Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,208
Điểm
113
tác giả
BỘ Tài liệu lịch sử 12 nâng cao * DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 được soạn dưới dạng file word gồm 512 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH BÀI 1: LIÊN HỢP QUỐC

KIẾN THỨC TỔNG HỢP

Liên Hợp Quốc (còn gọi là Liên Hiệp Quốc, viết tắt LHQ; tiếng Anh: United Nations, viết tắt là UN) là một tổ chức liên chính phủ, là trung tâm của thế giới trong việc giữ gìn hòa bình và an ninh nhân loại, thúc đẩy sự hợp tác kinh tế - xã hội giữa các quốc gia.
Cờ (Hội kì): Biểu tượng màu trắng trên nền xanh (hòa bình – đối lập màu đỏ: chiến tranh); biểu tượng là bản đồ thế giới, lấy điểm bắt đầu là Bắc Cực kéo đai đến 60 vĩ độ Nam và bao gồm 5 vòng tròn đồng tâm, bao quanh vởi 2 cành ô liu biểu tượng cho hòa bình.

Một số vấn đề cơ bản về Liên hợp quốc​

Bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành

Bối cảnh lịch sử:​

- Giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới có những biến chuyển quan
trọng trên các chiến trường chính, các nước Đồng minh chống phát xít đang chiếm ưu thế.
+ Sức mạnh và ưu thế trên chiến trường thuộc về phe Đồng minh chống phát xít, thắng lợi của phe Đồng minh chỉ còn là vấn để thời gian.
+ Cuối năm 1941, sự cần thiết hình thành một Mặt trận Đồng minh chống phát xít trên phạm vi thế giới càng trở nên bức thiết và những điều kiện để thành lập mặt trận đó đã đầy đủ. Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong trận Mát-xcơ-va đã nâng cao vị trí của Liên Xô trên trường quốc tế và nhân dân thế giới đòi hỏi phải liên minh với Liên Xô.
+ Tháng 4 - 1945, Hồng quân Liên Xô bắt đầu chiến dịch công phá Béc-lin - sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức và giành được thắng lợi hoàn toàn; Ngày 9 - 5 - 1945, phát xít Đức đầu hàng quân Đồng minh không điểu kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương, quân đội Nhật Bản ngày càng lún sâu vào thất bại,...
- Các nước Đồng minh nhận thấy cần hợp tác để giải quyết một số vấn đề chung:
+ Tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
+ Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
+ Xác lập một tổ chức quốc tế nhắm duy trì hòa bình và trật tự thế giới sau chiến tranh.
Tổ chức Hội Quốc liên ra đời (1920) nhưng không đủ sức mạnh để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
Khát vọng được sống trong hòa bình của nhân dân thế giới.

=> Yêu cầu đặt ra: thiết lập một thể chế đa phương hữu hiệu có tính toàn cầu, thành lập tổ chức quốc tế thực sự có vai trò trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

Quá trình hình thành:​

Kéo dài từ 1941 – 1945, gắn với vai trò quan trọng của Liên Xô, Mỹ, Anh.
Trải qua nhiều sự kiện:

Thời gian
Sự kiện
Ý nghĩa
14-8-1941​
Tuyên bố chung Đại Tây Dương
do Mỹ và Anh kí
Một trong những sự kiện đầu tiên dẫn tới việc thành lập LHQ;
Là văn bản pháp lí chính trị quốc thế đã hình thành các tư tưởng về sự cần thiết xây dựng trật tự thế giới hòa
bình hợp tác sau chiến tranh.

29-9-1941​
Tuyên bố của Chính phủ Liên Xô tại Hội nghị của phe đồng minh tại London

1-1-1942
Đại diện 26 nước đã kí bản “Tuyên
bố Liên hợp quốc”
tạo cơ sở cho việc hình thành Liên hợp quốc
Bước đi thực tế đầu tiên trong quá trình thành lập LHQ.
30-10-1943​
Tuyên bố Matxcova của Liên Xô,
Mĩ, Anh, Trung Quốc

Từ 28-11
đến 1-12-
1943​
Tại Hội nghị Tê-hê-ran (I-ran), nguyên thủ ba nước: Liên Xô, Mỹ, Anh khẳng định quyết tâm thành lập một tổ chức quốc tế để duy trì
hoà bình và an ninh.
Là cơ sở cho việc soạn thảo Hiến chương LHQ.
10-1944Đại diện các nước Mĩ, Anh, Liên Xôm Trung Quốc thông qua “Những đề xuất sơ bộ về việc thành lập tổ chức an ninh quốc tế
chung”
Từ 4-2 đến
11-2-1945
Tại Hội nghị I-an-ta (Liên Xô), nguyên thủ ba nước: Liên Xô, Mỹ, Anh thống nhất thành lập tổ chức
Liên hợp quốc.
Từ 25-4
đến 26-6-
1945
Đại diện 50 nước họp tại Xan
Phran-xi-xcô (Mỹ) thông qua Hiến chương Liên hợp quốc.
Là sự kiện tiến bộ trong lịch sử nhân loại từ trước tới nay; là biểu hiện: của tinh thần hợp tác, đoàn kết vì sự tiến bộ, của tinh thần quyết tâm đấu tranh chống thế lực cực đoan hiếu chiến đe
dọa hòa bình và nền văn minh nhân loại.
24-10-1945Với sự phê chuẩn Hiến chương của các nước thành viên, tổ chức Liên hợp quốc chính thức được thành
lập.

=> Như vậy, sự ra đời của LHQ là thành quả chiến thắng của các dân tộc thuộc phe đồng minh trong Thế chiến thứ hai.

Hiến chương LHQ – một văn bản pháp lý nền tảng:​

Khái niệm: Hiến chương là một loại con điều ước quốc tế, trong đó các bên thực hiện ký kết, quy định những nguyên tắc, mục đích hoạt động và những thể lệ về quan hệ quốc tế giữa những bên tham gia vào việc ký kết.
Hiến chương LHQ gồm 19 chương, 111 điều; chính thức có hiệu lực từ 26/10/1945.
Ý nghĩa của Hiến chương:
+ Hiến chương tạo dụng một nền tảng pháp lý quốc tế, tính pháp chế và sự công bằng quốc tế, là một điều ước quốc tế phổ biến quan trọng nhất;
+ Hiến chương điều chỉnh hoạt động của LHQ, các cơ quan của nó và hành vi của các quốc gia thành viên nhằm đạt các mục đích đặt ra;
+ Các quy định của Hiến chương tác động tới chính sách của các quốc gia, tới kết quả đàm phán về các vấn đề khác nhau trong đời sống quốc tế;
+ Hiến chương là cơ sở quan trọng để hoàn thiện cơ cấu và hoạt động của LHQ, định hướng cho sự củng cố hòa bình thế giới;
+ Đặc điểm cơ bản của Hiến chương là cơ sở cho sự củng cố hòa bình và an ninh quốc tế, là nền tảng của sự hợp tác trong lĩnh vực quốc tế, nhân đạo và các lĩnh vực khác của đời sống quốc tế; Tạo dựng những nhân tố quan trọng cho một tư duy chính trị.

Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động​

Mục tiêu: Qui định tại Điều 1 – Hiến chương LHQ
Duy trì hòa bình an ninh quốc tế - là cơ sở cho các mục tiêu khác.
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết dân tộc.
Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề về an ninh kinh tế xã hội, văn hóa, nhân đạo, đảm bảo quyền con người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo.
Trung tâm điều hòa hành động của các quốc gia nhằm đạt được những mục tiêu chung.
Nguyên tắc hoạt động: Qui định tại Điều 2 – Hiến chương LHQ
Bình đẳng về chủ quyền của tất cả các thành viên.
Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế.
Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình .
Không đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế .
Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các quốc gia.
Không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.

è Đây là những nguyên tắc cơ bản được Liên hợp quốc coi trọng trong quá trình hoạt động, qua đó tác động tích cực đến đời sống kinh tế, chính trị của từng dân tộc và quốc tế nói chung. Việc ghi nhận các nguyên tắc đó có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển tiến bộ của luật quốc tế sau Thế chiến thứ hai.
Nhận xét: Các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động trên của Liên hợp quốc mang tính bao quát, phản ánh mối quan tâm toàn diện của các quốc gia. Các quan tâm ưu tiên này thay đổi tuỳ theo sự chuyển biến cán cân lực lượng chính trị bên trong tổ chức này. Hoạt động của Liên hợp quốc cho thấy trọng tâm chính của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình an ninh quốc tế và giúp đỡ sự nghiệp phát triển của các quốc gia thành viên.

Bộ máy tổ chức​

Gồm sáu cơ quan chính là: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Toà án Công lí Quốc tế và Ban Thư kí.
+ Đại hội đồng: Tất cả các đại diện của các quốc gia thành viên, có quyền bình đẳng; Thảo luận tất cả các vấn đề hoặc các công việc thuộc phạm vi Hiến chương qui định.
+ Hội đồng bảo an: Gồm 15 thành viên, 5 thành viên thường trực vô thời hạn và 10 thành viên không thường trực; giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
+ Ban thư kí: Cơ quan hành chính, do Tổng thư kí đứng đầu.
+ Tòa án quốc tế: Tòa án chỉ có thể giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia với điều kiện: do các bên đưa ra, các vấn đề được nêu trong Hiến chương, các vấn đề nêu trong điều ước hiện hành.
Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại Niu Y-oóc (Mỹ).
Các cơ quan chuyên môn của LHQ:
Một số cơ quan nổi tiếng nhất là Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc ̣(UNESCO), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Vai trò của Liên hợp quốc​

Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế​

Góp phần ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới kể từ năm 1945 đến nay.
Ngăn chặn các cuộc xung đột; làm trung gian hòa giải các cuộc xung đột và khủng hoảng quốc tế tại nhiều khu vực trên thế giới; triển khai hoạt động giữ gìn hòa bình, tạo điều kiện để hòa bình được duy trì bền vững. Trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX, các hoạt động của Liên hợp quốc góp phần chấm dứt các cuộc xung đột tại một số điểm nóng trên thế giới như ở En Xan-va-đo, Goa-tê-ma-la, Mô-dăm-bích,...
Triển khai các hoạt động gìn giữ hoà bình ở nhiều khu vực trên thế giới, từ năm 1948 đến nay, trên 70 Phái bộ gìn giữ hoà bình đã tham gia hoạt động để giúp chấm dứt

