- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
Cách tìm các hợp âm dùng trong một bài nhạc Việt
Trước hết nhìn vào 1 bản nhạc thì có hai trường hợp: hoặc bài ấy đã có ghi sẵn các hợp âm (chords), hoặc không ghi hợp âm nào cả. Nếu có ghi sẵn hợp âm thì tốt, vì vấn đề cho bàn tay trái đã được giải quyết xong và bạn chỉ còn cần tìm cách làm sao để chạy các ngón tay phải. Tuy nhiên thông thường thì các bản nhạc Việt không ghi kèm các hợp âm, và rất nhiều trường hợp tuy có ghi hợp âm nhưng nghe không xuôi tai cho lắm!
Do đó trước khi cầm lấy cây đàn, việc đầu tiên mà các bạn cần nắm vững là nên biết cách tìm các hợp âm dùng trong bài . Ba vấn đề chính thuộc bàn tay trái là:
1: Tìm chủ âm của bài nhạc
2: Tìm các hợp âm trong bài nhạc
3: Ðặt các hợp âm vào bài nhạc.
1 : Tìm chủ âm của bài nhạc
Hãy nhìn vào bộ khóa ở đầu bài nhạc, ta sẽ thấy có 3 trường hợp xảy ra
a) Bộ khóa không có dấu thăng giảm : Chủ âm của bài có thể là Do trưởng (C) hay La thứ (Am)
b) Bộ khóa có dấu thăng : Từ dấu thăng cuối cùng, cọng thêm nửa cung thì sẽ có tên chủ âm trưởng, rồi từ đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên âm giai tương ứng là chủ âm thứ
c) Bộ khóa có dấu giảm : Nếu có 1 dấu giảm (Bb) thì chủ âm của bài có thể là Fa trưởng (F) hay Re thứ (Dm) . Nếu có hơn 1 dấu giảm, thì dấu giảm ngay trước dấu giảm cuối sẽ là tên của chủ âm trưởng và sau đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên của chủ âm ở cung thứ
Tại sao ta lại chưa biết rõ được chủ âm của bài nhạc thuộc cung trưởng hay thứ ngay như thế? Hãy tưởng tượng việc tìm chủ âm của một bài nhạc mới cũng như bạn đang đứng trước một căn nhà lạ. Bạn gõ cửa nhưng không biết người chủ gia đình ra mở cửa là người cha (trưởng) hay mẹ (thứ)
Bài tập:
a) Bộ khóa có 3 dấu thăng : 3 dấu thăng này theo thứ tự là Fa, Do, Sol. Dấu thăng cuối cùng là Sol (G) , vậy thì bài này có thể ở chủ âm La trưởng (A) (vì Sol # cọng ½ cung là La ) . Nếu người cha tên là La (A) thì bà mẹ (âm giai tương ứng) tên là gì? Từ La, đếm xuống Sol (G) rồi xuống Fa ( F ) . Phải chăng bà mẹ tên là Fa thứ ? Không hẳn vậy, vì nhìn nơi bộ khóa thì sẽ thấy có dấu F# nghĩa là tất cả các nốt Fa trong bài sẽ mang dấu thăng. Do đó tên của bà mẹ trong ngôi nhà này sẽ là Fa thăng (F#) và bài này cũng có thể thuộc chủ âm Fa thăng thứ ( F#m )
b) Bộ khóa có 2 dấu giảm: 2 dấu giảm này là Si ( , Mi (E). Dấu giảm trước cuối cùng là Si ( , nên chủ âm bài này có thể là Si giảm trưởng (Bb major) hay Sol thứ (Gm)
Ðến đây thì bạn đã tìm ra được bài nhạc này có thể thuộc một trong 2 chủ âm. Ðiều này tương tự như biết được tên người cha (trưởng) và người mẹ (thứ) trong gia đình này nhưng chưa biết ai là người ... “cầm quyền” trong nhà ?
