• Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 243

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,020
Điểm
113
tác giả
Đề cương ôn tập địa 12 học kì 2 CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2022 - 2023, Đề cương ôn tập học kỳ 2 Địa 12 theo từng mức độ năm 2022-2023 được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 8 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA CUỐI KÌ – HỌC KÌ II

Năm học : 2022 - 2023

MÔN: ĐỊA LÍ 12

I. TRẮC NGHIỆM:

A. ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM

NHẬN BIẾT :

Câu 1.1.
Phát biểu nào sau đây đúng với dân cư ở vùng đồng bằng nước ta?

A. Tỉ suất sinh cao hơn miền núi. B. Có rất nhiều dân tộc ít người.

C. Mật độ dân số nhỏ hơn miền núi. D. Chiếm phần lớn số dân cả nước.

Câu 1.2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay?

A. Nguồn lao động bổ sung khá lớn. B. Tỉ lệ qua đào tạo còn khá thấp.

C. Có tác phong công nghiệp cao. D. Chất lượng ngày càng nâng lên.

Câu 1.3.Quá trình đô thị hóa của nước ta có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

A. Tỉ lệ dân đô thị tăng rất nhanh. B. Đô thị phân bố đều giữa các vùng.

C. Diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp. D. Nhiều đô thị lớn và hiện đại được hình thành.

THÔNG HIỂU:

Câu 2.1.
Mức gia tăng dân số của nước ta có xu hướng giảm chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?

A. Tuyên truyền, giáo dục dân số.

B. Dân số có xu hướng già hóa.

C. Kết quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

D. Ảnh hưởng của việc nâng cao chất lượng cuộc sống.

Câu 2.2. Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ?

A. Việc thực hiện công nghiệp hoá nông thôn.

B. Thanh niên nông thôn đã ra thành thị tìm việc làm.

C. Chất lượng lao động ở nông thôn đã được nâng lên.

D. Việc đa dạng hoá cơ cấu kinh tế ở nông thôn.

Câu 2.3. Nguyên nhân dẫn tới quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua là?

A. Công nghiệp hoá phát triển mạnh. B. Quá trình đô thị hoá giả tạo, tự phát.

C. Mức sống của người dân cao. D. Kinh tế phát triển nhanh.



B. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP - CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.

NHẬN BIẾT :


Câu 3.1. Công cuộc Đổi mới ở nước ta được thực hiện đầu tiên trong lĩnh vực :​

A. Chính trị. B. Công nghiệp. C. Nông nghiệp. D. Dịch vụ.

Câu 3.2. Thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta là

A. kinh tế nhà nước. C. kinh tế cá thể. B. kinh tế tập thể. D. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 3.3. Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ của khu vực I là

A. các ngành trồng cây lương thực, chăn nuôi tăng dần tỉ trọng.

B. các ngành thuỷ sản, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp tăng tỉ trọng.

C. ngành trồng cây công nghiệp, cây lương thực nhường chỗ cho chăn nuôi và thuỷ sản.

D. tăng cường độc canh cây lúa, đa dạng hoá cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp.

THÔNG HIỂU :

Câu 4.1.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta thời gian qua là do

A. tác động của quá trình đô thị hóa.

B. tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

C. tác động của toàn cầu hóa, khu vực hóa.

D. tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ.

Câu 4.2. Thành phần kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay là do?

A. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.

B. Quản lí các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt của quốc gia.

C. Chi phối hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế khác.

D. Có số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm nhiều nhất trên cả nước.

Câu 4.3. Thành phần kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta hiện nay là do

A. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP

B. Nắm các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt của quốc gia

C. Chi phối hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế khác

D. Có số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm nhiều nhất trên cả nước



C. CÁC NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM

NHẬN BIẾT:

Câu 5.1.
Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt hải sản, nhờ có

A. nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ. B. bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng.

C. nhân dân có nhiều kinh nghiệm. D. phương tiện đánh bắt hiện đại.

Câu 5.2. Nơi thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ là

A. kênh rạch.

B. đầm phá.

C. ao hồ.

D. sông suối.

Câu 5.3. Chăn nuôi lợn tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu vùng này có

A. nguồn vốn đầu tư lớn.

B. kết cấu hạ tầng hiện đại.

C. nguồn lao động với trình độ cao.

D. cơ sở nguồn thức ăn dồi dào.

Câu 6.1.Loại hình giao thông vận tải mới ra đời ở nước ta là:

