Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG MÔN KHTN LỚP 7,8 được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 93 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN A: LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI CHUYÊN ĐỀ 1: NGUYÊN TỬ
LÝ THUYẾT CẦN BIẾT
Nguyên tử: Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé cấu tạo nên các chất và không mang điện.
Cấu tạo nguyên tử: Nguyên tử có dạng hình cầu, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
Thể tích nguyên tử được tính theo công thức:
(R là bán kính của nguyên tử)
Vỏ nguyên tử: Vỏ nguyên tử được tạo bởi một hay nhiều electron chuyển động xung quanh hạt nhân
Electron kí hiệu là e, mang điện tích âm và có giá trị bằng 1 điện tích nguyên tố (1 điện tích nguyên tố = 1,602.10-19 culông), được biểu diễn là -1
Hạt nhân nguyên tử: Hạt nhân nằm ở trung tâm của nguyên tử và có kích thước rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử.
Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton (p) mang điện tích dương, có giá trị bằng +1 và neutron không mang điện tích
Điện tích của proton bằng điện tích của electron về độ lớn nhưng khác dấu Như vậy trong nguyên tử: Số p = Số e
Chú ý: - Với 82 nguyên tố đầu thì 1 £ n
£ 1,52
- Số e tối đa cho mỗi lớp được xác định là :2.n 2 (n là lớp e), được sắp xếp từ trong ra ngoài, lớp trong đầy thì mới sắp xếp đến lớp tiếp theo. Nhưng từ nguyên tố thứ 21 trở đi do có sự chèn mức năng lượng nên các nguyên tố trước đó (20 nguyên tố đầu có p = 1 đến p = 20) có số e tối đa ở lớp 3 là 8 e.
Nguyên tử luôn có xu hướng đạt trạng thái bền vững, thường có 8 e (hoặc 2e) lớp ngoài cùng => các e lớp ngoài cùng gây nên tính chất hóa học cho nguyên tố.
Những nguyên tố mà nguyên tử của nó có 5, 6, 7 e ở lớp ngoài cùng thì thường có xu thế nhận thêm x electron hoặc góp chung electron với nguyên tử khác để có 8e lớp ngoài cùng => thể hiện tính phi kim
Những nguyên tố mà nguyên tử của nó có 1, 2, 3 e ở lớp ngoài cùng thì thường có xu thế nhường x electron ngoài cùng để có 8e lớp ngoài cùng => thể hiện tính kim loại
m(nguyên tử) = mp + mn + me
Nhưng do me <<mp = mn nên khối lượng hạt nhân coi là khối lượng nguyên tử (khối lượng 1 hạt p, n nặng gấp khoảng 1820 lần khối lượng 1 hạt e) nên có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng của hạt nhân. Hay : m(nguyên tử) = mp + mn
Chú ý: Riêng nguyên tử hydrogen chỉ có 1 hạt proton nên khối lượng nguyên tử của hydrogen là 1 amu
PHẦN A: LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI CHUYÊN ĐỀ 1: NGUYÊN TỬ
LÝ THUYẾT CẦN BIẾT
Nguyên tử: Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé cấu tạo nên các chất và không mang điện.
Cấu tạo nguyên tử: Nguyên tử có dạng hình cầu, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
Thể tích nguyên tử được tính theo công thức:
V = 4 p R3
3
3
(R là bán kính của nguyên tử)
Vỏ nguyên tử: Vỏ nguyên tử được tạo bởi một hay nhiều electron chuyển động xung quanh hạt nhân
Electron kí hiệu là e, mang điện tích âm và có giá trị bằng 1 điện tích nguyên tố (1 điện tích nguyên tố = 1,602.10-19 culông), được biểu diễn là -1
Hạt nhân nguyên tử: Hạt nhân nằm ở trung tâm của nguyên tử và có kích thước rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử.
Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton (p) mang điện tích dương, có giá trị bằng +1 và neutron không mang điện tích
Điện tích của proton bằng điện tích của electron về độ lớn nhưng khác dấu Như vậy trong nguyên tử: Số p = Số e
Chú ý: - Với 82 nguyên tố đầu thì 1 £ n
p
£ 1,52
Sự chuyển động của electron trong nguyên tử
Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh quang hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số electron nhất định (kích thước hạt nhân chỉ bằng khoảng 10-5 đến 10-4 kích thước nguyên tử)- Số e tối đa cho mỗi lớp được xác định là :2.n 2 (n là lớp e), được sắp xếp từ trong ra ngoài, lớp trong đầy thì mới sắp xếp đến lớp tiếp theo. Nhưng từ nguyên tố thứ 21 trở đi do có sự chèn mức năng lượng nên các nguyên tố trước đó (20 nguyên tố đầu có p = 1 đến p = 20) có số e tối đa ở lớp 3 là 8 e.
Nguyên tử luôn có xu hướng đạt trạng thái bền vững, thường có 8 e (hoặc 2e) lớp ngoài cùng => các e lớp ngoài cùng gây nên tính chất hóa học cho nguyên tố.
Những nguyên tố mà nguyên tử của nó có 5, 6, 7 e ở lớp ngoài cùng thì thường có xu thế nhận thêm x electron hoặc góp chung electron với nguyên tử khác để có 8e lớp ngoài cùng => thể hiện tính phi kim
Những nguyên tố mà nguyên tử của nó có 1, 2, 3 e ở lớp ngoài cùng thì thường có xu thế nhường x electron ngoài cùng để có 8e lớp ngoài cùng => thể hiện tính kim loại
Khối lượng nguyên tử
Nguyên tử có khối lượng rất nhỏ nên người ta dùng đơn vị khối lượng nguyên tử là amu 1 amu = 1,6605.10-24 (gam)m(nguyên tử) = mp + mn + me
Nhưng do me <<mp = mn nên khối lượng hạt nhân coi là khối lượng nguyên tử (khối lượng 1 hạt p, n nặng gấp khoảng 1820 lần khối lượng 1 hạt e) nên có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng của hạt nhân. Hay : m(nguyên tử) = mp + mn
Chú ý: Riêng nguyên tử hydrogen chỉ có 1 hạt proton nên khối lượng nguyên tử của hydrogen là 1 amu