- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,008
- Điểm
- 113
tác giả
Đề cương môn tiếng việt lớp 1 học kì 2 BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
BÀI THAM KHẢO 1
Đọc truyện cổ tích “Vua chích chòe” của anh em Gơ-rim kể lại, chi tiết mở đầu kể về nàng công chúa có tính kiêu ngạo và ngông cuồng, thường chê bai nét ngoại hình của người khác, trong buổi kén chồng có lẽ ai cũng khó chịu. Hình ảnh vua chích chòe với cằm hơi cong như mỏ con chích chòe bị công chúa chế giễu thật đáng thương. Chi tiết ấy khiến tôi liên tưởng đến hiện tượng miệt thị cơ thể người khác đã và đang là vấn nạn nhức nhối trong xã hội suốt thời gian qua. Chúng ta đều vô tình hoặc cố ý trở thành nạn nhân của hiện tượng này.
Miệt thi, chê bai cơ thể người khác là dùng lời nói, thái độ để chê bai, chế giễu về ngoại hình của người khác, khiến họ cảm thấy khó chịu hoặc xấu hổ. Việc làm đó có thể là chú ý vào một khiếm khuyết nào đó như: hình dáng, làn da, màu da, khuôn mặt …để chê bai, giễu cợt, tiêu biểu nhất là đặt biệt danh cho họ. Trong đó, phổ biến nhất là miệt thị về cân nặng như bị chê bai vì quá gầy hay quá mập, béo phì. Nếu bạn nghĩ rằng, chỉ có những người mập, béo, thân hình quá cỡ mới bị miệt thị, chê bai thì bạn đã lầm to rồi! Hiện nay, ai cũng có thể trở thành nạn nhân của hiện tượng miệt thị, chê bai cơ thể : bạn, tôi, những người khuyết tật, người không có ngoại hình đẹp, những người nổi tiếng…Ai cũng có thể là nạn nhân của hiện tượng này.Thậm chí vì người ta thấy bạn không vừa mắt. Họ sẽ tìm mọi cách để tìm ra bằng được điểm xấu của bạn để làm trò vui.
Mạng xã hội là nơi hiện tượng trên tung hoành. Đặc biệt, với sự phát triển của Internet, các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram đã trở thành nơi lý tưởng cho việc chê bai, miệt thị ngoại hình người khác. Người ta có thể ngang nhiên miệt thị, công kích người khác mà không phải chịu trách nhiệm gì. Thậm chí, có những kẻ còn coi đó là thú vui giải trí của mình. Đây là những “anh hùng bàn phím” đầy rẫy trên mạng cần phải tránh xa.
Hậu quả của hiện tượng miệt thị, chê bai ngoại hình của người khác là rất lớn. Nạn nhân thường xấu hổ, luôn cảm thấy tự ti về ngoại hình. Liên tục đối mặt với những ánh mắt không thiên cảm làm người ta thấy ngại ngùng, mất tự tin, khiến nhiều người rơi vào tình trạng nhút nhát, tự ti, dễ bị tổn thương về tâm hồn. Nhất là ở giai đoạn tuổi dậy thì, tâm lý nhạy cảm thì những câu nói đùa ác ý cũng có thể khiến họ trở nên mặc cảm, trầm cảm, thậm chí tìm đến cái chết. Lúc đầu, các nạn nhân chỉ cảm thấy buồn bã, thất vọng, nhưng lâu dần sẽ tạo nên áp lực, tổn thương nặng nề về thể xác và tinh thần. Họ sẽ bị ám ảnh và dần dần tin vào những lời chỉ trích của người xung quanh về ngoại hình của bản thân mà dẫn đến suy sụp tinh thần hoàn toàn. Ví dụ, người bị chê béo quá thường tìm cách giảm cân bằng chế độ ăn kiêng quá đà như nhịn ăn hoặc dùng các loại thuốc giảm cân kém chất lượng… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sự trao đổi chất của cơ thể bị chậm lại, làm mất cơ thay vì mỡ, hại gan thận… Thái độ miệt thị còn có thể gây ra những mâu thuẫn không đáng có. Khi người bị miệt thị phản ứng lại sẽ gây ra những cuộc tranh cãi, thậm chí đánh nhau.