Bước kế tiếp là tìm xem chủ âm nào là chính? Muốn vậy bạn chỉ cần nhìn vào nốt cuối cùng trong bài nhạc. Nó là một trong 2 nốt này và đó là tên chủ âm của bài
Thí dụ:
a) Bộ khóa có 2 dấu thăng (Fa# và Do#) và tận cùng bằng nối Si ( : Bài này thuộc cung Si thứ (B minor) và âm giai tương ứng là Re trưởng (D). Nói một cách khác, trong gia đình này thì người vợ (Bm) cầm quyền (!) và người chồng (D) chỉ đóng vai trò thứ yếu. Bài nhạc ở cung thứ thường có âm hưởng buồn
b) Bộ khóa có 3 dấu giảm (Si b, Mi b, La b) và tận cùng bằng nốt Mi b ( Eb) : Bài này ở cung Mi giảm trưởng (Eb major) và âm giai tương ứng là Do thứ ( Cm ). Trong “gia đình” này thì người chồng (Eb) cầm quyền, và người vợ (Cm) giữ vai trò thứ yếu. Bài nhạc ở cung trưởng có âm hưởng vui tươi, mạnh mẽ
2: Tìm các hợp âm trong bài nhạc
Thông thường thì các bài nhạc Việt chỉ dùng 6 hợp âm chính. Thử tưởng tượng gia đình này có 4 con: 2 trai và 2 gái. Ta đã tìm được 2 hợp âm chủ nhà rồi thì chỉ cần tìm thêm 4 hợp âm còn lại ( tên của 4 đứa con) bằng cách áp dụng luật 1 – 4 –5 như sau:
Thí dụ như bài nhạc thuộc cung Do trưởng (C) - nghĩa là âm giai tương ứng là La thứ (Am). Nếu người cha là Do thì có thể tìm tên 2 đứa con trai bằng cách dùng 5 ngón của bàn tay trái mà đếm như sau:
Ngón cái : 1 Do - ngón trỏ 2 Re bỏ - ngón giữa 3 Mi bỏ - ngón áp út 4 Fa OK – ngón út 5 Sol OK
Như vậy thì bên phía cha và 2 con trai, ta sẽ có 3 hợp âm : Do (C ), Fa (F) và Sol (G)
Về phía người mẹ (âm giai tương ứng), tương tự như trên ta sẽ có tên của người mẹ và 2 con gái là La thứ (Am), Re thứ (Dm) và Mi trưởng (E).
Ghi chú: Ai thắc mắc muốn hỏi tại sao 2 cô con gái lại là Re thứ (mà không là Re trưởng) và Mi trưởng (mà không là Mi thứ) thì cần biết về các nốt trong 1 âm giai (scale) và tên các quãng (interval) .
Trong âm giai La thứ (Am) (thuộc dòng người mẹ) thì các nốt trong âm giai này là A-B-C-D-E-F-G#-A, Tên của cô con gái thứ nhất bắt đầu ở nốt thứ 4 (đếm La Si Do “Re” ) Hợp âm Re có 3 nốt chồng lên nhau là Re Fa La ( D F A) và nốt Fa không có dấu thăng . Quãng D-F là quãng 3 thứ , nên cô con gái thứ nhất tên là Re thứ ( Dm ) . Trong khi đó tên của cô con gái thứ hai bắt đầu ở bậc 5 (đếm La Si Do Re “Mi”) . Chồng 3 nốt lên nhau ở Mi (E) sẽ có E – G# - B (để ý G# trong âm giai La thứ) và vì quãng E G# là quãng 3 trưởng, nên cô con gái thứ hai sẽ mang tên Mi trưởng (E )
Chưa có thì giờ tìm hiểu sâu xa thì nếu muốn tìm 6 hợp âm chính cho bài nhạc, ta chỉ cần ghi nhớ luật 1 – 4 – 5 . Ðại khái ( nên nhớ chỉ là “đại khái”) là:
a) Ba hợp âm theo chủ âm trưởng (cha & 2 con trai) : 1 – 4 –5 (tất cả đều trưởng)
b) Ba hợp âm theo chủ âm thứ (mẹ & con 2 gái) : 1 thứ - 4 thứ - 5 trưởng
Thí dụ: Tìm 6 hợp âm dùng trong bài nhạc có 1 dấu thăng ở bộ khóa:
a) Bài này có thể thuộc Sol trưởng (G) hay Mi thứ (Em)
b) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh G sẽ có 3 hợp âm G, C, D
c) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh Em sẽ có Em, Am, B
6 hợp âm này là G – C – D – Em –Am – B
Ðây là 6 hợp âm căn bản của một bài nhạc phổ thông mà người mới chơi đàn cần phải nắm vững. Từ 6 hợp âm “gốc” này mà người ta biến báo, thêm “mắm muối” vào để biến chúng thành vô số hợp âm mà các bạn thường thấy trong các tập sách nhạc
Một trong những biến thể đó là loại hợp âm 7, được thành lập bằng cách đặt thêm 1 nốt thứ tư trên 3 nốt của hợp âm căn bản (tức là hợp âm này nay sẽ có 4 nốt ở bậc 1-3-5-7) .
