- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
CHUYÊN ĐỀ HSG ĐỊA 9: Nội dung 8, 9,10: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP được soạn dưới dạng file PDF gồm 13 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Nội dung 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN
Câu 48. Hãy nêu chức năng của từng loại rừng phân theo mục đích sử dụng?
- Rừng sản xuất: cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho dân dụng và cho xuất khẩu.
- Rừng phòng hộ: phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất, chống xói
mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay,...).
- Rừng đặc dụng: bảo vệ hộ sinh thái, bảo vệ các giống loài quý hiếm.
Câu 49. Nêu lợi ích của việc đầu tư trồng rừng. Tại sao chúng ta phải vừa khai thác vừa bảo
vệ rừng?
- Lợi ích của việc đầu tư trồng rừng:
+ Bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn gen, điều hoà khí hậu, điều hoà dòng chảy sông
ngòi, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống lũ lụt, khô hạn, gió bão, cát bay,...
+ Cung cấp lâm sản cho nhu cầu của đời sống và sản xuất (gỗ cho công nghiệp, xây dựng và
dân sinh, nguyên liệu làm giấy; dược liệu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe con người).
- Khai thác rừng phải đi đôi với việc bảo vệ rừng để tránh nguy cơ cạn kiệt rừng và bảo vệ môi
trường.
Câu 50. Dựa vào kiến thức đã học và Atlat địa lí Việt Nam, hãy trình bày đặc điểm và ý nghĩa
của tài nguyên rừng trong phát triển kinh tế xã hội và giữ gìn môi trường sinh thái.
a) Đặc điểm tài nguyên rừng
- Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, lại có các bãi bồi ven biển, thuận lợi cho phát triển tài
nguyên rừng.
- Trước đây hơn nửa thế kỉ, Việt Nam là nước giàu tài nguyên rừng. Hiện nay, tài nguyên rừng
đã bị cạn kiệt ở nhiều nơi.
- Năm 2000, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng gần 11,6 triệu ha, độ che phủ tính chung
toàn quốc là 35%. Trong điều kiện của nước ta (ba phần tư diện tích là đồi núi) thì tỉ lệ này vẫn
còn thấp.
- Tài nguyên rừng được chia thành các các loại: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
b) Ý nghĩa của tài nguyên rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn môi trường sinh
thái
- Tài nguyên rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và
đặc biệt là vấn đề giữ gìn môi trường sinh thái.
- Rừng sản xuất cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu. Việc trồng rừng
nguyên liệu giấy đem lại việc làm và thu nhập cho người dân.
- Rừng phòng hộ là các khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc theo
dải ven biển miền Trung, các dải rừng ngập mặn ven biển. Rừng phòng hộ có tác dụng phòng
chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất, chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống
cát bay,...).
- Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên (Cúc Phương, Ba Vì, Bạch Mã,
Cát Tiên,...), góp phần bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ các giống loài quý hiếm.
Câu 51. Trình bày sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp nước ta?
- Hiện nay, hằng năm cả nước khai thác khoảng 2,5 triệu mét khối gỗ trong các khu rừng sản
xuất, chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.
- Chúng ta đang đầu tư để phấn đấu đến năm 2010 trồng mới 5 triệu ha rừng, đưa tỉ lệ che phủ
rừng lên 45%, chú trọng bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng cây gây rừng.
- Mô hình nông lâm kết hợp đang được phát triển, góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sông
cho nhân dân.
Câu 52. Tại sao việc đẩy mạnh nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản có ý nghĩa quan trọng trong
sản xuất lương thực, thực phẩm?
- Bổ sung nguồn đạm động vật trong cơ cấu bữa ăn.
- Góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên.
- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
- Góp phần đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch sử dụng lao động ở nông thôn; tạo
nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; tạo ra nguồn
hàng xuất khẩu quan trọng.
Câu 53. Phân tích những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản ở nước ta?
Tại sao nguồn lợi hải sản nước ta bị giảm sút rõ rệt?
*Những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản ở nước ta:
a) Thuận lợi
* Tự nhiên:
- Nước ta có bờ biển dài 3260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng.
- Nguồn lợi hải sản khá phong phú (tổng trữ lượng khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn, cho phép khai
thác hằng năm khoảng 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác với hơn
100 loài tôm, hơn 2500 loài nhuyễn thể, hơn 600 loài rong và nhiều đặc sản khác như hải sâm,
bào ngư, sò, điệp...).
- Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm: ngư trường Cà Mau - Kiên
Giang, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng –
Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
- Dọc bờ biển có những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy
sản nước lợ. Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi thuỷ
sản nước mặn (nuôi trên biển).
- Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi cá,
tôm nước ngọt. Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ
sản.
* Kinh tế - xã hội:
- Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.
- Phát triển các dịch vụ thuỷ sản và mở rộng chế biến thuỷ sản.
- Nhu cầu về các mặt hàng thuỷ sản trong và ngoài nước tăng nhiều trong những năm gần đây.
- Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thủy sản.
b) Khó khăn:
* Tự nhiên:
- Hằng năm, có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 - 35 đợt gió mùa Đông
Bắc, nhiều khi thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi.
- Một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm.
* Kinh tế - xã hội:
- Nghề thuỷ sản đòi hỏi vốn rất lớn, trong khi phần lớn ngư dân còn nghèo nên quy mô ngành
thuỷ sản còn nhỏ.
- Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm đổi mới, do vậy năng suất lao
động còn thấp.
- Việc nuôi trồng thuỷ sản còn mang tính chất quảng canh nên năng suất thấp.
- Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.
* Nguồn lợi hải sản nước ta bị giảm sút rõ rệt vì:
Do khai thác quá mức và ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông, ven biển.
Câu 54. Giải thích tại sao hoạt động nuôi trồng lại chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ
cấu giá trị sản xuất của ngành thủy sản?
Hoạt động nuôi trồng chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thủy
sản, vì:
- Ngành nuôi trồng thuỷ sản đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội.
- Nhu cầu ngày càng lớn của thị trường (trong và ngoài nước).
