Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 409 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Khái niệm
Tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật ngôn từ, đó là kết quả của một quá trình sáng tạo, lao động trí óc miệt mài của tác giả. Một tác phẩm văn học có thể là sản phẩm của một cá nhân hoặc một tập thể cùng nhau sáng tạo ra. Những người sáng tác tác phẩm văn học sẽ được gọi là nhà văn.
Nội dung của các tác phẩm văn học thông thường sẽ mô phỏng về hiện thực cuộc sống đời thường. Cũng có khi đó là sản phẩm của sự sáng tạo, trí tưởng tượng về một thế giới không thực mà do chính tác giả muốn tạo nên. Những nhân vật trong tác phẩm văn học có thể lấy cảm hứng từ nhân vật có thật, hoặc chỉ là nhân vật hư cấu của tác giả.
2. Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học
Nội dung tác phẩm là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố khách quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau. Trước hết, tác phẩm văn học cung cấp cho người đọc những biểu hiện phong phú, nhiều vẻ và độc dáo của đời sống mà tính loại hình của chúng tạo thành đề tài của tác phẩm. Vấn đề quan trọng nhất nổi lên từ đề tài, buộc tác giả phải bày tỏ thái độ, có ý kiến đánh giá là chủ đề. Ý kiến của tác giả trước vấn đề được nêu ra trong tác phẩm là tư tưởng. Thái độ đánh giá, nhiệt tình bảo vệ tư tưởng tạo nên cảm hứng chủ đạo hay cảm hứng tư tưởng. Quan niệm về thế giới và con người được dùng làm hệ quy chiếu để tác giả xác định đề tài, chủ đề, lý giải thế giới của tác phẩm có cội nguồn sâu xa trong thế giới quan. Cuối cùng, tương quan giữa sự biểu hiện của đời sống và sự cảm thụ chủ quan tạo nên nội dung thẩm mỹ của hình tượng. Nội dung tác phẩm là kết quả khám phá, phát hiện khái quát của nhà văn. Sự lược quy nội dung này vào các phạm trù xã hội học sẽ làm nghèo nàn nội dung tác phẩm.
a. Các khái niệm về nội dung của tác phẩm văn học
- Đề tài là lãnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.
- Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản.
+ Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.
+ Tầm quan trọng của chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ văn bản, cũng không phụ thuộc vào việc chọn đề tài. Có những văn bản rất ngắn nhưng chủ đề đặt ra lại lớn lao (ví dụ bài Sông núi nước Nam của Lí Thường kiệt chỉ có 28 chữ nhưng là bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền).
+ Mỗi văn bản có thể có một hoặc nhiều chủ đề tùy quy mô, ý định của tác giả.
- Tư tưởng của văn bản là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc. Tư tưởng là linh hồn của văn bản văn học.
- Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản. Những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc được thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền cảm và hấp dẫn người đọc. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu trong văn bản.
b. Các khái niệm thuộc về hình thức của tác phẩm văn học
- Ngôn từ là yếu tố đầu tiên, là vật liệu, công cụ, lớp vỏ đầu tiên của tác phẩm văn học. Ngôn từ hiện diện trong từ ngữ, câu đoạn, hình ảnh, giọng điệu của văn bản được nhà văn chọn lọc hàm súc, đa nghĩa... mang dấu ấn của tác giả.
- Kết cấu là sự sắp xếp tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất chặt chẽ, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
+ Kết cấu hàm chứa dụng ý của tác giả sao cho phù hợp với nội dung văn bản.
+ Có nhiều cách kết cấu như kết cấu hoành tráng của sử thi, đầy yếu tố bất ngờ của truyện trinh thám, kết cấu mở theo dòng suy nghĩ của tùy bút, tạp văn…
- Thể loại là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản phù hợp với nội dung văn bản, hoặc có chất thơ, tiểu thuyết, kịch… thể loại có cải biến, đổi mới theo thời đại và mang sắc thái riêng của tác giả.
- Cần lưu ý, không có hình thức nào là "hình thức thuần túy" mà hình thức bao giờ cũng "mang tính nội dung”. Vì vậy, trong quá trình tìm hiểu và phân tích tác phẩm, cầm chú ý mối quan hệ hữu cơ, logic giữa hai mặt nội dung và hình thức của một tác phẩm một cách thống nhất, toàn vẹn.
