- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Đề Cương Ôn Tập Địa Lí 6 học kì 2 CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2022 MỚI NHẤT CHỌN LỌC
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô, các em Đề Cương Ôn Tập Địa Lí 6 học kì 2 CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2022 MỚI NHẤT CHỌN LỌC. Đây là bộ Đề Cương Ôn Tập Địa Lí 6 học kì 2.
đề thi địa lý lớp 6 học kì 2 có đáp án 2021-2022
đề cương địa lý lớp 6 học kì 2 2020-2021
đề cương địa lý lớp 6 học kì 1 2021-2022
đề thi địa lý lớp 6 học kì 1 có đáp án 2021-2022
De cương on tập Địa lý lớp 6
De cương Địa lý lớp 6 giữa học kì 2
đề thi địa lý lớp 6 học kì 2020-2021
De cương on tập Địa lý lớp 6 giữa kì 2
Câu 1: Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản?
- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.
- Những nơi tập trung khoáng sản, đáp ứng được yêu cầu khai thác và sử dụng thì gọi là mỏ khoáng sản.
Câu 2: Hãy trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng
- Dựa vào công dụng, khoáng sản có thể phân ra ba loại:
- Mỏ nội sinh: hình thành do nội lực, từ các vật chất nóng chảy trong lòng đất, được nội lực đưa lên gần mặt đất tích tụ lại thành mỏ (quá trình mắc ma)
- Mỏ ngoại sinh: hình thành do các quá trình ngoại lực (quá trình phong hóa, quá trình bồi tụ…) ở trên mặt hoặc gần mặt đất.
Câu 4: Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu
- Lớp vỏ khí được chia thành 3 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển.
- Tầng đối lưu:
+ Vị trí: ở gần mặt đất, có độ cao trung bình đến 16km.
+ Đặc điểm: Luôn có sự chuyển động của không khí theo chiều thẳng đứng. Là nơi sinh ra các hiện tượng như mây mưa, sấm, chớp… Nhiệt độ giảm dần khi lên cao, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm đi 0,6 độ .
Câu 5: Dựa vào đâu có sự phân ra: các khối khí nóng, lạnh và các khối khí đại dương, lục địa?
- Căn cứ vào nhiệt độ người ta chia ra khối khí nóng, lạnh
- Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền, người ta chia ra khối khí đại dương, khối khí lục địa.
Câu 6: Khi nào khối khí bị biến tính
- Các khối khí không đứng yên tại chỗ mà chúng luôn luôn di chuyển. Di chuyển đến đâu chúng lại chịu ảnh hưởng của bề mặt đệm nơi đó mà thay đổi tính chất. (hay gọi là bị biến tính)
Câu 7: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào?
- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn, thời tiết luôn luôn thay đổi.
- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong nhiều năm.
Câu 8: Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa?
- Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước. Làm cho nhiệt độ không khí ở những vùng nằm gần biển và những vùng nằm sâu trong lục địa khác nhau. Từ đó dẫn đến sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và lục địa.
Câu 9: Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ?
- Mặt trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt độ cho Trái đất. Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời rồi bức xạ lại vào không khí. Lúc đó không khí mới nóng lên. Vì vậy, bức xạ mặt trời mạnh nhất vào lúc 12 giờ trưa, nhưng không khí trên mặt đất lại nóng nhất vào lúc 13 giờ.
Câu 10: Người ta tính nhiệt độ trung bình tháng và trung bình năm như thế nào?
- Nhiệt độ trung bình tháng là trung bình cộng của nhiệt độ tất cả các ngày trong tháng.
- Nhiệt độ trung bình năm là trung bình cộng của nhiệt độ 12 tháng trong năm.
Câu 11: Khí áp là gì? Tại sao lại có khí áp?
- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt trái đất
- Không khí cũng có trọng lượng và tạo ra sức ép trên bề mặt đất, tạo ra khí áp.
Câu 12: Nguyên nhân nào đã sinh ra gió?
- Do sự chênh lệch khí áp nên đã sinh ra gió. Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.
