- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,028
- Điểm
- 113
tác giả
Đề cương ôn tập lịch sử 7 giữa kì 1 BỘ CÁNH DIỀU NĂM 2022 - 2023
Đề cương ôn tập lịch sử 7 giữa kì 1 BỘ CÁNH DIỀU NĂM 2022 - 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 5 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Ngày soạn: 08/10/2022
Ngày dạy:...../....../2022
I. MỤC TIÊU:
Củng cố kiến thức về:
- Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI.
- Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc.
- HS tích cực, chủ động trong các hoạt động học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên:
- Nội dung ôn tập.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh:
Ôn tập nội dung những bài đã học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, nêu những nội dung chủ yếu đã học từ tuần 1 đến tuần7
- HS nhớ lại kiến thức đã học, nêu những nội dung chủ yếu đã học từ tuần 1 đến tuần 7
- Đại diện HS báo cáo, HS khác nhận xét, bổ sung
- Từ phần trình bày của học sinh, GV nhận xét, bổ sung, giới thiệu nội dung ôn tập
2. Hoạt động 2: Nội dung ôn tập
- GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi và làm bài tập. Mỗi nhóm 1 phiếu học tập
- HS tiếp nhận yêu cầu, thảo luận nhóm, hoàn thành yêu cầu.
- Đại diện HS các nhóm trình bày, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV: nhận xét, bổ sung, tổng kết
Câu 1: Kể lại những sự kiện chủ yếu của quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.
Câu 2: Trình bày khái quát sự hình thành, phát triển của lãnh địa và thành thị Tây Âu thời trung đại.
Câu 3: Trình bày sự ra đời của Thiên chúa giáo và nêu hiểu biết của em về Chúa Giê-su.
Câu 1: Trình bày hành trình phát kiến địa lí của Cô-lôm-bô và Ma-gien-lăng và nêu ý nghĩa của 2 cuộc phát kiến địa lí đó. Phân tích những tác động của các cuộc phát kiến địa lí.
Câu 2: Nêu sự chuyển biến về kinh tế xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV và nêu hệ quả của nó.
Câu 1: Trình bày những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa phục hưng và nêu ý nghĩa, tác động của phong trào văn hóa phục hưng đối với xã hội Tây Âu.
Câu 2: Nêu nguyên nhân, nội dung và tác động của phong trào cải cách tôn giáo.
Câu 1: Nêu những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu thời trung đại và sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Câu 2: Trình bày tình hình kinh tế của Trung Quốc thời Đường và Minh, Thanh.
*DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Câu 1: Kể lại những sự kiện chủ yếu của quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.
- Thế kỉ V, đế quốc La Mã bị lật đổ, người Giéc-man lập nên các vương quốc mới của họ.
- Những việc làm của người Giéc-man sau khi lật đổ đế chế La Mã đã đưa tới sự hình thành của 2 giai cấp: lãnh chúa phong kiến và nông nô.
+ Lãnh chúa phong kiến bao gồm: các quý tộc quân sự và quý tộc tăng lữ.
+ Nô lệ và nông dân mất ruộng đất trở thành nông nô, phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến.
- Đến thế kỉ VIII, chế độ phong kiến ở Tây Âu cơ bản được xác lập.
Câu 2: Trình bày khái quát sự hình thành, phát triển của lãnh địa và thành thị Tây Âu thời trung đại.
* Sự hình thành và phát triển của lãnh địa Tây Âu thời Trung đại
- Đến thế kỉ VIII, các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu được hình thành.
- Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm:
+ Đất của lãnh chúa: có những dinh thự, lâu đài, nhà thờ,... có hào sâu, tường bao quanh, tạo thành những pháo đài kiên cố.
+ Đất khẩu phần ở xung quanh pháp đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế.
- Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc:
+ Mọi thứ cần dùng trong lãnh địa từ lương thực, thực phẩm cho đến quần áo, giày dép,... đều do nông nô sản xuất.