CHUYÊN ĐỀ 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN THƯỜNG GẶP TRONG KỲ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN
I. TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Khái niệm
Tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật ngôn từ, đó là kết quả của một quá trình sáng tạo, lao động trí óc miệt mài của tác giả. Một tác phẩm văn học có thể là sản phẩm của một cá nhân hoặc một tập thể cùng nhau sáng tạo ra. Những người sáng tác tác phẩm văn học sẽ được gọi là nhà văn.
Nội dung của các tác phẩm văn học thông thường sẽ mô phỏng về hiện thực cuộc sống đời thường. Cũng có khi đó là sản phẩm của sự sáng tạo, trí tưởng tượng về một thế giới không thực mà do chính tác giả muốn tạo nên. Những nhân vật trong tác phẩm văn học có thể lấy cảm hứng từ nhân vật có thật, hoặc chỉ là nhân vật hư cấu của tác giả.
2. Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học
Nội dung tác phẩm là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn. Đó là một hệ thống gồm nhiều yếu tố khách quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau. Trước hết, tác phẩm văn học cung cấp cho người đọc những biểu hiện phong phú, nhiều vẻ và độc dáo của đời sống mà tính loại hình của chúng tạo thành đề tài của tác phẩm. Vấn đề quan trọng nhất nổi lên từ đề tài, buộc tác giả phải bày tỏ thái độ, có ý kiến đánh giá là chủ đề. Ý kiến của tác giả trước vấn đề được nêu ra trong tác phẩm là tư tưởng. Thái độ đánh giá, nhiệt tình bảo vệ tư tưởng tạo nên cảm hứng chủ đạo hay cảm hứng tư tưởng. Quan niệm về thế giới và con người được dùng làm hệ quy chiếu để tác giả xác định đề tài, chủ đề, lý giải thế giới của tác phẩm có cội nguồn sâu xa trong thế giới quan. Cuối cùng, tương quan giữa sự biểu hiện của đời sống và sự cảm thụ chủ quan tạo nên nội dung thẩm mỹ của hình tượng. Nội dung tác phẩm là kết quả khám phá, phát hiện khái quát của nhà văn. Sự lược quy nội dung này vào các phạm trù xã hội học sẽ làm nghèo nàn nội dung tác phẩm.
a. Các khái niệm về nội dung của tác phẩm văn học
- Đề tài là lãnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản. Việc lựa chọn đề tài bước đầu bộc lộ khuynh hướng và ý đồ sáng tác của tác giả.
- Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản.
+ Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.
+ Tầm quan trọng của chủ đề không phụ thuộc vào khuôn khổ văn bản, cũng không phụ thuộc vào việc chọn đề tài. Có những văn bản rất ngắn nhưng chủ đề đặt ra lại lớn lao (ví dụ bài Sông núi nước Nam của Lí Thường kiệt chỉ có 28 chữ nhưng là bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền).
+ Mỗi văn bản có thể có một hoặc nhiều chủ đề tùy quy mô, ý định của tác giả.
- Tư tưởng của văn bản là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc. Tư tưởng là linh hồn của văn bản văn học.
- Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản. Những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc được thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền cảm và hấp dẫn người đọc. Qua cảm hứng nghệ thuật, người đọc cảm nhận được tư tưởng, tình cảm của tác giả nêu trong văn bản.
b. Các khái niệm thuộc về hình thức của tác phẩm văn học
- Ngôn từ là yếu tố đầu tiên, là vật liệu, công cụ, lớp vỏ đầu tiên của tác phẩm văn học. Ngôn từ hiện diện trong từ ngữ, câu đoạn, hình ảnh, giọng điệu của văn bản được nhà văn chọn lọc hàm súc, đa nghĩa... mang dấu ấn của tác giả.
- Kết cấu là sự sắp xếp tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất chặt chẽ, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
+ Kết cấu hàm chứa dụng ý của tác giả sao cho phù hợp với nội dung văn bản.
+ Có nhiều cách kết cấu như kết cấu hoành tráng của sử thi, đầy yếu tố bất ngờ của truyện trinh thám, kết cấu mở theo dòng suy nghĩ của tùy bút, tạp văn…
- Thể loại là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản phù hợp với nội dung văn bản, hoặc có chất thơ, tiểu thuyết, kịch… thể loại có cải biến, đổi mới theo thời đại và mang sắc thái riêng của tác giả.
- Cần lưu ý, không có hình thức nào là "hình thức thuần túy" mà hình thức bao giờ cũng "mang tính nội dung”. Vì vậy, trong quá trình tìm hiểu và phân tích tác phẩm, cầm chú ý mối quan hệ hữu cơ, logic giữa hai mặt nội dung và hình thức của một tác phẩm một cách thống nhất, toàn vẹn.