Trong khuôn khổ bài học tìm hợp âm theo lối “mì ăn liền” này, bạn chỉ cần nhớ 1 điểm nhỏ sau đây về hợp âm 7 là :
Ðể nghe êm tai hơn, tên của người con trai thứ hai và người con gái thứ hai (D và B trong thí dụ trên) có thể đổi thành hợp âm 7.
Như thế là tạm thời chúng ta đã hoàn tất việc tìm tên 6 người trong gia đình, và theo thí dụ trên thì 6 hợp âm dùng trong bài nhạc này sẽ là:
G – C – D7 – Em – Am –B7
3 : Ðặt các hợp âm vào bài nhạc:
Tìm ra 6 hợp âm chính dùng trong một bài nhạc rồi, câu hỏi kế tiếp là làm sao biết được khi nào thì đổi hợp âm? Có 3 luật căn bản sau đây :
1) Thông thường với các bài nhạc Việt thì mỗi ô nhịp dùng 1 hợp âm, đổi ở phách 1, đầu nhịp. Với những bài nhịp 4 thì đôi khi dùng 2 hợp âm trong 1 ô nhịp , đổi ở phách 1 và 3.
2) Bài nhạc bắt đầu bằng chủ âm và kết ở ô nhịp cuối bằng chủ âm
3) Tùy theo chủ âm nào ( trưởng hay thứ) mà những hợp âm của phe cha hay phe mẹ nắm đa số. Một bài bắt đầu ở cung La thứ (Am) thì hầu như 2 cô con gái (Dm và E7) sẽ theo sau mẹ mà ... lấn lướt trong ngôi nhà này! Sau khi bà mẹ và 2 cô con gái hát đã đời các hợp âm Am-Dm-E7 rồi thì ông cha và 2 con trai (C-F-G7) lúc ấy mới được ... lên tiếng ... chỉ để thay đổi không khí! Tuy nhiên vì chủ âm là La thứ nên làm gì đi nữa thì cuối cùng, phe bà mẹ cũng dành lại chủ quyền. Do đó tất cả lại phải trở về cụm Am-Dm-E7 để chấm dứt ở chủ âm La thứ (Am)
Thông thường nếu biết đọc tên các nốt trong mỗi ô nhịp và thấy chúng giống như tên các nốt của hợp âm nào thì đó chính là hợp âm dùng cho ô nhịp này. Trong trường hợp học đệm đàn theo lối “cấp tốc” này thì ta chỉ còn cách là phải dùng tai nghe mà chọn ...“mò" như sau :
1) Tìm một bản ghi các hợp âm căn bản cho guitar - chỉ cần một trang tóm lược ghi vài chục hợp âm là đủ
2) Dùng cây guitar đánh trải 6 hợp âm căn bản cho thật nhuyễn và quen tai
3) Bắt đầu với chủ âm ở ô nhịp đầu tiên, hát ô nhịp kế tiếp và so với 6 hợp âm trên nghe xem hợp âm nào thuận tai nhất
4) Nên nhớ theo đúng 3 lời khuyên ghi ở phần này và tránh đừng chuyển đổi hợp âm lung tung.