- Nuôi trồng thuỷ sản chủ động được về sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ thị
trường.
- Có diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản lớn (sông ngòi, ao hồ, bãi triều,...).
- Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nuôi trồng thuỷ sản không ngừng phát triển (máy móc cho
nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ thức ăn thuỷ sản, thuốc, con giống, kĩ thuật,... phát triển mạnh).
- Sự phát triển mạnh của công nghiệp chế biến và dịch vụ buôn bán thuỷ sản.
- Nhân dân có kinh nghiệm trong việc nuôi trồng thủy sản.
- Chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản.
Câu 55. Giải thích tại sao hoạt động thuỷ sản ở nước ta trong những năm gần đây lại trở
nên sôi động?
Hoạt động thuỷ sản ở nước ta trong những năm gần đây trở nên sôi động, vì:
- Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng.
- Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển ngành thuỷ sản:
+ Có bờ biển dài 3260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng.
+ Nguồn lợi hải sản khá phong phú.
+ Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm là: Cà Mau - Kiên Giang,
Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh và ngư trường quần
đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
+ Dọc bờ biển có những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng
thủy sản nước lợ. Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi
thuỷ sản nước mặn (nuôi trên biển).
+ Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi cá,
tôm nước ngọt.
- Sự phát triển mạnh của công nghiệp chế biến và các dịch vụ thuỷ sản.
- Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.
- Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thủy sản.
- Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Nội dung 9: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
Câu 56. Trình bày các nhân tố anh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước
ta?
a) Các nhân tố tự nhiên
- Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng
để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để
phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
+ Khoáng sản nhiên liệu (than, dầu, khí) là cơ sở để phát triển công nghiệp năng lượng, hoá
chất; khoáng sản kim loại (quặng sắt, mangan, crôm, thiếc, chì - kẽm,...) là cơ sở để phát triển
công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu; khoáng sản phi kim loại (apatit, pirit, photphorit,...)
là cơ sở cho phát triển công nghiệp hoá chất; các khoáng sản vật liệu xây dựng (sét, đá vôi,...)
là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Nguồn thuỷ năng dồi dào của các sông, suối là cơ sở tự nhiên cho phát triển công nghiệp năng
lượng (thuỷ điện).
+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển là cơ sở để phát triển các ngành
nông, lâm, ngư nghiệp, từ đó cung cấp nguyên liệu phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm,
thuỷ sản.
- Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng. Ví dụ, Trung
du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật về công nghiệp khai khoáng, công nghiệp năng
lượng (than, thuỷ điện, nhiệt điện).
b) Các nhân tố kinh tế- xã hội
* Dân cư và lao động
- Nước ta có số dân đông, sức mua đang tăng lên, thị hiếu cũng có nhiều thay đổi, vì thế thị
trường trong nước ngày càng được chú trọng trong phát triển công nghiệp.
- Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, tạo điều kiện phát triển các
ngành công nghiệp cần nhiều lao động và cả một số ngành công nghệ cao. Đây cũng là một
điều kiện hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp.
* Cơ sở vật chất - kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng
- Nhìn chung, trình độ công nghệ của ngành công nghiệp nước ta còn thấp, hiệu quả sử dụng
thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn. Cơ sở vật chất kĩ thuật
chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng.
- Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, nước,... đang từng
bước được cải thiện, nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm, vì thế đã góp phần thúc đẩy sự phát
triển công nghiệp ở những vùng này.
* Chính sách phát triển công nghiệp
- Chính sách phát triển công nghiệp ở nước ta thay đổi qua các thời kì lịch sử, có ảnh hưởng lâu
dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. Trước hết là chính sách công nghiệp hoá và các
chính sách đầu tư phát triển công nghiệp.
- Trong giai đoạn hiện nay, chính sách công nghiệp đã gắn liền với việc phát triển kinh tế nhiều
thành phần, khuyến khích đầu tư nước ngoài và trong nước, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, đổi
mới chính sách kinh tế đôi ngoại.
* Thị trường
- Công nghiệp chỉ có thể phát triển khi chiếm lĩnh được thị trường.
- Hàng công nghiệp nước ta có thị trường trong nước khá rộng lớn, nhưng ngay tại thị trường
này cũng đang bị cạnh tranh ngày càng quyết liệt bởi hàng ngoại nhập. Hàng công nghiệp nước
ta có những lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang thị trường các nước công nghiệp phát triển,
nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng,...
- Sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng, linh hoạt hơn.
Câu 57. Vẽ sơ đồ về vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển một
số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
Sơ đồ về vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển một số ngành
công nghiệp trọng điểm ở nước ta
Câu 58. Dựa vào kiến thức đã học và atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết dân cư và nguồn
lao động có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố công nghiệp? Ở nước ta
vấn đề này như thế nào?
a) Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
Dân cư và nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển và phân bố công
nghiệp, được xem xét dưới hai góc độ sản xuất và tiêu thụ:
- Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó có khả năng để phát triển và phân bố các ngành
công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt - may, giày - da, chế biến thực phẩm. Những nơi
có đội ngũ lao động kĩ thuật cao và đông đảo công nhân lành nghề thường gắn với các ngành
công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và chất xám cao trong sản phẩm như kĩ
thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,... Nguồn lao động với trình độ chuyên môn kĩ
thuật và khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật mới là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành
công nghệ cao và nâng cao hiệu quả sản xuất trong các ngành công nghiệp khác.
