Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
BỘ ĐỀ ÔN THEO THỂ LOẠI CẤU TRÚC MỚI NHẤT VĂN 8 ((Ngữ liệu ngoài SGK, phù hợp cả 3 bộ sách) được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 346 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. TRUYỆN LỊCH SỬ
I. ĐỌC - HIỂU (6 điểm)
ĐỀ 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi
[…] Chàng còn đương hoang mang, thì thấy trong cửa Dương Minh đi ra một người vào trạc hai mươi bảy, hai mươi tám tuổi, chít khăn vàng, mặc áo bào vàng chẽn, đeo kiếm dài, mặt trái xoan, điểm những đường vân tía, trông hao hao nét mặt Khổng Phu Tử, thần khí quang thái, dáng trông uy nghiêm tôn kính, nhưng đạo mạo rất nhân từ. Ấy là vua Thiệu Bảo.
Thấy Chiêu Thành vương, vua tươi cười, chàng bước lại phủ phục xuống bên đường, hô vạn tuế. Vua tiến lại, nâng dậy cất lời sang sảng phán:
- Xin hoàng thúc bình thân.
Vua ép chàng cùng đi song hàng và nói tiếp:
- Trẫm muốn nhờ hoàng thúc một việc, không ngờ lại gặp hoàng thúc ở đây, may lắm. Hoàng thúc không cần lên Bắc vội. - Hạ thần xin chờ lệnh thánh.
- Hoàng thúc chắc chưa biết rõ. Quân ta thua to quá, Chi Lăng đã mất, Thoát Hoan đánh xuống thế như chẻ tre, quân sĩ lại hung ác giết hại nhân dân rất nhiều. Quốc công kéo đại binh về Vạn kiếp, quân tướng tan vỡ. Trẫm lấy làm lo lắm, nay trẫm muốn về Vạn Kiếp hỏi chuyện Quốc công, nhưng không muốn bày vẽ nghi 11 thượng, trẫm tính đi chiếc thuyền con nhanh và tiện hơn, muốn mong hoàng thúc cùng đi…
- Hạ thần xin tuân thánh chỉ. Vương lúc ấy rất thẹn với mình, chàng cảm thấy như mình mang tội lớn với nhà vua, với xã tắc, với cả triều đình. Trong các vương hầu, chàng là người ra trận sau hơn cả, chùng chình mãi đến khi cất quân đi còn ham bề son phấn. Vương coi chính như mình đã mang một trách nhiệm lớn trong sự thất bại của quan quân. Vì thế Vương ngượng nghịu, tuy vua Thiệu Bảo rất ôn tồn không nói gì và cũng không biết gì về chuyện đêm qua. Vua vui vẻ và thân mật bảo chàng:
- Vậy hai chú cháu ta cùng đi ngay.
- Tâu quan gia, hạ thần xin tuân mệnh, chỉ xin quan gia cho hạ thần báo tin trước cho quân bản bộ kẻo họ nóng ruột vì họ đang sốt sắng ra trận.
- Hoàng thúc thực là chu đáo. Vậy hoàng thúc về ngay đây nhé, trẫm cũng còn phải bẩm mệnh Thượng hoàng. Vương mượn một con ngựa phóng ra ngoài thành Long Phượng. Xa xa, cánh đồng đã hiện rõ lá cờ “Tinh Cương”. Chàng tiến lại, Trần Quỹ và đoàn gia tướng ra đón, hai nghìn tráng sĩ thấy chủ về ai nấy đều hớn hở bảo nhau sửa soạn lên đường. Họ bị “giam cầm” nay mới được gia trận, người nào cũng mong chóng được lên Bắc, giao chiến cùng rợ Mông để tỏ chí bình sinh và báo ơn chủ tướng. Trần Quỹ trạc năm mươi tuổi, tóc bạc râu thưa, trông tráng kiện và có vẻ hiền lành cẩn thận. Vương cùng Trần Quỹ và các gia tướng đi thăm đội ngũ, thấy quân ngăn nắp tề chỉnh, quay lại khen Trần Quỹ và bảo mọi người:
- Ta phải đi lo một việc khẩn cấp không tiện nói ra đây. Các ngươi mong muốn lên đường, ta biết, nhưng đành vậy, hãy nấn ná chờ ta vài bữa. Ta đi, công việc lớn nhỏ ở nhà giao cả cho Quỹ, các ngươi nên nghe lời Quỹ cũng như nghe lời ta. Đừng có sao nhãng nghề binh, chểnh mảng đội ngũ. Các ngươi chưa ra trận cũng như ra trận rồi, ở nhà mà luyện tập thân thể cho thêm cứng rắn, võ nghệ cho thêm tinh thông, ấy cũng là đánh giặc đấy. Chàng chào mọi người rồi bước ra. Họ có ý thất vọng và dường như ghen cùng chủ, nhưng sau khi hiểu họ không oán chàng nữa, cho rằng việc chàng phải đi đây chắc còn quan trọng gấp mười việc ra trận. Họ cũng thừa hiểu chính vương cũng sốt ruột lắm, không khi nào chàng lại có ý hoãn việc tiến binh [...].
