- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Đề cương ôn tập lịch sử 6 học kì 1 CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 30 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Bài 1. Lịch sử và cuộc sống
Câu 1: Trình bày khái niệm lịch sử và môn lịch sử.
- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. Lịch sử còn là một khoa học có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
- Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.
Câu 2.Vì sao phải học Lịch sử?
- Học lịch sử giúp chúng ta tìm hiểu về quá khứ, tìm về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ,… và rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.
- Học lịch sử còn để đúc kết những những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.
Bài 2. Dựa vào đâu để biết và phục dựng lịch sử?
Câu 1. Dựa vào đâu để biết và phục dựng lịch sử?
-Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật,... của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
-Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ…
-Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện dân gian được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.
-Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó.
Câu 2: Đọc đoạn trích dưới đây và viết lại những từ khóa thể hiện ý nghĩa của việc học lịch sử: “Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời”. (Nên học sử ta, Hồ Chí Minh)
Những từ khóa thể hiện ý nghĩa của việc học lịch sử:
+ Biết về tổ tiên, nguồn cội
+ Biết được lịch sử vẻ vang dân tộc
+ Biết giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc…
Câu 3: Em hãy cho biết ý nghĩa của hai câu thơ:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
- Là người Việt Nam, cần phải biết lịch sử của đất nước Việt Nam như vậy mới biết được nguồn gốc, cội nguồn của dân tộc. Biết được lịch sử, ta sẽ đúc kết được những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại. Phát huy được truyền thống quý báu và niềm tự hào dân tộc chính đáng của dân ta xây dựng cuộc sống trong tương lai.
Bài 3. Thời gian trong lịch sử
Câu 1.Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?
Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử cần sắp xếp tất cả theo đúng trình tự của nó.
-Việc tính thời gian là cần thiết, là nguyên tắc cơ bản trong việc học tập và tìm hiểu của môn lịch sử
Câu 2: Nêu cách tính thời gian trong lịch sử?
Lời giải
Đề cương sử 6 hk1
Bài 1. Lịch sử và cuộc sống
Câu 1: Trình bày khái niệm lịch sử và môn lịch sử.
- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. Lịch sử còn là một khoa học có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
- Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.
Câu 2.Vì sao phải học Lịch sử?
- Học lịch sử giúp chúng ta tìm hiểu về quá khứ, tìm về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ,… và rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.
- Học lịch sử còn để đúc kết những những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.
Bài 2. Dựa vào đâu để biết và phục dựng lịch sử?
Câu 1. Dựa vào đâu để biết và phục dựng lịch sử?
-Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật,... của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
-Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ…
-Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện dân gian được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.
-Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó.
Câu 2: Đọc đoạn trích dưới đây và viết lại những từ khóa thể hiện ý nghĩa của việc học lịch sử: “Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời”. (Nên học sử ta, Hồ Chí Minh)
Những từ khóa thể hiện ý nghĩa của việc học lịch sử:
+ Biết về tổ tiên, nguồn cội
+ Biết được lịch sử vẻ vang dân tộc
+ Biết giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc…
Câu 3: Em hãy cho biết ý nghĩa của hai câu thơ:
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
(Trích Lịch sử nước ta – Hồ Chí Minh)
- Là người Việt Nam, cần phải biết lịch sử của đất nước Việt Nam như vậy mới biết được nguồn gốc, cội nguồn của dân tộc. Biết được lịch sử, ta sẽ đúc kết được những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại. Phát huy được truyền thống quý báu và niềm tự hào dân tộc chính đáng của dân ta xây dựng cuộc sống trong tương lai.
Bài 3. Thời gian trong lịch sử
Câu 1.Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?
Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử cần sắp xếp tất cả theo đúng trình tự của nó.
-Việc tính thời gian là cần thiết, là nguyên tắc cơ bản trong việc học tập và tìm hiểu của môn lịch sử
Câu 2: Nêu cách tính thời gian trong lịch sử?
Lời giải