- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,018
- Điểm
- 113
tác giả
BỘ Tài liệu ôn thi văn 9 vào 10 (HỌC KÌ 1 + HỌC KÌ 2) MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 2 FILE trang. Các bạn xem và tải tài liệu ôn thi văn 9 vào 10 về ở dưới.
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
* Nội dung:
* Nghệ thuật
B. LUYỆN ĐỀ:
I. DẠNG ĐỀ ĐỌC – HIỂU:
ĐỀ BÀI: Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới,tác giả Lê Anh Trà viết:
…”Nhưng điều kỳ lạ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”…
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?
2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.
3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
GỢI Ý:
1. Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa Quốc tế và gốc văn hóa dân tộc.
- Qua đó tác giả Lê Anh Trà thể hiện tình cảm kính trọng, ca ngợi Bác Hồ, tự hào về Người như một đại diện của một con người ưu tú Việt Nam.
2. Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, Phương Đông. Cách dùng từ ấy có hiệu quả nghệ thuật cao
Tác giả nhấn mạnh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bản sắc Phương Đông trong con người Bác.
3. Trách nhiệm thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập:
- Giải thích: thời kỳ hội nhập: các nền kinh tế thế giới mở cửa, hội nhập dẫn đến sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các nước.
- Trách nhiệm thế hệ trẻ:
+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;
+ Bàn về đọc sách- Chu Quang Thiềm
+ Tiếng nói văn nghệ- Nguyễn Đình Thi
+ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới- Vũ Khoan
ÔN TẬP VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
Chu Quang Tiềm
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
*Nội dung:
* Nghệ thuật:
B. LUYỆN ĐỀ:
I. DẠNG ĐỀ ĐỌC – HIỂU:
ĐỀ BÀI:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại. Chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu.
ÔN TẬP VĂN 9 KÌ 1 GỒM: | |
1 | Chuyên đề văn bản nhật dụng |
2 | Chuyên đề truyện trung đại |
3 | Chuyên đề thơ hiện đại |
4 | Chuyên đề truyện hiện đại |
5 | Chuyên đề Tiếng việt |
6 | Chuyên đề : Đề đọc hiểu ngữ liệu ngoài SGK |
CHUYÊN ĐỀ: VĂN BẢN NHẬT DỤNG
ÔN TẬP VĂN BẢN: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
-Lê Anh Trà-
ÔN TẬP VĂN BẢN: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
-Lê Anh Trà-
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả | 2. Hoàn cảnh sáng tác |
- Lê Anh Trà: Sinh ngày 02 tháng 4 năm 1927. Mất năm 1999. - Quê Phổ Minh, Đức Phổ, Quảng Ngãi. - Học vị: Tiến sĩ. - Giữ nhiều chức vụ cao: Viện trưởng viện văn hóa, chủ tịch hội đồng biên tập tạp chí Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật... | - Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người. - Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam (Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội 1990). |
1. Kết hợp giữa bản sắc văn hóa dân tộc bền vững với hiểu biết sâu rộng tinh hoa văn hóa thế giới : + Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa thế giới bằng nhiều con đường : + Hoàn cảnh: Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy truân chuyên: (Gian khổ, khó khăn; Tiếp xúc văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới). + Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh tìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất phát từ khát vọng cứu nước. + Đi nhiều nước, tiếp xúc với văn hóa nhiều vùng trên thế giới, Người tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài (không chịu ảnh hưởng một cách thụ động, tiếp thu mọi cái hay cái đẹp, phê phán những hạn chế tiêu cực, trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu ảnh hưởng quốc tế). + Biết nhiều ngoại ngữ, làm nhiều nghề. + Học tập miệt mài, sâu sắc đến mức uyên thâm. |
2.Lối sống hết sức giản dị, thanh đạm nhưng cũng rất thanh cao. Đó là “Một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”: * Ở cương vị lãnh đạo cao nhất Hồ Chí Minh có lối sống vô cùng giản dị : - Căn nhà của Bác: chiếc nhà sàn nhỏ bằng gô bên cạnh chiếc ao; vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ. -Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp như của các chiến sĩ trường Sơn. - Bữa ăn của Bác: đạm bạc với những món ăn không cầu kì như: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Tư trang của Bác: ít ỏi, một chiếc va li với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm của cuộc đời dài. * Cách sống giản dị, đạm bạc của Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng : - Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó. - Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời. - Đây là cách sống có văn hóa, thể hiện 1 quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên. * Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa: - Nguyễn Trãi: Bậc thầy khai quốc công thần, ở ẩn. - Nguyễn Bỉnh Khiêm: làm quan, ở ẩn. |
- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên “Có thể nói ít vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh”… - Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu (dẫn chứng trong văn bản) - Đan xen thơ của các vị hiền triết, cách sử dụng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa chủ tịch Hồ Chí Minh với các vị hiền triết của dân tộc. - Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại, hiệu đại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam,… * Liên hệ: Đức tính giản dị của Bác Hồ… |
I. DẠNG ĐỀ ĐỌC – HIỂU:
ĐỀ BÀI: Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới,tác giả Lê Anh Trà viết:
…”Nhưng điều kỳ lạ lạ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”…
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?
2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.
3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
GỢI Ý:
1. Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa giữa những ảnh hưởng văn hóa Quốc tế và gốc văn hóa dân tộc.
- Qua đó tác giả Lê Anh Trà thể hiện tình cảm kính trọng, ca ngợi Bác Hồ, tự hào về Người như một đại diện của một con người ưu tú Việt Nam.
2. Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, Phương Đông. Cách dùng từ ấy có hiệu quả nghệ thuật cao
Tác giả nhấn mạnh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bản sắc Phương Đông trong con người Bác.
