- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
Các dạng bài tập sinh học 12 và cách giải RẤT HAY
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô, các em tài liệu Các dạng bài tập sinh học 12 và cách giải RẤT HAY. Đây là bộ các dạng bài tập sinh học 12 theo chuyên đề, các dạng bài tập sinh học 12 nâng cao, sách các dạng bài tập sinh học 12, các dạng bài tập di truyền sinh học 12... tuyển tập file word dùng ôn thi TN THPT. Thầy cô và các em download file Các dạng bài tập sinh học 12 và cách giải tại mục đính kèm.
Công thức số lượng Acid Nucleic
ADN cấu tạo gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X. Trong đó, A chỉ liên kết với T, G chỉ liên kết với X nên ta có.
Tổng số lượng Acid Nucleic của phân tử AND là:
Căn cứ vào công thức ta có:
ADN có 2 mạch đơn. A, T, G, X trên mạch 1 sẽ liên kết tương ứng với T, A, X, G trên mạch 2 nên ta có.
Căn cứ vào công thức ta có
G, T, X tương tự
Mối liên hệ giữa số lượng N với M, L, C
Đường kính ADN bằng 20Å (angstrom), mỗi chu kì xoắn có 10 cặp Nu, mỗi Nu dài 3,4Å , khối lượng 1 Nu khoảng 300dvC. Vậy
(1 Å = 10-4 micromet = 10-7 mm)
Công thức tính tổng số liên kết Hirdo (H), liên kết hóa trị, liên kết hóa trị đường phốt phát
Trong phân tử ADN, A chỉ liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G chỉ liên kết với X bằng 3 liên kết hidro. Nên
Xét theo điểm “nóng chảy”, gen bền hơn khi có số liên kết Hidro lớn hơn. Khi 2 gen bằng nhau ta dễ dàng chứng minh được gen nào có tỉ lệ G lớn hơn thì gen đó bền hơn. Thật vậy.
Trong mỗi mạch đơn của gen , 2 Nu nối với nhau bằng 1 liên kết hoá trị , 3 Nu nối nhau bằng 2 liên kết hoá trị nên số liên kết hóa trị nối giữa các Nu trên 1 mạch gen là:
Trên 2 mạch gen sẽ là:
c) Số liên kết hoá trị đường – photphat trong gen
Ngoài các liên kết hoá trị nối giữa các Nu trong gen thì trong mỗi Nu có 1 liên kết hoá trị gắn thành phần của Acid photphoric vào thành phần đường . Do đó số liên kết hoá trị Đ – P trong cả ADN là :
TÁI BẢN
Quá trình sao chép
Helicase tháo xoắn tại vị trí chạc sao chép.
Protein bám sợi đơn (SSB) bám vào các sợi đơn ADN vừa giải phóng để ngăn chúng kết hợp lại.
Topoisomerase (enzim girase) giảm lực căng do quá trình tháo xoắn bằng cách cắt tạm thời 2 mạch ADN cho quay rồi nối lại.
Primase tổng hợp đoạn mồi tại đầu 5’ của mạch liên tục và mach ra chậm (okazaki).
ADN pol III kéo dài mạch mới bằng cách bổ sung thêm các Nucleotic vào đầu 3’OH của mạch ADN đang tổng hợp hoặc của ARN mồi.
ADN pol I loại đoạn mồi từ dầu 5’ đồng thời tổng hợp đoạn ADN thay thế nó.
ADN ligase nối đầu 3’OH của đoạn ADN mới tổng hợp thay thế đoạn mồi và đoạn ADN mới tổng hợp liền kề với nó.
Xét 1 phân tử ADN điển hình (mạch kép) qua n lần nhân đôi.
Tổng số liên kết hydro (H) hình thành là
Khi AND nhân đôi lần thứ nhất ta có số H hình thành là
Khi AND nhân đôi lần thứ 2 ta có số H hình thành là
Vậy ta tổng quát được công thức:
Tổng số liên kết hydro (H) bị phá hủy là
Tổng số H bị phá hủy = tổng số H mới hình thành + số H mạch gốc – số H hình thành ở lần nhân đôi cuối
Tổng số liên kết hóa trị hình thành là:
Đột biến
Đột biến dạng Nu hiếm (A*, T*, G*, X*)
Từ sơ đồ trên ta nhân thấy rằng, từ 1 gen bị đột biến sau 2 lần nhân đôi sẽ cho 1 gen bị đột biến thay thế. Nếu quá trình này lặp lại liên tiếp thì số gen đột biến (k) là:
Đột biến do 5-BU (5 – brom uraxin)
Đột biến do acridin
Nếu acridin chèn vào mạch gốc thì qua nhân đôi các gen con sẽ bị đột biến thêm 1 cặp Nu. Nếu acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp thì các gen con bị đột biến mất 1 cặp Nu. Nếu ở lần nguyên phân thứ a của 1 gen nào đó bị đột biến bởi acridin trong n lần nguyên phân thì số gen độ biến (k) là.
