- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG ĐỊA LÝ THPT NĂM 2021 - 2022: CHUYÊN ĐỀ: KHÍ HẬU VIỆT NAM
A. Kiến thức và kĩ năng cần nắm vững
1. Kiến thức
- Phân tích được các đặc điểm cơ bản của khí hậu Việt Nam, các yếu tố chính của khí hậu.
- Trình bày và giải thích được các đặc điểm của sự phân hóa khí hậu nước ta. So sánh đặc điểm khí hậu giữa các khu vực, vùng miền.
2. Kĩ năng
- Phân tích bảng số liệu khí hậu
- Khai thác at lat địa lí VN
- Phân tích trạm khí hậu, so sánh các trạm khí hậu trên bản đồ
- Liên hệ thực tế
B. Nội dung
I. Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam
Ba đặc điểm cơ bản: Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa; có sự phân hóa đa dạng phức tạp; diễn biến thất thường.
Nhân tố tác động chính tới khí hậu: Vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ; cấu trúc các dạng địa hình; hoạt động của hoàn lưu gió mùa.
1. Khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
1.1. Tính chất nhiệt đới
a. Nguyên nhân
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí của nước ta. Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bán cầu Bắc (từ 8034’ B đến 23023’B) khiến cho trong năm Mặt Trời luôn nằm cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh hai lần với chu kì quang ngắn, góc nhập xạ lớn nên lượng nhiệt nhận được hàng năm lớn.
Tuy nhiên do nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ địa lí nên có sự khác nhau về nền nhiệt và biên độ nhiệt độ năm. Miền Bắc nước ta có vị trí gần chí tuyến Bắc nên khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh là rất gần nhau (tại Đồng Văn – Hà Giang, khoảng cách đó chỉ là vài ngày trước và sau ngày hạ chí), càng vào Nam khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng tăng (Cần Thơ là 4 tháng 11 ngày)… từ đó lượng nhiệt nhận được khác nhau giữa hai miền Nam và Bắc.
b. Biểu hiện: 7
- Tính chất nhiệt đới biểu hiện rõ nét qua yếu tố bức xạ: Do có góc nhập xạ trong năm lớn nên tổng lượng nhiệt hoạt động mà Việt Nam nhận được rất lớn: từ 8000 đến 10 0000C/năm.
- Tổng bức xạ hàng năm lớn: trên 120kcal/cm2/năm, miền Nam có thể vượt 130kcal/cm2/năm (ví dụ: TP. Hồ Chí Minh 136.4 kcal/cm2/năm).
- Cân bằng xạ luôn dương: trung bình cả nước vượt 75 kcal/cm2/năm,
- Số giờ nắng nhiều: 1400 – 3000h / năm
- Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm ở các địa phương luôn lớn hơn 200C, có nơi trên 270C (trừ vùng núi cao), vượt tiêu chuẩn của vùng nhiệt đới.
CHUYÊN ĐỀ: KHÍ HẬU VIỆT NAM
A. Kiến thức và kĩ năng cần nắm vững
1. Kiến thức
- Phân tích được các đặc điểm cơ bản của khí hậu Việt Nam, các yếu tố chính của khí hậu.
- Trình bày và giải thích được các đặc điểm của sự phân hóa khí hậu nước ta. So sánh đặc điểm khí hậu giữa các khu vực, vùng miền.
2. Kĩ năng
- Phân tích bảng số liệu khí hậu
- Khai thác at lat địa lí VN
- Phân tích trạm khí hậu, so sánh các trạm khí hậu trên bản đồ
- Liên hệ thực tế
B. Nội dung
I. Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam
Ba đặc điểm cơ bản: Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa; có sự phân hóa đa dạng phức tạp; diễn biến thất thường.
Nhân tố tác động chính tới khí hậu: Vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ; cấu trúc các dạng địa hình; hoạt động của hoàn lưu gió mùa.
1. Khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
1.1. Tính chất nhiệt đới
a. Nguyên nhân
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí của nước ta. Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bán cầu Bắc (từ 8034’ B đến 23023’B) khiến cho trong năm Mặt Trời luôn nằm cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh hai lần với chu kì quang ngắn, góc nhập xạ lớn nên lượng nhiệt nhận được hàng năm lớn.
Tuy nhiên do nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ địa lí nên có sự khác nhau về nền nhiệt và biên độ nhiệt độ năm. Miền Bắc nước ta có vị trí gần chí tuyến Bắc nên khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh là rất gần nhau (tại Đồng Văn – Hà Giang, khoảng cách đó chỉ là vài ngày trước và sau ngày hạ chí), càng vào Nam khoảng cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng tăng (Cần Thơ là 4 tháng 11 ngày)… từ đó lượng nhiệt nhận được khác nhau giữa hai miền Nam và Bắc.
b. Biểu hiện: 7
- Tính chất nhiệt đới biểu hiện rõ nét qua yếu tố bức xạ: Do có góc nhập xạ trong năm lớn nên tổng lượng nhiệt hoạt động mà Việt Nam nhận được rất lớn: từ 8000 đến 10 0000C/năm.
- Tổng bức xạ hàng năm lớn: trên 120kcal/cm2/năm, miền Nam có thể vượt 130kcal/cm2/năm (ví dụ: TP. Hồ Chí Minh 136.4 kcal/cm2/năm).
- Cân bằng xạ luôn dương: trung bình cả nước vượt 75 kcal/cm2/năm,
- Số giờ nắng nhiều: 1400 – 3000h / năm
- Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm ở các địa phương luôn lớn hơn 200C, có nơi trên 270C (trừ vùng núi cao), vượt tiêu chuẩn của vùng nhiệt đới.
Bảng 1: Nhiệt độ trung bình năm ở 1 số địa điểm của nước ta.
Địa điểm | Nhiệt độ trung bình năm (oC) |