xung đột, khôi phục hoà bình, hỗ trợ công cuộc tái thiết ở nhiều quốc gia thành viên. Năm 1988, Lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc được trao tặng Giải thưởng Nô-ben Hòa bình. Năm 2001, Tổ chức Liên hợp quốc và Tổng Thư kí Cô-phi Át-ta An nan được trao tặng Giải thưởng Nô-ben Hòa bình.
à Đây là đóng góp lớn nhất, tạo môi trường hoà bình, nến tảng quan trọng để phát triển.
Xây dựng một hệ thống các công ước quốc tế về giải trừ quân bị, chống chạy đua vũ trang tạo cơ sở pháp lí quốc tế để đấu tranh vì một thế giới hoà bình, chống vũ khí hạt nhân, Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (1968), Công ước cấm vũ khí hạt nhân (2017),…
à Tạo khuôn khổ cho việc ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
Thúc đẩy quá trình phi thực dân hóa, thủ tiêu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, chấm dứt các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc => thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đưa các nước thuộc địa và phụ thuộc trở thành những quốc gia độc lập, có chủ quyển, góp phần gia tăng số lượng thành viên Liên hợp quốc lên 193 nước.

Thúc đẩy phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống nhân dân​

Liên hợp quốc với hệ thống các cơ quan, tổ chức chuyên môn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính và thương mại quốc tế đạt được nhiều thành tựu nổi bật.
+ Các hoạt động của Liên hợp quốc hướng vào mục tiêu là đảm bảo sự phát triển hài hoà về các mặt kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế,... giữa các quốc gia. Từ năm 1960 Đại hội đồng Liên hợp quốc đề ra các chiến lược phát triển cho từng thập kỉ nhằm huy động hợp tác quốc tế cho các mục tiêu phát triển chung. Trên cơ sở đó, các nước thành viên xây dựng chiến lược phát triển phù hợp cho mỗi quốc gia, nhằm phát triển kinh tế, thương mại và nâng cao đời sống người dân.
è Việc phát triển và hợp tác kinh tế, thương mại quốc tế là mục tiêu quan trọng được Liên hợp quốc chú trọng và xem đó là công cụ chủ yếu để phát triển kinh tế của các nước thành viên.
Để nâng cao đời sống người dân, Liên hợp quốc thực hiện nhiều dự án, đặc biệt là ở các khu vực kém phát triển trên thế giới, góp phần hỗ trợ cho công tác xoá đói, giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu, dịch bệnh,... ở nhiều khu vực trên thế giới.
+ Có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ các nước về vốn, tri thức, nhân lực để phát triển kinh tế, cải thiện, nâng cao đời sống của người dân và hỗ trợ cho công tác xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt là ở các nước đang phát triển
+ Liên hợp quốc cũng góp phần quan trọng trong các hoạt động chống biến đổi khí hậu, dịch bệnh,…ở nhiều khu vực trên thế giới.

Năm 2015, Liên hợp quốc thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, đặt ra 17 mục tiêu, hành động mang tính toàn cầu đến năm 2030.
1. Xóa đói; 2. Xóa nghèo; 3. Cuộc sống khỏe mạnh; 4. Giáo dục chất lượng; 5. Bình đẳng giới; 6. Nước sạch và vệ sinh; 7. Năng lượng sạch và bền vững; 8. Việc làm phù hợp và tăng trưởng kinh tế; 9. Công nghệ, đổi mới và cơ sở hạ tầng; 10. Giảm bất bình đẳng; 11. Đô thị và cộng đồng bền vững; 12. Tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm; 13. Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; 14. Tài nguyên nước; 15. Tài nguyên đất; 16. Hòa bình, công bằng và thể chế vững mạnh; 17. Hợp tác để hiện thực hóa các mục tiêu.

Bảo đảm quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội​

Về quyển con người, ngay từ khi thành lập, Liên hợp quốc đã nỗ lực thúc đẩy việc xây dựng và kí kết những văn bản, điểu ước quốc tế quan trọng nhằm đảm bảo quyển cơ bản của con người, xây dựng một thế giới an toàn, công bằng hơn và cơ hội phát triển văn hoá, xã hội cho tất cả mọi người.
+ Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền, khẳng định những quyền cơ bản của con người.
+ Nỗ lực thúc đẩy việc xây dựng và kí kết những văn bản, điều ước quốc tế quan trọng nhằm bảo đảm quyền cơ bản của con người (đặc biệt là quyền đối với phụ nữ), xây dựng một thế giới an toàn hơn, công bằng hơn và tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người.
+ Tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỉ năm 2000, Liên hợp quốc đã đề ra Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ nhằm xoá bỏ đói nghèo; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học; tăng cường bình đẳng giới và vị thế, năng lực của phụ nữ; giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em; cải thiện sức khoẻ bà mẹ; phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác; bảo đảm bền vững môi trường,…
Về phát triển văn hoá, xã hội, các cơ quan và tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc tiến hành nghiên cứu, đề xuất các kiến nghị với mục đích thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục, bảo vệ sức khoẻ,... cho người dân không phân biệt màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo.
+ Các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc như Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO),... đã góp phần thắt chặt sự hợp tác về giáo dục, khoa học, văn hoá, xã hội giữa các quốc gia thành viên, đảm bảo nhu cầu của người dân.
+ Các quỹ, chương trình của Liên hợp quốc như Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP),... đã thúc đẩy giải quyết các vấn đề thách thức toàn cầu, chú trọng các vấn đề giáo dục, nhân đạo,...
+ Các quỹ tài trợ cho giáo dục được phát triển, Qũy giáo dục không thể chờ đợi (Education Cannot Wait),…

Tính chất, vai trò và hạn chế của Liên hợp quốc trong quan hệ quốc tế​

Tính chất của Liên hợp quốc​

Mang tính chất dân chủ.
Mối quan hệ giữa các quốc gia mang tính bình đẳng, công bằng.

