- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,208
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP 54 ĐỀ Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn ngữ văn NĂM 2025 được soạn dưới dạng file word gồm 54 FILE trang. Các bạn xem và tải hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn ngữ văn về ở dưới.
ĐỀ 43:
I.Phần đọc hiểu
Đọc văn bản sau:
Ngoại trừ ngôi chợ này ra, tại Sài Gòn - Gia Định có năm ngôi chợ nổi tiếng khác mà tên của những nơi này đều gắn với phụ nữ, gồm chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), chợ Bà Hom (quận Bình Tân), chợ Bà Điểm (huyện Hóc Môn), chợ Bà Quẹo (quận Tân Bình) và chợ Bà Hạt (quận 10). Vậy chợ Cầu Ông Lãnh nằm ở đâu? Năm ngôi chợ kia nằm ở đâu? Những ngôi chợ này có liên quan gì với nhau không?
Chợ Cầu Ông Lãnh nằm ở góc đường Võ Văn Kiệt - Nguyễn Thái Học, Quận 1, gần mé sông đoạn bến Chương Dương, được xây cất năm 1929. Chợ chuyên bán những loại trái cây tươi như: cam, bưởi, quýt, dừa, dưa hấu, ổi, xoài và các thứ rau sống. Hàng được các ghe thuyền từ lục tỉnh chở lên đổ cho các chủ vựa ở chợ. Chủ vựa bán sỉ lại cho người buôn bán ở các chợ nhỏ trong thành phố mua về bán lại cho khách hàng. Chợ họp suốt ngày đêm, nhưng từ giữa đêm tới sáng thì đông và nhộn nhịp hơn.
Cạnh chợ Cầu Ông Lãnh còn có một ngôi chợ nhỏ gọi là chợ Cầu Muối, chuyên bán cá tươi, tôm, cua,...ở các ghe chài mang lên. Nhưng người ta vẫn gọi chung khu chợ này là chợ Cầu Ông Lãnh, vì hai ngôi chợ nằm sát nhau, cùng một con đường, lại cùng ở một nơi có cây cầu mang tên Ông Lãnh.
Nguồn gốc của tên Ông Lãnh là vì nơi đây có con rạch (nói là rạch chứ khi trước ghe thuyền đi lại ra cửa sông lớn rất rộng); muốn sang bến Vân Đồn, khu Khánh Hội ở Quận 4 người ta phải dùng ghe mới sang được. Trước khi Pháp đánh Nam Kỳ, ở đồi Cây Mai có một vị lãnh binh tên là Nguyễn Ngọc Thăng đóng binh đồn trú. Vị lãnh binh này đã cho xây dựng một cây cầu gỗ bắc qua rạch, và vì kính nể ông nên nhân dân ở đây đã gọi cây cầu này là cầu Ông Lãnh.
Năm ngôi chợ còn lại, theo một số nghiên cứu, được đặt theo tên năm bà vợ của Lãnh binh Thăng, vốn được ông lặp ra để giao cho mỗi bà quản lí một chợ. Tuy nhiên, học giả Vương Học Sển cho rằng giả thuyết cho rằng năm ngôi chợ “Bà” được đặt theo tên năm bà vợ của Lãnh binh Thăng chưa hẳn đúng, bởi Bà Chiểu, Bà Quẹo,... có thể là những người đầu tiên đến buôn bán ở chợ, sau đó được người dân lấy tên để đặt cho chợ.
Dẫu vậy, câu chuyện về một chợ “Ông” và năm chợ “ Bà” vẫn là giai thoại thú vị của đất Sài Gòn xưa.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Thông tin chính của văn bản trên là gì?
Câu 2: Liệt kê những ngôi chợ có tên gắn với những người phụ nữ và những giả thuyết về tên chợ được nêu ra trong văn bản.
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của cách sắp xếp thông tin trong văn bản.