(Trích An Tư - Phần 1, Chương 2, Nguyễn Huy Tưởng, NXB Thanh niên)
Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích trên?
A. Truyện ngắn B. Tiểu thuyết C. Truyện lịch sử D. Hồi kí
Câu 2. Các từ ngữ: hoàng thúc, thánh chỉ, lệnh thánh, tiến binh, tráng sĩ…là ngôn ngữ đặc trưng cho thể loại truyện gì?
A. Truyện ngụ ngôn B. Truyện lịch sử
C. Truyện khoa học viễn tưởng. D. Truyện đồng thoại
Câu 3. Kẻ thù nào được nhắc đến trong đoạn trích trên?
A. Giặc phương Bắc B. Giặc Mông
C. Giặc trong nước D. Giặc Nguyên
Câu 4. Vua Thiệu Bảo muốn Chiêu Thành vương thực hiện nhiệm vụ gì?
A. Đưa quân ra trận đánh giặc 12
B. Chiêu mộ binh lính, tập luyện để đánh giặc
C. Đánh cờ cùng vua.
D. Muốn Chiêu Thành vương đưa vua về Vạn Kiếp hỏi chuyện Quốc công vì giặc giã tấn công quá mạnh.
Câu 5. Chiêu Thành vương có bao nhiêu tráng sĩ trong tay?
A. Một ngàn tráng sĩ B. Hai ngàn tráng sĩ
C. Ba ngàn tráng sĩ D. Bốn ngàn tráng sĩ
Câu 6. Vì sao vua Thiệu Bảo muốn về Vạn Kiếp hỏi chuyện Quốc công?
A. Về để báo kết quả đánh giặc thắng lợi.
B. Vì “Quân ta thua to quá, Chi Lăng đã mất… Quốc công kéo đại binh về Vạn kiếp, quân tướng tan vỡ”.
C. Vì Vạn Kiếp là nơi có nhiều tráng sĩ giỏi.
D. Cả A, B đều đúng
Câu 7. Vì sao các tráng sĩ lại “có ý thất vọng và dường như ghen cùng chủ” khi biết chưa được ra trận đánh giặc?
A. Vì họ muốn “mong chóng được lên Bắc, giao chiến cùng rợ Mông để tỏ chí bình sinh và báo ơn chủ tướng”.
B. Vì họ không được đi cùng chủ tướng.
C. Vì họ không giỏi bằng chủ tướng
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 8. Lời dặn dò: Ta đi, công việc lớn nhỏ ở nhà giao cả cho Quỹ, các ngươi nên nghe lời Quỹ cũng như nghe lời ta, chứng tỏ:
A. Chiêu Thành vương muốn quân lính chấp hành mệnh lệnh.
B. Chiêu Thành vương rất tin tưởng về năng lực lãnh đạo quân sĩ của Quỹ.
C. Chiêu Thành vương đã hết cách.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 9. Lời căn dặn của Chiêu Thành vương khi cùng Trần Quỹ và các gia tướng đi thăm đội ngũ: “Đừng có sao nhãng nghề binh, chểnh mảng đội ngũ. Các ngươi chưa ra trận cũng như ra trận rồi, ở nhà mà luyện tập thân thể cho thêm cứng rắn, võ nghệ cho thêm tinh thông, ấy cũng là đánh giặc đấy” giúp em cảm nhận được điều gì về nhân vật này?
Câu 10. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ xưa và nay đối với non sông đất nước.