Nguyên nhân làm cho nhiều người có thái độ đó chủ yếu là sự thiếu hiểu biết, thiếu cảm thông. Người ta không hiểu rằng chả ai muốn mình bị khiếm khuyết về bất cứ phương diện nào. Ai cũng muốn mình hoàn hảo trong mắt người khác nhưng không ai có thể “mười phân vẹn mười”. Ngoài ra, nhiều người quá ích kỷ, chỉ muốn dùng cái xấu của người khác để che bớt cái xấu của mình. Họ không chịu nhìn nhận một cách công bằng nên cứ nghĩ nếu mình không nói thì không ai biết được những khiếm khuyết của mình. Rồi còn tự cho mình cái quyền tối cao là được phán xét người khác.
Muốn loại bỏ tình trạng này cần phải có sự nỗ lực cố gắng của rất nhiều người. Trước hết chúng ta cần có sự thấu hiểu, cảm thông với những người xung quanh. Tình yêu thương sẽ giúp ta có cách nhìn nhận công bằng hơn về mọi mặt. Bản thân mỗi người cần biết rằng mỗi người đều có những ưu điểm, khuyết điểm riêng, không ai là hoàn hảo tuyệt đối. Ai cũng cần nhận thức được những thế mạnh của bản thân, biết cách khắc phục những khuyết điểm của mình theo cách tích cực nhất. Nếu bị người khác miệt thị cũng cần bình tĩnh, có cách bày tỏ thái độ phù hợp để khẳng định những ưu điểm của mình tạo lập lối sống tự tin để ngày một hoàn thiện hơn.Cần đặt mình vào vị trí của người bị miệt thị để thấu hiểu và cảm thông . Các cơ quan pháp luật cũng cần có những biện pháp tích cực để làm giảm bớt những việc làm có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung cỏa toàn xã hội về mặt tình cảm cảm xúc do thái độ miệt thị của một số người. Có lẽ rất khó để bỏ ngoài tai mọi lời nhận xét tiêu cực về ngoại hình nhưng nếu bạn biết cách yêu thương bản thân thì bạn sẽ tiếp nhận mọi thứ nhẹ nhàng hơn.
Vì vậy, cần suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra bất cứ lời bình luận về ngoại hình của người khác cũng như phải mạnh mẽ đối mặt, đừng để lời chê bai, miệt thị ngoại hình của bạn khiến bạn tổn thương nhé. Chúng ta hãy đững làm tổn thương người khác chỉ vì sự thiếu hiểu biết hay ích kỉ của mình .
Câu chuyện 1: “ Thỏ và Rùa”
Ngày ấy, trong một khu rừng nọ có một chú Rùa cùng một chú Thỏ chung sống với nhau. Có thể nói họ là đôi bạn vô cùng thân thiết. Nhưng bỗng nhiên, vào một ngày kia, không hiểu sao họ lại tranh cãi rất lớn vê việc ai là kẻ chạy nhanh hơn.
Sau một hồi tranh cãi kịch liệt, cả hai liền tổ chức một cuộc thi chạy để xem ai chạy nhanh hơn.
Thỏ vốn được biết đến là một trong những loài vật chạy nhanh nhất trong rừng. Bởi vậy, vừa bắt đầu Thỏ đã dùng hết sức chạy nhanh như tên bắn và bỏ lại Rùa tít ở phía xa. Thỏ chắc mẩm:
- Rùa kia còn lâu mới có thể bắt kịp ta được, cậu ta vô cùng chậm chạp, vậy thì mình hãy tranh thủ mà nghỉ ngơi chút đã!
Nghĩ như vậy nên Thỏ chẳng vội vàng, cứ vui vẻ mà dạo chơi, hết hái hoa lại bắt bướm, khi đã thấm mệt thì Thỏ tìm đến dưới một gốc cây lớn rồi lăn ra mà ngủ. Trong lúc Thỏ thảnh thơi chơi đùa rồi nằm nghỉ thì Rùa vẫn cần mẫn từng bước nhích về phía trước. Những bước chân nặng nề đã đưa Rùa về tới đích.
Lúc Thỏ ngủ đẫy giấc tỉnh lại thì bầu trời bắt đầu chuyển tối. Thỏ giật mình, vôi vàng co cẳng chạy nhưng đã không còn kịp nữa. Rùa đã về đích trước nó.
