Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7 CUỐI KÌ 1 được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 5 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
++ chi phí cho lương hưu và chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng gây sức ép đến y tế.
+ Giải pháp: thu hút lao động từ bên ngoài, khuyến khích sinh đẻ (thưởng tiền, nghỉ phép có lương cho các cha mẹ khi sinh con…), kéo dài độ tuổi lao động
4.1. Bảo vệ môi trường không khí và môi trường nước
+ Hạn chế tối đa việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như năng lượng gió, mặt trời, sóng biển, thủy triều.
- LÝ THUYẾT
- Năm 2020, số dân châu Âu khoảng 747 tr. người và đứng thứ 4 thế giới (sau châu Á, châu Phi, châu Mỹ).
- Cơ cấu dân số già: tỉ lệ người dưới 15t thấp và có xu hướng giảm; tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên cao và có xu hướng tăng.
++ chi phí cho lương hưu và chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng gây sức ép đến y tế.
+ Giải pháp: thu hút lao động từ bên ngoài, khuyến khích sinh đẻ (thưởng tiền, nghỉ phép có lương cho các cha mẹ khi sinh con…), kéo dài độ tuổi lao động
- Các quốc gia ở châu Âu mất cân bằng giới tính, tỉ lệ nữ nhiều hơn tỉ lệ nam.
- Dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao, ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất lao động ở châu Âu. VD số năm đi học trung bình là 11,8 năm – cao nhất thế giới (năm 2020).
- Lịch sử đô thị hóa lâu đời. Từ thế kỉ 19, đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa.
- Ở các vùng công nghiệp lâu đời, nhiều đô thị mở rộng và nối liền với nhau tạo thành dải đô thị, cụm đô thị xuyên biên giới.
- Đô thị hóa nông thôn phát triển nhanh, tạo nên các đô thị vệ tinh.
- Châu Âu có mức độ đô thị hóa cao (75% dân cư sống ở thành thị) và có sự khác nhau giữa các khu vực.
- Nhập cư là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến châu Âu là một châu lục đông dân từ thời cổ đại.
- Từ thế kỉ 20 đến đầu thế kỉ 21, số lượng người từ các châu lục, khu vực khác nhập cư vào châu Âu ngày càng nhiều. Năm 2019, châu Âu tiếp nhận khoảng 82 tr người di cư quốc tế.
- Di cư trong nội bộ ngày càng gia tăng và có ảnh hưởng đến dân số của các quốc gia.
4.1. Bảo vệ môi trường không khí và môi trường nước
| Môi trường không khí | Môi trường nước |
Nguyên nhân ô nhiễm | - Hoạt động sản xuất công nghiệp - Tiêu thụ năng lượng - Vận tải đường bộ | Do chất thải từ sản xuất và sinh hoạt |
Giải pháp | - Kiểm soát lượng khó thải trong khí quyển - Giảm khí thải CO2 bằng cách đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao (dầu mỏ, khí tự nhiên) - Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo để dần thay thế năng lượng hóa thạch. - Đối với thành phố: giảm lượng xe lưu thông trong thành phố, ưu tiên phương tiện giao thông công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên cho người đi xe đạp và đi bộ. | - Tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn rác thải, hóa chất độc hại tứ ản xuất nông nghiệp. - Xử lí rác thải, nước thải từ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. - Kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ kinh tế biển (vận tải, du lịch, đánh bắt hải sản,…) - Nâng cao ý thức người dân |
- Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học
- Đa dạng sinh học rất được các nước chú trọng bảo vệ, các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước được bảo tồn tương đối tốt.
- Các nước châu Âu đã ban hành nhiều chính sách bảo vệ và phát triển bền vững giảm thiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước và đất để bảo vệ sự đa dạng sinh học.
- Vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu
- Các hiện tượng thời tiết cực đoan: các đợt nắng nóng bất thường ở Bắc Âu, cháy rừng ở Nam Âu do nắng nóng, mưa lũ ở Tây và Trung Âu.
- Các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu
+ Hạn chế tối đa việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như năng lượng gió, mặt trời, sóng biển, thủy triều.