+ Người ta chỉ mua muối và sắt – hai thứ mà họ chưa tự làm ra được; ngoài ra không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
- Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập:
+ Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, tòa án, pháp luật riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng.
+ Một số lãnh chúa lớn còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa. Như vậy, nhà vua thực chất cũng chỉ là một lãnh chúa lớn.
⇒ Lãnh địa phong kiến là cơ sở tồn tại của thời kì phong kiến phân quyền ở các nước Tây Âu.
* Sự hình thành và phát triển của thành thị
- Thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.
+ Sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa.
+ Trong thủ công nghiệp, quá trình chuyên môn hóa diễn ra tương đối mạnh mẽ.
⇒ Một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa, họ đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hàng hóa. Từ đó, các thành thị ra đời.
- Bên cạnh đó, còn có các thành thị do lãnh chúa lập ra và các thành thị cổ được phục hồi.
- Sự ra đời của các thành thị đã đưa đến nhiều tác động tích cực đến đời sống kinh tế - chính trị - văn hóa của các nước Tây Âu thời phong kiến.
Câu 3: Trình bày sự ra đời của Thiên chúa giáo và nêu hiểu biết của em về Chúa Giê-su.
* Sự ra đời của Thiên Chúa giáo:
- Do chúa Giê-su sáng lập vào thế kỉ I tại Giu-đê (vùng Giê-su-sa-lem hiện nay)
- Sự hình thành Thiên chúa giáo là sự kế thừa giáo lý cơ bản và tín đồ của đạo Do Thái.
* Hiểu biết về chúa Giê-su:
- Chúa Giê-su là người sáng lập ra Thiên Chúa giáo.
- Năm Chúa Giê-su ra đời được quy ước là năm khởi đầu cho kỉ nguyên công lịch (dương lịch).
- Chúa Giê-su bắt đầu giảng đạo vào khoảng năm 30 tuổi.
Câu 1: Trình bày hành trình phát kiến địa lí của Cô-lôm-bô và Ma-gien-lăng và nêu ý nghĩa của 2 cuộc phát kiến địa lí đó.
Câu 2: Nêu sự chuyển biến về kinh tế xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV và nêu hệ quả của nó.
XEM THÊM:
Đề cương ôn tập lịch sử 7 giữa kì 1 BỘ CÁNH DIỀU NĂM 2022 - 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 5 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Ngày soạn: 08/10/2022
Ngày dạy:...../....../2022
Tiết 13 ÔN TẬP GIỮA KÌ I
I. MỤC TIÊU:
Củng cố kiến thức về:
- Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI.
- Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc.
- HS tích cực, chủ động trong các hoạt động học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên:
- Nội dung ôn tập.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh:
Ôn tập nội dung những bài đã học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, nêu những nội dung chủ yếu đã học từ tuần 1 đến tuần7
- HS nhớ lại kiến thức đã học, nêu những nội dung chủ yếu đã học từ tuần 1 đến tuần 7
- Đại diện HS báo cáo, HS khác nhận xét, bổ sung
- Từ phần trình bày của học sinh, GV nhận xét, bổ sung, giới thiệu nội dung ôn tập
2. Hoạt động 2: Nội dung ôn tập
- GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi và làm bài tập. Mỗi nhóm 1 phiếu học tập
- HS tiếp nhận yêu cầu, thảo luận nhóm, hoàn thành yêu cầu.
- Đại diện HS các nhóm trình bày, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV: nhận xét, bổ sung, tổng kết
NHÓM 1: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Kể lại những sự kiện chủ yếu của quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.
Câu 2: Trình bày khái quát sự hình thành, phát triển của lãnh địa và thành thị Tây Âu thời trung đại.
Câu 3: Trình bày sự ra đời của Thiên chúa giáo và nêu hiểu biết của em về Chúa Giê-su.
NHÓM 2: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2.
