CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,007
Điểm
113
tác giả
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÝ 9: CHUYÊN ĐỀ VẼ BIỂU ĐỒ được soạn dưới dạng file word gồm 17 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÝ 9

CHUYÊN ĐỀ VẼ BIỂU ĐỒ


****​

I. Các dạng biểu đồ:

  • Có 7 loại biểu đồ với khoảng 20 dạng, được xếp thành 2 nhóm:
  • Biểu đồ thể hiện động thái phát triển: BĐ đường, hình cột, biểu đồ kết hợp, cột chồng vẽ với số liệu tuyệt đối …
  • Biểu đồ cơ cấu: Biểu đồ hình tròn, cột chồng, miền, biểu đồ ô vuông.
  • Để có thể dễ dàng phân biết được các loại biểu đồ, ta có thể tạm xếp biểu đồ thành 2 nhóm với 7 loại biểu đồ và khoảng 20 dạng khác nhau tùy theo cách thể hiện
    ● Nhóm 1: Hệ thống các biểu đồ thể hiện qui mô và động thái phát triển, có các dạng biểu đồ sau: BĐ đường, hình cột, biểu đồ kết hợp
    - Biểu đồ đường biểu diễn:

    ▪ Yêu cầu thể hiện tiến trình động thái phát triển của các hiện tượng theo chuỗi thời gian.
    ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một đường biểu diễn; Biểu đồ nhiều đường biểu diễn (có cùng một đại lượng); Biểu đồ có nhiều đường biểu diễn (có 2 đại lượng khác nhau - Biểu đồ chỉ số phát triển)
    - Biểu đồ hình cột:
    ▪ Yêu cầu thể hiện về qui mô khối lượng của một đại lượng, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đại lượng.
    ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một dãy cột đơn; Biểu đồ có 2, 3,... cột gộp nhóm (cùng một đại lượng); Biểu đồ có 2, 3,...cột gộp nhóm (nhưng có hai hay nhiều đại lượng khác nhau); Biểu đồ nhiều đối tượng trong một thời điểm; Biểu đồ thanh ngang; Tháp dân số (dạng đặc biệt)
    - Biểu đồ kết hợp cột và đường.
    ▪ Yêu cầu thể hiện động lực phát triển và tương quan độ lớn giữa các đại lượng.
    ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ cột và đường (có 2 đại lượng khác nhau); Biểu đồ cột và đường có 3 đại lượng (nhưng phải có 2 đại lượng phải cùng chung một đơn vị tính).
    ● Nhóm 2. Hệ thống các biểu đồ cơ cấu, có các dạng biểu đồ sau: Biểu đồ hình tròn, cột chồng, miền, biểu đồ ô vuông.
    - Biểu đồ hình tròn.

    ▪ Yêu cầu thể hiện: Cơ cấu thành phần của một tổng thể; Qui mô của đối tượng cần trình bày.
    ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một hình tròn; 2, 3 biểu đồ hình tròn (kích thước bằng nhau); 2, 3 biểu đồ hình tròn (kích thước khác nhau); Biểu đồ cặp 2 nửa hình tròn (quạt); Biểu đồ hình vành khăn.
    - Biểu đồ cột chồng.
    ▪ Yêu cầu thể hiện qui mô và cơ cấu thành phần trong một hay nhiều tổng thể.
    ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một cột chồng; Biểu đồ 2, 3 cột chồng (cùng một đại lượng).
    - Biểu đồ miền.
    ▪ Yêu cầu thể hiện đồng thời cả hai mặt cơ cấu và động thái phát triển của đối tượng qua nhiều thời điểm.
    ▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ miền “chồng nối tiếp”; Biểu đồ miền “chồng từ gốc toạ độ”.
    - Biểu đồ 100 ô vuông: Chủ yếu dùng để thể hiện cơ cấu đối tượng. Loại này cũng có các dạng biểu đồ một hay nhiều ô vuông (cùng một đại lượng).
II. Kỹ năng lựa chọn biểu đồ.
1. Yêu cầu chung.


Để thể hiện tốt biểu đồ, cần phải có kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất; kỹ năng tính toán, xử lý số liệu (ví dụ, tính giá trị cơ cấu (%), tính tỉ lệ về chỉ số phát triển, tính bán kính hình tròn...); kỹ năng vẽ biểu đồ (chính xác, đúng, đẹp...); kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ. (Chi tiết, đầy đủ)
2. Cách lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất :

Câu hỏi trong các bài tập thực hành về kĩ năng biểu đồ thường có 3 phần: Lời dẫn (đặt vấn đề); Bảng số liệu thống kê; Lời kết (yêu cầu cần làm)
a) Căn cứ vào lời dẫn (đặt vấn đề). Trong câu hỏi thường có 3 dạng sau:
- Dạng lời dẫn có chỉ định. Ví dụ: “Từ bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu sử dụng … năm...”. Như vậy, ta có thể xác định ngay được biểu đồ cần thể hiện.
- Dạng lời dẫn kín. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau... Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất.... thể hiện…. & cho nhận xét)”. Như vậy, bảng số liệu không đưa ra một gợi ý nào, muốn xác định được biểu đồ cần vẽ, ta chuyển xuống nghiên cứu các thành phần sau của câu hỏi. Với dạng bài tập có lời dẫn kín thì bao giờ ở phần cuối “trong câu kết” cũng gợi ý cho chúng ta nên vẽ biểu đồ gì.
- Dạng lời dẫn mở. Ví dụ: “Cho bảng số liệu... Hãy vẽ biểu đồ sản lượng công nghiệp nước ta phân theo các vùng kinh tế năm...)”. Như vậy, trong câu hỏi đã có gợi ý ngầm là vẽ một loại biểu đồ nhất định. Với dạng ”lời dẫn mở“ cần chú ý vào một số từ gợi mở trong câu hỏi.

+ Khi vẽ biểu đồ đường biểu diễn: Thường có những từ gợi mở đi kèm như “tốc độ …tăng trưởng”, “ sự biến động”, “tốc độ phát triển”, “qua các năm từ... đến...”. Ví dụ: Tốc độ tăng dân số của nước ta qua các năm...; Tình hình biến động về sản lượng lương thực...; Tốc độ phát triển của nền kinh tế.... v.v. (Số liệu tuyệt đối, %)
+ Khi vẽ biểu đồ hình cột: Thường có các từ gợi mở như: “Khối lượng”, “Sản lượ
1702269796902.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn0-OTHSG - HUONG DAN VE BIEU DO.docx
    146.4 KB · Lượt tải : 1
Sửa lần cuối:
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    các chuyên đề địa lí 9 chuyên de bồi dưỡng hsg địa 9 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi địa 9 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi địa lý 9 chuyên đề vẽ biểu đồ địa lí 9 chuyên đề địa chuyên đề địa 10 kết nối tri thức chuyên đề địa 8 chuyên đề địa 9 chuyên đề địa hình việt nam chuyên đề địa lí chuyên đề địa lí 10 cánh diều trang 9 chuyên đề địa lí 9 chuyên đề địa lí dân cư lớp 9 chuyên đề địa lý chuyên địa 9 đề chuyên anh lớp 9 đề chuyên địa đề chuyên địa lớp 10 đề chuyên địa lớp 10 2021 đề chuyên địa lớp 9 đề chuyên địa vào 10 đề thi chuyên anh lớp 9 có đáp án
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top