- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Các biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô Các biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả.
Một số biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả
Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 4
Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 2
Mẹo viết đúng chính tả
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 5
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết đúng chính tả violet
1. Luyện phát âm:
- Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải phát âm chuẩn, cần luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các thanh điệu, các âm đầu, âm chính, âm cuối.
- Trong phân môn chính tả, cho học sinh luyện viết sau đó luyện phát âm những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn lộn (tiếng mang vần khó, tiếng có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ hay thói quen).
2. Phân tích, so sánh:
- Với những tiếng khó, giáo viên cần áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh điểm khác nhau để các em ghi nhớ.
Ví dụ: Khi viết tiếng “muống” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “muốn”, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này.
So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “muống” có âm cuối là “ng” tên của một loại rau (rau muống), tiếng “muốn” có âm cuối là “n” thường ghép sau một tiếng tạo nên từ trong câu văn có nghĩa. Ví dụ: mong muốn…, ước muốn… Giúp học sinh ghi nhớ điều này, khi viết, các em sẽ không viết sai.
3. Giải nghĩa từ:
Có nhiều cách để giải nghĩa từ: Có thể cho học sinh đọc chú giải, đặt câu (nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩa từ), tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh,…
Ví dụ: Phân biệt mắt và mắc
+ Giải nghĩa từ mắt: Cho học sinh quan sát hình ảnh đôi mắt (cơ quan để nhìn).
+ Giải nghĩa từ mắc: Có thể cho học sinh đặt câu với từ mắc (mắc lỗi).
Với những từ nhiều nghĩa, giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ.
4. Ghi nhớ mẹo luật chính tả:
- Nhắc lại cho học sinh nhớ những luật chính tả đơn giản: các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với các nguyên âm i, e, ê.
- Ngoài ra, giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như:
+ Để phân biệt âm đầu tr/ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng “ch” như: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum, chạn,… chuột, chó, chuồn chuồn, châu chấu…
+ Để phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng “s” như: sả, sung, sắn, sim, su su, sầu riêng, sáo, sâu,…
+ Luật bổng – trầm: Trong các từ láy điệp âm đầu, thanh của 2 yếu tố ở cùng một hệ bổng (ngang/sắc/hỏi) hoặc trầm (huyền/ngã/nặng). Để nhớ được 2 nhóm này, giáo viên sẽ dạy cho học sinh thuộc 2 câu thơ:
Em Huyền mang nặng, ngã đau
Anh Ngang sắc thuốc, hỏi đau chỗ nào.
Nghĩa là đa số các từ láy âm đầu, nếu yếu tố đứng trước mang thanh huyền, nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã, nếu yếu tố đứng trước mang thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi (hoặc ngược lại).
Ví dụ: * Bổng
Ngang + hỏi: Che chở, mong mỏi, …
Sắc + hỏi: Nhắc nhở, sắc sảo, …
Hỏi + hỏi: Lỏng lẻo, thủ thỉ,…
* Trầm:
Huyền + ngã: Truyền nhiễm, màu mỡ, …
Nặng + ngã: Nhẹ nhõm, đẹp đẽ,…
Ngã + ngã: Dễ dãi, lẽo đẽo, …
5. Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập:
+ Bài tập trắc nghiệm:
* Khoanh tròn vào chữ cái trước những chữ viết đúng chính tả:
lũ lục b. lũ lụt
dang sơn d. giang sơn
xích lô g. sích lô
* Điền chữ Đ vào ô trống trước những chữ viết đúng chính tả và chữ S vào ô trống trước những chữ viết sai:
Khoan tàu khoang tàu
buồn bả buồn bã
giảng bài dảng bài
* Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành những từ viết đúng chính tả:
A B
đổ tay
đỗ xanh
vẫy rác
vẩy cá
+ Bài tập chọn lựa:
*Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau:
Lan….soạn bánh kẹo, hộp……, nước ngọt để thăm bạn ốm. (sửa, sữa)
Nhìn hoa…. đẹp, bé không…. ngắt. (nỡ, nở).
