Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
CÁC DẠNG ĐỀ VĂN TRONG KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 201 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Văn bản nhật dụng (loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, miêu tả, đánh giá… vấn đề bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: vấn đề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy... Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bản báo chí).
Xoay quanh các vấn đề liên quan tới:
- ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
- Phạm vi của phần đọc – hiểu trong kì thi THPTQuốc gia
- Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):
+ Văn bản trong chương trình (nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm).
+ Văn bản ngoài chương trình (các văn bản cùng loại với các văn bản được học trong chương trình).Văn bản nhật dụng (loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, miêu tả, đánh giá… vấn đề bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: vấn đề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy... Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bản báo chí).
Xoay quanh các vấn đề liên quan tới:
+ Tác giả.
+ Nội dung và nghệ thuật của văn bản hoặc trong SGK hoặc ngoài SGK.
+ Nội dung và nghệ thuật của văn bản hoặc trong SGK hoặc ngoài SGK.
- 50% lấy trong SGK và 50% ngoài SGK.
- Dài vừa phải. Số lượng câu phức và câu đơn hợp lí. Không có nhiều từ địa phương, cân đối giữa nghĩa đen và nghĩa bóng.
Yêu cầu cơ bản của phần Đọc – hiểu trong kì thi THPT Quốc gia
- Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, các biện pháp tu từ…
- Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản.
- Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.
- Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn.
Những kiến thức cần có để thực hiện việc Đọc – hiểu văn bản
- Kiến thức về từ
- Nắm vững các loại từ cơ bản: danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ, từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán – Việt…
- Hiểu được các loại nghĩa của từ: nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái…
Kiến thức về câu
- Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp.
- Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).
- Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định, câu nghi vấn…
Kiến thức về các biện pháp tu từ
- Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu…
- Tu từ về từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng…
- Tu từ về câu: lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng…
Kiến thức về văn bản
- Các loại văn bản.
- Các phương thức biểu đạt.