- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
PHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
A/MỞ ĐẦU:
Một trong những phong trào mũi nhọn hiện nay của ngành giáo dục nói chung và ở các trường THCS nói riêng đó là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết.
Những năm trước đây việc bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ chú trọng đầu tư vào các môn: Toán, Văn, Lí, hầu hết các trường chưa quan tâm đến việc lựa chọn và bồi dưỡng cho học sinh ở các môn như: Địa lí, lịch sử. Vì vậy, số lượng học sinh tham gia dự thi và đạt kết quả cao ở các môn này là rất ít, trong đó có bộ môn địa lí.
Chương trình địa lí cấp THCS có nội dung rất phong phú: nhiều kiến thức, nhiều vấn đề về tự nhiên và kinh tế – xã hội rất phức tạp. Vì vậy việc lựa chọn nộ dung kiến thức để bồi dưỡng cho học sinh là hết sức quan trọng.
Địa lí tự nhiên Việt Nam là một phần nội dung kiến thức cơ bản của chương trình. Nhằm giúp học sinh có những kiến thức cơ bản và nâng cao về địa lí tự nhiên Việt Nam và giúp công tác bồi dưỡng của giáo viên đạt hiệu quả cao. Đó là lí do tôi chọn chuyên đề này.
Chuyên đề gồm các nội dung chính của phần địa lí tự nhiên của Việt Nam như: Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, đất, sinh vật và đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam.
B/NỘI DUNG:
I/Vị trí địa lí, giới hạn và hình dạng lãnh thổ:
1/Vị trí, giới hạn lãnh thổ:
Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á với các tọa độ trên đát liền:
+ Điểm cực bắc: 23023’B – 105020’Đ thuộc Lũng Cú – Đồng Văn – Hà Giang.
+ Điểm cực nam:8034’B – 104040’Đ thuộc Đất Mũi – Ngọc Hiển – Cà Mau.
+ Điểm cực tây: 22022’B – 102010’Đ thuộc Sín Thầu – Mường Nhé – Điện Biên.
+ Điểm cực đông: 12040’B – 109020’Đ thuộc Vạn Thạnh – Vạn Ninh – Khánh Hòa.
Nằm ở rìa đông nam của lục địa Á –Aâu, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campu chia, phía đông và đông nam giáp biển đông.
Như vậy phần đát liền kéo dài 15 độ vĩ tuyến và tương đối hẹp ngang với diện tích 329247km2.
Bù lại, phần biển nước ta mở khá rộng về phía đông và đông nam với khoảng 1 triệu km2 gồm hai quần đảo lớn Trường Sa (Khánh Hòa) và Hoàng Sa ( Đà Nẵng), tiếp giáp với vùng biển của Trung Quốc, Philippin, Brunay, Indonexia, Malaysia, Thái Lan và Campuchia.
2/Vị trí nêu trên có nhiều thuận lợi về tự nhiên và phát triển kinh tế đồng thời cũng gặp không ít khó khăn:
a/ Thuân lợi
- Về tự nhiên:
+ Nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, khoảng từ 23023’B - 8034’B nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới nửa cầu bắc do đó thiên nhiên nước ta mang đăc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt ẩm cao. Vì vậy, nước ta không bị khô hạn như các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Châu Phi. Đồng thời, do chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt: Mùa đông bớt nóng và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều.
+ Nước ta giáp biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt ẩm nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, biển Đông tăng cường tính ẩm cho nhiều khối khí trước khi ảnh hưởng đến lãnh thổ đất liền.
+ Nước ta nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn trên thế giới là Thái Binhd Dương và Địa Trung Hải nên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là nguồn năng lượng và kim loại màu.
+ Nằm ở nơi giao thoa giữa các luồng di cư của nhiều luông động vật và thực vật thuộc các khu hệ sinh vật khác nhau khiến cho nguồn tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú.
+ Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa Miền Bắc và Miền Nam, giưa đồng bằng và miền núi, ven biển và hải đảo.
- Thuận lợi về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng:
+ Kinh tế: Nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, đầu mút của các tuyến đường bộ xuyên Á nên có điều kiện phát triển các loại hình giao thông thuận lợi cho việc phát triển ngoại thương với các nước trong và ngoài khu vực. Việt nam còn là cửa ngõ ra
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍPHẦN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
A/MỞ ĐẦU:
Một trong những phong trào mũi nhọn hiện nay của ngành giáo dục nói chung và ở các trường THCS nói riêng đó là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết.