Câu 13: Mô tả sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất và các loại gió: Tín phong, gió Tây ôn đới
- Trên Trái Đất có 7 đai khí ap. Trong đó có 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp phân bố xen kẽ nhau.
- Ở mỗi bán cầu có 2 đai áp cao, 1 đai áp thấp và cả hai bán cầu chung nhau đai áp thấp xích đạo. Từ xích đạo về cực có: đai áp thấp xích đạo, đai áp cao chí tuyến, đai áp thấp ôn đới, đai áp cao cực.
- Ở mỗi bán cầu, có gió tín phong thổi từ đai cao áp chí tuyến về đai áp thấp xích đạo, gió Tây ôn đới thổi từ đai cao áp ở chí tuyến về các đai ápt hấp ở khoảng vĩ độ 60 độ.
Câu 14: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí như thế nào?
- Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều. Khi không khí ở nhiệt độ nhất định đã chứa được lượng hơi nước tối đa thì nó sẽ đạt đến mức bão hòa.
Câu 15: Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa…
- Khi không khí bão hòa, nếu vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị hóa lạnh thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ ngưng tụ, đọng lại thành hạt nước, sinh ra các hiện tượng mây, mưa, sương…
Câu 16: Nước ta năm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?
- Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm từ 1001- 2000 mm.
Câu 17: Các chí tuyến và vòng cực là những ranh giới của các vòng đai nhiệt nào?
- Các chí tuyến là những ranh giới của các vành đai nóng với các vành đai ôn hòa
- Các vòng cực là những ranh giới của các vành đai ôn hòa với các vành đai lạnh.
Câu 18: Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới. Lượng mưa trong năm ở đới này là bao nhiêu?
- Quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn , thời gian chiếu sang trong năm chênh nhau ít.
- Quanh năm nóng
- Gió tín phong thổi thường xuyên
- Lượng mưa trong năm từ 1000 – 2000mm
Câu 19: Nêu đặc điểm của khí hậu ôn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì?
- Góc chiếu của ánh sáng mặt trời và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhiều.
- Có lượng nhiệt trung bình, trong năm các mùa thể hiện rõ rệt
- Gió Tây ôn đới thổi chủ yếu
- Lượng mưa trong năm từ 500 – 1000mm.
Câu 20: Nêu đặc điểm của khí hậu hàn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì?
- Góc chiếu của ánh sáng mặt trời rất nhỏ, thời gian chiếu sáng trong năm dao động rất lớn về số ngày và số giờ chiếu trong ngày.
- Là khu vực giá lạnh, có băng tuyết hầu như quanh năm
- Gió Đông cực thổi chủ yếu
- Lương mưa trung bình năm thường dưới 500mm.
Câu 21: Thế nào là hệ thống sông, là lưu vực sông?
- Hệ thống sông gồm sông chính cùng các phụ lưu, chi lưu.
- Lưu vực song là vùng đất đai cung cấp nước cho một con sông.
Câu 22: Sông và hồ khác nhau như thế nào?
- Sông là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
- Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
Câu 23: Em hiểu thế nào là tổng lượng nước trong mùa cạn và tổng lượng nước trong mùa lũ của một con sông
- Tổng lượng nước trong mùa cạn là tổng lượng nước của các tháng trong mùa cạn (ở VN từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) được tính bằng tỉ m3
- Tổng lương nước trong mùa lũ là tổng lượng nước của các tháng trong mùa lũ (ở VN, từ tháng 5 đến tháng 10) được tính bằng tỉ m3
Câu 24: Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?
- Độ muối của các biển và đại dương tùy thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
- Ở các biển và đại dương khác nhau, nguồn nước sông chảy vào và độ bốc hơi khác nhau nên độ muối khác nhau.
Câu 25: Hãy nêu nguyên nhân của hiên tượng Thủy triều trên Trái Đất
- Nguyên nhân chính sinh ra thủy triều là sức hút của Mặt trăng và một phần của Mặt Trời với Trái Đất đã làm cho nước ở biền và đại dương có sự vận động lên xuống sinh ra thủy triều. Mặt trăng tuy nhỏ hơn Mặt Trời nhưng ở gần Trái Đất nên có ảnh hưởng lớn hơn Mặt Trời.
Câu 26: Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua
- Các dòng biển đều có nhiệt độ, dựa vào nhiệt độ của dòng biển mà chia ra dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
- Do có nhiệt độ nên các dòng biển có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua . Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ và lượng mưa, dòng biển lạnh làm giảm nhiệt độ và lượng mưa.
Câu 27: Đất (hay thổ nhưỡng) gồm có những thành phần nào?
- Đất (hay thổ nhưỡng) gồm có hai thành phần chính là thành phần khoáng và thành phần hữu cơ.
Câu 28: Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp thổ nhưỡng
- Chất mùn là nguồn thức ăn dồi dào, cung cấp những chất cần thiết cho các thực vật tồn tại trên mặt đất.
Câu 29: Độ phì của đất là gì?
- Độ phì của đất là tổng hợp chất mùn, nước,nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng để cho cây cối sinh trưởng và phát triển
Câu 30: Con người có vai trò như thế nào đối với độ phì trong lớp đất
- Con người làm tăng độ phì của đất bằng các biện pháp như: bón phân hữu cơ, làm đất (cày ải) canh tác hợp lí (xen canh, luân canh)
- Con người làm độ phì của đất cạn kiệt nếu bón phân vô cơ quá mức, canh tác không hợp lí, đốt rừng phá hủy lớp phủ thực vật làm tăng cường xói mòn…
Câu 31: Hãy nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất
- Khí hậu là nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới sự phân bố thực vật, có ảnh hưởng ít hơn tới sự phân bố của động vật. Khí hậu ảnh hưởng tới thành phần loài thực vật, đến sự phong phú hay nghèo nàn của thực vật và động vật. Tùy theo đặc điểm khí hậu mỗi nơi mà có các loài thực vật, động vật khác nhau.
Câu 32: Tại sao lại nói rằng sự phân bố của các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài động vật
- Động vật và thực vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bởi có thực vật mới có động vật ăn cỏ, có động vật ăn cỏ mới có động vật ăn thịt, Vì vậy các loài động vật ăn cỏ và ăn thịt cùng sống với nhau trong một môi trường thực vật nhất định và sự phân bố thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật.
Câu 33: Con người có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất như thế nào?
- Con người ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố động vật, thực vật trên Trái Đất. Con người mang những giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác, mở rộng sự phân bố của chúng.
- Con người thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật. Việc khai thác rừng bừa bãi đã làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đi nơi khác. Đã đến lúc cần có những biện pháp bảo vệ những vùng sinh sống của các loài đông, thực vật trên Trái Đất.
XEM THÊM:
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô, các em Đề Cương Ôn Tập Địa Lí 6 học kì 2 CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2022 MỚI NHẤT CHỌN LỌC. Đây là bộ Đề Cương Ôn Tập Địa Lí 6 học kì 2.
Tìm kiếm có liên quan
đề thi địa lý lớp 6 học kì 2 có đáp án 2021-2022
đề cương địa lý lớp 6 học kì 2 2020-2021
đề cương địa lý lớp 6 học kì 1 2021-2022
đề thi địa lý lớp 6 học kì 1 có đáp án 2021-2022
De cương on tập Địa lý lớp 6
De cương Địa lý lớp 6 giữa học kì 2
đề thi địa lý lớp 6 học kì 2020-2021
De cương on tập Địa lý lớp 6 giữa kì 2
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ 6
HỌC KÌ 2
HỌC KÌ 2
Câu 1: Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản?
- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.
- Những nơi tập trung khoáng sản, đáp ứng được yêu cầu khai thác và sử dụng thì gọi là mỏ khoáng sản.
Câu 2: Hãy trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng
- Dựa vào công dụng, khoáng sản có thể phân ra ba loại:
- + Khoáng sản năng lượng: than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt… Chúng dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất.