Vậy là cuối cùng Thỏ đã phải chịu thua Rùa. Bởi vì khinh thường Rùa nên Thỏ đã không nghiêm túc trong cuộc thi chạy, cuối cùng phải chịu thất bại, và Rùa đã trở thành người chạy nhanh nhất bởi tính kiên trì, nhẫn nại và chăm chỉ của mình.
Câu chuyện trên thuộc thể loại nào? AĐồng thoại B. Truyền thuyết. C. Cổ tích D. Dân gian
Phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của văn bản trên là?
Kể chuyện ngôi thứ nhất B. Tự sự ngôi thứ ba. C. Miêu tả ngôi thứ ba. D. Kể chuyện ngôi thứ ba
Trong các cụm từ sau, đâu là cụm danh từ?
Câu ta vô cùng chậm chạp. B. Hết hái hoa lại bắt bướm. C. Cuộc thi chạy D. Chịu thất bại.
Dấu gạch ngang trong văn bản dùng để làm gì?
A.Đánh dấu lời đối thoại B. Đánh dấu lời nói của mọi người C. Đánh dấu lời kể chuyện D. Đánh dấu những câu văn cần chú ý?
5. Câu văn: Nghĩ như vậy nên Thỏ chẳng vội vàng, cứ vui vẻ mà dạo chơi, hết hái hoa lại bắt bướm, khi đã thấm mệt thì Thỏ tìm đến dưới một gốc cây lớn rồi lăn ra mà ngủ. sử dụng biện pháp tu từ nào? A. so sánh B. ẩn dụ C. Nhân hóa D.điệp ngữ.
6. Câu văn[h1] Nghĩ như vậy nên Thỏ chẳng vội vàng, cứ vui vẻ mà dạo chơi, hết hái hoa lại bắt bướm, khi đã thấm mệt thì Thỏ tìm đến dưới một gốc cây lớn rồi lăn ra mà ngủ.là lời của ai?
A. Người kể chuyện B. Người kể chuyện giấu mặt C. Nhân vật là người kể chuyện. D. Nhân vật trong chuyện
7.Các từ sau có phải từ láy không? thân thiêt, chậm chạp, nghỉ ngơi, vui vẻ. A. Có B. Không
8. Câu văn sau có trạng ngữ không? . Thỏ giật mình, vôi vàng co cẳng chạy nhưng đã không còn kịp nữa. A. Có B. Không
9. Tại sao Thỏ lại thua Rùa? Kết quả đó để lại bài học gì?
10. Thông điệp câu chuyện đem lại là gì?
11. Biện pháp nhân hóa trong câu chuyện có tác dụng gì?
12. Tìm câu văn mà nhận vật tự nhủ và cho biết câu văn ấy bộc lộ đặc điểm gì của nhân vật?
Phần VIẾT: Hút thuốc lá điện tử trong tầng lớp học sinh hiện nay.
[h1]
BÀI THAM KHẢO 1
Đọc truyện cổ tích “Vua chích chòe” của anh em Gơ-rim kể lại, chi tiết mở đầu kể về nàng công chúa có tính kiêu ngạo và ngông cuồng, thường chê bai nét ngoại hình của người khác, trong buổi kén chồng có lẽ ai cũng khó chịu. Hình ảnh vua chích chòe với cằm hơi cong như mỏ con chích chòe bị công chúa chế giễu thật đáng thương. Chi tiết ấy khiến tôi liên tưởng đến hiện tượng miệt thị cơ thể người khác đã và đang là vấn nạn nhức nhối trong xã hội suốt thời gian qua. Chúng ta đều vô tình hoặc cố ý trở thành nạn nhân của hiện tượng này.
Miệt thi, chê bai cơ thể người khác là dùng lời nói, thái độ để chê bai, chế giễu về ngoại hình của người khác, khiến họ cảm thấy khó chịu hoặc xấu hổ. Việc làm đó có thể là chú ý vào một khiếm khuyết nào đó như: hình dáng, làn da, màu da, khuôn mặt …để chê bai, giễu cợt, tiêu biểu nhất là đặt biệt danh cho họ. Trong đó, phổ biến nhất là miệt thị về cân nặng như bị chê bai vì quá gầy hay quá mập, béo phì. Nếu bạn nghĩ rằng, chỉ có những người mập, béo, thân hình quá cỡ mới bị miệt thị, chê bai thì bạn đã lầm to rồi! Hiện nay, ai cũng có thể trở thành nạn nhân của hiện tượng miệt thị, chê bai cơ thể : bạn, tôi, những người khuyết tật, người không có ngoại hình đẹp, những người nổi tiếng…Ai cũng có thể là nạn nhân của hiện tượng này.Thậm chí vì người ta thấy bạn không vừa mắt. Họ sẽ tìm mọi cách để tìm ra bằng được điểm xấu của bạn để làm trò vui.
