- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Chuyên Đề Di Truyền Học Quần Thể Sinh Học 12 VÀ các dạng bài tập di truyền học quần thể
Dưới đây là chuyên đề di truyền học quần thể sinh học lớp 12, Chuyên Đề Di Truyền Học Quần Thể Sinh Học 12 VÀ các dạng bài tập di truyền học quần thể được viết dưới dạng word gồm 11 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. TỔNG QUAN VỀ DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
1. Các đặc trưng di truyền của quần thể
1.1. Khái niệm
Quần thể là một nhóm cá thể của 1 loài, phân bố trong vùng phân bố của loài vào 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh ra các thế hệ mới hữu thụ, kể cả loài sinh sản vô tính hay trinh sản.
Về mặt di truyền: quần thể tự phối và quần thể giao phối
1.2. Đặc trưng di truyền của quần thể
Có vốn gen đặc trưng. Vốn gen của quần thể, thể hiện ở tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
+Tần số alen: Tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen thuộc một lôcut trong quần thể hay bằng tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể.
+Tần số kiểu gen: Tỉ lệ cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong quần thể.
2. Cấu trúc di truyền của quần thể.
2.1. Quần thể tự phối
Xét 1 gen có 2 alen là A và a thì trong quần thể có 3 kiểu gen là AA, Aa, aa
Qui ước: Tần số tương đối của KG AA là d, của Aa là h, của aa là r.
Tần số tương đối của alen A là p, tần số tương đối của alen a là q
Nếu cấu trúc di truyền ban đầu của quần thể là d(AA) + h(Aa) + r(aa) = 1. Sau n thế hệ tự phối liên tiếp, thì cấu trúc di truyền của quần thể là:
AA = d + h. 1-(1/2)n
2
Aa = h.(1/2)n
aa = r + h. 1-(1/2)n
2
Tần số alen: p = d + h/2 ; q = r + h/2
Kết luận: Quần thể tự phối qua các thế hệ, thì tần số alen không đổi, nhưng tần số kiểu gen thay đổi theo hướng tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp. Kết quả là quần thể phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
2.2 Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối.
Hiện tượng các cá thể có thể lựa chọn và giao phối với nhau hoàn toàn ngẫu nhiên là đặc trưng của quần thể ngẫu phối.
Quần thể được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên
Quần thể giao phối nổi bật ở đặc điểm đa hình
2.2.1 Định luật Hardy-Weinberg.
Trong quần thể ngẫu phối, thành phần kiểu gen và tần số tương đối các alen được ổn định qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định.
Cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền
p2(AA) +2pq(Aa) + q2(aa) = 1.
Nếu thế hệ xuất phát của QT không ở trạng thái cân bằng DT thì chỉ cần qua ngẫu phối đã tạo ra trạng thái cân bằng DT cho QT ngay ở thế hệ tiếp theo.
2.2.2. Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Wanbec.
+ Quần thể có kích thước lớn.
+ Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên.
+ Các loại giao tử đều có sức sống và thụ tinh như nhau
+ Không có đột biến và chọn lọc và không có di nhập gen...
2.2.3. Ý nghĩa của định luật Hardy-Weinberg:
+Định luật Hardy-Weinberg đã giải thích tại sao có những quần thể tồn tại ổn định trong thời gian dài. Đây là định luật cơ bản để nghiên cứu DT học quần thể.
+ Giá trị thực tiễn: cho phép xác định được tần số tương đối các alen, các KG trong quần thể. Do đó có ý nghĩa đối với y học và chọn giống.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ DI TRUYỀN QUẦN THỂ
1. Xác định tần số alen
1.1. Xác định tần số alen khi biết cấu trúc di truyền quần thể
Nếu cấu trúc di truyền ban đầu của quần thể là d(AA) + h(Aa) + r(aa) = 1
Tần số alen: p = d + h/2 ; q = r + h/2
p + q = 1
VD1: Một quần thể thực vật có 1000 cây. Trong có có 500 cây AA, 300 cây Aa, 200 cây aa. Xác định tần số alen của quần thể.
Hướng dẫn: Tần số alen A là: p(A) = [500.2 + 300] / (1000.2) = 0,65.
q(a)=1 - 0,65 = 0,35.
VD 2: Ở một quần thể có cấu trúc di truyền là 0,5AA + 0,3Aa + 0,2aa =1. Xác định tần số alen
của quần thể?