II. VIẾT (4,0 điểm)
Kể lại một chuyến đi của em với người bạn thân hoặc người bạn em mới quen.
1. TRUYỆN LỊCH SỬ - TRUYỆN NGẮN
1. TRUYỆN LỊCH SỬ
I. ĐỌC - HIỂU (6 điểm)
ĐỀ 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi
[…] Chàng còn đương hoang mang, thì thấy trong cửa Dương Minh đi ra một người vào trạc hai mươi bảy, hai mươi tám tuổi, chít khăn vàng, mặc áo bào vàng chẽn, đeo kiếm dài, mặt trái xoan, điểm những đường vân tía, trông hao hao nét mặt Khổng Phu Tử, thần khí quang thái, dáng trông uy nghiêm tôn kính, nhưng đạo mạo rất nhân từ. Ấy là vua Thiệu Bảo.
Thấy Chiêu Thành vương, vua tươi cười, chàng bước lại phủ phục xuống bên đường, hô vạn tuế. Vua tiến lại, nâng dậy cất lời sang sảng phán:
- Xin hoàng thúc bình thân.
Vua ép chàng cùng đi song hàng và nói tiếp:
- Trẫm muốn nhờ hoàng thúc một việc, không ngờ lại gặp hoàng thúc ở đây, may lắm. Hoàng thúc không cần lên Bắc vội. - Hạ thần xin chờ lệnh thánh.
- Hoàng thúc chắc chưa biết rõ. Quân ta thua to quá, Chi Lăng đã mất, Thoát Hoan đánh xuống thế như chẻ tre, quân sĩ lại hung ác giết hại nhân dân rất nhiều. Quốc công kéo đại binh về Vạn kiếp, quân tướng tan vỡ. Trẫm lấy làm lo lắm, nay trẫm muốn về Vạn Kiếp hỏi chuyện Quốc công, nhưng không muốn bày vẽ nghi 11 thượng, trẫm tính đi chiếc thuyền con nhanh và tiện hơn, muốn mong hoàng thúc cùng đi…
- Hạ thần xin tuân thánh chỉ. Vương lúc ấy rất thẹn với mình, chàng cảm thấy như mình mang tội lớn với nhà vua, với xã tắc, với cả triều đình. Trong các vương hầu, chàng là người ra trận sau hơn cả, chùng chình mãi đến khi cất quân đi còn ham bề son phấn. Vương coi chính như mình đã mang một trách nhiệm lớn trong sự thất bại của quan quân. Vì thế Vương ngượng nghịu, tuy vua Thiệu Bảo rất ôn tồn không nói gì và cũng không biết gì về chuyện đêm qua. Vua vui vẻ và thân mật bảo chàng:
- Vậy hai chú cháu ta cùng đi ngay.
- Tâu quan gia, hạ thần xin tuân mệnh, chỉ xin quan gia cho hạ thần báo tin trước cho quân bản bộ kẻo họ nóng ruột vì họ đang sốt sắng ra trận.
- Hoàng thúc thực là chu đáo. Vậy hoàng thúc về ngay đây nhé, trẫm cũng còn phải bẩm mệnh Thượng hoàng. Vương mượn một con ngựa phóng ra ngoài thành Long Phượng. Xa xa, cánh đồng đã hiện rõ lá cờ “Tinh Cương”. Chàng tiến lại, Trần Quỹ và đoàn gia tướng ra đón, hai nghìn tráng sĩ thấy chủ về ai nấy đều hớn hở bảo nhau sửa soạn lên đường. Họ bị “giam cầm” nay mới được gia trận, người nào cũng mong chóng được lên Bắc, giao chiến cùng rợ Mông để tỏ chí bình sinh và báo ơn chủ tướng. Trần Quỹ trạc năm mươi tuổi, tóc bạc râu thưa, trông tráng kiện và có vẻ hiền lành cẩn thận. Vương cùng Trần Quỹ và các gia tướng đi thăm đội ngũ, thấy quân ngăn nắp tề chỉnh, quay lại khen Trần Quỹ và bảo mọi người:
- Ta phải đi lo một việc khẩn cấp không tiện nói ra đây. Các ngươi mong muốn lên đường, ta biết, nhưng đành vậy, hãy nấn ná chờ ta vài bữa. Ta đi, công việc lớn nhỏ ở nhà giao cả cho Quỹ, các ngươi nên nghe lời Quỹ cũng như nghe lời ta. Đừng có sao nhãng nghề binh, chểnh mảng đội ngũ. Các ngươi chưa ra trận cũng như ra trận rồi, ở nhà mà luyện tập thân thể cho thêm cứng rắn, võ nghệ cho thêm tinh thông, ấy cũng là đánh giặc đấy. Chàng chào mọi người rồi bước ra. Họ có ý thất vọng và dường như ghen cùng chủ, nhưng sau khi hiểu họ không oán chàng nữa, cho rằng việc chàng phải đi đây chắc còn quan trọng gấp mười việc ra trận. Họ cũng thừa hiểu chính vương cũng sốt ruột lắm, không khi nào chàng lại có ý hoãn việc tiến binh [...].
