CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,007
Điểm
113
tác giả
BỘ Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn 8 CHUYÊN ĐỀ 7: THAM KHẢO MỘT SỐ ĐỀ - ĐÁP ÁN TRONG CÁC KÌ THI HỌC SINH GIỎI được soạn dưới dạng file word gồm 59 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHUYÊN ĐỀ 7: THAM KHẢO MỘT SỐ ĐỀ- ĐÁP ÁN TRONG CÁC KÌ THI HỌC SINH GIỎI

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1 ( 8,0 điểm):






Đây là bức ảnh gây sốt trong cộng đồng mạng trong thời gian vừa qua. Ảnh chụp hai cậu bé tuổi còn rất nhỏ. Một em lành lặn còn em kia thì bị bỏng khắp người, da nhăn nheo, biến dạng. Người bạn lành lặn ngồi dưới đất, vươn người đút sữa cho cậu bạn kém may mắn hơn với ánh mắt đầy lo lắng.

( Nguồn Internet)

Bức ảnh trên gợi cho em những suy nghĩ gì?

Câu 2 ( 12,0 điểm):

Có ý kiến cho rằng:
Nội dung chủ yếu trong văn học viết từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XV là tinh thần yêu nước thương dân, tinh thần quật khởi chống ngoại xâm”.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của bản thân về các tác phẩm Văn học Trung đại Việt Nam, hãy làm sáng tỏ.

ĐỀ SỐ 2 :

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm):


“Những người dễ thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực cũng chính là những người biết chấp nhận cuộc sống của bản thân. Mỗi người chúng ta đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, bởi vậy khi so sánh bản thân với người khác, chúng ta không chỉ thấy “khoảng cách” giữa mọi người mà còn thấy được “sự khác biệt” trong mỗi người.

Tự bản thân nghĩ như thế nào về mình được gọi là “tự đánh giá bản thân”. Khi một người đánh giá thấp bản thân, anh ta sẽ tự giày vò bản thân bởi cảm giác tự ti, chán ghét chính mình và chỉ nhìn mọi chuyện theo hướng tiêu cực. Cũng có nhiều trường hợp so sánh điểm mạnh của người khác với điểm yếu của bản thân, sau đó tự giam mình trong cảm giác tự ti, mặc cảm.



Ngược lại, nếu một người biết đánh giá bản thân phù hợp, dù gặp thất bại thì người đó vẫn tiếp tục hi vọng vào lần sau, tiếp thu lần thất bại này và học hỏi kinh nghiệm trong đó.

Tôi có một người quen. Anh là một người rất giỏi, học đại học Tokyo. Thời đại học, anh đi làm người mẫu. Nhìn bề ngoài, anh hoàn hảo đến mức mọi người phải ghen tị, nhưng thực ra anh ấy lại tự đánh giá thấp bản thân. Ngay từ nhỏ, anh ấy thường bị bố mẹ so sánh với người khác: “Con vẫn đang thua bạn đấy, cố gắng lên”. Anh ấy luôn nghĩ, dù ở đâu, lĩnh vực gì, bản thân cũng chỉ là kẻ nửa vời mà thôi: “Dù vào được đại học Tokyo thì vẫn có nhiều người giỏi hơn, trong giới người mẫu vẫn có rất nhiều người hơn mình”. […]

Trong khi đó, anh Hirotada Ototake, tác giả của cuốn sách Không ai hoàn hảo, dù sinh ra với cơ thể không lành lặn, khuyết thiếu cả hai chân hai tay, nhưng anh vẫn hoạt động rất tích cực với vai trò nhà báo thể thao. Anh đã kết hôn và sống rất hạnh phúc.[…]

Chính vì vậy, việc tự đánh giá bản thân ở mức thích hợp là điều rất quan trọng”

(Trích “Mình là cá, việc của mình là bơi”, Takeshi Purukawa, NXB Thế giới)


1. Theo tác giả, việc tự đánh giá thấp bản thân sẽ gây ra hậu quả gì? (1,0 điểm)

2. Em hiểu thế nào về câu nói “khi so sánh bản thân với người khác, chúng ta không chỉ thấy “khoảng cách” giữa mọi người mà còn thấy được “sự khác biệt” trong mỗi người”? (1,0 điểm)

3. Theo em thế nào là “biết đánh giá bản thân phù hợp”? (1,0 điểm)

4. Em có cho rằng việc chấp nhận những khuyết điểm của bản thân, coi nó là đặc trưng cho con người mình sẽ khiến chúng trở nên tự mãn hay không? Vì sao? (2,0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (15,0điểm):

Câu 1 (5,0 điểm):

Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến
việc tự đánh giá bản thân ở mức thích hợp là điều rất quan trọng”.

Câu 2 (10.0 điểm):

Nhà thơ nổi tiếng người Đức Bertold Brecht cho rằng
: Cái đẹp của thơ không nên chỉ làm nên ánh sáng kỳ bí của ma trơi hay ánh sáng nhân tạo rực rỡ của pháo hoa, của đèn màu cầu kỳ nhuộm hàng trăm sắc. Ðẹp nhất là khi anh tạo nên được ánh sáng ban ngày, thứ ánh sáng tưởng như không màu, không sắc nhưng đó chính là ánh sáng mạnh mẽ và hữu ích nhất cho con người.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, hãy làm sáng tỏ.