Cấu trúc
ARN là một poliribonucleotic mạch đơn gồm có 4 đơn phân A, U, G, X. Tuỳ và số lượng và trật tự sắp xếp các đơn phân mà có thể cho ra vô số phân tử ARN khác nhau. Căn cứ vào sự khác biệt về cấu trúc và chức năng giữa chúng người ta chia ra làm 3 nhóm chính đó là: mARN, tARN, rARN. Ngoài ra còn một dạng ARN khác làm chức năng xúc tác phản ứng theo kiểu enzyme, người ta gọi nó là ribozyme.
mARN (ARN thông tin). Cấu tạo mạch thẳng, không đóng xoắn, (khoảng vài trăm Nu), đôi khi người ta còn thấy có sự bắt cặp bổ sung trên 1 mạch giữa các bazonito. Cấu trúc của nó gồm 3 thành phần chính là: bộ 3 khởi đâu (AUG), bộ 3 mã hoá (60 bộ 3), bộ 3 kết thúc (UAA, UAG, UGA). Khối lượng thì bé nhưng rất đa dạng, thời gian tồn tại tương đối ngắn. Nhiệm vụ chủ yếu của nó được dùng trực tiếp để dịch mã, truyền thông tin di truyền từ ADN sang protein.
tARN (ARN vận chuyển). Cấu tạo dạng mạch đơn, xoắn, có cấu trúc không gian hình chữ L (khoảng 80 Nu). Cấu trúc gồm 3 thuỳ, mỗi thuỳ thực hiện 1 chức năng như mang bộ ba đối mã, mang acid amin…. Vị trí gắn amino acid là ở đầu 3’AXX5’. Chỉ có 45 loại tARN. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là đọc và dịch mã.
rARN (ARN ribosome). Cấu tạo gồm mạch đơn ARN liên kết với protein. Gồm có 2 tiểu phần bé và lớn. Có 3 vùng là A, P, E. Vùng E giải thoát tARN, vùng P kết nối tARN và mARN lại với nhau (giữ vững), vùng A cố định tARN khi đang lắp ráp amino acid. Số lượng của chúng rất nhiều trong tế bào, đặc biệt là tế bào tổng hợp nhiều protein. Nhiệm vụ của chúng là tổng hợp protein.
Phiên mã
Quá trình phiên mã
Khởi đầu phiên mã: ARN polimerase nhận biết và gắn vào vùng promotor, enzyme này đồng thời dãn xoắn 2 mạch ADN.
Kéo dài mạch ARN: ARN polimerase dịch chuyển theo chiều 3’ ⇒ 5’ của mạch ADN gốc và tổng hợp mạch ARN mới theo chiều 5’⇒ 3’, ngay sau đó các mạch ADN kết hợp lại với nhau và xoắn lại như lúc ban đầu.
Kết thúc phiên mã: phân tử ARN sơ khai, ARN polimerase giải phóng khỏi phức hệ phiên mã.
Biến đổi sau phiên mã: phân tử ARN sơ khai ở sinh vật nhân sơ mới tạo ra sẽ được dịch mã ngay lập tức. Ở sinh vật nhân thực, phân tử ARN sơ khai này sẽ được gia công thêm để hoàn chỉnh như: cắt các đoạn không mã hoá, nối các đoạn mã hoá, bổ sung mũ guanin ở đầu 5’ và gắn thêm chuỗi poliA ở đầu 3’. Mục đích cắt nối chủ yếu là làm cho mARN đa dạng, không phiên mã nhiều, tạo ra một tập hợp họ ARN tham gia vào một chuỗi phản ứng nhất định. Mục đích gắn chóp và thêm đuôi để bảo vệ mARN khỏi bị phân giải, là dấu địa chỉ đi đến đúng vị trí và dịch mã đúng lúc, đầu 5’ giúp ribosome nhận biết và gắn vào, cung cấp năng lượng….