A. Đường sông.

B. Đường biển.

C. Đường hàng không.

D. Đường bộ.

Câu 6.2. Tuyến đường được coi là xương sống của hệ thống đường bộ nước ta là

A. Quốc lộ 5.

B. Quốc lộ 6.

C. Quốc lộ 1.

D. Quốc lộ 2.

Câu 6.3. Nội thương của nước ta hiện nay

A. Đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

B. Chưa có sự tham gia của các tập đoàn bán lẻ quốc tế lớn.

C. Phát triển chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp Nhà nước.

D. Không có hệ thống siêu thị nào do người Việt quản lí.



THÔNG HIỂU

Câu 7.1.
Đâu là điều kiện thuận lợi về mặt kinh tế - xã hội đối với việc phát triển ngành thủy sản nước ta?

A. Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng.

B. Vùng biển có nguồn lợi hải sản phong phú.

C. Nhiều khu vực thuận lợi cho nuôi trồng.

D. dịch vụ thủy sản và cơ sở chế biến phát triển.

Câu 7.2. Khó khăn về mặt tài nguyên đối phát triển ngành thủy sản nước ta hiện nay ?

A. phương tiện đánh bắt chậm đổi mới.

B. cảng cá chưa đáp ứng yêu cầu.

C. công nghiệp chế biến hạn chế.

D. Nguồn lợi thủy sản suy giảm.

Câu 7.3. Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản ở nước ta được thuận lợi hơn nhờ?

A. xây dựng hệ thống cảng cá, đóng thêm tàu thuyền.

B. các dịch vụ về giống, kĩ thuật phát triển rộng khắp.

C. sự cải thiện của môi trường, nguồn lợi thủy sản.

D. phát triển dịch vụ thủy sản, mở rộng chế biến thủy sản.

Câu 8.1. Trong những năm gần đây, mạng lưới đường bộ nước ta đã mở rộng và hiện đại hóa, nguyên nhân chủ yếu là do?

A. Huy động được các nguồn vốn, tập trung đầu tư phát triển.

B. Nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh nên nhu cầu lớn.

C. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ.

D. Dân số đông, tăng nhanh nên nhu cầu đi lại ngày càng tăng.

Câu 8.2. Ý nào dưới đây đúng khi nói về ngành vận tải đường biển của nước ta?

A. Không có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường biển.

B. Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là hướng tây – đông.

C. Có nhiều cảng biển và cụm cảng quan trọng.

D. Tất cả các thành phố trực thuộc Trung ương đều có cảng biển nước sâu.

Câu 8.3. Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về giá trị công nghiệp nhờ

A. có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.

B. giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C. khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có.

D. có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.



D. CÁC VÙNG KINH TẾ:

NHẬN BIẾT:

Câu 9.1.
Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm

A. 14 tỉnh.

B. 15 tỉnh.

C. 16 tỉnh.

D. 17 tỉnh.

Câu 9.2. Tỉnh nào sau đây không thuộc Tây Bắc của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Lào Cai.

B. Điện Biên.

C. Lai Châu.

D. Sơn La.

Câu 9.3. Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí đặc biệt vì tiếp giáp với

A. giáp vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc, Campuchia, đồng bằng Sông Hồng.

B. giáp vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc, Lào, Bắc Trung Bộ.

C. giáp Bắc Trung Bộ, Trung Quốc, đồng bằng Sông Hồng, vịnh Bắc Bộ.

D. giáp vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc, Lào, đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ.

Câu 10.1. Vùng gò đồi trước núi của Bắc Trung Bộ có thế mạnh về

A. chăn nuôi gia súc lớn.

B. chăn nuôi gia cầm.

C. phát triển cây công nghiệp hàng năm.

D. cây lương thực và chăn nuôi lợn.

Câu 10.2. Các loại cây công nghiệp hàng năm thích hợp với vùng đất cát pha ở đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ là

A. lạc, mía, thuốc lá.

B. đậu tương, đay, cói.

C. mía, bông, dâu tằm.

D. lạc, đậu tương, bông.

Câu 10.3. Tỉnh duy nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vừa có đường biên giới vừa có đường bờ biển là

A. Khánh Hòa.

B. Quảng Nam.

C. Quảng Ngã.

D. Bình Thuận.

Câu 11.1. Các huyện đảo thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Hoàng Sa, Lý Sơn, Phú Quý, Trường Sa.

B. Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Lý Sơn.

C. Lý Sơn, Cồn Cỏ, Phú Quốc, Côn Đảo.

D. Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quý, Phú Quốc.

