- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
Đề cương ôn tập làm văn lớp 8 học kỳ 2 NĂM 2021 - 2022 UPDATE
CÁC ĐỀ ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN 8 KÌ 2
Đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
I.Yêu cầu đề :
- Thể loại : Nghị luận giải thích và chứng minh.
- Những từ ngữ quan trọng : + Nêu suy nghĩ về vai trò của người lãnh đạo anh
minh đối với vận mệnh đất nước.
+ Cụ thể : Lí Công Uẩn (Chiếu dời đô), TQT (Hịch tướng sĩ).
- Luận điểm : Vai trò của người lãnh đạo anh minh đối với vận mệnh đất nước.
- Luận cứ : + Lí Công Uẩn qua Chiếu dời đô.
+ Trần Quốc Tuấn qua Hịch tướng sĩ.
II.Lập dàn ý.
1.Đặt vấn đề:
- Từ xưa đến nay, tổ quốc được hưng thịnh chính là nhờ có những người lãnh đạo, những vị tướng tài ba hết lòng vì nước. Lí Công Uẩn và TQT là những vị tướng anh minh, lỗi lạc chính nhờ họ mà vận mệnh đất nước thời kỳ ấy thay đổi vững bền.
2.Giải quyết vấn đề :
a. Lí Công Uẩn (Chiếu dời đô) : Ông là người lãnh đạo tài ba, có tầm nhìn xa trông rộng. Nắm được vận nước, có quyết định đúng đắn là dời đô về thành Đại La. Chiếu dời đô có sức thuyết phục : Việc dời đô của các vua đời trước là vì nghiệp lớn. Hai nhà Đinh-Lê không chịu dời đô làm triều đại ngắn ngủi. Thấy được thành Đại La là nơi có địa thế tốt, là trung tâm trời đất, thế đất quí hiếm. Dời đô là nguyện vọng chung.
b. Trần Quốc Tuấn (Hịch tướng sĩ) : Một vị tướng tài ba, với tấm lòng yêu nước, hết lòng vì nước, với ý chí quyết thắng giặc xâm lược, ông viết hịch nêu gương trung nghĩa, nêu tội ác của giặc và phân tích cái lợi , cái hại của việc nước còn và nước mất. Từ đó khích lệ lòng yêu nước ở tướng sĩ, dốc lòng đánh giặc và học tập cuốn Binh thư yếu lược do ông biên soạn. Hịch tướng sĩ là một án thiên cổ hùng văn với lí lẽ sắc bén, hấp dẫn đầy sức thuyết phục.
c. Sơ kết : Vai trò của Lí Công Uẩn và TQT , những người lãnh đạo anh minh, sáng suốt, tài ba đã đưa đất nước đi lên, đất nước vững mạnh có chủ quyền thoát khỏi những thế lực của phương bắc.
3.Kết luận :
Khẳng định lại vai trò của những người lãnh đạo anh minh, những vị tướng tài ba đã có ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước, xoay chuyển vận mệnh đất nước. Đất nước được độc lập tự chủ là nhờ công lao của họ. Chúng ta tự hào về họ. Ngày nay, chúng ta nhớ ơn và noi gương những vị anh hùng dân tộc bằng cách chăm lo học hành để mai sau tiếp bước theo gót cha ông, xây dựng đất nước mãi vững bền.
Đề 2: Qua văn bản Bàn luận về phép học (Luận pháp học), em hãy chứng minh tính đúng đắn về mục đích học tập, quan điểm và phương pháp học tập của La Sơn Phu Tử - Nguyễn Thiếp. Suy nghĩ về mục đích và phương pháp học tập hiện nay của em.
I.Yêu cầu :- Thể loại : Nghị luận chứng minh và giải thích.
- Những từ ngữ quan trọng :
+ Chứng minh tính đúng đắn về mục đích học tập, quan điểm và phương pháp học tập của La Sơn Phu Tử - Nguyễn Thiếp.
+ Suy nghĩ về mục đích và phương pháp học tập hiện nay của em.
- Luận điểm : + Tính đúng đắn về mục đích học tập, quan điểm và phương pháp học tập của La Sơn Phu Tử - Nguyễn Thiếp.
+ Suy nghĩ về mục đích và phương pháp học tập hiện nay
- Luận cứ : + Văn bản Bàn luận về phép học.