Câu 4: Những thông tin trong văn bản giúp anh/chị hiểu thêm gì về Sài Gòn xưa?
Câu 5: Nếu được yêu cầu bổ sung phương tiện phi ngôn ngữ để văn bản trên cung cấp thông tin một cách tốt hơn, anh/chị chọn bổ sung phương tiện phi ngôn ngữ nào? Vì sao anh/chị chọn bổ sung như vậy?
II. Phần viết
Câu 1: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về tầm quan trọng của sự chính trực trong cuộc sống.
Câu 2: Viết bài nghị luận thể hiện cảm nhận của anh/chị về bài thơ sau:
Sớm nay tiếng chim thanh
Trong vườn xanh
Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình
Ngàn xưa không lạnh nữa, Tần phi
Ta lặng dâng nàng
Trời mây phảng phất nhuốm thời gian
Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh
Tóc mây một món chiếc dao vàng
Nghìn trùng e lệ phụng quân vương
Trăm năm tình cũ lìa không hận
Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng
Duyên trăm năm dứt đoạn
Tình một thủa còn vương
Hương thời gian thanh thanh
Màu thời gian tím ngát.
(Màu thời gian - Đoàn Phú Tứ)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. Phần đọc hiểu
Câu 1: Thông tin chính của văn bản là đặc điểm, vị trí và nguồn gốc của chợ Cầu Ông Lãnh
Câu 2: Năm ngôi chợ nổi tiếng tại Sài Gòn - Gia Định có tên gắn với những người phụ nữ: chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), chợ Bà Hom (quận Bình Tân), chợ Bà Điểm (huyện Hóc Môn), chợ Bà Quẹo (quận Tân Bình) và chợ Bà Hạt (quận 10)
Những giả thuyết về cách đặt tên năm ngôi chợ:
- Theo một số nghiên cứu, các ngôi chợ được đặt theo tên năm bà vợ của Lãnh binh Thăng, vốn được ông lặp ra để giao cho mỗi bà quản lí một chợ.
- Theo học giả Vương Học Sển cho rằng giả thuyết cho rằng năm ngôi chợ “Bà” được đặt theo tên năm bà vợ của Lãnh binh Thăng chưa hẳn đúng, bởi Bà Chiểu, Bà Quẹo,... có thể là những người đầu tiên đến buôn bán ở chợ, sau đó được người dân lấy tên để đặt cho chợ.
Câu 3: Cách sắp xếp thông tin trong văn bản theo trật tự sau:
- Phần 1: giới thiệu về chợ Cầu Ông Lãnh và năm ngôi chợ nổi tiếng khác mà tên của những nơi này đều gắn với những người phụ nữ ở Sài Gòn - Gia Định.
- Phần 2: giới thiệu địa điểm chợ Cầu Ông Lãnh
- Phần 3: trình bày nguồn gốc cái tên Ông Lãnh
- Phần 4: nêu giả thuyết về nguồn gốc tên của năm ngôi chợ có tên gắn với năm người phụ nữ.
Tác dụng: cách sắp xếp thông tin này tạo nên sự mạch lạc của văn bản; cả bốn phần của văn bản đều tập trung bàn về thông tin chính của văn bản và được sắp xếp theo trình tự chính trước, phụ sau (giới thiệu chợ Cầu Ông Lãnh trước, năm ngôi chợ được đặt theo tên của năm người phụ nữ sau).
Câu 4: đây là câu hỏi mở, hs có thể trả lời theo nhiều cách trên cơ sở bám sát nội dung văn bản, từ văn bản suy luận ra những hiểu biết về Sài Gòn xưa.
Câu 5: nêu được phương tiện phi ngôn ngữ có thể bổ sung như: kênh hình (ví dụ tranh vẽ, ảnh chụp cảnh mua bán, trao đổi ở chợ, bản đồ Sài Gòn - Gia Định có chú thích vị trí các chợ,...) và giải thích lí do lựa chọn bổ sung phương tiện thông tin như vậy.