ĐỀ SỐ 3:

Câu 1 8,0 điểm):


“ Con người ta chỉ sợ khiếm khuyết tâm hồn, đó là mầm tai họa, còn bất cứ khiếm khuyết nào trên cơ thể cũng không đáng sợ nếu ta dũng cảm đối diện và vượt qua để trở thành người không khiếm khuyết (Nguyễn Ngọc Ký)

Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lời tâm sự trên.

Câu 2 ( 12,0 điểm ):


Nhà thơ Xuân Diệu viết: Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của bản thân về chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

ĐỀ SỐ 4:

PHẦN I ĐỌC – HIỂU
(6,0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:


[...] Giống như mỗi ngày đều có thể nhìn thấy mặt trời, vào những ngày trời quang nắng đẹp, chúng ta cảm thấy ấm áp và dễ chịu, nó như một thứ đương nhiên nên có, hưởng thụ sự tốt đẹp nó mang lại đã trở thành thói quen của chúng ta. Nhưng nếu một ngày, có người nói với chúng ta mặt trời sẽ không mọc nữa, chúng ta cảm thấy thế nào? Tôi nghĩ, phần lớn mọi người đều cảm thấy sợ hãi và luống cuống giống như tôi.

Bố mẹ chúng ta cũng giống như mặt trời, luôn lặng lẽ ở sau lưng chúng ta, cho chúng ta chỗ dựa và ấm áp, nhưng nếu một ngày bố mẹ không còn ở đấy nữa, cảm giác an toàn quen thuộc cũng lập tức biến mất, bấy giờ muốn tìm lại, sợ rằng đã quá muộn.

Vậy nên đừng tìm lí do..., dù bận rộn đến mấy, mệt mỏi thế nào, hãy dành cho bố mẹ chúng ta một cái ôm, hỏi han vài câu, đấy chẳng phải chuyện khó khăn. Chỉ là chúng ta có nghĩ đến điều này hay không mà thôi.


(Trích Có một ngày, bố mẹ sẽ già điNhiều tác giả, Losedow dịch, NXB Thế giới, 2022, tr.246, 247)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Theo tác giả mỗi ngày khi nhìn thấy ánh mặt trời, lúc đó mỗi chúng ta sẽ cảm thấy thế nào?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Bố mẹ chúng ta cũng giống như mặt trời ...”

Câu 4
: Từ lời khuyên của tác giả: “Vậy nên đừng tìm lí do..., dù bận rộn đến mấy, mệt mỏi thế nào, hãy dành cho bố mẹ chúng ta một cái ôm, hỏi han vài câu, đấy chẳng phải chuyện khó khăn”, hãy viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về sự quan tâm và tình cảm mà con cái dành cho bố mẹ.

II. LÀM VĂN (14,0 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm)

Jamson Chia chia sẻ:
Một khi bạn bắt đầu làm việc gì, hãy dồn hết nỗ lực để thực hiện nó và tìm cách để nó trở nên thú vị.

(Jamson Chia, Những bài học không có nơi giảng đường, Nguyễn Ngọc Ưu

1712490799674.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---BỘ ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG CHUYÊN SÂU 8 ( 2023).docx
    238.7 KB · Lượt tải : 3
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo chuyên đề môn ngữ văn 8 báo cáo chuyên đề ngữ văn 8 các chuyên đề bồi dưỡng ngữ văn 8 các chuyên đề ngữ văn 8 các chuyên đề văn 8 chuyên văn 8 chuyên đề anh văn 8 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn 8 chuyên đề bồi dưỡng hsg văn 8 chuyên đề bồi dưỡng văn 8 chuyên đề cảm thụ văn học lớp 8 chuyên đề dạy học văn 8 chuyên đề môn ngữ văn 8 chuyên đề môn ngữ văn lớp 8 chuyên đề ngữ văn 8 chuyên đề ngữ văn 8 học kì 2 chuyên đề ngữ văn 8 kì 2 chuyên đề ngữ văn 8 violet chuyên đề ôn thi hsg văn 8 chuyên đề thơ mới văn 8 chuyên đề tích hợp liên môn ngữ văn 8 chuyên đề văn 8 chuyên đề văn 8 mới nhất chuyên đề văn 8 violet chuyên đề văn bản nhật dụng lớp 8 chuyên đề văn học nước ngoài lớp 8 chuyên đề văn học trung đại lớp 8 chuyên đề văn nghị luận lớp 8 chuyên đề văn nghị luận xã hội chuyên đề văn thuyết minh lớp 8 chuyên đề văn tự sự lớp 8 chuyên đề đọc hiểu văn 8 giáo án chuyên đề ngữ văn 8 giáo an dạy chuyên đề ngữ văn 8 giáo án dạy chuyên đề văn 8 tên chuyên đề văn 8 đề chuyên văn lớp 8
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top