Vai trò của Liên Hợp Quốc trong trật tự 2 cực Yalta (1945 - 1991)​

Liên Hợp Quốc là tổ chức liên quốc gia lớn nhất, rộng rãi nhất. Bao gồm đại đa số quốc gia trên thế giới nên đây là diễn đàn rộng lớn để các thành viên hợp tác, đấu tranh trong việc giải quyết những vấn đề trọng đại của thế giới và khu vực.
→Trong quan hệ quốc tế, Liên Hợp Quốc đóng vai trò là một trong những chủ thể chính cấu thành nên trật tự thế giới, trong đó, đặc biệt là ảnh hưởng của nó đến trật tự hai cực Yalta. Trong tổ chức thì Liên xô là trụ cột XHCN đấu tranh cho bảo vệ lợi ích và hòa bình. Ngăn chặn không cho cường quốc nào khống chế LHQ=> LHQ là sân đấu của Liên Xô- Mĩ.
→ Các đối tượng tham gia vào quan hệ quốc tế nhiều hơn, cộng đồng quốc tế được mở rộng. Các dân tộc thoát khỏi sự áp bức của chủ nghĩa thực dân cũ, lần đầu tiên bước lên vũ đạo chính trị quốc tế, có tư cách ngang hàng đối với các nước lớn
Theo Hiến chương LHQ, các quốc gia đã trao cho Tổ chức này vai trò là trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế để thực hiện các mục tiêu chung là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia; thúc đẩy hợp tác giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền và phẩm giá con người.

Tác động của Liên hợp quốc tới quan hệ quốc tế​

Liên hợp quốc là tổ chức đa phương toàn cầu đầu tiên có những hoạt động thực chất và đã có nhiều cố gắng trong việc phối hợp và điều tiết các mối quan hệ giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền bình đẳng của các quốc gia.
Phản ánh sự dàn xếp và cân bằng quyền lực giữa các cường quốc thắng trận:
+ Thực tế này được thể hiện trong cơ chế hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - cơ quan chấp hành có thực quyền nhất của Liên hợp quốc và đảm nhiệm trách nhiệm hàng đầu của Liên hợp quốc là duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
+ Chỉ các quyết định của HĐBA mới có tính cưỡng chế thực hiện.
+ Để bảo đảm lợi ích và thu hút sự tham gia của cho các cường quốc, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là cơ quan duy nhất dành cho 5 cường quốc quyền phủ quyết (veto) khi thông qua các nghị quyết, quyết định của Hội đồng. Quyền hạn của Hội đồng Bảo an tập trung vào hai lĩnh vực hoạt động chính là giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế và tiến hành các biện pháp cưỡng chế.
Tổ chức Liên hợp quốc ra đời thực sự có ý nghĩa to lớn trong đời sống chính trị quốc tế, đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự xuất hiện của các hoạt động ngoại giao

đa phương hiện đại, một bước ngoặt quyết định trong lịch sử phát triển của nền ngoại giao đa phương nói chung.

Hạn chế của Liên hợp quốc​

Hoạt động tê liệt trong thời kì Chiến tranh lạnh kéo dài 40 năm.
Trên thực tế, do tương quan lực lượng, cơ chế tổ chức mà nhiều vấn đề do Liên hợp quốc quyết định trong một thời gian dài (quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an) bị Mỹ chi phối, Liên hợp quốc đã thông qua những quyết định sai trái (tham chiến ở Triều Tiên, chống Việt Nam, vấn đề Irắc, Nam Tư, Campuchia…).
+ Chưa thể hiện rõ vai trò trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng, nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để như vấn đề Trung Đông, giải trừ vũ khí hạt nhân, phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa khủng bố.
+ Thực tế cho thấy trong nhiều vấn đề, nhiều sự kiện, Liên hợp quốc không thể hiện được vai trò của mình hoặc có thể nói Liên hợp quốc chưa làm tròn sứ mệnh của mình. Các siêu cường vẫn có vai trò lớn và nhiều khi giữ vai trò quyết định trong quá trình ra quyết định của Liên hợp quốc, đặc biệt là cơ cấu và cơ chế hoạt động của Hội đồng Bảo an, Hiến chương Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc.

Những thách thức chính Liên hợp quốc đang gặp phải​

Thách thức đối với uy tín của tổ chức:
Cuộc chiến ở Nam Tư năm 1999 và cuộc chiến Iraq năm 2003 phần nào cho thấy sự bất lực của Liên hợp quốc trong vai trò giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Những hành động đơn phương của một số nước, phớt lờ những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc đã làm cho vai trò của tổ chức này bị suy giảm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, những bê bối liên quan đến chương trình “đổi dầu lấy lương thực” và những vụ việc lạm dụng tình dục và buôn bán trẻ em của một số lính gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đã tác động tiêu cực đối với uy tín và hoạt động của tổ chức này.