Khoáng
sản (một
số loại
chủ yếu)
Kim loại: sắt, mangan,
crôm, thiếc, chì –
kèm,…
Phi kim loại (apatit,
pirit, photphorit,…)
Vật liệu xây dựng (sét,
đá vôi,…)
Thủy năng của sông núi
Tài nguyên đất, nước, khí hậu,
rừng, nguồn lợi sinh vật biển
Nông,
lâm, ngư
nghiệp
Nhiên liệu: than, dầu
khí
Công nghiệp chế biến
nông, lâm, thủy sản
Công nghiệp vật liệu
xây dựng
Công nghiệp hóa chất
Công nghiệp luyện kim
đen, luyện kim màu
Công nghiệp năng
lượng (thủy điện)
Công nghiệp năng
lượng, hóa chất
- Quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư có ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu của nhu cầu
tiêu dùng. Đó cũng là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp. Khi tập quán và nhu cầu tiêu
dùng thay đổi sẽ làm biến đổi về cơ cấu và hướng chuyên môn hoá của các ngành và xí nghiệp
công nghiệp, từ đó dẫn đến sự mở rộng hay thu hẹp không gian công nghiệp cũng như cơ cấu
ngành của nó.
b) Ở nước ta hiện nay(quan trọng)
- Dân cư và lao động nước ta tạo nhiều thuận lợi cho phát triển và phân bố công nghiệp: nguồn
lao động dồi dào, trẻ, năng động, tay nghề cao, có khả năng tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học và
công nghệ hiện đại, giá nhân công rẻ,...; thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Tuy nhiên, cũng còn một số mặt hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp như:
tính lành nghề, tính chuyên môn hoá, tác phong công nghiệp, thể lực,... ở một bộ phận người
lao động.
Câu 59. Việc cải thiện đường giao thông có ý nghĩa như thế nào với phát triển công nghiệp?
Đảm bảo cho việc chuyên chở nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm công nghiệp, góp phần thúc
đẩy sự phát triển công nghiệp.
Câu 60. Hãy sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội (được nêu trong bài) tương
ứng với các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
- Các yếu tố đầu vào:
+ Nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng (có thể là các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu từ
nông, lâm, ngư nghiệp hay bán thành phẩm, các chi tiết sản phẩm,... từ các ngành công nghiệp
khác, các cơ sở công nghiệp khác).
+ Lao động.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật.
- Các yếu tố đầu ra:
+ Thị trường trong nước (tiêu dùng của nhân dân, các ngành công nghiệp, các cơ sở công nghiệp
có liên quan).
+ Thị trường nước ngoài.
- Yếu tố chính sách tác động đến cả đầu vào và đầu ra, vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển và phân bố công nghiệp.
Các yếu tố
đầu vào
Sự phát triển và phân bố
công nghiệp
Các yếu tố
đầu ra
Nội dung 10: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
Câu 61. Trình bày cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.
- Hệ thống công nghiệp của nước ta hiện nay gồm có các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và
các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
- Nước ta có đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực. Một số ngành công nghiệp trọng
điểm đã được hình thành.
+ Công nghiệp trọng điểm là những ngành chiếm lí trọng cao trong giá trị sản lượng công
nghiệp, được phát triển dựa trên những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động,
nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ lực.
+ Sự phát triển của những ngành công nghiệp trọng điểm có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta: khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí, điện tử, hoá
chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.
Câu 62. Nêu phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.
- Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù
hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế
giới.
- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng; tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện
lực đi trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trương trong và
ngoài nước.
- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ
giá thành sản phẩm.
Câu 63. Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Tại
sao lại có sự phân hóa đó?
a) Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực
- Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp
vào loại cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hoá khác nhau
lan tỏa theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch.
+ Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng).
+ Đáp Cầu - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học).
+ Đông Anh - Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim).
+ Việt Trì - Lâm Thao (hoá chất, giấy).
+ Hoà Bình - Sơn La (thủy điện).
+ Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá (dệt - may, điện, vật liệu xây dựng).
- Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng
đầu cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một. Hướng chuyên
môn hoá ở đây rất đa dạng, trong đó có một vài ngành công nghiệp tương đối non trẻ, nhưng
phát triển mạnh như khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí.
- Dọc theo Duyên hải miền Trung có các trung tâm công nghiệp như Đà Nẵng (quan trọng nhất),
Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang...
- Ở những khu vực còn lại, nhất là vùng núi, công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán,
rời rạc.
b) Nguyên nhân của sự phân hóa
Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố.
- Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên
nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi.
- Ở trung du và miền núi còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp là do sự thiếu đồng
bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.
Câu 64. Vẽ sơ đồ cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta. Nhận xét xu
hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta?
a) Vẽ sơ đồ
Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
b) Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước
ta
- Giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước.
- Tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước.
- Tăng tỉ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 65. Trình bày các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
a) Công nghiệp khai thác nhiên liệu
- Khai thác than: phân bố chủ yếu ở vùng than Quảng Ninh, gần đây mỗi năm sản xuất khoảng
từ 15 đến 20 triệu tấn. Than được khai thác lộ thiên là chính, còn lại là khai thác hầm lò.
Công nghiệp
Khu vực ngoài Nhà nướcKhu vực Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài
Trung ương Địa phương Tập thể Tư nhân Cá thể
Công nghiệp
Khu vực ngoài Nhà nướcKhu vực Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài
Trung ương Địa phương Tập thể Tư nhân Cá thể
- Khai thác dầu khí: chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam. Hàng trăm triệu tấn dầu và hàng tỉ
mét khối khí đã được khai thác. Dầu thô là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
nước ta hiện nay.
b) Công nghiệp điện
- Công nghiệp điện ở nước ta bao gồm nhiệt điện và thuỷ điện.
- Hiện nay, mỗi năm sản xuất trên 40 tỉ kWh và sản lượng điện ngày càng tăng để đáp ứng nhu
cầu của nền kinh tế.
- Các nhà máy thuỷ điện lớn: Hoà Bình, Y-a-ly, Trị An,...; đang triển khai xây dựng nhà máy
thuỷ điện Sơn La (sẽ là nhà máy thuỷ điện lớn nhất nước ta).
- Các nhà máy nhiệt điện lớn: Phú Mỹ (chạy bằng khí), Phả Lại (chạy bằng than),...
c) Một số ngành công nghiệp nặng khác
- Công nghiệp cơ khí là ngành có cơ cấu sản phẩm hết sức đa dạng. Các trung tâm công nghiệp
cơ khí - điện tử lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Ngoài ra là các trung
tâm Thái Nguyên, Hải Phòng, Vinh, Biên Hoà, Cần Thơ,...