Câu 11.2. Phát biểu nào sau đây không đúng về hạn chế tự nhiên chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng?

A. Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.

B. Một số tài nguyên thiên nhiên đang xuống cấp.

C. Có nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán…

D. Hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra nghiêm trọng.

Câu 11.3. Sự khác biệt của Tây Nguyên so với các vùng kinh tế khác về vị trí là

A. Không giáp biển. B. Giáp với Campuchia. C. Giáp với nhiều vùng. D. Giáp Lào.

Câu 12.1. Phải đặt ra vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu do

A. đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế.B. sức ép dân số đối với kinh tế - xã hội và môi trường.

C. tài nguyên thiên nhiên của vùng kém phong phú. D. cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng chưa hợp lí.

Câu 12.2. Phát biểu nào sau đây không đúng về thế mạnh của Đồng bằng sông Hồng?

A. Nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao. B. Tập trung nhiều trung tâm kinh tế lớn.

C. Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt. D. Tài nguyên khoáng sản rất phong phú.

Câu 12.3. Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng nổi bật nhất trong phát triển hoạt động kinh tế nào sau đây?

A. Kinh tế biển. B. Sản xuất lương thực. C. Thủy điện. D. Khai thác khoáng sản.

THÔNG HIỂU:

Câu 13.1.
Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu lớn nhất nước ta?

A.Cơ sở chế biến rất phát triển. B. Có nhiều đồng cỏ, khí hậu thích hợp.

C.Nhu cầu tiêu thụ trâu lớn nhất. D. Nhu cầu sức kéo trong sản xuất nông nghiệp lớn.

Câu 13.2. Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về trồng và chế biến cây công nghiệp, câu dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới là do? A. Khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao.

B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. C. Khí hậu có sự phân mùa.

D. Lượng mưa hàng năm lớn.

Câu 13.3. Đặc điểm tự nhiên có ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành vùng chuyên canh chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là?

A. Đất feralit giàu dinh dưỡng. B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.

C. Địa hình đồi thấp. D. Lượng mưa lớn.

Câu 14.1. Vì sao phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng ở Đồng bằng sông Hồng ?

A. đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

B. khai thác hợp lí các nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội.

C. góp phần giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường trong vùng.

D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.

Câu 14.2. Yếu tố quan trọng nhất giúp Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng sản xuất lương thực lớn ở nước ta là có

A. Khí hậu nhiệt đới gió màu độ ẩm cao. B. Đất phù sa màu mỡ.

C. Vị trí thuận lợi. D. Thị trường tiêu thụ lớn.

Câu 14.3. Vì sao bình quân lương thực theo đầu người của vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn thấp hơn một số vùng khác là do

A.Sản lượng lương thực thấp B. Sức ép quá lớn của dân số

C. Điều kiện sản xuất lương thực khó khăn D. Năng suất trồng lương thực thấp.

Câu 15.1. Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Bắc Trung Bộ là

A. sử dụng hợp lí tài nguyên đất, góp phần bảo vệ môi trường.

B. giải quyết việc làm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

C. khai thác tốt hơn thế mạnh, tạo ra nhiều nông sản hàng hóa.

D. chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tăng hiệu quả của đầu tư.

Câu 15.2. Việc nuôi thủy sản nước lợ và nước mặn đang làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở vùng nông thôn của Bắc Trung Bộ vì

A. Tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa. B. Giải quyết được nhiều việc làm.

C. Phát huy được thế mạnh ở tất cả các tỉnh. D. Tận dụng được thời gian rảnh rỗi.

Câu 15.3. Điều kiện nào dưới đây không đúng với vùng Bắc Trung Bộ là

A. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.

B. Có của ngõ thông ra biển để mở rộng sự giao lưu với các nước.

C. Giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng, có nguồn lao động và thị trường rộng.

D. Có cơ sở vật chất kĩ thuật tốt phục vụ cho công nghiệp.

Câu 16.1. Khó khăn lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên là

A. Nguồn lao động hạn chế về trình độ. B. Có nhiều dân tộc sinh sống.

C. Nền văn hóa đa dạng. D. Cơ sở hạ tầng còn hạn chế.

Câu 16.2. Giải pháp chủ yếu để nâng cao giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là

A. đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu nông sản.

B. ứng dụng công nghệ nuôi trồng mới, giảm sâu bệnh.

C. đảm bảo nguồn nước tưới, sử dụng giống mới.

D. mở rộng diện tích hợp lí đi đôi với bảo vệ rừng.

Câu 16.3. Ý nghĩa chủ yếu của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là

A. đẩy mạnh trồng trọt, tạo cách sản xuất mới. B. giải quyết việc làm, nâng cao vị thế của vùng.

C. phát triển hàng hóa, nâng cao chất lượng sống. D. khai thác các tài nguyên, bảo vệ môi trường.



E. KĨ NĂNG

NHẬN BIẾT:

Câu 17.1.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, cho biết tỉnh nào của Tây Nguyên nằm ở biên giới giữa ba nước: Việt Nam, Lào và Campuchia?