Câu 1: Trình bày hành trình phát kiến địa lí của Cô-lôm-bô và Ma-gien-lăng và nêu ý nghĩa của 2 cuộc phát kiến địa lí đó. Phân tích những tác động của các cuộc phát kiến địa lí.
Câu 2: Nêu sự chuyển biến về kinh tế xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XV và nêu hệ quả của nó.
NHÓM 3: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3.
Câu 1: Trình bày những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa phục hưng và nêu ý nghĩa, tác động của phong trào văn hóa phục hưng đối với xã hội Tây Âu.
Câu 2: Nêu nguyên nhân, nội dung và tác động của phong trào cải cách tôn giáo.
NHÓM 4: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4.
Câu 1: Nêu những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu thời trung đại và sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Câu 2: Trình bày tình hình kinh tế của Trung Quốc thời Đường và Minh, Thanh.
*DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NHÓM 1: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Kể lại những sự kiện chủ yếu của quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu.
- Thế kỉ V, đế quốc La Mã bị lật đổ, người Giéc-man lập nên các vương quốc mới của họ.
- Những việc làm của người Giéc-man sau khi lật đổ đế chế La Mã đã đưa tới sự hình thành của 2 giai cấp: lãnh chúa phong kiến và nông nô.
+ Lãnh chúa phong kiến bao gồm: các quý tộc quân sự và quý tộc tăng lữ.
+ Nô lệ và nông dân mất ruộng đất trở thành nông nô, phụ thuộc vào lãnh chúa phong kiến.
- Đến thế kỉ VIII, chế độ phong kiến ở Tây Âu cơ bản được xác lập.
Câu 2: Trình bày khái quát sự hình thành, phát triển của lãnh địa và thành thị Tây Âu thời trung đại.
* Sự hình thành và phát triển của lãnh địa Tây Âu thời Trung đại
- Đến thế kỉ VIII, các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu được hình thành.
- Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm:
+ Đất của lãnh chúa: có những dinh thự, lâu đài, nhà thờ,... có hào sâu, tường bao quanh, tạo thành những pháo đài kiên cố.
+ Đất khẩu phần ở xung quanh pháp đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế.
- Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc:
+ Mọi thứ cần dùng trong lãnh địa từ lương thực, thực phẩm cho đến quần áo, giày dép,... đều do nông nô sản xuất.
+ Người ta chỉ mua muối và sắt – hai thứ mà họ chưa tự làm ra được; ngoài ra không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
- Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập:
+ Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, tòa án, pháp luật riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng.
+ Một số lãnh chúa lớn còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa. Như vậy, nhà vua thực chất cũng chỉ là một lãnh chúa lớn.
⇒ Lãnh địa phong kiến là cơ sở tồn tại của thời kì phong kiến phân quyền ở các nước Tây Âu.
* Sự hình thành và phát triển của thành thị
- Thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.
+ Sản phẩm được bán ra thị trường một cách tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa.
+ Trong thủ công nghiệp, quá trình chuyên môn hóa diễn ra tương đối mạnh mẽ.
⇒ Một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa, họ đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hàng hóa. Từ đó, các thành thị ra đời.
- Bên cạnh đó, còn có các thành thị do lãnh chúa lập ra và các thành thị cổ được phục hồi.
- Sự ra đời của các thành thị đã đưa đến nhiều tác động tích cực đến đời sống kinh tế - chính trị - văn hóa của các nước Tây Âu thời phong kiến.
Câu 3: Trình bày sự ra đời của Thiên chúa giáo và nêu hiểu biết của em về Chúa Giê-su.
* Sự ra đời của Thiên Chúa giáo:
- Do chúa Giê-su sáng lập vào thế kỉ I tại Giu-đê (vùng Giê-su-sa-lem hiện nay)
- Sự hình thành Thiên chúa giáo là sự kế thừa giáo lý cơ bản và tín đồ của đạo Do Thái.
* Hiểu biết về chúa Giê-su:
- Chúa Giê-su là người sáng lập ra Thiên Chúa giáo.