- + Khoáng sản kim loại: kim loại đen (sắt, mangan, titan, crom…) và kim loại màu (đồng, chì, kẽm…). Đây là nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu, từ đó sản xuất ra các loại gang, thép, đồng, chì…
- + Khoáng sản phi kim loại: muối mỏ, apatit, thạch anh, kim cương, đá vôi, cát, sỏi... Dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón, đồ gốm, sứ, vật liệu xây dựng.
- Mỏ nội sinh: hình thành do nội lực, từ các vật chất nóng chảy trong lòng đất, được nội lực đưa lên gần mặt đất tích tụ lại thành mỏ (quá trình mắc ma)
- Mỏ ngoại sinh: hình thành do các quá trình ngoại lực (quá trình phong hóa, quá trình bồi tụ…) ở trên mặt hoặc gần mặt đất.
Câu 4: Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu
- Lớp vỏ khí được chia thành 3 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển.
- Tầng đối lưu:
+ Vị trí: ở gần mặt đất, có độ cao trung bình đến 16km.
+ Đặc điểm: Luôn có sự chuyển động của không khí theo chiều thẳng đứng. Là nơi sinh ra các hiện tượng như mây mưa, sấm, chớp… Nhiệt độ giảm dần khi lên cao, trung bình cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm đi 0,6 độ .
Câu 5: Dựa vào đâu có sự phân ra: các khối khí nóng, lạnh và các khối khí đại dương, lục địa?
- Căn cứ vào nhiệt độ người ta chia ra khối khí nóng, lạnh
- Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền, người ta chia ra khối khí đại dương, khối khí lục địa.
Câu 6: Khi nào khối khí bị biến tính
- Các khối khí không đứng yên tại chỗ mà chúng luôn luôn di chuyển. Di chuyển đến đâu chúng lại chịu ảnh hưởng của bề mặt đệm nơi đó mà thay đổi tính chất. (hay gọi là bị biến tính)
Câu 7: Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào?
- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn, thời tiết luôn luôn thay đổi.
- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong nhiều năm.
Câu 8: Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa?
- Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước. Làm cho nhiệt độ không khí ở những vùng nằm gần biển và những vùng nằm sâu trong lục địa khác nhau. Từ đó dẫn đến sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và lục địa.
Câu 9: Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ?
- Mặt trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt độ cho Trái đất. Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời rồi bức xạ lại vào không khí. Lúc đó không khí mới nóng lên. Vì vậy, bức xạ mặt trời mạnh nhất vào lúc 12 giờ trưa, nhưng không khí trên mặt đất lại nóng nhất vào lúc 13 giờ.
Câu 10: Người ta tính nhiệt độ trung bình tháng và trung bình năm như thế nào?
- Nhiệt độ trung bình tháng là trung bình cộng của nhiệt độ tất cả các ngày trong tháng.
- Nhiệt độ trung bình năm là trung bình cộng của nhiệt độ 12 tháng trong năm.
Câu 11: Khí áp là gì? Tại sao lại có khí áp?
- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt trái đất
- Không khí cũng có trọng lượng và tạo ra sức ép trên bề mặt đất, tạo ra khí áp.
Câu 12: Nguyên nhân nào đã sinh ra gió?
- Do sự chênh lệch khí áp nên đã sinh ra gió. Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.
Câu 13: Mô tả sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất và các loại gió: Tín phong, gió Tây ôn đới
- Trên Trái Đất có 7 đai khí ap. Trong đó có 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp phân bố xen kẽ nhau.
- Ở mỗi bán cầu có 2 đai áp cao, 1 đai áp thấp và cả hai bán cầu chung nhau đai áp thấp xích đạo. Từ xích đạo về cực có: đai áp thấp xích đạo, đai áp cao chí tuyến, đai áp thấp ôn đới, đai áp cao cực.