Thách thức trong thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế sau chiến tranh lạnh:​

Môi trường quốc tế có sự đan xen giữa mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, phạm vi và sự liên quan của các mối đe dọa cũng ngày càng rộng và khó tách biệt. Đến nay, nhiều điểm nóng vẫn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, vấn đề chạy đua vũ trang và phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, vấn đề an ninh phi truyền thống như hoạt động khủng bố, xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, chủ nghĩa ly khai, cực đoan... ngày càng gia tăng, đe dọa nghiêm trọng hòa bình và an ninh thế giới.
Hiệu quả hoạt động của Liên hợp quốc không như kỳ vọng: do cùng lúc phải giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng lớn; thiếu nguồn lực cần thiết (các nước lớn cắt giảm đóng góp) cho các hoạt động phát triển, trong khi các thách thức phải giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu ngày càng lớn, như đói nghèo, nợ, chênh lệch phát triển, suy thoái môi trường sống, bùng nổ dân số, các loại bệnh, dịch nguy hiểm, hoạt

động tội phạm xuyên quốc gia... Với tư cách là tổ chức đa phương lớn nhất thế giới Liên hợp quốc cần phát huy vai trò trong việc giải quyết những thách thức đó nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển tiến bộ trên toàn cầu.
=> Trước tình hình đó, việc cải tổ Liên hợp quốc một cách toàn diện và có hệ thống, phù hợp với bối cảnh quốc tế mới là một yêu cầu cấp thiết khách quan. Cho đến nay, các thành viên đều nhất trí là Liên hợp quốc cần được cải tổ nhằm tăng cường vai trò, hiệu quả và dân chủ hóa. Cải tổ Liên hợp quốc bao gồm ba nội dung chính, gồm cải tổ bộ máy Liên hợp quốc (Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế-Xã hội...); cải tổ Ban Thư ký và phương thức làm việc của Liên hợp quốc; cải tổ hệ thống phát triển Liên hợp quốc.

Mối quan hệ giữa Liên hợp quốc với Việt Nam​

Đóng góp của Việt Nam​

Việt Nam là thành viên chính thức thứ 149 của Liên hiệp quốc ngày 20/9/1977.
Việt Nam đã thực hiện Hiến chương của Liên hiệp quốc nghiêm chỉnh và luôn là một đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng vào thực hiện các sứ mệnh của LHQ, nhờ đó vị trí và vai trò của Việt Nam trong Liên hiệp quốc ngày càng được nâng cao.
+ Góp phần làm giảm căng thẳng và hỗ trợ giải quyết các vấn đề an ninh, hòa bình tại nhiều khu vực.
+ Việt Nam trở thành ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, nhiệm kỳ 2008 – 2009, 2020 – 2021: Việt Nam đã đề xuất nhiều sáng kiến, giải pháp cho các vấn đề toàn cầu như sáng kiến Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh 27/12,…
+ Cử quân đội tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình Liên hợp quốc: Việt Nam đã cử 512 lượt sĩ quan quân đội và 4 lượt sĩ quan công an tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình LHQ tại châu Phi và tại trụ sở LHQ,…
Việt Nam đề cao đối thoại và hợp tác, thúc đẩy tinh thần nhân văn, nhân ái, đặt con người vào trung tâm của phát triển, chia sẻ thành tựu, kinh nghiệm về bảo vệ các quyền cơ bản của con người, bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội.

Liên hợp quốc giúp đỡ Việt Nam​

Các chương trình, dự án của LHQ đã đóng góp quan trọng vào quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam, nhất là phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, chia sẻ kinh nghiệm phát triển trong nhiều lĩnh vực.
+ VN đã hoàn thành trước thời hạn 5 trong số 8 Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG), triển khai tốt sáng kiến “Thống nhất hành động” về cải tổ hệ thống phát triển LHQ,…
+ Trong đại dịch Covid-19 Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ to lớn về vaccine và thiết bị y tế của LHQ,…

Giúp đỡ trên nhiều lĩnh vực, đảm bảo phát triển bền vững.
Tăng cường khả năng hội nhập quốc tế.
Nâng cao năng lực, thể chế luật pháp, cải cách hành chính.
è Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển quan trọng, được LHQ và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Nhận xét: Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và LHQ đã góp phần quan trọng củng cố môi trường hòa bình, ổn định, thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước, nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam trên trường quốc tế; Với phương châm chủ động, tích cực, chân thành, tin cậy và có trách nhiệm, Việt Nam tiếp tục nỗ lực hết sức mình đóng góp vào củng cố vai trò trung tâm của LHQ trong hệ thống quản trị toàn cầu.

CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu 1.
Tổ chức quốc tế được xem như tiền thân của Liên hợp quốc là
A. Hội Quốc liên. B. Liên minh châu Âu.
C. khối Đồng minh. D. khối Hiệp ước.
Câu 2. Nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới sau chiến tranh, Hội nghị I-an-ta (2-1945) có quyết định quan trọng nào sau đây?
A. Thành lập Ban Thư kí Liên hợp quốc.
B. Thành lập tổ chức Hội Quốc liên.
C. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
D. Duy trì và mở rộng Hội Quốc liên.
Câu 3. Từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6-1945, 50 nước họp tại Xan Phran-xi-xcô (Mỹ) thông qua nội dung nào sau đây?
A. Tiêu diệt tận gốc phát xít Nhật. B. Xét xử tội phạm chiến tranh thế giới.
C. Kết thúc chiến tranh Triều Tiên. D. Hiến chương Liên hợp quốc.
Câu 4. Ngày 24-10-1945, sau khi Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương của Liên hợp quốc
A. được bổ sung, hoàn chỉnh. B. chính thức được công bố.
C. chính thức có hiệu lực. D. được chính thức thông qua.
Câu 5. Một trong những quốc gia có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành Liên hợp quốc là
A. Liên Xô. B. Thái Lan. C. Lào. D. Nhật Bản.
Câu 6. Một trong những quốc gia có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành Liên hợp quốc là
A. Mỹ. B. Thái Lan. C. Lào. D. Nhật Bản.
Câu 7. Một trong những quốc gia có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành Liên hợp quốc là