+ Thực tế việc học tập của bản thân
CÁC ĐỀ ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN 8 KÌ 2
Đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
I.Yêu cầu đề :
- Thể loại : Nghị luận giải thích và chứng minh.
- Những từ ngữ quan trọng : + Nêu suy nghĩ về vai trò của người lãnh đạo anh
minh đối với vận mệnh đất nước.
+ Cụ thể : Lí Công Uẩn (Chiếu dời đô), TQT (Hịch tướng sĩ).
- Luận điểm : Vai trò của người lãnh đạo anh minh đối với vận mệnh đất nước.
- Luận cứ : + Lí Công Uẩn qua Chiếu dời đô.
+ Trần Quốc Tuấn qua Hịch tướng sĩ.
II.Lập dàn ý.
1.Đặt vấn đề:
- Từ xưa đến nay, tổ quốc được hưng thịnh chính là nhờ có những người lãnh đạo, những vị tướng tài ba hết lòng vì nước. Lí Công Uẩn và TQT là những vị tướng anh minh, lỗi lạc chính nhờ họ mà vận mệnh đất nước thời kỳ ấy thay đổi vững bền.
2.Giải quyết vấn đề :
a. Lí Công Uẩn (Chiếu dời đô) : Ông là người lãnh đạo tài ba, có tầm nhìn xa trông rộng. Nắm được vận nước, có quyết định đúng đắn là dời đô về thành Đại La. Chiếu dời đô có sức thuyết phục : Việc dời đô của các vua đời trước là vì nghiệp lớn. Hai nhà Đinh-Lê không chịu dời đô làm triều đại ngắn ngủi. Thấy được thành Đại La là nơi có địa thế tốt, là trung tâm trời đất, thế đất quí hiếm. Dời đô là nguyện vọng chung.
b. Trần Quốc Tuấn (Hịch tướng sĩ) : Một vị tướng tài ba, với tấm lòng yêu nước, hết lòng vì nước, với ý chí quyết thắng giặc xâm lược, ông viết hịch nêu gương trung nghĩa, nêu tội ác của giặc và phân tích cái lợi , cái hại của việc nước còn và nước mất. Từ đó khích lệ lòng yêu nước ở tướng sĩ, dốc lòng đánh giặc và học tập cuốn Binh thư yếu lược do ông biên soạn. Hịch tướng sĩ là một án thiên cổ hùng văn với lí lẽ sắc bén, hấp dẫn đầy sức thuyết phục.
c. Sơ kết : Vai trò của Lí Công Uẩn và TQT , những người lãnh đạo anh minh, sáng suốt, tài ba đã đưa đất nước đi lên, đất nước vững mạnh có chủ quyền thoát khỏi những thế lực của phương bắc.
3.Kết luận :
Khẳng định lại vai trò của những người lãnh đạo anh minh, những vị tướng tài ba đã có ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước, xoay chuyển vận mệnh đất nước. Đất nước được độc lập tự chủ là nhờ công lao của họ. Chúng ta tự hào về họ. Ngày nay, chúng ta nhớ ơn và noi gương những vị anh hùng dân tộc bằng cách chăm lo học hành để mai sau tiếp bước theo gót cha ông, xây dựng đất nước mãi vững bền.
Đề 2: Qua văn bản Bàn luận về phép học (Luận pháp học), em hãy chứng minh tính đúng đắn về mục đích học tập, quan điểm và phương pháp học tập của La Sơn Phu Tử - Nguyễn Thiếp. Suy nghĩ về mục đích và phương pháp học tập hiện nay của em.
I.Yêu cầu :- Thể loại : Nghị luận chứng minh và giải thích.
- Những từ ngữ quan trọng :
+ Chứng minh tính đúng đắn về mục đích học tập, quan điểm và phương pháp học tập của La Sơn Phu Tử - Nguyễn Thiếp.
+ Suy nghĩ về mục đích và phương pháp học tập hiện nay của em.
- Luận điểm : + Tính đúng đắn về mục đích học tập, quan điểm và phương pháp học tập của La Sơn Phu Tử - Nguyễn Thiếp.
+ Suy nghĩ về mục đích và phương pháp học tập hiện nay
- Luận cứ : + Văn bản Bàn luận về phép học.
+ Thực tế việc học tập của bản thân