Em Hà …quét nhà, thỉnh thoảng em ngắm vườn rau xanh …(biếc, biết)
Đêm Trung thu, chúng em phá… rồi nghe bà kể chuyện…tích. (cổ, cỗ)
Bé Mai ….tranh với …. mặt rất tươi. (vẻ, vẽ)
+ Bài tập phát hiện:
*Tìm từ sai chính tả trong câu sau và sửa lại cho đúng:
. Tiếng cô dáo giản bài trang ngiêm mà ấm áp.
. Nhà không có chó, bé đành chơi với Cún Bông, con chó của bát hàng sóm.
+ Bài tập điền khuyết:
* Điền vào chỗ trống:
l/n: ….ong lanh, nao…úng ; s/x: nước …ôi, ăn …ôi.
ia/ya: đêm khu…..; cây m…; c/k: cây …ầu, dòng …ênh
im/ iêm: l……khiết; trái t….. iêt/ iêc : bữa t….. ; thời t…..
+ Bài tập tìm từ:
Học sinh tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý từ đồng âm, từ trái nghĩa.
*Tìm các tiếng chứa tiếng bắt đầu bằng iên hoặc iêng có nghĩa như sau:
– Bộ phận trên mặt người dùng để nói, ăn uống:
– Thức ăn bằng tinh bột, chế biến bằng sợi dài:
*Tìm các tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã có nghĩa như sau:
– Trái nghĩa với khó:
– Chỉ bộ phận cơ thể ở ngay dưới đầu:
– Chỉ bộ phận cơ thể dùng để ngửi:
+ Bài tập phân biệt:
*Chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
(ước/ ướt): mong ….. ; khăn……
(nổi/ nỗi): ……buồn ; …… tiếng.
(lược/ lượt): lần…..; cái……
+ Bài tập giải câu đố:
* Điền tiếng có vần iêt hoặc iêc vào chỗ trống rồi giải câu đố sau:
Mùa gì cây lá….. xanh
Trăm hoa đua nở…….thành bài thơ.
(là mùa….)
* Điền tiếng có vần uôc hoặc uôt vào chỗ trống rồi giải câu đố sau:
Có sắc- để uống hoặc tiêm
Thay sắc bằng nặng- là em nhớ bài.
(là các tiếng….)
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô Các biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả.
Tìm kiếm có liên quan
Một số biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả
Một số biện pháp rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 4
Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 2
Mẹo viết đúng chính tả
Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 5
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết đúng chính tả violet
NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ
1. Luyện phát âm:
- Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải phát âm chuẩn, cần luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các thanh điệu, các âm đầu, âm chính, âm cuối.
- Trong phân môn chính tả, cho học sinh luyện viết sau đó luyện phát âm những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn lộn (tiếng mang vần khó, tiếng có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ hay thói quen).
2. Phân tích, so sánh:
- Với những tiếng khó, giáo viên cần áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh điểm khác nhau để các em ghi nhớ.
Ví dụ: Khi viết tiếng “muống” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “muốn”, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này.
So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “muống” có âm cuối là “ng” tên của một loại rau (rau muống), tiếng “muốn” có âm cuối là “n” thường ghép sau một tiếng tạo nên từ trong câu văn có nghĩa. Ví dụ: mong muốn…, ước muốn… Giúp học sinh ghi nhớ điều này, khi viết, các em sẽ không viết sai.
3. Giải nghĩa từ:
Có nhiều cách để giải nghĩa từ: Có thể cho học sinh đọc chú giải, đặt câu (nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩa từ), tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh,…
Ví dụ: Phân biệt mắt và mắc
+ Giải nghĩa từ mắt: Cho học sinh quan sát hình ảnh đôi mắt (cơ quan để nhìn).
+ Giải nghĩa từ mắc: Có thể cho học sinh đặt câu với từ mắc (mắc lỗi).
Với những từ nhiều nghĩa, giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ.
4. Ghi nhớ mẹo luật chính tả:
- Nhắc lại cho học sinh nhớ những luật chính tả đơn giản: các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với các nguyên âm i, e, ê.
- Ngoài ra, giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như:
+ Để phân biệt âm đầu tr/ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng “ch” như: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum, chạn,… chuột, chó, chuồn chuồn, châu chấu…
+ Để phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng “s” như: sả, sung, sắn, sim, su su, sầu riêng, sáo, sâu,…
+ Luật bổng – trầm: Trong các từ láy điệp âm đầu, thanh của 2 yếu tố ở cùng một hệ bổng (ngang/sắc/hỏi) hoặc trầm (huyền/ngã/nặng). Để nhớ được 2 nhóm này, giáo viên sẽ dạy cho học sinh thuộc 2 câu thơ:
Em Huyền mang nặng, ngã đau
Anh Ngang sắc thuốc, hỏi đau chỗ nào.
Nghĩa là đa số các từ láy âm đầu, nếu yếu tố đứng trước mang thanh huyền, nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã, nếu yếu tố đứng trước mang thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi (hoặc ngược lại).
Ví dụ: * Bổng
Ngang + hỏi: Che chở, mong mỏi, …
Sắc + hỏi: Nhắc nhở, sắc sảo, …
Hỏi + hỏi: Lỏng lẻo, thủ thỉ,…
* Trầm:
Huyền + ngã: Truyền nhiễm, màu mỡ, …
Nặng + ngã: Nhẹ nhõm, đẹp đẽ,…
Ngã + ngã: Dễ dãi, lẽo đẽo, …
5. Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập:
+ Bài tập trắc nghiệm:
* Khoanh tròn vào chữ cái trước những chữ viết đúng chính tả:
lũ lục b. lũ lụt
dang sơn d. giang sơn
xích lô g. sích lô
* Điền chữ Đ vào ô trống trước những chữ viết đúng chính tả và chữ S vào ô trống trước những chữ viết sai:
Khoan tàu khoang tàu
buồn bả buồn bã
giảng bài dảng bài
* Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành những từ viết đúng chính tả:
A B
đổ tay
đỗ xanh
vẫy rác
vẩy cá
+ Bài tập chọn lựa:
*Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau:
Lan….soạn bánh kẹo, hộp……, nước ngọt để thăm bạn ốm. (sửa, sữa)
Nhìn hoa…. đẹp, bé không…. ngắt. (nỡ, nở).
Em Hà …quét nhà, thỉnh thoảng em ngắm vườn rau xanh …(biếc, biết)
Đêm Trung thu, chúng em phá… rồi nghe bà kể chuyện…tích. (cổ, cỗ)
Bé Mai ….tranh với …. mặt rất tươi. (vẻ, vẽ)
+ Bài tập phát hiện:
*Tìm từ sai chính tả trong câu sau và sửa lại cho đúng:
. Tiếng cô dáo giản bài trang ngiêm mà ấm áp.
. Nhà không có chó, bé đành chơi với Cún Bông, con chó của bát hàng sóm.
+ Bài tập điền khuyết:
* Điền vào chỗ trống:
l/n: ….ong lanh, nao…úng ; s/x: nước …ôi, ăn …ôi.
ia/ya: đêm khu…..; cây m…; c/k: cây …ầu, dòng …ênh
im/ iêm: l……khiết; trái t….. iêt/ iêc : bữa t….. ; thời t…..
+ Bài tập tìm từ:
Học sinh tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý từ đồng âm, từ trái nghĩa.
*Tìm các tiếng chứa tiếng bắt đầu bằng iên hoặc iêng có nghĩa như sau:
– Bộ phận trên mặt người dùng để nói, ăn uống:
– Thức ăn bằng tinh bột, chế biến bằng sợi dài:
*Tìm các tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã có nghĩa như sau:
– Trái nghĩa với khó:
– Chỉ bộ phận cơ thể ở ngay dưới đầu:
– Chỉ bộ phận cơ thể dùng để ngửi:
+ Bài tập phân biệt:
*Chọn chữ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
(ước/ ướt): mong ….. ; khăn……
(nổi/ nỗi): ……buồn ; …… tiếng.
(lược/ lượt): lần…..; cái……
+ Bài tập giải câu đố:
* Điền tiếng có vần iêt hoặc iêc vào chỗ trống rồi giải câu đố sau:
Mùa gì cây lá….. xanh
Trăm hoa đua nở…….thành bài thơ.
(là mùa….)
* Điền tiếng có vần uôc hoặc uôt vào chỗ trống rồi giải câu đố sau:
Có sắc- để uống hoặc tiêm
Thay sắc bằng nặng- là em nhớ bài.
(là các tiếng….)