- Công nghiệp hoá chất có sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và sinh hoạt. Các
trung tâm công nghiệp hoá chất lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa (Đồng Nai), Hà
Nội, Hải Phòng, Việt Trì - Lâm Thao (Phú Thọ),...
- Công nghiệp sản xuất vật liệu có cơ cấu khá đa dạng.
+ Các nhà máy xi măng lớn, hiện đại đã được xây dựng, tập trung nhất là ở vùng Đồng bằng
sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
+ Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp tập trung ở ven các thành phố lớn, nơi có nhu
cầu lớn về các sản phẩm này.
d) Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
- Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Các phân ngành chính là:
+ Chế biến sản phẩm trồng trọt (xay xát, sản xuất đường, rượu, bia, nước ngọt, chế biến chè,
thuốc lá, cà phê, dầu thực vật).
+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi (chế biến thịt, trứng, sữa), thực phẩm đông lạnh, đồ hộp,...
+ Chế biến thuỷ sản (làm nước mắm, sấy khô, đông lạnh,...).
- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước. Tập trung nhất là ở
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.
e) Công nghiệp dệt may
- Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng của nước ta, dựa trên ưu thế về nguồn lao động
rẻ.
- Các sản phẩm của ngành may đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới và là một trong
những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
- Các trung tâm dệt may lớn nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam
Định,...
Câu 66. Tại sao cần phải phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm?
- Khai thác có hiệu quả các thế mạnh (tự nhiên, kinh tế - xã hội).
- Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi
trường.
Câu 67. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp
điện lực của nước ta. Cho biết những ưu điểm và hạn chế của các công trình thủy diện.
a) Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực nước
ta
* Thuận lợi
- Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 -
8000 calo/kg. Ngoài ra còn có than bùn, than nâu. Đây là cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy
nhiệt điện sử dụng than.
- Dầu khí: là cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng dầu mỏ, khí đốt.
+ Dầu khí của nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài
tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí.
+ Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể
Nam Côn Sơn.
- Thủy năng: Tiềm năng rất lớn, về lí thuyết, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kW với sản
lượng 260 - 270 tỉ kWh. Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%)
và hệ thống sông Đồng Nai (19%).
- Các nguồn năng lượng khác như: sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt… ở nước
ta rất dồi dào.
* Khó khăn
- Thiếu nước trong mùa khô cho các nhà máy thuỷ điện.
- Một số tài nguyên là cơ sở để phát triển sản xuất điện đang bị suy giảm (than, dầu khí).
b) Những ưu điểm và hạn chế của các công trình thủy điện
- Tạo ra nguồn năng lượng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội: cung cấp điện cho sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt của người dân.
- Phụ thuộc vào chế độ nước, gây ra những thay đổi bất lợi về môi trường.
Câu 68. Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?
* Công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, vì:
- Có thế mạnh lâu dài
+ Cơ sở nguyên liệu phong phú:
• Than: Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn cho nhiệt lượng
7.000 - 8.000 calo/kg; than nâu phân bố ở Đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn;
than bùn tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực U Minh.
• Dầu khí: tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và
hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là
bể cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
• Thủy năng: Tiềm năng rất lớn, về lí thuyết, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kW với sản
lượng 260 - 270 tỉ kWh. Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%)
và hệ thống sông Đồng Nai (19%).
• Các nguồn năng lượng khác như: sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt... ở nước
ta rất dồi dào.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn:
• Phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế.
• Phục vụ cho nhu cầu của đời sống nhân dân.
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao
+ Kinh tế: góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế, phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Xã hội: phục vụ đời sống nhân dân.
- Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác
Công nghiệp năng lượng có tác động một cách mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành kinh tế khác
về các mặt: quy mô của ngành, kĩ thuật - công nghệ, chất lượng sản phẩm...
Câu 69. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Kể tên một số ngành công nghiệp trọng
điểm của nước ta. Tại sao khi tiến hành công nghiệp hóa phần lớn các nước đang phát triển
(trong đó có nước ta) đều ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ?
- Công nghiệp trọng điểm là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế -
xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
- Các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến
lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hóa chất - phân bón - cao su, công
nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử,...
- Trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa các nước đang phát triển (trong đó có nước ta) đều
ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ, bởi vì:
+ Hầu hết các nước đang phát triển đều là những nước thiếu vốn, trình độ khoa học công nghệ
còn thấp, có nguồn lao động dồi dào (dư thừa lao động).
+ Các ngành công nghiệp nhẹ là những ngành cần vốn ít, thu hồi vốn nhanh, sử dụng nhiều lao
động, trình độ công nghệ không quá khắt khe, phù hợp với điều kiện của các nước đang phát
triển từ đó tạo dà cho sự phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế của đất nước.
Câu 70. Tại sao công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng
điểm ở nước ta? Nêu các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp chế
biến lương thực, thực phẩm ở nước ta?
* Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước
ta, vì
* Có thế mạnh lâu dài
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú: nguyên liệu từ ngành trồng trọt, từ ngành chăn nuôi,
từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản,...
- Có nguồn lao động dồi dào, rẻ tiền.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển với các nhà máy, xí nghiệp chế biến,...
* Mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Về kinh tế:
+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có nhiều ưu thế: vốn đầu tư ít, thời gian xây
dựng nhanh, sử dụng nhiều lao động, hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh.
+ Hiện chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.
+ Đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng.
- Về xã hội:
+ Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
+ Tạo điều kiện công nghiệp hoá nông thôn.
* Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác
- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương
thực thực phẩm như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản,...
- Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp năng
lượng, hoá chất, cơ khí, đẩy mạnh hoạt động thương mại.
*Các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực,
thực phẩm ở nước ta.
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú (từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản).
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn (trong nước, ngoài nước).
- Lao động dồi dào, cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được tăng cường, chính sách phát triển,...
Nội dung 8: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN
Câu 48. Hãy nêu chức năng của từng loại rừng phân theo mục đích sử dụng?
- Rừng sản xuất: cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho dân dụng và cho xuất khẩu.
- Rừng phòng hộ: phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất, chống xói
mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay,...).
- Rừng đặc dụng: bảo vệ hộ sinh thái, bảo vệ các giống loài quý hiếm.
Câu 49. Nêu lợi ích của việc đầu tư trồng rừng. Tại sao chúng ta phải vừa khai thác vừa bảo
vệ rừng?
- Lợi ích của việc đầu tư trồng rừng:
+ Bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn gen, điều hoà khí hậu, điều hoà dòng chảy sông
ngòi, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống lũ lụt, khô hạn, gió bão, cát bay,...
+ Cung cấp lâm sản cho nhu cầu của đời sống và sản xuất (gỗ cho công nghiệp, xây dựng và
dân sinh, nguyên liệu làm giấy; dược liệu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe con người).
- Khai thác rừng phải đi đôi với việc bảo vệ rừng để tránh nguy cơ cạn kiệt rừng và bảo vệ môi
trường.
Câu 50. Dựa vào kiến thức đã học và Atlat địa lí Việt Nam, hãy trình bày đặc điểm và ý nghĩa
của tài nguyên rừng trong phát triển kinh tế xã hội và giữ gìn môi trường sinh thái.
a) Đặc điểm tài nguyên rừng
- Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi, lại có các bãi bồi ven biển, thuận lợi cho phát triển tài
nguyên rừng.
- Trước đây hơn nửa thế kỉ, Việt Nam là nước giàu tài nguyên rừng. Hiện nay, tài nguyên rừng
đã bị cạn kiệt ở nhiều nơi.
- Năm 2000, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng gần 11,6 triệu ha, độ che phủ tính chung
toàn quốc là 35%. Trong điều kiện của nước ta (ba phần tư diện tích là đồi núi) thì tỉ lệ này vẫn
còn thấp.
- Tài nguyên rừng được chia thành các các loại: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
b) Ý nghĩa của tài nguyên rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giữ gìn môi trường sinh
thái
- Tài nguyên rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và
đặc biệt là vấn đề giữ gìn môi trường sinh thái.
- Rừng sản xuất cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho xuất khẩu. Việc trồng rừng
nguyên liệu giấy đem lại việc làm và thu nhập cho người dân.
- Rừng phòng hộ là các khu rừng đầu nguồn các con sông, các cánh rừng chắn cát bay dọc theo
dải ven biển miền Trung, các dải rừng ngập mặn ven biển. Rừng phòng hộ có tác dụng phòng
chống thiên tai, bảo vệ môi trường (chống lũ, bảo vệ đất, chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống
cát bay,...).
- Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên (Cúc Phương, Ba Vì, Bạch Mã,
Cát Tiên,...), góp phần bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ các giống loài quý hiếm.
Câu 51. Trình bày sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp nước ta?
- Hiện nay, hằng năm cả nước khai thác khoảng 2,5 triệu mét khối gỗ trong các khu rừng sản
xuất, chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.
- Chúng ta đang đầu tư để phấn đấu đến năm 2010 trồng mới 5 triệu ha rừng, đưa tỉ lệ che phủ
rừng lên 45%, chú trọng bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng cây gây rừng.
- Mô hình nông lâm kết hợp đang được phát triển, góp phần bảo vệ rừng và nâng cao đời sông
cho nhân dân.
Câu 52. Tại sao việc đẩy mạnh nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản có ý nghĩa quan trọng trong
sản xuất lương thực, thực phẩm?
- Bổ sung nguồn đạm động vật trong cơ cấu bữa ăn.
- Góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên.
- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
- Góp phần đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch sử dụng lao động ở nông thôn; tạo
nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; tạo ra nguồn
hàng xuất khẩu quan trọng.
Câu 53. Phân tích những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản ở nước ta?
Tại sao nguồn lợi hải sản nước ta bị giảm sút rõ rệt?
*Những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản ở nước ta:
a) Thuận lợi
* Tự nhiên:
- Nước ta có bờ biển dài 3260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng.
- Nguồn lợi hải sản khá phong phú (tổng trữ lượng khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn, cho phép khai
thác hằng năm khoảng 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác với hơn
100 loài tôm, hơn 2500 loài nhuyễn thể, hơn 600 loài rong và nhiều đặc sản khác như hải sâm,
bào ngư, sò, điệp...).
- Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm: ngư trường Cà Mau - Kiên
Giang, ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng –
Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
- Dọc bờ biển có những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy
sản nước lợ. Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi thuỷ
sản nước mặn (nuôi trên biển).
- Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi cá,
tôm nước ngọt. Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ
sản.
* Kinh tế - xã hội:
- Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.
- Phát triển các dịch vụ thuỷ sản và mở rộng chế biến thuỷ sản.
- Nhu cầu về các mặt hàng thuỷ sản trong và ngoài nước tăng nhiều trong những năm gần đây.
- Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thủy sản.
b) Khó khăn:
* Tự nhiên:
- Hằng năm, có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 - 35 đợt gió mùa Đông
Bắc, nhiều khi thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi.
- Một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm.
* Kinh tế - xã hội:
- Nghề thuỷ sản đòi hỏi vốn rất lớn, trong khi phần lớn ngư dân còn nghèo nên quy mô ngành
thuỷ sản còn nhỏ.
- Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm đổi mới, do vậy năng suất lao
động còn thấp.
- Việc nuôi trồng thuỷ sản còn mang tính chất quảng canh nên năng suất thấp.
- Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.
* Nguồn lợi hải sản nước ta bị giảm sút rõ rệt vì:
Do khai thác quá mức và ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông, ven biển.
Câu 54. Giải thích tại sao hoạt động nuôi trồng lại chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ
cấu giá trị sản xuất của ngành thủy sản?
Hoạt động nuôi trồng chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thủy
sản, vì:
- Ngành nuôi trồng thuỷ sản đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội.
- Nhu cầu ngày càng lớn của thị trường (trong và ngoài nước).
- Nuôi trồng thuỷ sản chủ động được về sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ thị
trường.
- Có diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản lớn (sông ngòi, ao hồ, bãi triều,...).
- Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nuôi trồng thuỷ sản không ngừng phát triển (máy móc cho
nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ thức ăn thuỷ sản, thuốc, con giống, kĩ thuật,... phát triển mạnh).
- Sự phát triển mạnh của công nghiệp chế biến và dịch vụ buôn bán thuỷ sản.
- Nhân dân có kinh nghiệm trong việc nuôi trồng thủy sản.
- Chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản.
Câu 55. Giải thích tại sao hoạt động thuỷ sản ở nước ta trong những năm gần đây lại trở
nên sôi động?
Hoạt động thuỷ sản ở nước ta trong những năm gần đây trở nên sôi động, vì:
- Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng.
- Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển ngành thuỷ sản:
+ Có bờ biển dài 3260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng.
+ Nguồn lợi hải sản khá phong phú.
+ Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm là: Cà Mau - Kiên Giang,
Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh và ngư trường quần
đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
+ Dọc bờ biển có những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng
thủy sản nước lợ. Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi
thuỷ sản nước mặn (nuôi trên biển).
+ Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi cá,
tôm nước ngọt.
- Sự phát triển mạnh của công nghiệp chế biến và các dịch vụ thuỷ sản.
- Phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.
- Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thủy sản.
- Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Nội dung 9: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
Câu 56. Trình bày các nhân tố anh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước
ta?
a) Các nhân tố tự nhiên
- Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng
để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để
phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
+ Khoáng sản nhiên liệu (than, dầu, khí) là cơ sở để phát triển công nghiệp năng lượng, hoá
chất; khoáng sản kim loại (quặng sắt, mangan, crôm, thiếc, chì - kẽm,...) là cơ sở để phát triển
công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu; khoáng sản phi kim loại (apatit, pirit, photphorit,...)
là cơ sở cho phát triển công nghiệp hoá chất; các khoáng sản vật liệu xây dựng (sét, đá vôi,...)
là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Nguồn thuỷ năng dồi dào của các sông, suối là cơ sở tự nhiên cho phát triển công nghiệp năng
lượng (thuỷ điện).
+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển là cơ sở để phát triển các ngành
nông, lâm, ngư nghiệp, từ đó cung cấp nguyên liệu phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm,
thuỷ sản.
- Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng. Ví dụ, Trung
du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật về công nghiệp khai khoáng, công nghiệp năng
lượng (than, thuỷ điện, nhiệt điện).
b) Các nhân tố kinh tế- xã hội
* Dân cư và lao động
- Nước ta có số dân đông, sức mua đang tăng lên, thị hiếu cũng có nhiều thay đổi, vì thế thị
trường trong nước ngày càng được chú trọng trong phát triển công nghiệp.
- Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật, tạo điều kiện phát triển các
ngành công nghiệp cần nhiều lao động và cả một số ngành công nghệ cao. Đây cũng là một
điều kiện hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp.
* Cơ sở vật chất - kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng
- Nhìn chung, trình độ công nghệ của ngành công nghiệp nước ta còn thấp, hiệu quả sử dụng
thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn. Cơ sở vật chất kĩ thuật
chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng.
- Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, nước,... đang từng
bước được cải thiện, nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm, vì thế đã góp phần thúc đẩy sự phát
triển công nghiệp ở những vùng này.
* Chính sách phát triển công nghiệp
- Chính sách phát triển công nghiệp ở nước ta thay đổi qua các thời kì lịch sử, có ảnh hưởng lâu
dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. Trước hết là chính sách công nghiệp hoá và các
chính sách đầu tư phát triển công nghiệp.
- Trong giai đoạn hiện nay, chính sách công nghiệp đã gắn liền với việc phát triển kinh tế nhiều
thành phần, khuyến khích đầu tư nước ngoài và trong nước, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, đổi
mới chính sách kinh tế đôi ngoại.
* Thị trường
- Công nghiệp chỉ có thể phát triển khi chiếm lĩnh được thị trường.
- Hàng công nghiệp nước ta có thị trường trong nước khá rộng lớn, nhưng ngay tại thị trường
này cũng đang bị cạnh tranh ngày càng quyết liệt bởi hàng ngoại nhập. Hàng công nghiệp nước
ta có những lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang thị trường các nước công nghiệp phát triển,
nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng,...
- Sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng, linh hoạt hơn.
Câu 57. Vẽ sơ đồ về vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển một
số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
Sơ đồ về vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển một số ngành
công nghiệp trọng điểm ở nước ta
Câu 58. Dựa vào kiến thức đã học và atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết dân cư và nguồn
lao động có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển và phân bố công nghiệp? Ở nước ta
vấn đề này như thế nào?
a) Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
Dân cư và nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển và phân bố công
nghiệp, được xem xét dưới hai góc độ sản xuất và tiêu thụ:
- Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó có khả năng để phát triển và phân bố các ngành
công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt - may, giày - da, chế biến thực phẩm. Những nơi
có đội ngũ lao động kĩ thuật cao và đông đảo công nhân lành nghề thường gắn với các ngành
công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và chất xám cao trong sản phẩm như kĩ
thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,... Nguồn lao động với trình độ chuyên môn kĩ
thuật và khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật mới là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành
công nghệ cao và nâng cao hiệu quả sản xuất trong các ngành công nghiệp khác.
Khoáng
sản (một
số loại
chủ yếu)
Kim loại: sắt, mangan,
crôm, thiếc, chì –
kèm,…
Phi kim loại (apatit,
pirit, photphorit,…)
Vật liệu xây dựng (sét,
đá vôi,…)
Thủy năng của sông núi
Tài nguyên đất, nước, khí hậu,
rừng, nguồn lợi sinh vật biển
Nông,
lâm, ngư
nghiệp
Nhiên liệu: than, dầu
khí
Công nghiệp chế biến
nông, lâm, thủy sản
Công nghiệp vật liệu
xây dựng
Công nghiệp hóa chất
Công nghiệp luyện kim
đen, luyện kim màu
Công nghiệp năng
lượng (thủy điện)
Công nghiệp năng
lượng, hóa chất
- Quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư có ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu của nhu cầu
tiêu dùng. Đó cũng là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp. Khi tập quán và nhu cầu tiêu
dùng thay đổi sẽ làm biến đổi về cơ cấu và hướng chuyên môn hoá của các ngành và xí nghiệp
công nghiệp, từ đó dẫn đến sự mở rộng hay thu hẹp không gian công nghiệp cũng như cơ cấu
ngành của nó.
b) Ở nước ta hiện nay(quan trọng)
- Dân cư và lao động nước ta tạo nhiều thuận lợi cho phát triển và phân bố công nghiệp: nguồn
lao động dồi dào, trẻ, năng động, tay nghề cao, có khả năng tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học và
công nghệ hiện đại, giá nhân công rẻ,...; thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Tuy nhiên, cũng còn một số mặt hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp như:
tính lành nghề, tính chuyên môn hoá, tác phong công nghiệp, thể lực,... ở một bộ phận người
lao động.
Câu 59. Việc cải thiện đường giao thông có ý nghĩa như thế nào với phát triển công nghiệp?
Đảm bảo cho việc chuyên chở nguyên liệu, nhiên liệu, sản phẩm công nghiệp, góp phần thúc
đẩy sự phát triển công nghiệp.
Câu 60. Hãy sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội (được nêu trong bài) tương
ứng với các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
- Các yếu tố đầu vào:
+ Nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng (có thể là các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu từ
nông, lâm, ngư nghiệp hay bán thành phẩm, các chi tiết sản phẩm,... từ các ngành công nghiệp
khác, các cơ sở công nghiệp khác).
+ Lao động.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật.
- Các yếu tố đầu ra:
+ Thị trường trong nước (tiêu dùng của nhân dân, các ngành công nghiệp, các cơ sở công nghiệp
có liên quan).
+ Thị trường nước ngoài.
- Yếu tố chính sách tác động đến cả đầu vào và đầu ra, vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển và phân bố công nghiệp.
Các yếu tố
đầu vào
Sự phát triển và phân bố
công nghiệp
Các yếu tố
đầu ra
Nội dung 10: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
Câu 61. Trình bày cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.
- Hệ thống công nghiệp của nước ta hiện nay gồm có các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và
các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
- Nước ta có đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực. Một số ngành công nghiệp trọng
điểm đã được hình thành.
+ Công nghiệp trọng điểm là những ngành chiếm lí trọng cao trong giá trị sản lượng công
nghiệp, được phát triển dựa trên những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động,
nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ lực.
+ Sự phát triển của những ngành công nghiệp trọng điểm có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta: khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí, điện tử, hoá
chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.
Câu 62. Nêu phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.
- Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù
hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế
giới.
- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng; tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện
lực đi trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trương trong và
ngoài nước.
- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ
giá thành sản phẩm.
Câu 63. Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Tại
sao lại có sự phân hóa đó?
a) Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực
- Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp
vào loại cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hoá khác nhau
lan tỏa theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch.
+ Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng).
+ Đáp Cầu - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học).
+ Đông Anh - Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim).
+ Việt Trì - Lâm Thao (hoá chất, giấy).
+ Hoà Bình - Sơn La (thủy điện).
+ Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá (dệt - may, điện, vật liệu xây dựng).
- Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng
đầu cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một. Hướng chuyên
môn hoá ở đây rất đa dạng, trong đó có một vài ngành công nghiệp tương đối non trẻ, nhưng
phát triển mạnh như khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí.
- Dọc theo Duyên hải miền Trung có các trung tâm công nghiệp như Đà Nẵng (quan trọng nhất),
Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang...
- Ở những khu vực còn lại, nhất là vùng núi, công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán,
rời rạc.
b) Nguyên nhân của sự phân hóa
Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố.
- Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên
nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi.
- Ở trung du và miền núi còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp là do sự thiếu đồng
bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.
Câu 64. Vẽ sơ đồ cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta. Nhận xét xu
hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta?
a) Vẽ sơ đồ
Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
b) Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước
ta
- Giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước.
- Tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước.
- Tăng tỉ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 65. Trình bày các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.
a) Công nghiệp khai thác nhiên liệu
- Khai thác than: phân bố chủ yếu ở vùng than Quảng Ninh, gần đây mỗi năm sản xuất khoảng
từ 15 đến 20 triệu tấn. Than được khai thác lộ thiên là chính, còn lại là khai thác hầm lò.
Công nghiệp
Khu vực ngoài Nhà nướcKhu vực Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài
Trung ương Địa phương Tập thể Tư nhân Cá thể
Công nghiệp
Khu vực ngoài Nhà nướcKhu vực Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài
Trung ương Địa phương Tập thể Tư nhân Cá thể
- Khai thác dầu khí: chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam. Hàng trăm triệu tấn dầu và hàng tỉ
mét khối khí đã được khai thác. Dầu thô là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
nước ta hiện nay.
b) Công nghiệp điện
- Công nghiệp điện ở nước ta bao gồm nhiệt điện và thuỷ điện.
- Hiện nay, mỗi năm sản xuất trên 40 tỉ kWh và sản lượng điện ngày càng tăng để đáp ứng nhu
cầu của nền kinh tế.
- Các nhà máy thuỷ điện lớn: Hoà Bình, Y-a-ly, Trị An,...; đang triển khai xây dựng nhà máy
thuỷ điện Sơn La (sẽ là nhà máy thuỷ điện lớn nhất nước ta).
- Các nhà máy nhiệt điện lớn: Phú Mỹ (chạy bằng khí), Phả Lại (chạy bằng than),...
c) Một số ngành công nghiệp nặng khác
- Công nghiệp cơ khí là ngành có cơ cấu sản phẩm hết sức đa dạng. Các trung tâm công nghiệp
cơ khí - điện tử lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Ngoài ra là các trung
tâm Thái Nguyên, Hải Phòng, Vinh, Biên Hoà, Cần Thơ,...
- Công nghiệp hoá chất có sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và sinh hoạt. Các
trung tâm công nghiệp hoá chất lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa (Đồng Nai), Hà
Nội, Hải Phòng, Việt Trì - Lâm Thao (Phú Thọ),...
- Công nghiệp sản xuất vật liệu có cơ cấu khá đa dạng.
+ Các nhà máy xi măng lớn, hiện đại đã được xây dựng, tập trung nhất là ở vùng Đồng bằng
sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
+ Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp tập trung ở ven các thành phố lớn, nơi có nhu
cầu lớn về các sản phẩm này.
d) Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
- Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Các phân ngành chính là:
+ Chế biến sản phẩm trồng trọt (xay xát, sản xuất đường, rượu, bia, nước ngọt, chế biến chè,
thuốc lá, cà phê, dầu thực vật).
+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi (chế biến thịt, trứng, sữa), thực phẩm đông lạnh, đồ hộp,...
+ Chế biến thuỷ sản (làm nước mắm, sấy khô, đông lạnh,...).
- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước. Tập trung nhất là ở
Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.
e) Công nghiệp dệt may
- Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng của nước ta, dựa trên ưu thế về nguồn lao động
rẻ.
- Các sản phẩm của ngành may đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới và là một trong
những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
- Các trung tâm dệt may lớn nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam
Định,...
Câu 66. Tại sao cần phải phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm?
- Khai thác có hiệu quả các thế mạnh (tự nhiên, kinh tế - xã hội).
- Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi
trường.
Câu 67. Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp
điện lực của nước ta. Cho biết những ưu điểm và hạn chế của các công trình thủy diện.
a) Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực nước
ta
* Thuận lợi
- Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 -
8000 calo/kg. Ngoài ra còn có than bùn, than nâu. Đây là cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy
nhiệt điện sử dụng than.
- Dầu khí: là cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng dầu mỏ, khí đốt.
+ Dầu khí của nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài
tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí.
+ Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể
Nam Côn Sơn.
- Thủy năng: Tiềm năng rất lớn, về lí thuyết, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kW với sản
lượng 260 - 270 tỉ kWh. Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%)
và hệ thống sông Đồng Nai (19%).
- Các nguồn năng lượng khác như: sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt… ở nước
ta rất dồi dào.
* Khó khăn
- Thiếu nước trong mùa khô cho các nhà máy thuỷ điện.
- Một số tài nguyên là cơ sở để phát triển sản xuất điện đang bị suy giảm (than, dầu khí).
b) Những ưu điểm và hạn chế của các công trình thủy điện
- Tạo ra nguồn năng lượng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội: cung cấp điện cho sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt của người dân.
- Phụ thuộc vào chế độ nước, gây ra những thay đổi bất lợi về môi trường.
Câu 68. Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta?
* Công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, vì:
- Có thế mạnh lâu dài
+ Cơ sở nguyên liệu phong phú:
• Than: Than antraxit tập trung ở khu vực Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn cho nhiệt lượng
7.000 - 8.000 calo/kg; than nâu phân bố ở Đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn;
than bùn tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là khu vực U Minh.
• Dầu khí: tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa, trữ lượng vài tỉ tấn dầu và
hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là
bể cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
• Thủy năng: Tiềm năng rất lớn, về lí thuyết, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kW với sản
lượng 260 - 270 tỉ kWh. Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%)
và hệ thống sông Đồng Nai (19%).
• Các nguồn năng lượng khác như: sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt... ở nước
ta rất dồi dào.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn:
• Phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế.
• Phục vụ cho nhu cầu của đời sống nhân dân.
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao
+ Kinh tế: góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế, phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
+ Xã hội: phục vụ đời sống nhân dân.
- Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác
Công nghiệp năng lượng có tác động một cách mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành kinh tế khác
về các mặt: quy mô của ngành, kĩ thuật - công nghệ, chất lượng sản phẩm...
Câu 69. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Kể tên một số ngành công nghiệp trọng
điểm của nước ta. Tại sao khi tiến hành công nghiệp hóa phần lớn các nước đang phát triển
(trong đó có nước ta) đều ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ?
- Công nghiệp trọng điểm là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế -
xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.
- Các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến
lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hóa chất - phân bón - cao su, công
nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử,...
- Trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa các nước đang phát triển (trong đó có nước ta) đều
ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ, bởi vì:
+ Hầu hết các nước đang phát triển đều là những nước thiếu vốn, trình độ khoa học công nghệ
còn thấp, có nguồn lao động dồi dào (dư thừa lao động).
+ Các ngành công nghiệp nhẹ là những ngành cần vốn ít, thu hồi vốn nhanh, sử dụng nhiều lao
động, trình độ công nghệ không quá khắt khe, phù hợp với điều kiện của các nước đang phát
triển từ đó tạo dà cho sự phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế của đất nước.
Câu 70. Tại sao công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng
điểm ở nước ta? Nêu các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp chế
biến lương thực, thực phẩm ở nước ta?
* Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước
ta, vì
* Có thế mạnh lâu dài
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú: nguyên liệu từ ngành trồng trọt, từ ngành chăn nuôi,
từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản,...
- Có nguồn lao động dồi dào, rẻ tiền.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển với các nhà máy, xí nghiệp chế biến,...
* Mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Về kinh tế:
+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có nhiều ưu thế: vốn đầu tư ít, thời gian xây
dựng nhanh, sử dụng nhiều lao động, hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh.
+ Hiện chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.
+ Đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng.
- Về xã hội:
+ Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
+ Tạo điều kiện công nghiệp hoá nông thôn.
* Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác
- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương
thực thực phẩm như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản,...
- Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp năng
lượng, hoá chất, cơ khí, đẩy mạnh hoạt động thương mại.
*Các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực,
thực phẩm ở nước ta.
- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú (từ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản).
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn (trong nước, ngoài nước).
- Lao động dồi dào, cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được tăng cường, chính sách phát triển,...