Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
BỘ TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7 được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 150 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI LÀ GÌ?
- “Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức). Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Luận là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh…” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 2).
- Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về những vấn đề diễn ra xung quanh đời sống, xã hội. Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá…Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm văn học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả năng được xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị.
II. NHỮNG YÊU CẦU KHI LÀM VĂN NLXH
- Phải đọc kĩ đề, phân biệt được đề thuộc kiểu (dạng) nào?
- Nắm được cấu trúc từng loại, từng dạng để bám vào viết cho đúng.
- Nội dung trọng tâm, lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn. Lập luận phải chặt chẽ, cảm xúc phải trong sáng, lành mạnh.
- Không lấy dẫn chứng chung chung mà phải có tính thực tế và thuyết phục.
- Phải đọc kĩ đề, gạch chân dưới những từ, cụm từ quan trọng để giải thích và lập luận cho đúng. Những từ, cụm từ này phải thường xuyên được nhắc lại trong các luận điểm.
- Có năng lực thâu tóm, nắm bắt các vấn đề xã hội xảy ra ngoài cuộc sống…
- Mạnh dạn đề xuất quan điểm, cách nghĩ của bản thân, lập luận sao cho thuyết phục được người đọc.
- Biết lật ngược vấn đề, soi chiếu vấn đề ở nhiều khía cạnh để luận bàn – yêu cầu đòi hỏi bản lĩnh của người viết.
III. PHÂN LOẠI ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông thường có ba dạng đề chính. Tuy nhiên để cụ thể hơn trong việc nhận diện, từ đó có cách làm tương ứng phù hợp, dựa vào đề thi của các năm, chuyên đề sẽ cụ thể hóa thành các dạng sau:
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
3. Nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học hoặc trong một câu chuyện.
4. Dạng đề nghị luận kết hợp hai mặt tốt - xấu trong một vấn đề
5. Dạng đề nghị luận mang tính chất đối thoại - bộc lộ suy nghĩ, quan điểm bản thân (mang tính đối thoại) về vấn đề được đặt ra.
6. Nghị luận về một vấn đề được gợi ra từ một hình ảnh/bức tranh.
Việc phân chia chỉ mang tính tương đối, vì trong thực tế có những đề không rạch ròi, mang tính đánh lừa người viết. Do đó, cần linh hoạt, tỉnh táo để nhận diện chính xác từng dạng, từ đó đề xuất cho mình cách viết phù hợp.
I. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI LÀ GÌ?
- “Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức). Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Luận là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh…” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 2).
- Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về những vấn đề diễn ra xung quanh đời sống, xã hội. Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá…Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm văn học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả năng được xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị.
II. NHỮNG YÊU CẦU KHI LÀM VĂN NLXH
- Phải đọc kĩ đề, phân biệt được đề thuộc kiểu (dạng) nào?
- Nắm được cấu trúc từng loại, từng dạng để bám vào viết cho đúng.
- Nội dung trọng tâm, lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn. Lập luận phải chặt chẽ, cảm xúc phải trong sáng, lành mạnh.
- Không lấy dẫn chứng chung chung mà phải có tính thực tế và thuyết phục.
- Phải đọc kĩ đề, gạch chân dưới những từ, cụm từ quan trọng để giải thích và lập luận cho đúng. Những từ, cụm từ này phải thường xuyên được nhắc lại trong các luận điểm.
- Có năng lực thâu tóm, nắm bắt các vấn đề xã hội xảy ra ngoài cuộc sống…
- Mạnh dạn đề xuất quan điểm, cách nghĩ của bản thân, lập luận sao cho thuyết phục được người đọc.
- Biết lật ngược vấn đề, soi chiếu vấn đề ở nhiều khía cạnh để luận bàn – yêu cầu đòi hỏi bản lĩnh của người viết.
III. PHÂN LOẠI ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông thường có ba dạng đề chính. Tuy nhiên để cụ thể hơn trong việc nhận diện, từ đó có cách làm tương ứng phù hợp, dựa vào đề thi của các năm, chuyên đề sẽ cụ thể hóa thành các dạng sau:
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
3. Nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học hoặc trong một câu chuyện.
4. Dạng đề nghị luận kết hợp hai mặt tốt - xấu trong một vấn đề
5. Dạng đề nghị luận mang tính chất đối thoại - bộc lộ suy nghĩ, quan điểm bản thân (mang tính đối thoại) về vấn đề được đặt ra.
6. Nghị luận về một vấn đề được gợi ra từ một hình ảnh/bức tranh.
Việc phân chia chỉ mang tính tương đối, vì trong thực tế có những đề không rạch ròi, mang tính đánh lừa người viết. Do đó, cần linh hoạt, tỉnh táo để nhận diện chính xác từng dạng, từ đó đề xuất cho mình cách viết phù hợp.