II. Phần viết
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
ĐỀ 43:
I.Phần đọc hiểu
Đọc văn bản sau:
Ngoại trừ ngôi chợ này ra, tại Sài Gòn - Gia Định có năm ngôi chợ nổi tiếng khác mà tên của những nơi này đều gắn với phụ nữ, gồm chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), chợ Bà Hom (quận Bình Tân), chợ Bà Điểm (huyện Hóc Môn), chợ Bà Quẹo (quận Tân Bình) và chợ Bà Hạt (quận 10). Vậy chợ Cầu Ông Lãnh nằm ở đâu? Năm ngôi chợ kia nằm ở đâu? Những ngôi chợ này có liên quan gì với nhau không?
Chợ Cầu Ông Lãnh nằm ở góc đường Võ Văn Kiệt - Nguyễn Thái Học, Quận 1, gần mé sông đoạn bến Chương Dương, được xây cất năm 1929. Chợ chuyên bán những loại trái cây tươi như: cam, bưởi, quýt, dừa, dưa hấu, ổi, xoài và các thứ rau sống. Hàng được các ghe thuyền từ lục tỉnh chở lên đổ cho các chủ vựa ở chợ. Chủ vựa bán sỉ lại cho người buôn bán ở các chợ nhỏ trong thành phố mua về bán lại cho khách hàng. Chợ họp suốt ngày đêm, nhưng từ giữa đêm tới sáng thì đông và nhộn nhịp hơn.
Cạnh chợ Cầu Ông Lãnh còn có một ngôi chợ nhỏ gọi là chợ Cầu Muối, chuyên bán cá tươi, tôm, cua,...ở các ghe chài mang lên. Nhưng người ta vẫn gọi chung khu chợ này là chợ Cầu Ông Lãnh, vì hai ngôi chợ nằm sát nhau, cùng một con đường, lại cùng ở một nơi có cây cầu mang tên Ông Lãnh.
Nguồn gốc của tên Ông Lãnh là vì nơi đây có con rạch (nói là rạch chứ khi trước ghe thuyền đi lại ra cửa sông lớn rất rộng); muốn sang bến Vân Đồn, khu Khánh Hội ở Quận 4 người ta phải dùng ghe mới sang được. Trước khi Pháp đánh Nam Kỳ, ở đồi Cây Mai có một vị lãnh binh tên là Nguyễn Ngọc Thăng đóng binh đồn trú. Vị lãnh binh này đã cho xây dựng một cây cầu gỗ bắc qua rạch, và vì kính nể ông nên nhân dân ở đây đã gọi cây cầu này là cầu Ông Lãnh.
Năm ngôi chợ còn lại, theo một số nghiên cứu, được đặt theo tên năm bà vợ của Lãnh binh Thăng, vốn được ông lặp ra để giao cho mỗi bà quản lí một chợ. Tuy nhiên, học giả Vương Học Sển cho rằng giả thuyết cho rằng năm ngôi chợ “Bà” được đặt theo tên năm bà vợ của Lãnh binh Thăng chưa hẳn đúng, bởi Bà Chiểu, Bà Quẹo,... có thể là những người đầu tiên đến buôn bán ở chợ, sau đó được người dân lấy tên để đặt cho chợ.
Dẫu vậy, câu chuyện về một chợ “Ông” và năm chợ “ Bà” vẫn là giai thoại thú vị của đất Sài Gòn xưa.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Thông tin chính của văn bản trên là gì?
Câu 2: Liệt kê những ngôi chợ có tên gắn với những người phụ nữ và những giả thuyết về tên chợ được nêu ra trong văn bản.
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của cách sắp xếp thông tin trong văn bản.
Câu 4: Những thông tin trong văn bản giúp anh/chị hiểu thêm gì về Sài Gòn xưa?