Các đại lượng liên quan
Quá trình phiên mã xảy ra theo nguyên tắc bổ sung A trên một mạch gốc ADN sẽ liên kết với U của ARN (rU), cứ thế G sẽ liên kết với X, T liên kết với A. Bởi vậy ta có hệ quả:
XEM THÊM:
Số lần ARN pol trượt qua mạch gốc ADN tương ứng với số phân tử ARN sơ khai được tạo ra và cũng bằng với số lần phiên mã (k), số Nu từng loại cung cấp cho quá trình này tương ứng bằng tổng số nu từng loại có trên các phân tử ARN sơ khai tạo ra hay bằng k lần vật liệu gốc. Ta có thể suy tổng số Nu từng loại cung cấp theo mạch ADN gốc hoặc mạch ADN bổ sung.
Lưu ý: ADN của nhân sơ là gen không phân mảnh nên không có quá trình cắt nối mARN sơ khai, còn nhân thực thì ngược lại, ở đây ta chỉ xét trrong mARN sơ khai.
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô, các em tài liệu Các dạng bài tập sinh học 12 và cách giải RẤT HAY. Đây là bộ các dạng bài tập sinh học 12 theo chuyên đề, các dạng bài tập sinh học 12 nâng cao, sách các dạng bài tập sinh học 12, các dạng bài tập di truyền sinh học 12... tuyển tập file word dùng ôn thi TN THPT. Thầy cô và các em download file Các dạng bài tập sinh học 12 và cách giải tại mục đính kèm.
Công thức số lượng Acid Nucleic
ADN cấu tạo gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X. Trong đó, A chỉ liên kết với T, G chỉ liên kết với X nên ta có.
A = T G = X
Tổng số lượng Acid Nucleic của phân tử AND là:
N = A + T + G + X = 2A + 2G
Căn cứ vào công thức ta có:
ADN có 2 mạch đơn. A, T, G, X trên mạch 1 sẽ liên kết tương ứng với T, A, X, G trên mạch 2 nên ta có.
Căn cứ vào công thức ta có
G, T, X tương tự
Mối liên hệ giữa số lượng N với M, L, C
Đường kính ADN bằng 20Å (angstrom), mỗi chu kì xoắn có 10 cặp Nu, mỗi Nu dài 3,4Å , khối lượng 1 Nu khoảng 300dvC. Vậy
(1 Å = 10-4 micromet = 10-7 mm)
Công thức tính tổng số liên kết Hirdo (H), liên kết hóa trị, liên kết hóa trị đường phốt phát
Trong phân tử ADN, A chỉ liên kết với T bằng 2 liên kết hidro, G chỉ liên kết với X bằng 3 liên kết hidro. Nên
H = 2A + 3G = N + G
Xét theo điểm “nóng chảy”, gen bền hơn khi có số liên kết Hidro lớn hơn. Khi 2 gen bằng nhau ta dễ dàng chứng minh được gen nào có tỉ lệ G lớn hơn thì gen đó bền hơn. Thật vậy.
Trong mỗi mạch đơn của gen , 2 Nu nối với nhau bằng 1 liên kết hoá trị , 3 Nu nối nhau bằng 2 liên kết hoá trị nên số liên kết hóa trị nối giữa các Nu trên 1 mạch gen là:
Trên 2 mạch gen sẽ là:
c) Số liên kết hoá trị đường – photphat trong gen
Ngoài các liên kết hoá trị nối giữa các Nu trong gen thì trong mỗi Nu có 1 liên kết hoá trị gắn thành phần của Acid photphoric vào thành phần đường . Do đó số liên kết hoá trị Đ – P trong cả ADN là :
TÁI BẢN
Quá trình sao chép
Helicase tháo xoắn tại vị trí chạc sao chép.
Protein bám sợi đơn (SSB) bám vào các sợi đơn ADN vừa giải phóng để ngăn chúng kết hợp lại.
Topoisomerase (enzim girase) giảm lực căng do quá trình tháo xoắn bằng cách cắt tạm thời 2 mạch ADN cho quay rồi nối lại.
Primase tổng hợp đoạn mồi tại đầu 5’ của mạch liên tục và mach ra chậm (okazaki).
ADN pol III kéo dài mạch mới bằng cách bổ sung thêm các Nucleotic vào đầu 3’OH của mạch ADN đang tổng hợp hoặc của ARN mồi.