Những năm trước đây việc bồi dưỡng học sinh giỏi chỉ chú trọng đầu tư vào các môn: Toán, Văn, Lí, hầu hết các trường chưa quan tâm đến việc lựa chọn và bồi dưỡng cho học sinh ở các môn như: Địa lí, lịch sử. Vì vậy, số lượng học sinh tham gia dự thi và đạt kết quả cao ở các môn này là rất ít, trong đó có bộ môn địa lí.
Chương trình địa lí cấp THCS có nội dung rất phong phú: nhiều kiến thức, nhiều vấn đề về tự nhiên và kinh tế – xã hội rất phức tạp. Vì vậy việc lựa chọn nộ dung kiến thức để bồi dưỡng cho học sinh là hết sức quan trọng.
Địa lí tự nhiên Việt Nam là một phần nội dung kiến thức cơ bản của chương trình. Nhằm giúp học sinh có những kiến thức cơ bản và nâng cao về địa lí tự nhiên Việt Nam và giúp công tác bồi dưỡng của giáo viên đạt hiệu quả cao. Đó là lí do tôi chọn chuyên đề này.
Chuyên đề gồm các nội dung chính của phần địa lí tự nhiên của Việt Nam như: Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, đất, sinh vật và đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam.
B/NỘI DUNG:
I/Vị trí địa lí, giới hạn và hình dạng lãnh thổ:
1/Vị trí, giới hạn lãnh thổ:
Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á với các tọa độ trên đát liền:
+ Điểm cực bắc: 23023’B – 105020’Đ thuộc Lũng Cú – Đồng Văn – Hà Giang.
+ Điểm cực nam:8034’B – 104040’Đ thuộc Đất Mũi – Ngọc Hiển – Cà Mau.
+ Điểm cực tây: 22022’B – 102010’Đ thuộc Sín Thầu – Mường Nhé – Điện Biên.
+ Điểm cực đông: 12040’B – 109020’Đ thuộc Vạn Thạnh – Vạn Ninh – Khánh Hòa.
Nằm ở rìa đông nam của lục địa Á –Aâu, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campu chia, phía đông và đông nam giáp biển đông.
Như vậy phần đát liền kéo dài 15 độ vĩ tuyến và tương đối hẹp ngang với diện tích 329247km2.
Bù lại, phần biển nước ta mở khá rộng về phía đông và đông nam với khoảng 1 triệu km2 gồm hai quần đảo lớn Trường Sa (Khánh Hòa) và Hoàng Sa ( Đà Nẵng), tiếp giáp với vùng biển của Trung Quốc, Philippin, Brunay, Indonexia, Malaysia, Thái Lan và Campuchia.
2/Vị trí nêu trên có nhiều thuận lợi về tự nhiên và phát triển kinh tế đồng thời cũng gặp không ít khó khăn:
a/ Thuân lợi
- Về tự nhiên:
+ Nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, khoảng từ 23023’B - 8034’B nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới nửa cầu bắc do đó thiên nhiên nước ta mang đăc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt ẩm cao. Vì vậy, nước ta không bị khô hạn như các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Châu Phi. Đồng thời, do chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt: Mùa đông bớt nóng và khô, mùa hạ nóng và mưa nhiều.
+ Nước ta giáp biển Đông là nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt ẩm nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, biển Đông tăng cường tính ẩm cho nhiều khối khí trước khi ảnh hưởng đến lãnh thổ đất liền.
+ Nước ta nằm ở nơi giao nhau của hai vành đai sinh khoáng lớn trên thế giới là Thái Binhd Dương và Địa Trung Hải nên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là nguồn năng lượng và kim loại màu.
+ Nằm ở nơi giao thoa giữa các luồng di cư của nhiều luông động vật và thực vật thuộc các khu hệ sinh vật khác nhau khiến cho nguồn tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú.
+ Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa Miền Bắc và Miền Nam, giưa đồng bằng và miền núi, ven biển và hải đảo.
- Thuận lợi về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng:
+ Kinh tế: Nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, đầu mút của các tuyến đường bộ xuyên Á nên có điều kiện phát triển các loại hình giao thông thuận lợi cho việc phát triển ngoại thương với các nước trong và ngoài khu vực. Việt nam còn là cửa ngõ ra