừng ơi trắc nghiệm sử 11 bài 1 đến bài 6 trắc nghiệm sử 11 bài 10 trắc nghiệm sử 11 bài 11 trắc nghiệm sử 11 bài 12 trắc nghiệm sử 11 bài 13 trắc nghiệm sử 11 bài 14 trắc nghiệm sử 11 bài 16 trắc nghiệm sử 11 bài 17 trắc nghiệm sử 11 bài 17 nâng cao trắc nghiệm sử 11 bài 19 nâng cao trắc nghiệm sử 11 bài 22 phần 1 trắc nghiệm sử 11 bài 3 trắc nghiệm sử 11 bài 3 4 5 trắc nghiệm sử 11 bài 3 p2 trắc nghiệm sử 11 bài 3 phần 1 trắc nghiệm sử 11 bài 3 phần 2 trắc nghiệm sử 11 bài 3 phần 4 trắc nghiệm sử 11 bài 3 tech12 trắc nghiệm sử 11 bài 3 trung quốc trắc nghiệm sử 11 bài 4 trắc nghiệm sử 11 bài 4 phần xiêm trắc nghiệm sử 11 bài 5 6 trắc nghiệm sử 11 bài 6 trắc nghiệm sử 11 bài 6 p2 trắc nghiệm sử 11 bài 6 phần 1 trắc nghiệm sử 11 bài 6 phần 2 trắc nghiệm sử 11 bài 6 phần 3 trắc nghiệm sử 11 bài 6 vungoi trắc nghiệm sử 11 bài 8 trắc nghiệm sử 11 bài 9 trắc nghiệm sử 11 bài 9 10 trắc nghiệm sử 11 bài 9 p2 trắc nghiệm sử 11 bài 9 phần 2 trắc nghiệm sử 11 bài 9 phần 3 trắc nghiệm sử 11 bài 9 tech12h trắc nghiệm sử 11 bài 9 vndoc trắc nghiệm sử 11 bài 9 vừng ơi trắc nghiệm sử 11 bài các nước đông nam á trắc nghiệm sử 11 bài liên xô trắc nghiệm sử 11 bài một trắc nghiệm sử 11 bài phong trào cần vương trắc nghiệm sử 11 bài trung quốc trắc nghiệm sử 11 bài xiêm trắc nghiệm sử 11 các nước đông nam á trắc nghiệm sử 11 cách mạng tháng 10 nga trắc nghiệm sử 11 chiến tranh thế giới thứ 2 trắc nghiệm sử 11 chiến tranh thế giới thứ nhất trắc nghiệm sử 11 chương 1 trắc nghiệm sử 11 có đáp án trắc nghiệm sử 11 cuối kì 1 trắc nghiệm sử 11 cuối kì 2 trắc nghiệm sử 11 file pdf trắc nghiệm sử 11 giữa hk1 trắc nghiệm sử 11 giữa học kì 2 trắc nghiệm sử 11 giữa kì trắc nghiệm sử 11 giữa kì 1 trắc nghiệm sử 11 giữa kì 2 trắc nghiệm sử 11 hk 2 trắc nghiệm sử 11 học kì 1 trắc nghiệm sử 11 học kì 1 có đáp án trắc nghiệm sử 11 học kì 2 trắc nghiệm sử 11 hoc247 trắc nghiệm sử 11 hocmai trắc nghiệm sử 11 kì 1 trắc nghiệm sử 11 kiểm tra 1 tiết hk1 trắc nghiệm sử 11 kiểm tra 15 phút trắc nghiệm sử 11 kiểm tra cuối kì 1 trắc nghiệm sử 11 kiểm tra giữa kì 1 trắc nghiệm sử 11 kiểm tra giữa kì 2 trắc nghiệm sử 11 kiểm tra học kì 1 trắc nghiệm sử 11 kt 1 tiết trắc nghiệm sử 11 lịch sử việt nam trắc nghiệm sử 11 loigiaihay trắc nghiệm sử 11 lớp 11 trắc nghiệm sử 11 moon.vn trắc nghiệm sử 11 nâng cao trắc nghiệm sử 11 nhật bản trắc nghiệm sử 11 online trắc nghiệm sử 11 pdf trắc nghiệm sử 11 phần 1 trắc nghiệm sử 11 phần 2 trắc nghiệm sử 11 phong trào cần vương trắc nghiệm sử 11 tech12h trắc nghiệm sử 11 thi giữa học kì 1 trắc nghiệm sử 11 thi giữa học kì 2 trắc nghiệm sử 11 thi giữa kì 1 trắc nghiệm sử 11 thi hk1 trắc nghiệm sử 11 thi học kì 1 trắc nghiệm sử 11 thi học kì 2 trắc nghiệm sử 11 từ bài 1 đến bài 6 trắc nghiệm sử 11 từ bài 1 đến bài 7 trắc nghiệm sử 11 vietjack trắc nghiệm sử 11 vndoc trắc nghiệm sử 11 vừng ơi trắc nghiệm sử 11 đông nam á trắc nghiệm sử bài 16 sử 11 trắc nghiệm sử bài 19 sử 11 trắc nghiệm sử lớp 11 bài 1 trắc nghiệm sử lớp 11 bài 17 trắc nghiệm sử lớp 11 bài 19 trắc nghiệm sử lớp 11 bài 3 trắc nghiệm sử lớp 11 bài 6 trắc nghiệm sử lớp 11 bài 9 trắc nghiệm sử lớp 11 bài trung quốc
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top