Mạng xã hội là nơi hiện tượng trên tung hoành. Đặc biệt, với sự phát triển của Internet, các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram đã trở thành nơi lý tưởng cho việc chê bai, miệt thị ngoại hình người khác. Người ta có thể ngang nhiên miệt thị, công kích người khác mà không phải chịu trách nhiệm gì. Thậm chí, có những kẻ còn coi đó là thú vui giải trí của mình. Đây là những “anh hùng bàn phím” đầy rẫy trên mạng cần phải tránh xa.
Hậu quả của hiện tượng miệt thị, chê bai ngoại hình của người khác là rất lớn. Nạn nhân thường xấu hổ, luôn cảm thấy tự ti về ngoại hình. Liên tục đối mặt với những ánh mắt không thiên cảm làm người ta thấy ngại ngùng, mất tự tin, khiến nhiều người rơi vào tình trạng nhút nhát, tự ti, dễ bị tổn thương về tâm hồn. Nhất là ở giai đoạn tuổi dậy thì, tâm lý nhạy cảm thì những câu nói đùa ác ý cũng có thể khiến họ trở nên mặc cảm, trầm cảm, thậm chí tìm đến cái chết. Lúc đầu, các nạn nhân chỉ cảm thấy buồn bã, thất vọng, nhưng lâu dần sẽ tạo nên áp lực, tổn thương nặng nề về thể xác và tinh thần. Họ sẽ bị ám ảnh và dần dần tin vào những lời chỉ trích của người xung quanh về ngoại hình của bản thân mà dẫn đến suy sụp tinh thần hoàn toàn. Ví dụ, người bị chê béo quá thường tìm cách giảm cân bằng chế độ ăn kiêng quá đà như nhịn ăn hoặc dùng các loại thuốc giảm cân kém chất lượng… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sự trao đổi chất của cơ thể bị chậm lại, làm mất cơ thay vì mỡ, hại gan thận… Thái độ miệt thị còn có thể gây ra những mâu thuẫn không đáng có. Khi người bị miệt thị phản ứng lại sẽ gây ra những cuộc tranh cãi, thậm chí đánh nhau.
Nguyên nhân làm cho nhiều người có thái độ đó chủ yếu là sự thiếu hiểu biết, thiếu cảm thông. Người ta không hiểu rằng chả ai muốn mình bị khiếm khuyết về bất cứ phương diện nào. Ai cũng muốn mình hoàn hảo trong mắt người khác nhưng không ai có thể “mười phân vẹn mười”. Ngoài ra, nhiều người quá ích kỷ, chỉ muốn dùng cái xấu của người khác để che bớt cái xấu của mình. Họ không chịu nhìn nhận một cách công bằng nên cứ nghĩ nếu mình không nói thì không ai biết được những khiếm khuyết của mình. Rồi còn tự cho mình cái quyền tối cao là được phán xét người khác.
Muốn loại bỏ tình trạng này cần phải có sự nỗ lực cố gắng của rất nhiều người. Trước hết chúng ta cần có sự thấu hiểu, cảm thông với những người xung quanh. Tình yêu thương sẽ giúp ta có cách nhìn nhận công bằng hơn về mọi mặt. Bản thân mỗi người cần biết rằng mỗi người đều có những ưu điểm, khuyết điểm riêng, không ai là hoàn hảo tuyệt đối. Ai cũng cần nhận thức được những thế mạnh của bản thân, biết cách khắc phục những khuyết điểm của mình theo cách tích cực nhất. Nếu bị người khác miệt thị cũng cần bình tĩnh, có cách bày tỏ thái độ phù hợp để khẳng định những ưu điểm của mình tạo lập lối sống tự tin để ngày một hoàn thiện hơn.Cần đặt mình vào vị trí của người bị miệt thị để thấu hiểu và cảm thông . Các cơ quan pháp luật cũng cần có những biện pháp tích cực để làm giảm bớt những việc làm có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung cỏa toàn xã hội về mặt tình cảm cảm xúc do thái độ miệt thị của một số người. Có lẽ rất khó để bỏ ngoài tai mọi lời nhận xét tiêu cực về ngoại hình nhưng nếu bạn biết cách yêu thương bản thân thì bạn sẽ tiếp nhận mọi thứ nhẹ nhàng hơn.
