- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2021 - 2022 KHỐI THPT : Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành chăn nuôi, thuỷ sản Việt Nam
Chương trình ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT đều dựa trên kiến thức cơ bản của sách giáo khoa nâng cao sau đó phát triển mở rộng, chuyên sâu hơn. Ngành chăn nuôi và thủy sản Việt Nam được đề cập đến trong chương trình Địa lí lớp 12 ở chương Địa lí các ngành kinh tế và có nhiều thông tin liên quan trong chương Địa lí các vùng kinh tế.
Đề thi học sinh giỏi quốc gia có cấu trúc 7 câu, tổng 20 điểm nội dung kiến thức lớp 10 và lớp 12. Trong đó, câu 6 (Địa lý các ngành kinh tế Việt Nam) chiếm 3 điểm và câu 7 (Địa lý các vùng kinh tế) chiếm 3 điểm thường xuyên đề cập đến địa lí ngành chăn nuôi và thủy sản đặc biệt là các năm gần đây, cụ thể là năm 2016, 2018, 2019,...
Xuất phát từ những lí do quan trọng và thiết thực trên, tôi lựa chọn đề tài: “Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành chăn nuôi, thuỷ sản Việt Nam” cho chuyên đề nghiên cứu và trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp.
a. Kiến thức
b. Kĩ năng
- Khai thác các bản đồ - biểu đồ trong Atlat địa lí Việt Nam để rút ra những nhận xét cần thiết.
- Phân tích bảng số liệu và kĩ năng tính toán số liệu, rút ra nhận xét.
c. Thái độ, hành vi
- Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng về sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi và thủy sản nước ta từ đó có quyết định đúng để khai thác hiệu quả ngành nông nghiệp nước ta.
- Tôn trọng những nỗ lực và thành quả mà Việt Nam đã đạt được trong phát triển ngành chăn nuôi và thủy sản.
d. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: nêu và giải quyết vấn đề, tư duy logic, làm việc nhóm,…
- Năng lực chuyên biệt: khai thác bản đồ - biểu đồ, tổng hợp lãnh thổ.
- Xây dựng và tổng hợp các dạng câu hỏi và bài tập vận dụng các kiến thức và kỹ năng địa lý để phục vụ hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, kiểm tra – đánh giá học sinh phần ngành chăn nuôi, thuỷ sản Việt Nam.
Chuyên đề có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí THPT.
Chương 1: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành chăn nuôi và thuỷ sản Việt Nam.
Chương 2: Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực và phương tiện có thể áp dụng khi giảng dạy chuyên đề
Chương 3: Một số dạng câu hỏi, bài tập phần ngành chăn nuôi - thuỷ sản Việt Nam.
Gia súc dùng để chỉ các loài động vật có vú được thuần hóa và nuôi vì mục đích để sản xuất hàng hóa như lấy thực phẩm (lấy thịt, lấy sữa), nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp (lấy lông, lấy da...), lấy sức kéo... như: trâu, bò, ngựa, lợn, dê, cừu... nhưng tựu chung lại chúng đều phục vụ các giá trị liên quan đến nông nghiệp. Một điểm chung nữa của gia súc là chúng đều là động vật có vú và có bốn chân trong khi gia cầm chỉ có hai chân.
Gia cầm là tên gọi chung chỉ các loài động vật có hai chân, có lông
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề
Ngành chăn nuôi, thuỷ sản là bộ phận quan trọng của khu vực kinh tế nông - lâm - thuỷ sản Việt Nam, ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế của thế giới nói chung, của từng quốc gia nói riêng. Chăn nuôi, thuỷ sản cung cấp và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng về nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nguyên liệu cho ngành công nghiệp, tạo mặt hàng xuất khẩu có giá trị… Vai trò ngày càng cao của ngành chăn nuôi – thuỷ sản trong nền kinh tế hiện đại thể hiện ở chỗ tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng trong giá trị sản xuất nông nghiệp và dần trở thành ngành sản xuất chính, giá trị thuỷ sản có xu hướng tăng dần khẳng định là ngành kinh tế chính trong sản xuất nông - lâm - thuỷ sản. Vì vậy, tìm hiểu về ngành chăn nuôi - thủy sản là cần thiết. Trong ôn thi học sinh giỏi, các chuyên đề về hai ngành này luôn hấp dẫn, có tính thực tiễn cao nên cuốn hút học sinh ham mê nghiên cứu, tìm hiểu.Chương trình ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí THPT đều dựa trên kiến thức cơ bản của sách giáo khoa nâng cao sau đó phát triển mở rộng, chuyên sâu hơn. Ngành chăn nuôi và thủy sản Việt Nam được đề cập đến trong chương trình Địa lí lớp 12 ở chương Địa lí các ngành kinh tế và có nhiều thông tin liên quan trong chương Địa lí các vùng kinh tế.
