- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
CHUYÊN ĐỀ HỌC SINH GIỎI SINH HỌC NĂM 2021 - 2022: chuyên đề di truyền học quần thể
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ CHUYÊN SÂU
Khái niệm quần thể
Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh ra con cái để duy trì nòi giống.
Tần số tương đối của các alen và kiểu gen
- Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng, thể hiện ở tần số các alen và tần số các kiểu gen của quần thể.
- Tần số mỗi alen = số lượng alen đó/tổng số alen của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.
Quần thể tự phối
- Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ thể dị hợp, tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp.
- Giao phối không ngẫu nhiên gồm tự phối (tự thụ phấn) và giao phối có chọn lọc.
+ Tần số tương đối của các alen không đổi qua các thế hệ tự phối. Quá trình tự phối làm cho quần thể dần dần phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
+ Tần số tương đối của các alen thay đổi qua các thế hệ giao phối có chọn lọc.
Quần thể giao phối ngẫu nhiên
Dấu hiệu đặc trưng của một quần thể giao phối ngẫu nhiên:
+ Các cá thể giao phối tự do và ngẫu nhiên với nhau.
+ Quần thể giao phối rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
+ Mỗi quần thể xác định được phân biệt với những quần thể khác cùng loài về vốn gen, thể hiện ở tần số các alen, tần số các kiểu gen.
+ Tần số tương đối của các alen về một hoặc vài gen điển hình nào đó là dấu hiệu đặc trưng cho sự phân bố các kiểu gen và kiểu hình trong quần thể đó.
+ Quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể không đổi qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định.
Định luật Hacđi - Vanbec:
- Nội dung định luật Hacđi - Vanbec: Trong những điều kiện nhất định, tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu phối được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Khi xảy ra ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi - Vanbec. Khi đó thỏa mãn đẳng thức:
Trong đó: p là tần số alen A, q là tần số alen a, .
- Điều kiện nghiệm đúng của định luật:
+ Quần thể phải có kích thước lớn.
+ Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.
+ Không có tác động của chọn lọc tự nhiên (các cá thể có kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau).
+ Không có đột biến (đột biến không xảy ra hoặc xảy ra thì tần số đột biến thuận phải bằng tần số đột biến nghịch).
+ Quần thể phải được cách li với quần thể khác (không có sự di - nhập gen giữa các quần thể).
Số loại kiểu gen trong quần thể
CHUYÊN ĐỀ. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VÀ CHUYÊN SÂU
Khái niệm quần thể
Quần thể là một tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh ra con cái để duy trì nòi giống.
Tần số tương đối của các alen và kiểu gen
- Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng, thể hiện ở tần số các alen và tần số các kiểu gen của quần thể.
- Tần số mỗi alen = số lượng alen đó/tổng số alen của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.
Quần thể tự phối
- Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ thể dị hợp, tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp.
- Giao phối không ngẫu nhiên gồm tự phối (tự thụ phấn) và giao phối có chọn lọc.
+ Tần số tương đối của các alen không đổi qua các thế hệ tự phối. Quá trình tự phối làm cho quần thể dần dần phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
+ Tần số tương đối của các alen thay đổi qua các thế hệ giao phối có chọn lọc.
Quần thể giao phối ngẫu nhiên
Dấu hiệu đặc trưng của một quần thể giao phối ngẫu nhiên:
+ Các cá thể giao phối tự do và ngẫu nhiên với nhau.
+ Quần thể giao phối rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
+ Mỗi quần thể xác định được phân biệt với những quần thể khác cùng loài về vốn gen, thể hiện ở tần số các alen, tần số các kiểu gen.
+ Tần số tương đối của các alen về một hoặc vài gen điển hình nào đó là dấu hiệu đặc trưng cho sự phân bố các kiểu gen và kiểu hình trong quần thể đó.
+ Quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể không đổi qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định.
Định luật Hacđi - Vanbec:
- Nội dung định luật Hacđi - Vanbec: Trong những điều kiện nhất định, tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu phối được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Khi xảy ra ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi - Vanbec. Khi đó thỏa mãn đẳng thức:
Trong đó: p là tần số alen A, q là tần số alen a, .
- Điều kiện nghiệm đúng của định luật:
+ Quần thể phải có kích thước lớn.
+ Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên.
+ Không có tác động của chọn lọc tự nhiên (các cá thể có kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau).
+ Không có đột biến (đột biến không xảy ra hoặc xảy ra thì tần số đột biến thuận phải bằng tần số đột biến nghịch).
+ Quần thể phải được cách li với quần thể khác (không có sự di - nhập gen giữa các quần thể).
Số loại kiểu gen trong quần thể