A. Kon Tum B. Gia Lai C. Đắk Nông D. Lâm Đồng

Câu 17.2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang nông nghiệp chung, hãy cho biết vùng nào sau đây trồng nhiều cây cà phê nhất nước ta ?

A. Đông Nam Bộ. B. Tây Nguyên. C. Bắc Trung Bộ. D. Trung du miền núi Bắc Bộ.

Câu 17.3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang nông nghiệp chung, hãy cho biết vùng nào sau đây có diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản nhiều nhất?

A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 18.1. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang nông nghiệp, cho biết phát biểu nào sau đây đúng về chăn nuôi nước ta?

A. Phát triển chăn nuôi rộng khắp cả nước. B. Trâu nuôi nhiều ở Thanh Hóa, Lào Cai.

C. Bò nuôi nhiều ở Nghệ An, Quảng Ngãi. D. Sản lượng gia cầm giống nhau ở các tỉnh.

Câu 18.2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Thương mại, hãy cho biết tỉnh/ thành phố nào sau đây ở khu vực Tây Bắc có hoạt động xuất – nhập khẩu phát triển nhất?

A. Sơn La. B. Điện Biên. C. Yên Bái. D. Lào Cai.

Câu 18.3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Thương mại, hãy cho biết tỉnh nào ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo đầu người đạt trên 16 tỉ đồng?

A. Quảng Nam. B. Bình Định. C. Đà Nẵng. D. Khánh Hòa.

Câu 19.1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Thương mại, hãy cho biết tỉnh/ thành phố nào sau đây có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu?

A. Hà Nội B. Hải Phòng C. Đồng Nai D. Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 19.2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Khí hậu, cho biết địa điểm nào sau đây có nhiệt độ trung bình tháng I cao nhất?

A. Lũng Cú. B. Hà Tiên. C. Hà Nội. D. Huế.

Câu 19.3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các ngành công nghiệp trọng điểm, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào có quy mô nhỏ nhất trong các trung tâm sau đây?

A. Đà Nẵng. B. Nha Trang. C. Quy Nhơn. D. Quảng Ngãi.

Câu 20.1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Kinh tế chung, cho biết tỉnh nào sau đây có cả khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển?

A. An Giang. B. Đồng Tháp. C. Kiên Giang. D. Tây Ninh.

Câu 20.2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Đông Nam Bộ, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cho biết cây cao su được trồng nhiều ở tỉnh nào sau đây?

A. Đồng Tháp. B. Bến Tre. C. Trà Vinh. D. Tây Ninh.

Câu 20.3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các hệ thống sông, cho biết trạm thủy văn Cần Thơ ở lưu vực hệ thống sông nào sau đây?

A. Thu Bồn. B. Cửu Long. C. Mã. D. Đồng Nai.

Câu 21.1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Vùng Tây Nguyên, cho biết tỉnh nào sau đây có khu kinh tế ven biển?

A. Lâm Đồng. B. Khánh Hòa. C. Kon Tum. D. Gia Lai.

Câu 21.2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Bắc Trung Bộ, cho biết tỉnh nào sau đây có cảng Cửa Lò?

A. Thanh Hóa. B. Hà Tĩnh. C. Nghệ An. D. Quảng Bình.

Câu 21.3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Giao thông, cho biết địa điểm nào sau đây có đường số 61 đi qua?

A. Vị Thanh. B. Cao Lãnh. C. Mỹ Tho. D. Long Xuyên.

Câu 22.1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Du lịch, cho biết trung tâm du lịch nào sau đây có di sản thiên nhiên thế giới?

A. Hà Nội. B. Lạng Sơn. C. Hạ Long. D. Hải Phòng.

Câu 22.2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng, cho biết địa điểm nào sau đây có quặng sắt?

