Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG NGỮ VĂN THCS - PHẦN THƠ TRUYỆN được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 22 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. Khái niệm:
- Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”:
Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và có nhịp điệu.
- Theo giáo trình lí luận văn học:
Tác phẩm trữ tình phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người (con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh)
- Bàn về thơ, Sóng Hồng viết:
Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường.
II. Đặc trưng của thơ:
1. Nội dung của thơ: Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt của con người một cách trực tiếp: Tính trữ tình (bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ) là đặc trưng quan trọng nhất của thơ.
- Trong thơ, các sự kiện đời sống, các yếu tố thuộc về hiện thực khách quan được tái hiện làm cái cớ để chủ thể bộc lộ quá trình cảm xúc, suy tưởng của mình
- Tình cảm trong thơ được thổ lộ một cách mãnh liệt: đó là sự rung động mạnh mẽ ở bên trong, sự giày vò, chấn động trong tâm hồn
- Tình cảm trong thơ bao giờ cũng gắn với những tư tưởng cao đẹp, thấm nhuần những giá trị nhân bản, nhân văn, gắn với những vấn đề bản chất nhất của con người và nhân loại.
- Tình cảm trong thơ có tính cả thể hóa
+ Tính cá thể hóa: là nét riêng, là dấu ấn nghệ thuật gắn với phong cách của nhà văn, qua những dòng thơ người đọc cảm nhận được một cá tính, một cuộc đời, một tâm hồn > cái tôi của tác giả.
+ Nội dung tình cảm trong thơ ngoài tính cá thể còn phải mang nhưng ý nghĩa xã hội và khái quát được những chân lí phổ biến trong cuộc.
2. Cấu tứ trong thơ:
- Tứ thơ là mạch ngầm của văn bản, là ý tứ nảy sinh trong tâm hồn người viết; tứ thơ mang đặc điểm cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của nhà thơ
- Cấu tứ là sự thể hiện của tứ thơ, thường được bộc lộ thông qua kết cấu của bài thơ. Kết cấu của thơ rất đa dạng
3. Nhân vật trong thơ:
- Nội dung trữ tình được thể hiện gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình (cái tôi trữ tình, chủ thể trữ tình)
+ Nhân vật trữ tình là người trực tiếp thổ lộ cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình được biểu hiện trong tác phẩm qua cảm xúc, giọng điệu…
+ Nhân vật trữ tình trong thơ thường là hiện thân của tác giả song không bao giờ được đồng nhất nhân vật trữ tình trong thơ với tiểu sử, cá nhân của tác giả ở ngoài đời bởi hình tượng nhân vật trữ tình vừa là một con người cá nhân cụ thể với những nỗi niềm riêng nhưng tình cảm riêng của người đó bao giờ cũng gắn với tình cảm chung có ý nghĩa khái quát > Nhân vật trữ tình có tình chân thật, khách quan, khái quát, tiêu biểu.
- Nhân vật trong thơ trữ tình là đối tượng để tác giả bộc lộ, gửi gắm tình cảm, là đối tượng trực tiếp khơi dậy tình cảm của tác giả.
- Nhân vật trữ tình nhập vai: tác giả có thể hóa thân vào một nhân vật khác, nhân vật này là tiêu biểu cho tâm trạng, quan điểm, xu hướng của một nhóm người, một giai cấp, một thời đại.
4. Hình ảnh thơ:
- Hình ảnh của thơ… là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc một trạng thái nào đấy. Đụng chạm với hành động hằng ngày, tâm hồn nảy lên bao nhiêu hình ảnh như những tia lửa tóe lên khi búa đập vào sắt trên đe. Người làm thơ lượm những tia lửa ấy, kết nên một bó sáng, nó là hình ảnh thơ (Mấy ý nghĩ về thơ – Nguyễn Đình Thi)
- Hình ảnh trong thơ bắt nguồn từ hiện thực đời sống, được sáng tạo qua trí tưởng tượng và hư cấu của tác giả, là phương tiện để biểu đạt cảm xúc, tư tưởng của nhà thơ
5. Ngôn ngữ thơ:
- Ngôn ngữ giàu cảm xúc > tính biểu cảm
- Ngôn ngữ giàu biểu tượng > tính tạo hình
- Ngôn ngữ giàu nhạc điệu > tính nhạc
+ Sự cân đối: sự tương xứng hài hòa giữa các dòng thơ (phép đối xứng)
+ Sự trầm bổng: sự thay đổi âm thanh cao thấp, các ngắt nhịp
+ Sự trùng điệp: cách gieo vần, điệp (từ, ngữ, cấu trúc, điệp âm…)
- Ngôn ngữ có cấu trúc đặc biệt
Phần 1: ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI THƠ
I. Khái niệm:
- Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”:
Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và có nhịp điệu.