ADN pol I loại đoạn mồi từ dầu 5’ đồng thời tổng hợp đoạn ADN thay thế nó.
ADN ligase nối đầu 3’OH của đoạn ADN mới tổng hợp thay thế đoạn mồi và đoạn ADN mới tổng hợp liền kề với nó.
Xét 1 phân tử ADN điển hình (mạch kép) qua n lần nhân đôi.
Tổng số liên kết hydro (H) hình thành là
Khi AND nhân đôi lần thứ nhất ta có số H hình thành là
Khi AND nhân đôi lần thứ 2 ta có số H hình thành là
Vậy ta tổng quát được công thức:
Tổng số liên kết hydro (H) bị phá hủy là
Tổng số H bị phá hủy = tổng số H mới hình thành + số H mạch gốc – số H hình thành ở lần nhân đôi cuối
Tổng số liên kết hóa trị hình thành là:
Đột biến
Đột biến dạng Nu hiếm (A*, T*, G*, X*)
Từ sơ đồ trên ta nhân thấy rằng, từ 1 gen bị đột biến sau 2 lần nhân đôi sẽ cho 1 gen bị đột biến thay thế. Nếu quá trình này lặp lại liên tiếp thì số gen đột biến (k) là:
Đột biến do 5-BU (5 – brom uraxin)
Đột biến do acridin
Nếu acridin chèn vào mạch gốc thì qua nhân đôi các gen con sẽ bị đột biến thêm 1 cặp Nu. Nếu acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp thì các gen con bị đột biến mất 1 cặp Nu. Nếu ở lần nguyên phân thứ a của 1 gen nào đó bị đột biến bởi acridin trong n lần nguyên phân thì số gen độ biến (k) là.
ARN
Cấu trúc
ARN là một poliribonucleotic mạch đơn gồm có 4 đơn phân A, U, G, X. Tuỳ và số lượng và trật tự sắp xếp các đơn phân mà có thể cho ra vô số phân tử ARN khác nhau. Căn cứ vào sự khác biệt về cấu trúc và chức năng giữa chúng người ta chia ra làm 3 nhóm chính đó là: mARN, tARN, rARN. Ngoài ra còn một dạng ARN khác làm chức năng xúc tác phản ứng theo kiểu enzyme, người ta gọi nó là ribozyme.
mARN (ARN thông tin). Cấu tạo mạch thẳng, không đóng xoắn, (khoảng vài trăm Nu), đôi khi người ta còn thấy có sự bắt cặp bổ sung trên 1 mạch giữa các bazonito. Cấu trúc của nó gồm 3 thành phần chính là: bộ 3 khởi đâu (AUG), bộ 3 mã hoá (60 bộ 3), bộ 3 kết thúc (UAA, UAG, UGA). Khối lượng thì bé nhưng rất đa dạng, thời gian tồn tại tương đối ngắn. Nhiệm vụ chủ yếu của nó được dùng trực tiếp để dịch mã, truyền thông tin di truyền từ ADN sang protein.
tARN (ARN vận chuyển). Cấu tạo dạng mạch đơn, xoắn, có cấu trúc không gian hình chữ L (khoảng 80 Nu). Cấu trúc gồm 3 thuỳ, mỗi thuỳ thực hiện 1 chức năng như mang bộ ba đối mã, mang acid amin…. Vị trí gắn amino acid là ở đầu 3’AXX5’. Chỉ có 45 loại tARN. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là đọc và dịch mã.
rARN (ARN ribosome). Cấu tạo gồm mạch đơn ARN liên kết với protein. Gồm có 2 tiểu phần bé và lớn. Có 3 vùng là A, P, E. Vùng E giải thoát tARN, vùng P kết nối tARN và mARN lại với nhau (giữ vững), vùng A cố định tARN khi đang lắp ráp amino acid. Số lượng của chúng rất nhiều trong tế bào, đặc biệt là tế bào tổng hợp nhiều protein. Nhiệm vụ của chúng là tổng hợp protein.
Phiên mã
Quá trình phiên mã
Khởi đầu phiên mã: ARN polimerase nhận biết và gắn vào vùng promotor, enzyme này đồng thời dãn xoắn 2 mạch ADN.
Kéo dài mạch ARN: ARN polimerase dịch chuyển theo chiều 3’ ⇒ 5’ của mạch ADN gốc và tổng hợp mạch ARN mới theo chiều 5’⇒ 3’, ngay sau đó các mạch ADN kết hợp lại với nhau và xoắn lại như lúc ban đầu.