Vì vậy, cần suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra bất cứ lời bình luận về ngoại hình của người khác cũng như phải mạnh mẽ đối mặt, đừng để lời chê bai, miệt thị ngoại hình của bạn khiến bạn tổn thương nhé. Chúng ta hãy đững làm tổn thương người khác chỉ vì sự thiếu hiểu biết hay ích kỉ của mình .
Câu chuyện 1: “ Thỏ và Rùa”
Ngày ấy, trong một khu rừng nọ có một chú Rùa cùng một chú Thỏ chung sống với nhau. Có thể nói họ là đôi bạn vô cùng thân thiết. Nhưng bỗng nhiên, vào một ngày kia, không hiểu sao họ lại tranh cãi rất lớn vê việc ai là kẻ chạy nhanh hơn.
Sau một hồi tranh cãi kịch liệt, cả hai liền tổ chức một cuộc thi chạy để xem ai chạy nhanh hơn.
Thỏ vốn được biết đến là một trong những loài vật chạy nhanh nhất trong rừng. Bởi vậy, vừa bắt đầu Thỏ đã dùng hết sức chạy nhanh như tên bắn và bỏ lại Rùa tít ở phía xa. Thỏ chắc mẩm:
- Rùa kia còn lâu mới có thể bắt kịp ta được, cậu ta vô cùng chậm chạp, vậy thì mình hãy tranh thủ mà nghỉ ngơi chút đã!
Nghĩ như vậy nên Thỏ chẳng vội vàng, cứ vui vẻ mà dạo chơi, hết hái hoa lại bắt bướm, khi đã thấm mệt thì Thỏ tìm đến dưới một gốc cây lớn rồi lăn ra mà ngủ. Trong lúc Thỏ thảnh thơi chơi đùa rồi nằm nghỉ thì Rùa vẫn cần mẫn từng bước nhích về phía trước. Những bước chân nặng nề đã đưa Rùa về tới đích.
Lúc Thỏ ngủ đẫy giấc tỉnh lại thì bầu trời bắt đầu chuyển tối. Thỏ giật mình, vôi vàng co cẳng chạy nhưng đã không còn kịp nữa. Rùa đã về đích trước nó.
Vậy là cuối cùng Thỏ đã phải chịu thua Rùa. Bởi vì khinh thường Rùa nên Thỏ đã không nghiêm túc trong cuộc thi chạy, cuối cùng phải chịu thất bại, và Rùa đã trở thành người chạy nhanh nhất bởi tính kiên trì, nhẫn nại và chăm chỉ của mình.
Câu chuyện trên thuộc thể loại nào? AĐồng thoại B. Truyền thuyết. C. Cổ tích D. Dân gian
Phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của văn bản trên là?
Kể chuyện ngôi thứ nhất B. Tự sự ngôi thứ ba. C. Miêu tả ngôi thứ ba. D. Kể chuyện ngôi thứ ba
Trong các cụm từ sau, đâu là cụm danh từ?
Câu ta vô cùng chậm chạp. B. Hết hái hoa lại bắt bướm. C. Cuộc thi chạy D. Chịu thất bại.
Dấu gạch ngang trong văn bản dùng để làm gì?
A.Đánh dấu lời đối thoại B. Đánh dấu lời nói của mọi người C. Đánh dấu lời kể chuyện D. Đánh dấu những câu văn cần chú ý?
5. Câu văn: Nghĩ như vậy nên Thỏ chẳng vội vàng, cứ vui vẻ mà dạo chơi, hết hái hoa lại bắt bướm, khi đã thấm mệt thì Thỏ tìm đến dưới một gốc cây lớn rồi lăn ra mà ngủ. sử dụng biện pháp tu từ nào? A. so sánh B. ẩn dụ C. Nhân hóa D.điệp ngữ.