- Theo giáo trình lí luận văn học:
Tác phẩm trữ tình phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người (con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh)
- Bàn về thơ, Sóng Hồng viết:
Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường.
II. Đặc trưng của thơ:
1. Nội dung của thơ: Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt của con người một cách trực tiếp: Tính trữ tình (bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ) là đặc trưng quan trọng nhất của thơ.
- Trong thơ, các sự kiện đời sống, các yếu tố thuộc về hiện thực khách quan được tái hiện làm cái cớ để chủ thể bộc lộ quá trình cảm xúc, suy tưởng của mình
- Tình cảm trong thơ được thổ lộ một cách mãnh liệt: đó là sự rung động mạnh mẽ ở bên trong, sự giày vò, chấn động trong tâm hồn
- Tình cảm trong thơ bao giờ cũng gắn với những tư tưởng cao đẹp, thấm nhuần những giá trị nhân bản, nhân văn, gắn với những vấn đề bản chất nhất của con người và nhân loại.
- Tình cảm trong thơ có tính cả thể hóa
+ Tính cá thể hóa: là nét riêng, là dấu ấn nghệ thuật gắn với phong cách của nhà văn, qua những dòng thơ người đọc cảm nhận được một cá tính, một cuộc đời, một tâm hồn > cái tôi của tác giả.
+ Nội dung tình cảm trong thơ ngoài tính cá thể còn phải mang nhưng ý nghĩa xã hội và khái quát được những chân lí phổ biến trong cuộc.
2. Cấu tứ trong thơ:
- Tứ thơ là mạch ngầm của văn bản, là ý tứ nảy sinh trong tâm hồn người viết; tứ thơ mang đặc điểm cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của nhà thơ
- Cấu tứ là sự thể hiện của tứ thơ, thường được bộc lộ thông qua kết cấu của bài thơ. Kết cấu của thơ rất đa dạng
3. Nhân vật trong thơ:
- Nội dung trữ tình được thể hiện gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình (cái tôi trữ tình, chủ thể trữ tình)
+ Nhân vật trữ tình là người trực tiếp thổ lộ cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình được biểu hiện trong tác phẩm qua cảm xúc, giọng điệu…
+ Nhân vật trữ tình trong thơ thường là hiện thân của tác giả song không bao giờ được đồng nhất nhân vật trữ tình trong thơ với tiểu sử, cá nhân của tác giả ở ngoài đời bởi hình tượng nhân vật trữ tình vừa là một con người cá nhân cụ thể với những nỗi niềm riêng nhưng tình cảm riêng của người đó bao giờ cũng gắn với tình cảm chung có ý nghĩa khái quát > Nhân vật trữ tình có tình chân thật, khách quan, khái quát, tiêu biểu.
- Nhân vật trong thơ trữ tình là đối tượng để tác giả bộc lộ, gửi gắm tình cảm, là đối tượng trực tiếp khơi dậy tình cảm của tác giả.
- Nhân vật trữ tình nhập vai: tác giả có thể hóa thân vào một nhân vật khác, nhân vật này là tiêu biểu cho tâm trạng, quan điểm, xu hướng của một nhóm người, một giai cấp, một thời đại.
4. Hình ảnh thơ:
- Hình ảnh của thơ… là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc một trạng thái nào đấy. Đụng chạm với hành động hằng ngày, tâm hồn nảy lên bao nhiêu hình ảnh như những tia lửa tóe lên khi búa đập vào sắt trên đe. Người làm thơ lượm những tia lửa ấy, kết nên một bó sáng, nó là hình ảnh thơ (Mấy ý nghĩ về thơ – Nguyễn Đình Thi)
- Hình ảnh trong thơ bắt nguồn từ hiện thực đời sống, được sáng tạo qua trí tưởng tượng và hư cấu của tác giả, là phương tiện để biểu đạt cảm xúc, tư tưởng của nhà thơ
5. Ngôn ngữ thơ:
- Ngôn ngữ giàu cảm xúc > tính biểu cảm
- Ngôn ngữ giàu biểu tượng > tính tạo hình
- Ngôn ngữ giàu nhạc điệu > tính nhạc
+ Sự cân đối: sự tương xứng hài hòa giữa các dòng thơ (phép đối xứng)
+ Sự trầm bổng: sự thay đổi âm thanh cao thấp, các ngắt nhịp
+ Sự trùng điệp: cách gieo vần, điệp (từ, ngữ, cấu trúc, điệp âm…)
- Ngôn ngữ có cấu trúc đặc biệt