Bạn chỉ cần theo mấy luật căn bản theo 3 bước trong bài này là có thể ... “trị được” khoảng 90% những bài nhạc Việt !
Nguồn từ :
VÕ TÁ HÂN
Trước hết nhìn vào 1 bản nhạc thì có hai trường hợp: hoặc bài ấy đã có ghi sẵn các hợp âm (chords), hoặc không ghi hợp âm nào cả. Nếu có ghi sẵn hợp âm thì tốt, vì vấn đề cho bàn tay trái đã được giải quyết xong và bạn chỉ còn cần tìm cách làm sao để chạy các ngón tay phải. Tuy nhiên thông thường thì các bản nhạc Việt không ghi kèm các hợp âm, và rất nhiều trường hợp tuy có ghi hợp âm nhưng nghe không xuôi tai cho lắm!
Do đó trước khi cầm lấy cây đàn, việc đầu tiên mà các bạn cần nắm vững là nên biết cách tìm các hợp âm dùng trong bài . Ba vấn đề chính thuộc bàn tay trái là:
1: Tìm chủ âm của bài nhạc
2: Tìm các hợp âm trong bài nhạc
3: Ðặt các hợp âm vào bài nhạc.
1 : Tìm chủ âm của bài nhạc
Hãy nhìn vào bộ khóa ở đầu bài nhạc, ta sẽ thấy có 3 trường hợp xảy ra
a) Bộ khóa không có dấu thăng giảm : Chủ âm của bài có thể là Do trưởng (C) hay La thứ (Am)
b) Bộ khóa có dấu thăng : Từ dấu thăng cuối cùng, cọng thêm nửa cung thì sẽ có tên chủ âm trưởng, rồi từ đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên âm giai tương ứng là chủ âm thứ
c) Bộ khóa có dấu giảm : Nếu có 1 dấu giảm (Bb) thì chủ âm của bài có thể là Fa trưởng (F) hay Re thứ (Dm) . Nếu có hơn 1 dấu giảm, thì dấu giảm ngay trước dấu giảm cuối sẽ là tên của chủ âm trưởng và sau đó đếm xuống 2 nốt sẽ có tên của chủ âm ở cung thứ
Tại sao ta lại chưa biết rõ được chủ âm của bài nhạc thuộc cung trưởng hay thứ ngay như thế? Hãy tưởng tượng việc tìm chủ âm của một bài nhạc mới cũng như bạn đang đứng trước một căn nhà lạ. Bạn gõ cửa nhưng không biết người chủ gia đình ra mở cửa là người cha (trưởng) hay mẹ (thứ)
Bài tập:
a) Bộ khóa có 3 dấu thăng : 3 dấu thăng này theo thứ tự là Fa, Do, Sol. Dấu thăng cuối cùng là Sol (G) , vậy thì bài này có thể ở chủ âm La trưởng (A) (vì Sol # cọng ½ cung là La ) . Nếu người cha tên là La (A) thì bà mẹ (âm giai tương ứng) tên là gì? Từ La, đếm xuống Sol (G) rồi xuống Fa ( F ) . Phải chăng bà mẹ tên là Fa thứ ? Không hẳn vậy, vì nhìn nơi bộ khóa thì sẽ thấy có dấu F# nghĩa là tất cả các nốt Fa trong bài sẽ mang dấu thăng. Do đó tên của bà mẹ trong ngôi nhà này sẽ là Fa thăng (F#) và bài này cũng có thể thuộc chủ âm Fa thăng thứ ( F#m )
b) Bộ khóa có 2 dấu giảm: 2 dấu giảm này là Si (
Ðến đây thì bạn đã tìm ra được bài nhạc này có thể thuộc một trong 2 chủ âm. Ðiều này tương tự như biết được tên người cha (trưởng) và người mẹ (thứ) trong gia đình này nhưng chưa biết ai là người ... “cầm quyền” trong nhà ?