6. Câu văn[h1] Nghĩ như vậy nên Thỏ chẳng vội vàng, cứ vui vẻ mà dạo chơi, hết hái hoa lại bắt bướm, khi đã thấm mệt thì Thỏ tìm đến dưới một gốc cây lớn rồi lăn ra mà ngủ.là lời của ai?
A. Người kể chuyện B. Người kể chuyện giấu mặt C. Nhân vật là người kể chuyện. D. Nhân vật trong chuyện
7.Các từ sau có phải từ láy không? thân thiêt, chậm chạp, nghỉ ngơi, vui vẻ. A. Có B. Không
8. Câu văn sau có trạng ngữ không? . Thỏ giật mình, vôi vàng co cẳng chạy nhưng đã không còn kịp nữa. A. Có B. Không
9. Tại sao Thỏ lại thua Rùa? Kết quả đó để lại bài học gì?
10. Thông điệp câu chuyện đem lại là gì?
11. Biện pháp nhân hóa trong câu chuyện có tác dụng gì?
12. Tìm câu văn mà nhận vật tự nhủ và cho biết câu văn ấy bộc lộ đặc điểm gì của nhân vật?
Phần VIẾT: Hút thuốc lá điện tử trong tầng lớp học sinh hiện nay.
Câu chuyện 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ. Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm:
Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy?
- Ôi cái bệnh đau khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất! Nhà bà ở đây lại ẩm ướt, thiếu ánh nắng, khó chịu lắm các cháu ạ!
Ðàn kiến con vội nói:
Thế thì để chúng cháu đưa bà đi sưởi nắng nhé! Một con kiến đầu đàn chỉ huy đàn kiến con, tha về một chiếc lá đa vàng mới rụng. Cả đàn xúm vào dìu bà ngồi lên chiếc lá đa, rồi lại cùng ghé vai khiêng chiếc lá đến chỗ đầy ánh nắng và thoáng mát. Bà kiến cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu.
(Truyện Đàn kiến con ngoan quá – sưu tầm)
Văn bản trên thuộc thể loại nào? A. Đồng thoại B. Cổ tích C. Truyền thuyết D. Ngụ ngôn.
2.Ngôi kể trong văn bản? a. Ngôi thứ nhất. B. N gôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D.Không dùng ngôi kể.
3. Người kể trong văn bản?
A. Người kể xưng tôi B. Người kể giấu mặt C. Người kể không ưng tôi. D.Người kể ngoài văn bản.
3. Nhận vật chính trong văn bản là ai?
A. Đàn kiến con B. Bà kiến già. C. Đàn kiến con và bà kiến già D. Không có nhân vật chính.
4. Từ “ẩm ướt” thuộc loại từ nào xét về cấu tạo? A. Tính từ. B. Từ ghép C. Từ láy D. Danh từ.
5. Câu văn nào sau đây có trạng ngữ?
A. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ. B.Bà kiến cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu.
C. Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy? D.Thế thì để chúng cháu đưa bà đi sưởi nắng nhé!
6. Dấu hiệu thể hiện lời đối thoại trong văn bản là gì?
A. Dấu ngoặc kép B. Dấu gạch ngang C. Dấu ngang cách D. Dấu chấm lửng.
7. Tại sao ngữ liệu trên được gọi là văn bản?
A. Vì có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. B. Vì gồm nhiều câu văn.
C.Vì không có tranh minh họa. D. Vì có nhân vật và sự việc rõ ràng.
8. Trong các nhóm từ sau, nhóm nào toàn từ ghép?
A. ẩm ướt, chỉ huy, đầy ánh nắng. B. ẩm ướt, chỉ huy, ánh nắng, lá đa.
C. hành hạ, con kiến, khoan khoái, lá đa. D. hành hạ, con kiến, khoan khoái, dễ chịu
9. Tại sao văn bản trên không gọi là văn bản đa phương tiện?
10. Đàn kiến con đa xlamf gì khi thấy bà Kiến rên hừ hừ? Hành động đó cho thấy đàn kiến có đặc điểm gì?
11. Nếu em là Kiến con, em có hành động giống các bạn ấy không? Tại sao?
12. Biện pháp nhân hóa trong văn bản có tác dụng gì?
[h1]