- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Đề Cương Ôn Tập Giữa Học kì 2 Ngữ Văn 12 Năm 2023, Đề cương ôn tập giữa HK2 Ngữ văn 12 năm học 2022-2023 được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 4 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II NGỮ VĂN 12
I. ĐỌC- HIỂU
Ngữ liệu là đoạn trích, văn bản có nội dung phù hợp với các chủ đề, bài học ở lớp 12
1.Nhận biết các thể thơ:
- Xác định thể thơ bằng cách đếm số chữ trong từng câu thơ. Các thể thơ bốn chữ/ năm chữ/ bảy chữ/ lục bát/ song thất lục bát.
- Các thể thơ trung đại như thất ngôn bát cú (7 chữ/ câu, 8 câu/bài), thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ/ câu, 4 câu/ bài)… xác định bằng cách đếm số chữ trong một câu và số câu trong một bài.
- Thể thơ Tự do thường không có thể thức nhất định và không quy định số lượng từ trong một câu, số câu trong 1 bài cũng như không cần có vần liên tục
2. Nhận biết Phương thức biểu đạt
.2.1 Tự sự: là khi văn bản trình bày các sự việc(sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa.
Lưu ý: thường có:
+ Cốt truyện
+ Nhân vật tự sự, sự việc
+ Rõ tư tưởng, chủ đề
+ Có ngôi kể, có điểm nhìn
- Mục đích: biểu hiện con người, quy luật đời sống, tình cảm, thái độ
2.2 .Miêu tả : là khi văn bản tái hiện các tính chât, thuộc tính sự vật, hiện tượng, làm cho chúng hiển hiện.
- Mục đích: giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.
2.3 Biểu cảm: là khi văn bản bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, xã hội, sự vật.
Mục đích: bày tỏ tình cảm và khơi gợi sự đồng cảm
2.4 Thuyết minh: là khi van bản trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng.
- Mục đích: Giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng (pp liệt kê, so sánh, nêu ví dụ, nêu số liệu)
2.5 Nghị luận : Là khi văn bản trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và các tác phẩm văn học bằng các luận cứ, luận điểm và cách lập luận.
- Mục đích: thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu
2.6 Hành chính công vụ
3. Nhận biết Biện pháp nghệ thuật:
3.1 So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
3.2 Nhân hóa Là gợi tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gợi tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,trở nên gần gũi với con người; biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
3.3. Ẩn dụ Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng (có nét giống nhau) với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
3.4 Hoán dụ Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận (gần gũi với nó) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
3.5 Phép điệp
+ Điệp từ: lặp lại một từ nhằm tăng tính tạo hình và diễn cảm cho câu thơ, câu văn
+ Điệp ngữ: lặp lại một cụm từ nhằm tăng tính tạo hình và diễn cảm cho câu thơ, câu văn
+ Điệp cấu trúc: lặp lại những câu có cấu trúc giống nhau nhằm tăng tính tạo hình và diễn cảm cho câu thơ, câu văn
3.6 Liệt kê Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. Tác dụng: Diễn tả cụ thể , toàn diện
3.7 Câu hỏi tu từ: Là cách sử dụng câu hỏi nhưng không có câu trả lời nhằm biểu thị một ý nghĩa nào đó trong diễn đạt có tác dụng bộc lộ cảm xúc
3.8 Nói quá. Là biệp pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
3.9 Đảo ngữ: là hiện tượng vi phạm có tính chủ định trật tự chuẩn mực của các đơn vị văn bản. Có tác dụng nhấn mạnh , gây ấn tượng về nội dung biểu đạt
3.10 Đối lập (tương phản) hình ảnh, ý trái ngược nhau có tác dụng Tạo hiệu quả hài hòa , cân đối trong diễn đạt . Nhấn mạnh về ý , gợi liên tưởng , gợi hình ảnh sinh động , tạo nhịp điệu
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ II NGỮ VĂN 12
Năm học 2022-2023
I. ĐỌC- HIỂU
Ngữ liệu là đoạn trích, văn bản có nội dung phù hợp với các chủ đề, bài học ở lớp 12
1.Nhận biết các thể thơ:
- Xác định thể thơ bằng cách đếm số chữ trong từng câu thơ. Các thể thơ bốn chữ/ năm chữ/ bảy chữ/ lục bát/ song thất lục bát.
- Các thể thơ trung đại như thất ngôn bát cú (7 chữ/ câu, 8 câu/bài), thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ/ câu, 4 câu/ bài)… xác định bằng cách đếm số chữ trong một câu và số câu trong một bài.
- Thể thơ Tự do thường không có thể thức nhất định và không quy định số lượng từ trong một câu, số câu trong 1 bài cũng như không cần có vần liên tục
2. Nhận biết Phương thức biểu đạt
.2.1 Tự sự: là khi văn bản trình bày các sự việc(sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa.
Lưu ý: thường có:
+ Cốt truyện
+ Nhân vật tự sự, sự việc
+ Rõ tư tưởng, chủ đề
+ Có ngôi kể, có điểm nhìn
- Mục đích: biểu hiện con người, quy luật đời sống, tình cảm, thái độ
2.2 .Miêu tả : là khi văn bản tái hiện các tính chât, thuộc tính sự vật, hiện tượng, làm cho chúng hiển hiện.
- Mục đích: giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.
2.3 Biểu cảm: là khi văn bản bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, xã hội, sự vật.
Mục đích: bày tỏ tình cảm và khơi gợi sự đồng cảm
2.4 Thuyết minh: là khi van bản trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng.
- Mục đích: Giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với chúng (pp liệt kê, so sánh, nêu ví dụ, nêu số liệu)
2.5 Nghị luận : Là khi văn bản trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và các tác phẩm văn học bằng các luận cứ, luận điểm và cách lập luận.
- Mục đích: thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu
2.6 Hành chính công vụ
3. Nhận biết Biện pháp nghệ thuật:
3.1 So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
3.2 Nhân hóa Là gợi tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gợi tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,trở nên gần gũi với con người; biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
3.3. Ẩn dụ Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng (có nét giống nhau) với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
3.4 Hoán dụ Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận (gần gũi với nó) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
3.5 Phép điệp
+ Điệp từ: lặp lại một từ nhằm tăng tính tạo hình và diễn cảm cho câu thơ, câu văn
+ Điệp ngữ: lặp lại một cụm từ nhằm tăng tính tạo hình và diễn cảm cho câu thơ, câu văn
+ Điệp cấu trúc: lặp lại những câu có cấu trúc giống nhau nhằm tăng tính tạo hình và diễn cảm cho câu thơ, câu văn
3.6 Liệt kê Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. Tác dụng: Diễn tả cụ thể , toàn diện
3.7 Câu hỏi tu từ: Là cách sử dụng câu hỏi nhưng không có câu trả lời nhằm biểu thị một ý nghĩa nào đó trong diễn đạt có tác dụng bộc lộ cảm xúc
3.8 Nói quá. Là biệp pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
3.9 Đảo ngữ: là hiện tượng vi phạm có tính chủ định trật tự chuẩn mực của các đơn vị văn bản. Có tác dụng nhấn mạnh , gây ấn tượng về nội dung biểu đạt
3.10 Đối lập (tương phản) hình ảnh, ý trái ngược nhau có tác dụng Tạo hiệu quả hài hòa , cân đối trong diễn đạt . Nhấn mạnh về ý , gợi liên tưởng , gợi hình ảnh sinh động , tạo nhịp điệu