Bước kế tiếp là tìm xem chủ âm nào là chính? Muốn vậy bạn chỉ cần nhìn vào nốt cuối cùng trong bài nhạc. Nó là một trong 2 nốt này và đó là tên chủ âm của bài
Thí dụ:
a) Bộ khóa có 2 dấu thăng (Fa# và Do#) và tận cùng bằng nối Si (
b) Bộ khóa có 3 dấu giảm (Si b, Mi b, La b) và tận cùng bằng nốt Mi b ( Eb) : Bài này ở cung Mi giảm trưởng (Eb major) và âm giai tương ứng là Do thứ ( Cm ). Trong “gia đình” này thì người chồng (Eb) cầm quyền, và người vợ (Cm) giữ vai trò thứ yếu. Bài nhạc ở cung trưởng có âm hưởng vui tươi, mạnh mẽ
2: Tìm các hợp âm trong bài nhạc
Thông thường thì các bài nhạc Việt chỉ dùng 6 hợp âm chính. Thử tưởng tượng gia đình này có 4 con: 2 trai và 2 gái. Ta đã tìm được 2 hợp âm chủ nhà rồi thì chỉ cần tìm thêm 4 hợp âm còn lại ( tên của 4 đứa con) bằng cách áp dụng luật 1 – 4 –5 như sau:
Thí dụ như bài nhạc thuộc cung Do trưởng (C) - nghĩa là âm giai tương ứng là La thứ (Am). Nếu người cha là Do thì có thể tìm tên 2 đứa con trai bằng cách dùng 5 ngón của bàn tay trái mà đếm như sau:
Ngón cái : 1 Do - ngón trỏ 2 Re bỏ - ngón giữa 3 Mi bỏ - ngón áp út 4 Fa OK – ngón út 5 Sol OK
Như vậy thì bên phía cha và 2 con trai, ta sẽ có 3 hợp âm : Do (C ), Fa (F) và Sol (G)
Về phía người mẹ (âm giai tương ứng), tương tự như trên ta sẽ có tên của người mẹ và 2 con gái là La thứ (Am), Re thứ (Dm) và Mi trưởng (E).
Ghi chú: Ai thắc mắc muốn hỏi tại sao 2 cô con gái lại là Re thứ (mà không là Re trưởng) và Mi trưởng (mà không là Mi thứ) thì cần biết về các nốt trong 1 âm giai (scale) và tên các quãng (interval) .
Trong âm giai La thứ (Am) (thuộc dòng người mẹ) thì các nốt trong âm giai này là A-B-C-D-E-F-G#-A, Tên của cô con gái thứ nhất bắt đầu ở nốt thứ 4 (đếm La Si Do “Re” ) Hợp âm Re có 3 nốt chồng lên nhau là Re Fa La ( D F A) và nốt Fa không có dấu thăng . Quãng D-F là quãng 3 thứ , nên cô con gái thứ nhất tên là Re thứ ( Dm ) . Trong khi đó tên của cô con gái thứ hai bắt đầu ở bậc 5 (đếm La Si Do Re “Mi”) . Chồng 3 nốt lên nhau ở Mi (E) sẽ có E – G# - B (để ý G# trong âm giai La thứ) và vì quãng E G# là quãng 3 trưởng, nên cô con gái thứ hai sẽ mang tên Mi trưởng (E )
Chưa có thì giờ tìm hiểu sâu xa thì nếu muốn tìm 6 hợp âm chính cho bài nhạc, ta chỉ cần ghi nhớ luật 1 – 4 – 5 . Ðại khái ( nên nhớ chỉ là “đại khái”) là:
a) Ba hợp âm theo chủ âm trưởng (cha & 2 con trai) : 1 – 4 –5 (tất cả đều trưởng)
b) Ba hợp âm theo chủ âm thứ (mẹ & con 2 gái) : 1 thứ - 4 thứ - 5 trưởng
Thí dụ: Tìm 6 hợp âm dùng trong bài nhạc có 1 dấu thăng ở bộ khóa:
a) Bài này có thể thuộc Sol trưởng (G) hay Mi thứ (Em)
b) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh G sẽ có 3 hợp âm G, C, D
c) Dùng luật 1-4-5 theo nhánh Em sẽ có Em, Am, B
6 hợp âm này là G – C – D – Em –Am – B
Ðây là 6 hợp âm căn bản của một bài nhạc phổ thông mà người mới chơi đàn cần phải nắm vững. Từ 6 hợp âm “gốc” này mà người ta biến báo, thêm “mắm muối” vào để biến chúng thành vô số hợp âm mà các bạn thường thấy trong các tập sách nhạc
Một trong những biến thể đó là loại hợp âm 7, được thành lập bằng cách đặt thêm 1 nốt thứ tư trên 3 nốt của hợp âm căn bản (tức là hợp âm này nay sẽ có 4 nốt ở bậc 1-3-5-7) .