A. Anh. B. Thái Lan. C. Lào. D. Nhật Bản.
Câu 8. Quá trình hình thành Liên hợp quốc gắn liền với vai trò quan trọng của các quốc gia nào?
A. Liên Xô, Trung Quốc, Đức. B. Liên Xô, Mỹ, Anh.
C. Liên Xô, Mỹ, Đức. D. Mỹ, Anh, Pháp.
Câu 9. Ngày 1/1/1942, tại Oa – sinh – tơn (Mỹ), đại diện của 26 nước đã ký văn kiện nào sau đây?
A. Tuyên bố Liên hợp quốc. B. Hiệp ước Maxtrich.
C. Hiệp ước Rôma. D. Hiệp định Muynich.
Câu 10. Năm 1945, bản Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại
A. hội nghị Tam cường I-an-ta. B. hội nghị Xan Phran-xi-xcô.
C. hội nghị Bàn Môn Điếm. D. hội nghị Vécxai - Oasinhtơn.
Câu 11. Tại Hội nghị Tê-hê-ran (I-ran), nguyên thủ 3 nước Liên Xô, Mĩ, Anh khẳng định
A. quyết tâm thành lập Liên hợp quốc.
B. nhanh chóng đánh bại phát xít Đức.
C. nguyên tắc phân chia nước Đức
D. thành lập quân đội giữ gìn hòa bình.
Câu 12. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập trong bối cảnh nhân dân thế giới ý thức sâu sắc về hậu quả tàn khốc của
A. chiến tranh lạnh. B. khủng hoảng kinh tế.
C. phân hóa giàu nghèo. D. chiến tranh thế giới.
Câu 13. Tại hội nghị I – an – ta (2 – 1945), nguyên thủ của những quốc gia nào sau đây đã ra quyết định về việc thành lập Liên hợp quốc?
A. Anh, Pháp, Mĩ. B. Anh, Pháp, Liên Xô.
C. Anh, Pháp, Đức. D. Anh, Mĩ, Liên Xô.
Câu 14. Nội dung nào sau đây là một trong những quyết định quan trọng của Hội nghị I–an–ta (2/1945)?
A. Phân chia nước Đức thành bốn khu vực chiếm đóng của Đồng minh.
B. Phân công quân đội Đồng minh giải giáp quân Nhật ở Đông Dương.
C. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
D. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Phi, châu Úc giữa các nước Đồng minh.
Câu 15. Các nước Đồng minh đã thành lập tổ chức nào để phù hợp với khát vọng được sống trong hòa bình của nhân dân thế giới?
A. Hội Quốc Liên. B. Liên hợp quốc.
C. Liên minh châu Âu. D. Ngân hàng thế giới.
Câu 16. Đầu năm 1945, đâu là vấn đề cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh chống phát xít?
A. Phân chia lại thuộc địa của các nước.

B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
C. Thiết lập trật tự thế giới mới hai cực.
D. Phục hồi và phát triển kinh tế thế giới.
Câu 17. Yêu cầu bức thiết nào sau đây được đặt ra cho các nước Đồng minh khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối?
A. Đẩy mạnh xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế.
B. Thành lập tổ chức Hội Quốc liên để ngăn chặn chiến tranh.
C. Tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít và tổ chức lại thế giới.
D. Thủ tiêu tất cả các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc.
Câu 18. Trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những vấn đề cấp bách đặt ra là
A. giúp đỡ các nước Đông Âu xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
B. liên minh giữa Liên Xô và Mĩ để thiết lập trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
C. thành lập một ủy ban giúp đỡ các nước phát xít khắc phục hậu quả chiến tranh.
D. thành lập một tổ chức quốc tế nhằm duy trì hòa bình và trật tự thế giới mới.
Câu 19. Bản Hiến chương Liên hợp quốc đã được thông qua khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai
A. bước vào giai đoạn quyết liệt. B. bước vào giai đoạn kết thúc.
C. bắt đầu lan ra khu vực châu Á. D. bắt dầu lan ra khu vực châu Phi.
Câu 20. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập năm 1945 nhằm đáp ứng nhu cầu nào sau đây của toàn thể nhân loại?
A. Bảo vệ hòa bình, an ninh toàn thế giới.
B. Chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
C. Nâng cao đời sống tinh thần con người.
D. Thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển.
Câu 21. Sự kiện nào đánh dấu tổ chức Liên hợp quốc chính thức được thành lập?
A. Hội nghị Ianta (Liên Xô) quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
B. Bản “Tuyên bố Liên hợp quốc” được đại diện 26 nước kí kết tại Oa-sinh-tơn (Mĩ).
C. Đại diện 50 nước họp ở Xan Phran-xi-xcô (Mĩ) thông qua Hiến chương Liên hợp quốc.
D. Hiến chương Liên hợp quốc được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn.
Câu 22. Ngày 24 – 10 hàng năm được lấy là ngày Liên hợp quốc gắn liền với sự kiện lịch sử nào sau đây?
A. Liên hợp quốc thông qua 17 mục tiêu Chương trình nghị sự 2030.
B. Trung Quốc trở thành ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an.
C. Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỉ Liên hợp quốc được triệu tập.
D. Hiến chương Liên hợp quốc được Quốc hội các nước phê chuẩn.