A. Na Dương. B. Trại Cau. C. Na Rì. D. Tĩnh Túc.

Câu 22.3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Công nghiệp chung, cho biết nhà máy thủy điện Thác Mơ thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Gia Lai. B. Đắk Lắk. C. Đắk Nông. D. Bình Phước.

Câu 24.1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Dân số, cho biết Đồng Hới là đô thị loại mấy?

A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn.

Câu 24.2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Hành chính, cho biết tỉnh nào sau đây có đường biên giới dài nhất với Lào?

A. Nghệ An. B. Hà Tĩnh. C. Quảng Trị. D. Quảng Nam.

Câu 24.3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Các miền tự nhiên, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng tây bắc - đông nam?

A. Ngân Sơn. B. Pu Đen Đinh. C. Đông Triều. D. Bắc Sơn.

Câu 25.1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Nông nghiệp, cho biết tỉnh nào trong các tỉnh sau đây có diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm lớn nhất?

A. Sóc Trăng. B. Hà Giang. C. Hà Tĩnh. D. Tây Ninh.

Câu 25.2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang vùng Trung du miền núi Bắc Bộ - Đồng bằng sông Hồng, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào thuộc Trung du miền núi Bắc Bộ?

A.Vân Đồn. B. Đình Vũ – Cát Hải. C. Nghi Sơn. D. Vũng Áng.

Câu 25.3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang vùng Trung du miền núi Bắc Bộ - Đồng bằng sông Hồng, hãy cho biết vật nuôi nào sau đây là vật nuôi chuyên môn hóa hàng đầu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A.B. Trâu C. Gia cầm D. Lợn

Câu 26.1. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang vùng Trung du miền núi Bắc Bộ - Đồng bằng sông Hồng, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Cẩm Phả gồm những ngành công nghiệp nào?

A. Khai thác than đá và cơ khí. B. Khai thác than đá và than nâu.

C. Khai thác than đá và luyện kim màu. D. Cơ khí và chế biến nông sản.

Câu 26.2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang vùng Trung du miền núi Bắc Bộ - Đồng bằng sông Hồng, theo biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, cho biết nhận định nào sau đây đúng?

A.Tỉ trọng nông, lâm, nghiệp thủy sản lớn nhất.

B. Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng nhỏ nhất.

C. Tỉ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản nhỏ nhất.

D. Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng lớn nhất.

Câu 26.3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang dân số, hãy cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt ở nước ta?

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. C. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.

B. Hà Nội, Cần Thơ. D. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

THÔNG HIỂU:

Câu 27.1
Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA CẢ NƯỚC, TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN NĂM 2014. (Đơn vi: nghìn ha)

Cây công nghiệp lâu nămCả nướcTrung du và miền núi Bắc BộTây Nguyên
Tổng2134,9142,4969,0
Cà phê641,215,5673,
Chè132,696,922,9
Cao su978,930,0259,0
Các cây khác382,20113,7
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2014 là?

A. Cột B. Miền C. Tròn D. Đường

Câu 27.2. Cho bảng số liệu : SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2015 - 2021

(Đơn vị: triệu người)

Năm
2015
2017
2019
2020
2021
Thành thị
30,9​
31,9​
33,8​
35,9​
36,6​
Nông thôn
61,3​
62,4​
62,7​
61,7​
61,9​
(Nguồn: https://www.gso.gov.vn)

Theo bảng số liệu, để thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta giai đoạn 2015 - 2021, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Cột. B. Tròn. C. Đường. D. Miền.

Câu 27.3. Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VÀ TỐC ĐỘ GIA TĂNG TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA

Năm
Tổng số dân
(nghìn người)
Trong đó dân thành thị
(nghìn người)
Tốc độ gia tăng dân số (%)
1995
71 996​
14 938​
1,65​
2005
83 106​
22 337​
1,31​
2012
88772,9​
28269,2​
1,06​
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2013, Nhà xuất bản Thống kê, 2014)

Theo bảng số liệu, để thể hiện tình hình phát triển dân số nước ta từ năm 1995 đến 2012, biểu đồ nào sau đây thích hợp?

A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ cột. D. Biểu đồ kết hợp.

Câu 28.1. Cho biểu đồ về số lượng bò và sản lượng thịt bò của nước ta qua các năm 2017, 2020 và 2021:

0396752282

0396752282 (Số liệu theo https://www.gso.gov.vn)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Cơ cấu số lượng bò và sản lượng thịt bò. B. Quy mô và cơ cấu số lượng bò và sản lượng thịt bò.