Kết thúc phiên mã: phân tử ARN sơ khai, ARN polimerase giải phóng khỏi phức hệ phiên mã.
Biến đổi sau phiên mã: phân tử ARN sơ khai ở sinh vật nhân sơ mới tạo ra sẽ được dịch mã ngay lập tức. Ở sinh vật nhân thực, phân tử ARN sơ khai này sẽ được gia công thêm để hoàn chỉnh như: cắt các đoạn không mã hoá, nối các đoạn mã hoá, bổ sung mũ guanin ở đầu 5’ và gắn thêm chuỗi poliA ở đầu 3’. Mục đích cắt nối chủ yếu là làm cho mARN đa dạng, không phiên mã nhiều, tạo ra một tập hợp họ ARN tham gia vào một chuỗi phản ứng nhất định. Mục đích gắn chóp và thêm đuôi để bảo vệ mARN khỏi bị phân giải, là dấu địa chỉ đi đến đúng vị trí và dịch mã đúng lúc, đầu 5’ giúp ribosome nhận biết và gắn vào, cung cấp năng lượng….
Các đại lượng liên quan
Quá trình phiên mã xảy ra theo nguyên tắc bổ sung A trên một mạch gốc ADN sẽ liên kết với U của ARN (rU), cứ thế G sẽ liên kết với X, T liên kết với A. Bởi vậy ta có hệ quả:
XEM THÊM:
- Câu trắc nghiệm phần quy luật di truyền của menđen
- Câu trắc nghiệm cơ sở vật chất và cơ chế di truyền
- Tài liệu trắc nghiệm Sinh 12 có đáp án
- Tóm tắt lý thuyết Sinh 12
- Hệ thống toàn diện kiến thức sinh học 12
- Tài liệu lý thuyết sinh học lớp 12
- Bài tập trắc nghiệm sinh học 12
- Chuyên Đề Tương Tác Gen Sinh Học 12
- Chuyên Đề Đột Biến Nhiễm Sắc Thể Sinh Học 12
- Chuyên Đề Di Truyền Học Quần Thể Sinh Học 12
- Chuyên Đề Di Truyền Phả Hệ Sinh Học 12
- Bài tập di truyền liên kết với giới tính LỚP 12
- Chuyên đề các quy luật di truyền lớp 12
- Chuyên đề di truyền học người lớp 12
- Câu trắc nghiệm chuyên đề đột biến gen
- Câu trắc nghiệm về tương tác gen
- Giải bài tập trao đổi chéo kép
- Phương pháp giải bài tập về di truyền liên kết
- Giải bài tập phương pháp nghiên cứu di truyền người
- Câu Trắc Nghiệm Môn Sinh 12 Vận Dụng Cao
- Đề Thi HSG Sinh Học 12 Cấp Trường
- Đề Cương Ôn Tập Sinh 12 Giữa Học Kỳ 1
- Đề thi hsg sinh 12 cấp trường
- Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Sinh Học Lớp 12
- Đề Thi HSG Tỉnh Quảng Nam
- Đề thi học sinh giỏi môn sinh lớp 12
- Đề thi học sinh giỏi môn sinh lớp 12 trắc nghiệm
- Đề Thi Học Sinh Giỏi Môn Sinh LỚP 12
- Đề Thi HSG Sinh Học 12
- Đề cương ôn tập môn sinh học 12 học kì 2
- Đề thi khảo sát môn sinh lớp 12
- Đề thi học kì 2 sinh 12 có đáp án
- Đề kiểm tra sinh 12 giữa học kì 2
- Đề thi giữa học kì 2 môn sinh lớp 12
Số lần ARN pol trượt qua mạch gốc ADN tương ứng với số phân tử ARN sơ khai được tạo ra và cũng bằng với số lần phiên mã (k), số Nu từng loại cung cấp cho quá trình này tương ứng bằng tổng số nu từng loại có trên các phân tử ARN sơ khai tạo ra hay bằng k lần vật liệu gốc. Ta có thể suy tổng số Nu từng loại cung cấp theo mạch ADN gốc hoặc mạch ADN bổ sung.
Lưu ý: ADN của nhân sơ là gen không phân mảnh nên không có quá trình cắt nối mARN sơ khai, còn nhân thực thì ngược lại, ở đây ta chỉ xét trrong mARN sơ khai.