- Ở mỗi bán cầu, có gió tín phong thổi từ đai cao áp chí tuyến về đai áp thấp xích đạo, gió Tây ôn đới thổi từ đai cao áp ở chí tuyến về các đai ápt hấp ở khoảng vĩ độ 60 độ.
Câu 14: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí như thế nào?
- Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều. Khi không khí ở nhiệt độ nhất định đã chứa được lượng hơi nước tối đa thì nó sẽ đạt đến mức bão hòa.
Câu 15: Trong điều kiện nào, hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa…
- Khi không khí bão hòa, nếu vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị hóa lạnh thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ ngưng tụ, đọng lại thành hạt nước, sinh ra các hiện tượng mây, mưa, sương…
Câu 16: Nước ta năm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?
- Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm từ 1001- 2000 mm.
Câu 17: Các chí tuyến và vòng cực là những ranh giới của các vòng đai nhiệt nào?
- Các chí tuyến là những ranh giới của các vành đai nóng với các vành đai ôn hòa
- Các vòng cực là những ranh giới của các vành đai ôn hòa với các vành đai lạnh.
Câu 18: Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới. Lượng mưa trong năm ở đới này là bao nhiêu?
- Quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn , thời gian chiếu sang trong năm chênh nhau ít.
- Quanh năm nóng
- Gió tín phong thổi thường xuyên
- Lượng mưa trong năm từ 1000 – 2000mm
Câu 19: Nêu đặc điểm của khí hậu ôn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì?
- Góc chiếu của ánh sáng mặt trời và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhiều.
- Có lượng nhiệt trung bình, trong năm các mùa thể hiện rõ rệt
- Gió Tây ôn đới thổi chủ yếu
- Lượng mưa trong năm từ 500 – 1000mm.
Câu 20: Nêu đặc điểm của khí hậu hàn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì?
- Góc chiếu của ánh sáng mặt trời rất nhỏ, thời gian chiếu sáng trong năm dao động rất lớn về số ngày và số giờ chiếu trong ngày.
- Là khu vực giá lạnh, có băng tuyết hầu như quanh năm
- Gió Đông cực thổi chủ yếu
- Lương mưa trung bình năm thường dưới 500mm.
Câu 21: Thế nào là hệ thống sông, là lưu vực sông?
- Hệ thống sông gồm sông chính cùng các phụ lưu, chi lưu.
- Lưu vực song là vùng đất đai cung cấp nước cho một con sông.
Câu 22: Sông và hồ khác nhau như thế nào?
- Sông là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
- Hồ là những khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.
Câu 23: Em hiểu thế nào là tổng lượng nước trong mùa cạn và tổng lượng nước trong mùa lũ của một con sông
- Tổng lượng nước trong mùa cạn là tổng lượng nước của các tháng trong mùa cạn (ở VN từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) được tính bằng tỉ m3
- Tổng lương nước trong mùa lũ là tổng lượng nước của các tháng trong mùa lũ (ở VN, từ tháng 5 đến tháng 10) được tính bằng tỉ m3
Câu 24: Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?
- Độ muối của các biển và đại dương tùy thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
- Ở các biển và đại dương khác nhau, nguồn nước sông chảy vào và độ bốc hơi khác nhau nên độ muối khác nhau.
Câu 25: Hãy nêu nguyên nhân của hiên tượng Thủy triều trên Trái Đất
- Nguyên nhân chính sinh ra thủy triều là sức hút của Mặt trăng và một phần của Mặt Trời với Trái Đất đã làm cho nước ở biền và đại dương có sự vận động lên xuống sinh ra thủy triều. Mặt trăng tuy nhỏ hơn Mặt Trời nhưng ở gần Trái Đất nên có ảnh hưởng lớn hơn Mặt Trời.
Câu 26: Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua
- Các dòng biển đều có nhiệt độ, dựa vào nhiệt độ của dòng biển mà chia ra dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
- Do có nhiệt độ nên các dòng biển có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua . Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ và lượng mưa, dòng biển lạnh làm giảm nhiệt độ và lượng mưa.
Câu 27: Đất (hay thổ nhưỡng) gồm có những thành phần nào?
- Đất (hay thổ nhưỡng) gồm có hai thành phần chính là thành phần khoáng và thành phần hữu cơ.
Câu 28: Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp thổ nhưỡng
- Chất mùn là nguồn thức ăn dồi dào, cung cấp những chất cần thiết cho các thực vật tồn tại trên mặt đất.
Câu 29: Độ phì của đất là gì?
- Độ phì của đất là tổng hợp chất mùn, nước,nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng để cho cây cối sinh trưởng và phát triển
Câu 30: Con người có vai trò như thế nào đối với độ phì trong lớp đất
- Con người làm tăng độ phì của đất bằng các biện pháp như: bón phân hữu cơ, làm đất (cày ải) canh tác hợp lí (xen canh, luân canh)
- Con người làm độ phì của đất cạn kiệt nếu bón phân vô cơ quá mức, canh tác không hợp lí, đốt rừng phá hủy lớp phủ thực vật làm tăng cường xói mòn…
Câu 31: Hãy nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất
- Khí hậu là nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới sự phân bố thực vật, có ảnh hưởng ít hơn tới sự phân bố của động vật. Khí hậu ảnh hưởng tới thành phần loài thực vật, đến sự phong phú hay nghèo nàn của thực vật và động vật. Tùy theo đặc điểm khí hậu mỗi nơi mà có các loài thực vật, động vật khác nhau.
Câu 32: Tại sao lại nói rằng sự phân bố của các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài động vật
- Động vật và thực vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bởi có thực vật mới có động vật ăn cỏ, có động vật ăn cỏ mới có động vật ăn thịt, Vì vậy các loài động vật ăn cỏ và ăn thịt cùng sống với nhau trong một môi trường thực vật nhất định và sự phân bố thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật.
Câu 33: Con người có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất như thế nào?
- Con người ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố động vật, thực vật trên Trái Đất. Con người mang những giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác, mở rộng sự phân bố của chúng.
- Con người thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật. Việc khai thác rừng bừa bãi đã làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đi nơi khác. Đã đến lúc cần có những biện pháp bảo vệ những vùng sinh sống của các loài đông, thực vật trên Trái Đất.
XEM THÊM:
- Giáo án ôn tập giữa kì 2 địa 6
- KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ 2 Lịch SỬ 6
- Powerpoin ôn tập địa lý lớp 6 giữa học kì 2
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ 6 HK2
- Giáo án địa lí 6 bộ cánh diều
- Giáo án địa lí 6 sách chân trời sáng tạo
- Giáo án địa 6 kết nối tri thức với cuộc sống
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 6 SÁCH CÁNH DIỀU
- ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ĐỊA LÝ LỚP 6
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ LỚP 6 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
- Trắc nghiệm địa lí LỚP 6
- Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Địa lý
- GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ ĐỊA LÝ 6 BỘ CÁNH DIỀU
- GIÁO ÁN điện tử môn Lịch sử LỚP 6 sách CÁNH DIỀU
- GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 6 BỘ CÁNH DIỀU
- GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ ÔN TẬP GIỮA KÌ I ĐIA LÝ LỚP 6
- Giáo án địa lí 6 kết nối tri thức với cuộc sống
- GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ ĐỊA LÝ LỚP 6
- GIÁO ÁN ÔN TẬP GIỮA KỲ 1 ĐỊA LÝ LỚP 6
- KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ 6 THEO CÔNG VĂN 4040
- Trắc nghiệm địa 6 chân trời sáng tạo
- Đề thi địa lý lớp 6 giữa học kì 2
- ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT ĐỊA LÝ LỚP 6 HỌC KÌ 2
- Đề thi giữa kì 2 địa 6
- GIÁO ÁN ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 ĐỊA 6
- Đề thi cuối hk2 môn địa lý lớp 6
- Đề thi học sinh giỏi môn địa THCS
- Đề cương ôn tập lịch sử địa lý lớp 6 học kì 2