Dưới đây là chuyên đề di truyền học quần thể sinh học lớp 12, Chuyên Đề Di Truyền Học Quần Thể Sinh Học 12 VÀ các dạng bài tập di truyền học quần thể được viết dưới dạng word gồm 11 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. TỔNG QUAN VỀ DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
1. Các đặc trưng di truyền của quần thể
1.1. Khái niệm
Quần thể là một nhóm cá thể của 1 loài, phân bố trong vùng phân bố của loài vào 1 thời gian nhất định, có khả năng sinh ra các thế hệ mới hữu thụ, kể cả loài sinh sản vô tính hay trinh sản.
Về mặt di truyền: quần thể tự phối và quần thể giao phối
1.2. Đặc trưng di truyền của quần thể
Có vốn gen đặc trưng. Vốn gen của quần thể, thể hiện ở tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
+Tần số alen: Tỉ lệ giữa số lượng alen đó trên tổng số alen thuộc một lôcut trong quần thể hay bằng tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể.
+Tần số kiểu gen: Tỉ lệ cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong quần thể.
2. Cấu trúc di truyền của quần thể.
2.1. Quần thể tự phối
Xét 1 gen có 2 alen là A và a thì trong quần thể có 3 kiểu gen là AA, Aa, aa
Qui ước: Tần số tương đối của KG AA là d, của Aa là h, của aa là r.
Tần số tương đối của alen A là p, tần số tương đối của alen a là q
Nếu cấu trúc di truyền ban đầu của quần thể là d(AA) + h(Aa) + r(aa) = 1. Sau n thế hệ tự phối liên tiếp, thì cấu trúc di truyền của quần thể là:
AA = d + h. 1-(1/2)n
2
Aa = h.(1/2)n
aa = r + h. 1-(1/2)n
2
Tần số alen: p = d + h/2 ; q = r + h/2
Kết luận: Quần thể tự phối qua các thế hệ, thì tần số alen không đổi, nhưng tần số kiểu gen thay đổi theo hướng tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm dần tần số kiểu gen dị hợp. Kết quả là quần thể phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
2.2 Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối.
Hiện tượng các cá thể có thể lựa chọn và giao phối với nhau hoàn toàn ngẫu nhiên là đặc trưng của quần thể ngẫu phối.
Quần thể được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên
Quần thể giao phối nổi bật ở đặc điểm đa hình
2.2.1 Định luật Hardy-Weinberg.
Trong quần thể ngẫu phối, thành phần kiểu gen và tần số tương đối các alen được ổn định qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định.
Cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền
p2(AA) +2pq(Aa) + q2(aa) = 1.
Nếu thế hệ xuất phát của QT không ở trạng thái cân bằng DT thì chỉ cần qua ngẫu phối đã tạo ra trạng thái cân bằng DT cho QT ngay ở thế hệ tiếp theo.
2.2.2. Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Wanbec.
+ Quần thể có kích thước lớn.
+ Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên.
+ Các loại giao tử đều có sức sống và thụ tinh như nhau
+ Không có đột biến và chọn lọc và không có di nhập gen...
2.2.3. Ý nghĩa của định luật Hardy-Weinberg:
+Định luật Hardy-Weinberg đã giải thích tại sao có những quần thể tồn tại ổn định trong thời gian dài. Đây là định luật cơ bản để nghiên cứu DT học quần thể.
+ Giá trị thực tiễn: cho phép xác định được tần số tương đối các alen, các KG trong quần thể. Do đó có ý nghĩa đối với y học và chọn giống.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ DI TRUYỀN QUẦN THỂ
1. Xác định tần số alen
1.1. Xác định tần số alen khi biết cấu trúc di truyền quần thể
Nếu cấu trúc di truyền ban đầu của quần thể là d(AA) + h(Aa) + r(aa) = 1
Tần số alen: p = d + h/2 ; q = r + h/2
p + q = 1
VD1: Một quần thể thực vật có 1000 cây. Trong có có 500 cây AA, 300 cây Aa, 200 cây aa. Xác định tần số alen của quần thể.
Hướng dẫn: Tần số alen A là: p(A) = [500.2 + 300] / (1000.2) = 0,65.
q(a)=1 - 0,65 = 0,35.
VD 2: Ở một quần thể có cấu trúc di truyền là 0,5AA + 0,3Aa + 0,2aa =1. Xác định tần số alen
của quần thể?