Trong khuôn khổ bài học tìm hợp âm theo lối “mì ăn liền” này, bạn chỉ cần nhớ 1 điểm nhỏ sau đây về hợp âm 7 là :
Ðể nghe êm tai hơn, tên của người con trai thứ hai và người con gái thứ hai (D và B trong thí dụ trên) có thể đổi thành hợp âm 7.
Như thế là tạm thời chúng ta đã hoàn tất việc tìm tên 6 người trong gia đình, và theo thí dụ trên thì 6 hợp âm dùng trong bài nhạc này sẽ là:
G – C – D7 – Em – Am –B7
3 : Ðặt các hợp âm vào bài nhạc:
Tìm ra 6 hợp âm chính dùng trong một bài nhạc rồi, câu hỏi kế tiếp là làm sao biết được khi nào thì đổi hợp âm? Có 3 luật căn bản sau đây :
1) Thông thường với các bài nhạc Việt thì mỗi ô nhịp dùng 1 hợp âm, đổi ở phách 1, đầu nhịp. Với những bài nhịp 4 thì đôi khi dùng 2 hợp âm trong 1 ô nhịp , đổi ở phách 1 và 3.
2) Bài nhạc bắt đầu bằng chủ âm và kết ở ô nhịp cuối bằng chủ âm
3) Tùy theo chủ âm nào ( trưởng hay thứ) mà những hợp âm của phe cha hay phe mẹ nắm đa số. Một bài bắt đầu ở cung La thứ (Am) thì hầu như 2 cô con gái (Dm và E7) sẽ theo sau mẹ mà ... lấn lướt trong ngôi nhà này! Sau khi bà mẹ và 2 cô con gái hát đã đời các hợp âm Am-Dm-E7 rồi thì ông cha và 2 con trai (C-F-G7) lúc ấy mới được ... lên tiếng ... chỉ để thay đổi không khí! Tuy nhiên vì chủ âm là La thứ nên làm gì đi nữa thì cuối cùng, phe bà mẹ cũng dành lại chủ quyền. Do đó tất cả lại phải trở về cụm Am-Dm-E7 để chấm dứt ở chủ âm La thứ (Am)
Thông thường nếu biết đọc tên các nốt trong mỗi ô nhịp và thấy chúng giống như tên các nốt của hợp âm nào thì đó chính là hợp âm dùng cho ô nhịp này. Trong trường hợp học đệm đàn theo lối “cấp tốc” này thì ta chỉ còn cách là phải dùng tai nghe mà chọn ...“mò" như sau :
1) Tìm một bản ghi các hợp âm căn bản cho guitar - chỉ cần một trang tóm lược ghi vài chục hợp âm là đủ
2) Dùng cây guitar đánh trải 6 hợp âm căn bản cho thật nhuyễn và quen tai
3) Bắt đầu với chủ âm ở ô nhịp đầu tiên, hát ô nhịp kế tiếp và so với 6 hợp âm trên nghe xem hợp âm nào thuận tai nhất
4) Nên nhớ theo đúng 3 lời khuyên ghi ở phần này và tránh đừng chuyển đổi hợp âm lung tung.
Bạn chỉ cần theo mấy luật căn bản theo 3 bước trong bài này là có thể ... “trị được” khoảng 90% những bài nhạc Việt !
Nguồn từ :
VÕ TÁ HÂN
DOWNLOAD FILE
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT