Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
CHUYÊN ĐỀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 12 (ÔN THI THPTQG) được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 17 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
A .NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.Mục đích.
– Chuyên đề giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, học sinh học tập hiệu quả và nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục trong nhà trường.
– Giúp giáo viên có nguồn tài liệu phục vụ trực tiếp trong quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu chuyên môn.
– Giúp học sinh có được kĩ năng, phương pháp làm bài đọc – hiểu, rèn luyện kỹ năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập; kỹ năng tích cực chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; kỹ năng trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập
2. Phạm vi đối tượng nghiên cứu.
Chuyên đề tập trung vào vấn đề Đọc – Hiểu , áp dụng cụ thể đối với chủ đề là hướng dẫn học sinh có những kĩ năng tốt nhất để làm bài đọc hiểu Ngữ văn,
3. Phương pháp nghiên cứu.
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Dựa vào CT, Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xây dựng kế hoạch dạy học.
b. Phương pháp nghiên cứu thực tế:
Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau (sách, báo, truy cập Internet, trải nghiệm thực tế…).
c. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp:
Từ các tài liệu thu thập được kết hợp với kiến thức trong chương trình sách giáo khoa và ngoài sách giáo khoa, tiến hành phân tích, xử lý để hoàn thành kế hoạch giảng dạy.
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Những kiến thức lý thuyết cơ bản về phần đọc – hiểu
1/ Cấu trúc phần thi đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Văn
*. Phần thi đọc hiểu là phần thi bắt buộc trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn chiếm 3/10 điểm toàn bài và có 1 phần đọc cùng 4 câu hỏi. Năng lực đọc hiểu của học sinh đang được coi trọng, nhất là từ năm học 2013 – 2014, các đề thi cấp quốc gia (tốt nghiệp, đại học) đều có một phần bài tập kiểm tra đánh giá năng lực này. Xu hướng kiểm tra đánh giá mới là thay vì kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của học sinh (kiến thức do giáo viên đọc hộ, hiểu hộ, cảm hộ), thì các đề thi kể từ năm học 2013 – 2014 chuyển sang kiểm tra năng lực đọc hiểu của học sinh, năng lực tự mình cảm thụ, tìm hiểu, khám phá văn bản. Vì vậy nên chúng ta phải có sự chuẩn bị tốt về kiến thức và kĩ năng để có thể đạt điểm cao.
A .NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.Mục đích.
– Chuyên đề giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, học sinh học tập hiệu quả và nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục trong nhà trường.
– Giúp giáo viên có nguồn tài liệu phục vụ trực tiếp trong quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu chuyên môn.
– Giúp học sinh có được kĩ năng, phương pháp làm bài đọc – hiểu, rèn luyện kỹ năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập; kỹ năng tích cực chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; kỹ năng trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập
2. Phạm vi đối tượng nghiên cứu.
Chuyên đề tập trung vào vấn đề Đọc – Hiểu , áp dụng cụ thể đối với chủ đề là hướng dẫn học sinh có những kĩ năng tốt nhất để làm bài đọc hiểu Ngữ văn,
3. Phương pháp nghiên cứu.
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Dựa vào CT, Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xây dựng kế hoạch dạy học.
b. Phương pháp nghiên cứu thực tế:
Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau (sách, báo, truy cập Internet, trải nghiệm thực tế…).
c. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp:
Từ các tài liệu thu thập được kết hợp với kiến thức trong chương trình sách giáo khoa và ngoài sách giáo khoa, tiến hành phân tích, xử lý để hoàn thành kế hoạch giảng dạy.
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
Những kiến thức lý thuyết cơ bản về phần đọc – hiểu
1/ Cấu trúc phần thi đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Văn
*. Phần thi đọc hiểu là phần thi bắt buộc trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn chiếm 3/10 điểm toàn bài và có 1 phần đọc cùng 4 câu hỏi. Năng lực đọc hiểu của học sinh đang được coi trọng, nhất là từ năm học 2013 – 2014, các đề thi cấp quốc gia (tốt nghiệp, đại học) đều có một phần bài tập kiểm tra đánh giá năng lực này. Xu hướng kiểm tra đánh giá mới là thay vì kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của học sinh (kiến thức do giáo viên đọc hộ, hiểu hộ, cảm hộ), thì các đề thi kể từ năm học 2013 – 2014 chuyển sang kiểm tra năng lực đọc hiểu của học sinh, năng lực tự mình cảm thụ, tìm hiểu, khám phá văn bản. Vì vậy nên chúng ta phải có sự chuẩn bị tốt về kiến thức và kĩ năng để có thể đạt điểm cao.