3. Trách nhiệm thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập:
- Giải thích: thời kỳ hội nhập: các nền kinh tế thế giới mở cửa, hội nhập dẫn đến sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các nước.
- Trách nhiệm thế hệ trẻ:
+ Gìn giữ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc;
ÔN TẬP VĂN 9 KÌ 2 GỒM: | |
1 | Chuyên đề văn bản nhật dụng |
2 | Chuyên đề thơ hiện đại |
3 | Chuyên đề truyện hiện đại |
4 | Chuyên đề Tiếng việt |
5 | Chuyên đề nghị luận xã hội
|
6 | Chuyên đề nghị luận văn học |
CHUYÊN ĐỀ: VĂN BẢN NHẬT DỤNG
GỒM CÁC TÁC PHẨM:
GỒM CÁC TÁC PHẨM:
+ Bàn về đọc sách- Chu Quang Thiềm
+ Tiếng nói văn nghệ- Nguyễn Đình Thi
+ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới- Vũ Khoan
ÔN TẬP VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
Chu Quang Tiềm
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Tác giả | Hoàn cảnh sáng tác |
- Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học, lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc. - Đây không phải là lần đầu ông bàn về đọc sách. - Bài viết là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết, những kinh nghiệm quý báu của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, được đúc kết bằng trải nghiệm của mấy mươi năm, bằng cả cuộc đời của một con người - cả một thế hệ, một lớp người đi trước. | - Xuất xứ: trích trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách - Bắc Kinh, 1995. - Người dịch: Trần Đình Sử. - Phương thức biểu đạt: Nghị luận. - Vấn đề nghị luận: Bàn về đọc sách. |
Bố cục: Văn bản có thể chia làm 3 phần: - Phần 1 (từ đầu… đến “thế giới mới”):tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách. - Phần 2(Tiếp đến “tiêu hao năng lượng”): nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lệch của việc đọc sách ngày nay. - Phần 3 (còn lại): Bàn về các phương pháp đọc sách: + Cách lựa chọn sách cần đọc. + Cách đọc thế nào để có hiệu quả. |
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách. - Ý nghĩa, tầm quan trọng của sách: + Sách là kho tàng quý báu, cất giữ những di sản tinh thần của nhân loại đã thu lượm, nung nấu mấy ngàn năm qua. + Là cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại. + Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại. - Ý nghĩa của việc đọc sách: + Là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức. + Là sự chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, phát hiện thế giới mới. + Không có sự kế thừa cái đã qua không thể tiếp thu cái mới. - Lấy thành quả của nhân loại trong quá khứ làm xuất phát điểm để phát hiện cái mới của thời đại này: “Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy ngàn năm trước…”. Từ cách lập luận trên mà tác giả đã đưa ra ý nghĩa to lớn của việc đọc sách: Trả món nợ với thành quả nhân loại trong quá khư, ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích luỹ mấy nghìn năm…” - Là sự hưởng thụ các kiến thức , thành quả của bao người đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được. |
2. Nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lệch của việc đọc sách ngày nay. - Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc chọn sách lại càng không dễ. Trước hết tác giả chỉ ra hai thiên hướng sai lệch thường gặp khi chọn sách: + Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống”, không kịp tiêu hoá. + Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian. |
3. Bàn về các phương pháp đọc sách: - Cách lựa chọn sách: + Chọn những quyển sách thực sự có giá trị, có lợi cho mình. + Cần đọc kỹ cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình. + Đảm bảo nguyên tắc “vừa chuyên vừa rộng”, trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cần chú ý các loại sách thường thức, kế cận với chuyên môn. - Phương pháp đọc sách. - Phương pháp đọc + Không đọc lấy số lượng. Không nên đọc lướt qua, đọc để trang trí bề mặt mà phải vừa đọc vừa suy ngẫm: “trầm ngâm - tích luỹ - tưởng tượng”. + Đọc có kế hoạch, có hệ thống, không đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân. - Ý nghĩa của việc đọc sách đối với việc rèn luyện nhân cách, tính cách con người. + Đọc sách còn là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ cho tương lai. Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người. Tác giả đã ví việc đọc sách giống như đánh trận: - Cần đánh vào thành trì kiên cố. - Đánh bại quân tinh nhuệ. - Chiếm cứ mặt trận xung yếu. - Mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố. Chỉ đá bên đông đấm bên tây hoá ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng” Cách nói ví von, lập luận chặt chẽ làm tăng sức thuyết phục, làm cơ sở tiền đề cho việc lập luận ở phần sau. Ngoài cách viết giàu hình ảnh, cách ví von, so sánh vừa cụ thể, thú vị vừa sâu sắc, văn bản còn hấp dẫn bạn đọc ở nhiều phương diện: - Nội dung lời bàn và các lời bình vừa đạt lý vừa thấu tình. - Bố cục chặt chẽ, hợp lý. - Các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên. |
Sức thuyết phục, hấp dẫn của văn bản được thể hiện ở: + Nội dung luôn thấu tình đạt lý. Các ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ đưa ra với tư cách là một học giả có uy tín, cách trò chuyện thân tình, chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống. + Bố cục chặt chẽ, hợp lý, ý kiến dẫn dắt tự nhiên. + Cách viết giàu hình ảnh, ví von cụ thể sinh động. |
I. DẠNG ĐỀ ĐỌC – HIỂU:
ĐỀ BÀI:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích luỹ ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại. Chúng ta mong tiến lên từ văn hoá, học thuật của giai đoạn này, thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. Nếu xoá bỏ hết các thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy nghìn năm trước. Lúc đó, dù có tiến lên cũng chỉ là đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu.