Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
CÁC CHUYÊN ĐỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC ÔN THI HSG NGỮ VĂN LỚP 9 được soạn dưới dạng file word/ powerpoint gồm các thư mục, file, links. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Ngôn từ là chất liệu xây dựng hình tượng của văn học
Nghệ thuật nói chung đều phản ánh cuộc sống con người nhưng mỗi ngành nghệ thuật có một chất liệu riêng. Hội họa dùng màu sắc, đường nét… âm nhạc diễn tả bằng âm thanh, tiết tấu… điêu khắc dùng chất liệu (kim loại, đá, gỗ…) tạo nên hình khối, đường nét v.v… Còn văn học phải diễn tả bằng ngôn từ. Mỗi tác phẩm văn học phải được gắn liền với một thứ ngôn ngữ và văn tự (gốc) nhất định. Ngôn ngữ, văn tự là công cụ của nhà văn. Nhà văn Nguyễn Tuân được ca ngợi là bậc thầy về ngôn ngữ. Văn của ông là tờ hoa, là trang văn. Hồ Chí Minh viết văn làm thơ bằng tiếng mẹ đẻ, bằng tiếng Pháp, bằng chữ Hán.
2. Những đặc điểm của ngôn từ văn học
- Nhà văn nhà thơ phải sử dụng ngôn từ và trau chuốt nó, tạo thành một thứ ngôn ngữ văn chương giàu có, sang trọng, đẹp đẽ. Ngôn ngữ văn học có những đặc điểm sau:
– Tính hệ thống
– Tính chính xác
– Tính truyền cảm
– Tính hình tượng
– Tính hàm súc, đa nghĩa
– Tính cá thể hoá
Trong đó, tính chính xác, tính truyền cảm, tính hình tượng là cực kỳ quan trọng. Nói rằng “Văn hoa dã chất chi đối”, “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” là như vậy. Kim Trọng khen Kiều khi nàng làm một bài thơ viết lên bức tranh Kim Trọng mới vẽ:
“Khen tài nhả ngọc phun châu,
Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này!”
Nhà văn sử dụng ngôn từ để xây dựng hình tượng văn học. Vì thế đọc sách hoặc phân tích thơ văn không được thoát li văn bản và ngôn từ.
Ngoài ra, ngôn từ còn phải có tính trong sáng, phù hợp chuẩn mực toàn dân và có tính mới lạ, hấp dẫn.
3. Tính chất “phi vật thể” của chất liệu ngôn từ và khả năng diễn tả đặc biệt phong phú của nghệ thuật ngôn từ
- Xem tranh xem ti vi… đã thấy được cụ thể cảnh vật, sự việc biểu hiện. Đọc văn, ta phải tưởng tượng, liên tưởng, suy luận, cảm xúc với tất cả mọi giác quan và tâm hồn, mới hình dung được cảnh vật, sự việc. Điều đó nói lên rằng, ngôn từ mang tính chất “phi vật thể”. Con chứ đấy, câu thơ đấy nhưng không phải ai cũng hiểu và cảm như nhau.
- Ngôn từ có sức mạnh vạn năng, có thể diễn tả sự việc theo dòng chảy lịch sử qua hàng trăm năm, hàng vạn năm trên một không gian hữu hạn hoặc rộng lớn vô hạn.
- Ngôn từ còn có khả năng diễn tả những rung động biến thái của tâm hồn con người. Thật là kỳ diệu khi Nguyễn Trãi viết:
“Ngư ca tam xướng yên hồ khoát,
Mục đích nhất thanh thiên nguyệt cao!”
VĂN HỌC LÀ NGHỆ THUẬT NGÔN TỪ
1. Ngôn từ là chất liệu xây dựng hình tượng của văn học
Nghệ thuật nói chung đều phản ánh cuộc sống con người nhưng mỗi ngành nghệ thuật có một chất liệu riêng. Hội họa dùng màu sắc, đường nét… âm nhạc diễn tả bằng âm thanh, tiết tấu… điêu khắc dùng chất liệu (kim loại, đá, gỗ…) tạo nên hình khối, đường nét v.v… Còn văn học phải diễn tả bằng ngôn từ. Mỗi tác phẩm văn học phải được gắn liền với một thứ ngôn ngữ và văn tự (gốc) nhất định. Ngôn ngữ, văn tự là công cụ của nhà văn. Nhà văn Nguyễn Tuân được ca ngợi là bậc thầy về ngôn ngữ. Văn của ông là tờ hoa, là trang văn. Hồ Chí Minh viết văn làm thơ bằng tiếng mẹ đẻ, bằng tiếng Pháp, bằng chữ Hán.
2. Những đặc điểm của ngôn từ văn học
- Nhà văn nhà thơ phải sử dụng ngôn từ và trau chuốt nó, tạo thành một thứ ngôn ngữ văn chương giàu có, sang trọng, đẹp đẽ. Ngôn ngữ văn học có những đặc điểm sau:
– Tính hệ thống
– Tính chính xác
– Tính truyền cảm
– Tính hình tượng
– Tính hàm súc, đa nghĩa
– Tính cá thể hoá
Trong đó, tính chính xác, tính truyền cảm, tính hình tượng là cực kỳ quan trọng. Nói rằng “Văn hoa dã chất chi đối”, “Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” là như vậy. Kim Trọng khen Kiều khi nàng làm một bài thơ viết lên bức tranh Kim Trọng mới vẽ:
“Khen tài nhả ngọc phun châu,
Nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này!”
Nhà văn sử dụng ngôn từ để xây dựng hình tượng văn học. Vì thế đọc sách hoặc phân tích thơ văn không được thoát li văn bản và ngôn từ.
Ngoài ra, ngôn từ còn phải có tính trong sáng, phù hợp chuẩn mực toàn dân và có tính mới lạ, hấp dẫn.
3. Tính chất “phi vật thể” của chất liệu ngôn từ và khả năng diễn tả đặc biệt phong phú của nghệ thuật ngôn từ
- Xem tranh xem ti vi… đã thấy được cụ thể cảnh vật, sự việc biểu hiện. Đọc văn, ta phải tưởng tượng, liên tưởng, suy luận, cảm xúc với tất cả mọi giác quan và tâm hồn, mới hình dung được cảnh vật, sự việc. Điều đó nói lên rằng, ngôn từ mang tính chất “phi vật thể”. Con chứ đấy, câu thơ đấy nhưng không phải ai cũng hiểu và cảm như nhau.
- Ngôn từ có sức mạnh vạn năng, có thể diễn tả sự việc theo dòng chảy lịch sử qua hàng trăm năm, hàng vạn năm trên một không gian hữu hạn hoặc rộng lớn vô hạn.
- Ngôn từ còn có khả năng diễn tả những rung động biến thái của tâm hồn con người. Thật là kỳ diệu khi Nguyễn Trãi viết:
“Ngư ca tam xướng yên hồ khoát,
Mục đích nhất thanh thiên nguyệt cao!”