C. Tốc độ tăng số lượng bò và sản lượng thịt bò. D. Quy mô số lượng bò và sản lượng thịt bò.

Câu 28.2. Cho biểu đồ về dân số phân theo thành thị và nông thôn của nước ta, giai đoạn 2015 - 2021:

0396752282

0396752282 (Số liệu theo https://www.gso.gov.vn)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Quy mô dân số phân theo thành thị và nông thôn.

B. Tốc độ tăng trưởng số dân thành thị và nông thôn.

C. Chuyển dịch cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn.

D. Quy mô và cơ cấu dân số phânn theo thành thị và nông thôn.

Câu 28.3. Cho biểu đồ về số lượng lợn và sản lượng thịt lợn của nước ta, giai đoạn 2015 - 2021:

0396752282

0396752282 (Số liệu theo https://www.gso.gov.vn)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Cơ cấu số lượng lợn và sản lượng thịt lợn.

B. Quy mô và cơ cấu số lượng lợn và sản lượng thịt lợn.

C. Quy mô số lượng lợn và sản lượng thịt lợn.

D. Sự thay đổi cơ cấu số lượng lợn và sản lượng thịt lợn.



II. PHẦN TỰ LUẬN:

Học sinh lưu ý các nội dung sau:


- Chứng minh được xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

- Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

- Phân tích được các tài nguyên du lịch ở nước ta : tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn.

- Phân tích được tình hình phát triển ngành du lịch. Một số trung tâm du lịch chính.

- Phân tích được vai trò, tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu của nội thương, ngoại thương.

- Phân tích việc sử dụng các thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế của vùng ; một số vấn đề đặt ra và biện pháp khắc phục của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Phân tích được tác động của các thế mạnh và hạn chế của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất - kĩ thuật tới sự phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Phân tích được sự hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp ; cơ cấu công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng Bắc Trung Bộ.

- Biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề về khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên.

- Ý nghĩa của việc phát triển kinh tế ở Tây Nguyên.

- Kĩ năng: Vẽ biểu đồ, nhận xét, so sánh, tính toán… và giải thích được các số liệu liên quan đến kinh tế xã hội Việt Nam.


1681290432727.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM----De-cuong-on-tap-Dia-12-HK2-nam-22-23.docx
    112.4 KB · Lượt tải : 4
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giải đề cương địa lý 12 đề cương học sinh giỏi địa lí 12 đề cương ôn tập giữa kì 1 địa 12 đề cương ôn tập học kì 1 địa 12 đề cương ôn tập môn địa lí lớp 12 hk1 đề cương ôn tập địa 12 đề cương ôn tập địa 12 học kì 1 đề cương ôn tập địa 12 học kì 2 đề cương ôn tập địa lí 12 kì 1 đề cương ôn tập địa lớp 12 học kì 2 đề cương ôn tập địa lý 12 học kì 1 đề cương ôn thi hsg địa 12 đề cương ôn thi địa 12 đề cương ôn thi địa lý 12 học kì 1 đề cương ôn thi địa lý 12 học kì 2 đề cương ôn địa 12 đề cương trắc nghiệm địa lí 12 đề cương trắc nghiệm địa lí 12 học kì 1 đề cương trắc nghiệm địa lý lớp 12 đề cương địa 11 giữa học kì 1 đề cương địa 12 đề cương địa 12 giữa học kì 1 đề cương địa 12 giữa kì 1 đề cương địa 12 học kì 1 đề cương địa 12 học kì 1 có đáp án đề cương địa 12 học kì 2 đề cương địa 12 kì 1 đề cường địa 12 trắc nghiệm đề cương địa học kì 1 lớp 12 đề cương địa lí 12 đề cương địa lí 12 học kì 1 đề cương địa lớp 12 đề cương địa lớp 12 học kì 1 đề cương địa lý 12 đề cương địa lý 12 học kì 1 đề cương địa lý 12 học kì 1 trắc nghiệm đề cương địa lý 12 học kì 2 trắc nghiệm đề cương địa lý 12 kì 2 đề cương địa lý lớp 12 đề cương địa lý lớp 12 học kì 1 đề kiểm tra giữa kì 1 môn địa lí 12 đề kiểm tra giữa kì 1 địa 12 đề kiểm tra giữa kì môn địa lớp 12 đề trăc nghiệm địa lớp 12 đề địa 12 giữa học kì 1 địa 12 kiểm tra giữa kì
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top