Đề thi học sinh giỏi quốc gia có cấu trúc 7 câu, tổng 20 điểm nội dung kiến thức lớp 10 và lớp 12. Trong đó, câu 6 (Địa lý các ngành kinh tế Việt Nam) chiếm 3 điểm và câu 7 (Địa lý các vùng kinh tế) chiếm 3 điểm thường xuyên đề cập đến địa lí ngành chăn nuôi và thủy sản đặc biệt là các năm gần đây, cụ thể là năm 2016, 2018, 2019,...
Xuất phát từ những lí do quan trọng và thiết thực trên, tôi lựa chọn đề tài: “Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành chăn nuôi, thuỷ sản Việt Nam” cho chuyên đề nghiên cứu và trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp.
2. Mục đích của chuyên đề
Chuyên đề “Vấn đề phát triển và phân bố ngành chăn nuôi - thủy sản Việt Nam” được xây dựng trên cơ sở mục đích rõ ràng, cơ bản và phù hợp với đặc thù bộ môn và đáp ứng nhu cầu ôn tập cho các kì thi học sinh giỏi.a. Kiến thức
- - Trình bày vai trò, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi và thuỷ sản
- - Trình bày và giải thích được tình hình phát triển và đặc điểm phân bố ngành chăn nuôi và thuỷ sản
- - Nêu được những định hướng phát triển ngành chăn nuôi, thuỷ sản trong những năm tới.
b. Kĩ năng
- Khai thác các bản đồ - biểu đồ trong Atlat địa lí Việt Nam để rút ra những nhận xét cần thiết.
- Phân tích bảng số liệu và kĩ năng tính toán số liệu, rút ra nhận xét.
c. Thái độ, hành vi
- Lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng về sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi và thủy sản nước ta từ đó có quyết định đúng để khai thác hiệu quả ngành nông nghiệp nước ta.
- Tôn trọng những nỗ lực và thành quả mà Việt Nam đã đạt được trong phát triển ngành chăn nuôi và thủy sản.
d. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: nêu và giải quyết vấn đề, tư duy logic, làm việc nhóm,…
- Năng lực chuyên biệt: khai thác bản đồ - biểu đồ, tổng hợp lãnh thổ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp, hệ thống hóa một số vấn đề liên quan đến sự phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi và thủy sản Việt Nam.- Xây dựng và tổng hợp các dạng câu hỏi và bài tập vận dụng các kiến thức và kỹ năng địa lý để phục vụ hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, kiểm tra – đánh giá học sinh phần ngành chăn nuôi, thuỷ sản Việt Nam.
4. Phạm vi và giá trị chuyên đề
Nội dung nghiên cứu của chuyên đề chủ yếu nằm trong chương trình địa lí lớp 12 cơ bản và nâng cao, mở rộng tham khảo tìm hiểu các tài liệu khác và nội dung đề thi học sinh giỏi quốc gia những năm gần đây liên quan đến ngành chăn nuôi và trồng trọt của Việt Nam.Chuyên đề có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí THPT.
5. Cấu trúc của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chươngChương 1: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành chăn nuôi và thuỷ sản Việt Nam.
Chương 2: Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực và phương tiện có thể áp dụng khi giảng dạy chuyên đề
Chương 3: Một số dạng câu hỏi, bài tập phần ngành chăn nuôi - thuỷ sản Việt Nam.
NỘI DUNG
- CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NGÀNH CHĂN NUÔI, THUỶ SẢN VIỆT NAM
- Phần 1: Một số vấn đề phát triển và phân bố ngành chăn nuôi Việt Nam
I. Một số khái niệm, vai trò ngành chăn nuôi Việt Nam
1. Một số khái niệm về ngành chăn nuôi
Chăn nuôi là hình thức nuôi lớn vật nuôi, bao gồm gia súc, gia cầm ... để cung cấp các sản phẩm như thực phẩm, lông, phân bón hoặc sức lao động cho thị trường...Gia súc dùng để chỉ các loài động vật có vú được thuần hóa và nuôi vì mục đích để sản xuất hàng hóa như lấy thực phẩm (lấy thịt, lấy sữa), nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp (lấy lông, lấy da...), lấy sức kéo... như: trâu, bò, ngựa, lợn, dê, cừu... nhưng tựu chung lại chúng đều phục vụ các giá trị liên quan đến nông nghiệp. Một điểm chung nữa của gia súc là chúng đều là động vật có vú và có bốn chân trong khi gia cầm chỉ có hai chân.
Gia cầm là tên gọi chung chỉ các loài động vật có hai chân, có lông