Câu 5: Nếu được yêu cầu bổ sung phương tiện phi ngôn ngữ để văn bản trên cung cấp thông tin một cách tốt hơn, anh/chị chọn bổ sung phương tiện phi ngôn ngữ nào? Vì sao anh/chị chọn bổ sung như vậy?
II. Phần viết
Câu 1: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về tầm quan trọng của sự chính trực trong cuộc sống.
Câu 2: Viết bài nghị luận thể hiện cảm nhận của anh/chị về bài thơ sau:
Sớm nay tiếng chim thanh
Trong vườn xanh
Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình
Ngàn xưa không lạnh nữa, Tần phi
Ta lặng dâng nàng
Trời mây phảng phất nhuốm thời gian
Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh
Tóc mây một món chiếc dao vàng
Nghìn trùng e lệ phụng quân vương
Trăm năm tình cũ lìa không hận
Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng
Duyên trăm năm dứt đoạn
Tình một thủa còn vương
Hương thời gian thanh thanh
Màu thời gian tím ngát.
(Màu thời gian - Đoàn Phú Tứ)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. Phần đọc hiểu
Câu 1: Thông tin chính của văn bản là đặc điểm, vị trí và nguồn gốc của chợ Cầu Ông Lãnh
Câu 2: Năm ngôi chợ nổi tiếng tại Sài Gòn - Gia Định có tên gắn với những người phụ nữ: chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), chợ Bà Hom (quận Bình Tân), chợ Bà Điểm (huyện Hóc Môn), chợ Bà Quẹo (quận Tân Bình) và chợ Bà Hạt (quận 10)
Những giả thuyết về cách đặt tên năm ngôi chợ:
- Theo một số nghiên cứu, các ngôi chợ được đặt theo tên năm bà vợ của Lãnh binh Thăng, vốn được ông lặp ra để giao cho mỗi bà quản lí một chợ.
- Theo học giả Vương Học Sển cho rằng giả thuyết cho rằng năm ngôi chợ “Bà” được đặt theo tên năm bà vợ của Lãnh binh Thăng chưa hẳn đúng, bởi Bà Chiểu, Bà Quẹo,... có thể là những người đầu tiên đến buôn bán ở chợ, sau đó được người dân lấy tên để đặt cho chợ.
Câu 3: Cách sắp xếp thông tin trong văn bản theo trật tự sau:
- Phần 1: giới thiệu về chợ Cầu Ông Lãnh và năm ngôi chợ nổi tiếng khác mà tên của những nơi này đều gắn với những người phụ nữ ở Sài Gòn - Gia Định.
- Phần 2: giới thiệu địa điểm chợ Cầu Ông Lãnh
- Phần 3: trình bày nguồn gốc cái tên Ông Lãnh
- Phần 4: nêu giả thuyết về nguồn gốc tên của năm ngôi chợ có tên gắn với năm người phụ nữ.
Tác dụng: cách sắp xếp thông tin này tạo nên sự mạch lạc của văn bản; cả bốn phần của văn bản đều tập trung bàn về thông tin chính của văn bản và được sắp xếp theo trình tự chính trước, phụ sau (giới thiệu chợ Cầu Ông Lãnh trước, năm ngôi chợ được đặt theo tên của năm người phụ nữ sau).
Câu 4: đây là câu hỏi mở, hs có thể trả lời theo nhiều cách trên cơ sở bám sát nội dung văn bản, từ văn bản suy luận ra những hiểu biết về Sài Gòn xưa.
Câu 5: nêu được phương tiện phi ngôn ngữ có thể bổ sung như: kênh hình (ví dụ tranh vẽ, ảnh chụp cảnh mua bán, trao đổi ở chợ, bản đồ Sài Gòn - Gia Định có chú thích vị trí các chợ,...) và giải thích lí do lựa chọn bổ sung phương tiện thông tin như vậy.
II. Phần viết
THẦY CÔ TẢI NHÉ!