Câu 23. Tổ chức Liên hợp quốc ra đời không phải là kết quả của những quyết định tại hội nghị nào?

A. Tê-hê-ran (I-ran, năm 1943). B. I-an-ta (Liên Xô, năm 1945).

C. Muy-nich (Đức, năm 1938). D. Xan Phran-xi-xcô (Mĩ, năm 1945).

Câu 24. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử hình thành tổ chức Liên hợp quốc?

A. Nhân dân thế giới có khát vọng được chung sống hòa bình.

B. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và cầm quyền ở nhiều nước.

C. Ý thức của các nước Đồng minh về việc tổ chức thế giới.

D. Nhu cầu thành lập tổ chức quốc tế mới thay thế tổ chức cũ.

Câu 25. Nhận xét nào sau đây phản ánh không đúng về sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc?

A. Phù hợp với khát vọng hòa bình chung của nhân dân thế giới.

B. Quá trình hình thành trải qua nhiều hội nghị quốc tế khác nhau.

C. Các cường quốc Đồng minh giữ vai trò chủ đạo trong việc thành lập.

D. Quá trình thành lập lâu dài và chịu ảnh hưởng của chiến tranh lạnh.

Câu 26. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc?

A. Là kết quả cũng những thỏa thuận giữa Liên Xô và Anh.

B. Phù hợp với khát vọng hòa bình chung của nhân dân thế giới.

C. Các nước phát xít giữ vai trò chủ đạo trong việc thành lập.

D. Quá trình thành lập lâu dài và chịu ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh.

Câu 27. Mục tiêu nào sau đây của Liên hợp quốc là cơ sở cho các mục tiêu khác

A. duy trì hòa bình an ninh quốc tế.

B. thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

C. giải quyết các vấn đề về an ninh kinh tế xã hội.

D. đảm bảo quyền con người, không phân biệt chủng tộc.

Câu 28. Đâu là một trong những mục tiêu của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Cân bằng quyền lực các nước. B. Xoá bỏ chế độ thực dân