- Năm Chúa Giê-su ra đời được quy ước là năm khởi đầu cho kỉ nguyên công lịch (dương lịch).
- Chúa Giê-su bắt đầu giảng đạo vào khoảng năm 30 tuổi.
NHÓM 2: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2.
Câu 1: Trình bày hành trình phát kiến địa lí của Cô-lôm-bô và Ma-gien-lăng và nêu ý nghĩa của 2 cuộc phát kiến địa lí đó.
C. Cô-lôm-bô | Ph. Ma-gien-lăng | |
Hành trình phát kiến | + Tháng 8/1492, trên C. Cô-lôm-bô bắt đầu hành trình của mình với ba con tàu. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên biển, ông và đoàn thủy thủ dũng cảm đã đến được một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay. Ông đinh ninh rằng mình đã tới được “Đông Ấn Độ”, nhưng thức ra đó là vùng đất mới – châu Mỹ. + Tiếp theo, vào các năm 1493, 1498 và 1502, C. Cô-lôm-bô còn tiến hành 3 cuộc thám hiểm đến châu Mỹ. | + Tháng 9/1519, Ph, Ma-gien-lăng cùng 270 thủy thủ thực hiện hành trình đi về phía tây để tìm đường sang châu Á. + Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực nam châu Mĩ, tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương. + Đến quần đảo Phi-líp-pin, trong một trận giao tranh với thổ dân, Ph. Ma-gien-lăng bị sát hại. Các thủy thủ trong đoàn tiếp tục lên đường trở về Tây Ban Nha vào tháng 6/1522. |
Ý nghĩa | nhờ cuộc phát kiến của C.Cô-lôm-bô mà thương nhân châu Âu biết đến châu Mỹ và bắt đầu thúc đẩy quá trình tiếp xúc văn hóa, trao đổi kinh tế giữa hai châu lục. | + Phát hiện ra eo biển cực Nam châu Mỹ (sau này được gọi là eo Ma-gien-lăng) và Thái Bình Dương. + Chứng minh trên thực tế Trái Đất hình cầu. |
Tác động | - Tác động tích cực: + Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, mở rộng thị trường; thúc đẩy giao lưu kinh tế - văn hóa Đông – Tây. + Góp phần khẳng định Trái Đất hình cầu. Đem lại những hiểu biết về các vùng đất mới, tuyến đường mới, dân tộc mới. + Đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến châu Âu, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. - Tác động tiêu cực: làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa… |
XEM THÊM:
- Đề kiểm tra giữa học kì 1 lịch sử 7, địa lý 7 NĂM 2022 - 2023 CÓ MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ
- BÀI GIẢNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ LỚP 7
- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 có hướng dẫn chấm
- Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn lịch sử lớp 7, địa lý 7 NĂM 2022 - 2023 CÓ ĐÁP ÁN, MA TRẬN TRƯỜNG THCS BẾ VĂN ĐÀN
- Đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 7 CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2022 - 2023 MỚI NHẤT
- ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 7 NH 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VIẾT XUÂN
- GIÁO ÁN ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ-ĐỊA LÍ LỚP 7
- ĐỀ CƯƠNG Ôn tập lịch sử giữa học kì 1 lớp 7 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC MỚI NHẤT
- Đề cương ôn tập lịch sử lớp 7 giữa kì 1 MỚI NHẤT HIỆN NAY
- Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn lịch sử lớp 7, địa lí 7 CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2022 - 2023 KÈM MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ
- GIÁO ÁN LỊCH SỬ LỚP 7 - CHƯƠNG 2: TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ THỜI TRUNG ĐẠI
- Đề cương Ôn tập lịch sử giữa học kì 1 lớp 7 MỚI NHẤT NĂM 2022 - 2023
- Giáo án lịch sử 7 cánh diều MỚI NHẤT LINK DRIVER
- Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo MỚI NHẤT LINK DRIVER
- Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức với cuộc sống MỚI NHẤT LINK DRIVER