(Trích An Tư - Phần 1, Chương 2, Nguyễn Huy Tưởng, NXB Thanh niên)
Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích trên?
A. Truyện ngắn B. Tiểu thuyết C. Truyện lịch sử D. Hồi kí
Câu 2. Các từ ngữ: hoàng thúc, thánh chỉ, lệnh thánh, tiến binh, tráng sĩ…là ngôn ngữ đặc trưng cho thể loại truyện gì?
A. Truyện ngụ ngôn B. Truyện lịch sử
C. Truyện khoa học viễn tưởng. D. Truyện đồng thoại
Câu 3. Kẻ thù nào được nhắc đến trong đoạn trích trên?
A. Giặc phương Bắc B. Giặc Mông
C. Giặc trong nước D. Giặc Nguyên
Câu 4. Vua Thiệu Bảo muốn Chiêu Thành vương thực hiện nhiệm vụ gì?
A. Đưa quân ra trận đánh giặc 12
B. Chiêu mộ binh lính, tập luyện để đánh giặc
C. Đánh cờ cùng vua.
D. Muốn Chiêu Thành vương đưa vua về Vạn Kiếp hỏi chuyện Quốc công vì giặc giã tấn công quá mạnh.
Câu 5. Chiêu Thành vương có bao nhiêu tráng sĩ trong tay?
A. Một ngàn tráng sĩ B. Hai ngàn tráng sĩ
C. Ba ngàn tráng sĩ D. Bốn ngàn tráng sĩ
Câu 6. Vì sao vua Thiệu Bảo muốn về Vạn Kiếp hỏi chuyện Quốc công?
A. Về để báo kết quả đánh giặc thắng lợi.
B. Vì “Quân ta thua to quá, Chi Lăng đã mất… Quốc công kéo đại binh về Vạn kiếp, quân tướng tan vỡ”.
C. Vì Vạn Kiếp là nơi có nhiều tráng sĩ giỏi.
D. Cả A, B đều đúng
Câu 7. Vì sao các tráng sĩ lại “có ý thất vọng và dường như ghen cùng chủ” khi biết chưa được ra trận đánh giặc?
A. Vì họ muốn “mong chóng được lên Bắc, giao chiến cùng rợ Mông để tỏ chí bình sinh và báo ơn chủ tướng”.
B. Vì họ không được đi cùng chủ tướng.
C. Vì họ không giỏi bằng chủ tướng
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 8. Lời dặn dò: Ta đi, công việc lớn nhỏ ở nhà giao cả cho Quỹ, các ngươi nên nghe lời Quỹ cũng như nghe lời ta, chứng tỏ:
A. Chiêu Thành vương muốn quân lính chấp hành mệnh lệnh.
B. Chiêu Thành vương rất tin tưởng về năng lực lãnh đạo quân sĩ của Quỹ.
C. Chiêu Thành vương đã hết cách.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 9. Lời căn dặn của Chiêu Thành vương khi cùng Trần Quỹ và các gia tướng đi thăm đội ngũ: “Đừng có sao nhãng nghề binh, chểnh mảng đội ngũ. Các ngươi chưa ra trận cũng như ra trận rồi, ở nhà mà luyện tập thân thể cho thêm cứng rắn, võ nghệ cho thêm tinh thông, ấy cũng là đánh giặc đấy” giúp em cảm nhận được điều gì về nhân vật này?
Câu 10. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ xưa và nay đối với non sông đất nước.
II. VIẾT (4,0 điểm)
Kể lại một chuyến đi của em với người bạn thân hoặc người bạn em mới quen.