1729572059462.png


1729572115368.png



THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--TÀI LIỆU CHUYÊN SÂU LỚP 12 THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI.docx
    2.8 MB · Lượt tải : 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bộ đề thi lịch sử thpt quốc gia bộ đề thi sử thpt quốc gia 2019 bộ đề thi sử thpt quốc gia 2020 bộ đề thi sử thpt quốc gia 2021 bộ đề thi thpt môn sử bộ đề thi thpt quốc gia môn sử 2021 bộ đề thi thử sử thpt quốc gia 2021 bộ đề thi thử thpt quốc gia 2021 môn sử các mã đề thi sử thpt quốc gia 2021 các đề thi sử thpt quốc gia cấu trúc đề thi sử thpt quốc gia 2021 chữa đề thi sử thpt quốc gia 2021 chữa đề thi thpt quốc gia 2021 môn sử dáp án đề thi sử thpt quốc gia 2021 dự đoán đề thi sử thpt quốc gia 2021 file đề thi sử thpt quốc gia 2019 file đề thi sử thpt quốc gia 2020 file đề thi sử thpt quốc gia 2021 file đề thi thử thpt quốc gia 2021 môn sử full đề thi sử thpt quốc gia 2021 giải đề thi lịch sử thpt quốc gia 2021 giải đề thi sử thpt quốc gia 2021 giải đề thi thử thpt quốc gia 2021 môn sử hình ảnh đề thi lịch sử thpt quốc gia 2021 kết quả đề thi lịch sử thpt quốc gia 2020 kết quả đề thi lịch sử thpt quốc gia 2021 kết quả đề thi sử thpt quốc gia kết quả đề thi sử thpt quốc gia 2020 kết quả đề thi sử thpt quốc gia 2021 làm đề thi sử thpt quốc gia 2021 online làm đề thi sử thpt quốc gia online làm đề thi thử thpt quốc gia 2021 online sử luyện đề sử thi thpt quốc gia 2021 online luyện đề thi sử thpt quốc gia 2020 online luyện đề thi sử thpt quốc gia 2021 luyện đề thi thpt quốc gia 2021 môn sử online tổng hợp đề thi sử thpt quốc gia xem đề thi môn lịch sử thpt quốc gia 2020 đánh giá đề thi lịch sử thpt quốc gia 2021 đánh giá đề thi sử thpt quốc gia 2021 đáp an đề sử thi thử thpt quốc gia 2020 đáp an đề sử thi thử thpt quốc gia 2021 đáp an đề thi sử thpt quốc gia 2018 đáp an đề thi sử thpt quốc gia 2020 đề cương lịch sử thi thpt quốc gia 2021 đề cương on thi thpt quốc gia môn lịch sử 2021 đề cương sử thi thpt quốc gia 2021 đề lịch sử thpt đề lịch sử thpt quốc gia 2021 đề sử thi thử thpt quốc gia 2019 đề sử thi thử thpt quốc gia 2020 đề sử thi thử thpt quốc gia 2021 đề sử thi thử thpt quốc gia 2021 nam định đề sử thpt quốc gia 2021 đề thi giáo viên giỏi môn lịch sử thpt đề thi học sinh giỏi sử thpt đề thi hsg sử thpt đề thi lịch sử 12 thpt quốc gia 2018 đề thi lịch sử 12 thpt quốc gia 2019 đề thi lịch sử 12 thpt quốc gia 2020 đề thi lịch sử thpt năm 2019 đề thi lịch sử thpt năm 2020 đề thi lịch sử thpt quốc gia đề thi lịch sử thpt quốc gia 2018 đề thi lịch sử thpt quốc gia 2019 đề thi lịch sử thpt quốc gia 2020 đề thi lịch sử thpt quốc gia 2020 pdf đề thi lịch sử thpt quốc gia 2021 đề thi lịch sử thpt quốc gia 2021 hà nội đề thi lịch sử thpt quốc gia 2021 mã 301 đề thi lịch sử thpt quốc gia 2021 mã 305 đề thi lịch sử thpt quốc gia 2021 mã 306 đề thi lịch sử thpt quốc gia 2021 mã 321 đề thi lịch sử thpt quốc gia 2021 pdf đề thi minh họa sử thpt quốc gia 2020 đề thi minh họa sử thpt quốc gia 2021 đề thi môn lịch sử thpt quốc gia năm 2021 đề thi môn sử thpt năm 2021 đề thi môn sử thpt quốc gia 2019 đề thi môn sử thpt quốc gia 2020 đề thi môn sử thpt quốc gia 2021 đề thi môn sử thpt quốc gia 2021 đợt 2 đề thi sử chính thức thpt quốc gia 2019 đề thi sử chính thức thpt quốc gia 2020 đề thi sử chính thức thpt quốc gia 2021 đề thi sử thpt đề thi sử thpt 2021 đề thi sử thpt 2021 mã 306 đề thi sử thpt có đáp án đề thi sử thpt năm 2018 đề thi sử thpt năm 2019 đề thi sử thpt năm 2020 đề thi sử thpt năm 2021 đề thi sử thpt quốc gia đề thi sử thpt quốc gia 2017 đề thi sử thpt quốc gia 2017 mã de 301 đề thi sử thpt quốc gia 2018 đề thi sử thpt quốc gia 2018 và đáp án đề thi sử thpt quốc gia 2019 đề thi sử thpt quốc gia 2019 có đáp án đề thi sử thpt quốc gia 2019 hà nội đề thi sử thpt quốc gia 2019 không đáp án đề thi sử thpt quốc gia 2019 pdf đề thi sử thpt quốc gia 2020 đề thi sử thpt quốc gia 2020 có đáp án đề thi sử thpt quốc gia 2020 của bộ đề thi sử thpt quốc gia 2020 hà nội đề thi sử thpt quốc gia 2020 không đáp án đề thi sử thpt quốc gia 2020 mã 301 đề thi sử thpt quốc gia 2020 môn sử đề thi sử thpt quốc gia 2020 online đề thi sử thpt quốc gia 2020 pdf đề thi sử thpt quốc gia 2021 đề thi sử thpt quốc gia 2021 chính thức đề thi sử thpt quốc gia 2021 có đáp án đề thi sử thpt quốc gia 2021 hà nội đề thi sử thpt quốc gia 2021 không đáp án đề thi sử thpt quốc gia 2021 mã 302 đề thi sử thpt quốc gia 2021 mã 303 đề thi sử thpt quốc gia 2021 mã 304 đề thi sử thpt quốc gia 2021 mã 310 đề thi sử thpt quốc gia 2021 mã 311 đề thi sử thpt quốc gia 2021 mã 313 đề thi sử thpt quốc gia 2021 mã 319 đề thi sử thpt quốc gia 2021 mã 323 đề thi sử thpt quốc gia 2021 môn anh đề thi sử thpt quốc gia 2021 nam định đề thi sử thpt quốc gia 2021 pdf đề thi sử thpt quốc gia 2021 đợt 1 đề thi sử thpt quốc gia 2021 đợt 2 đề thi sử thpt quốc gia có đáp án đề thi sử thpt quốc gia năm 2017 đề thi sử thpt quốc gia năm 2021 đề thi sử thpt đợt 2 đề thi tham khảo thpt quốc gia 2021 môn sử đề thi thpt môn sử đề thi thpt quốc gia 2017 môn sử file word đề thi thpt quốc gia 2018 môn sử file word đề thi thpt quốc gia 2018 môn sử pdf đề thi thpt quốc gia 2019 môn sử file word đề thi thpt quốc gia 2020 môn sử pdf đề thi thpt sử 12 đề thi thpt sử 2020 có đáp án đề thi thử lịch sử thpt có đáp án đề thi thử sử thpt quốc gia đề thi thử sử thpt quốc gia 2021 online đề thi thử thpt quốc gia 2021 môn sử nghệ an đề thi thử thpt quốc gia năm 2021 môn sử đề thi tốt nghiệp thpt quốc gia môn sử 2021 đề thi và đáp án môn lịch sử thpt 2019 đề thi và đáp án môn sử thpt 2020 đề thi và đáp án môn sử thpt 2021 đề thi và đáp án sử thpt quốc gia 2020 đề thi văn thpt quốc gia 2021 sử đề thi viên chức môn lịch sử. thpt
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top