- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 6 HỌC KÌ 2 NĂM 2024 (PHẦN LỊCH SỬ) được soạn dưới dạng file word gồm 25 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Họ và tên HS:
Lớp
Câu 11. Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ (Nhà nước Văn Lang).
- Điều kiện ra đời: Sự phát triển công cụ bằng đồng và sắt. Nhu cầu chung sống, cùng làm thủy lợi và chống ngoại xâm.
- Thời gian: khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước Văn Lang ra đời, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ).
- Địa bàn chủ yếu: gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
* Bộ máy tổ chức Nhà nước Văn Lang:
=> Nhà nước Văn Lang ra đời đã mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
Câu 12. Sự ra đời nước Âu Lạc.
- Hoàn cảnh: Cuối thế kỉ III TCN, người Lạc Việt và Âu Việt đã đoàn kết chống quân Tần, cử Thục Phán lãnh đạo kháng chiến. Khoảng năm 208 TCN, Thục Phán lên ngôi vua, xưng là An Dương Vương lập ra nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội).
- Phạm vi lãnh thổ được mở rộng hơn thời Văn Lang.
- Tổ chức nhà nước: không có nhiều thay đổi so với Nhà nước Văn Lang nhưng quyền lực nhà vua lớn hơn. Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, đặc biệt có thành Cổ Loa.
Câu 13. Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.
a. Đời sống vật chất:
- Nông nghiệp: trồng lúa nước là chính, ngoài ra còn trồng hoa màu và trồng dâu…
- Luyện kim: Kĩ thuật đúc đồng phát triển cao (trống, thạp đồng) và bước đầu biết rèn sắt.
- Nơi Ở: nhà sàn làm bằng tre, nứa, lá...
- Đi lại: chủ yếu bằng thuyền.
- Nguồn lương thực: chính là gạo nếp, gạo tẻ, muối, mắm cá...
- Trang phục: nam đóng khố, cởi trần, đi chân đất; nữ mặc váy, yếm. Ngày thường để tóc ngang vai, búi tó hoặc tết tóc kiểu đuôi sam. Vào dịp lễ hội, họ đội thêm mũ lông chim, đeo trang sức.
b. Đời sống tinh thần:
- Tín ngưỡng: tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên như thần sông, thần Mặt Trời…
- Phong tục, tập quán: Có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy. Họ thích tổ chức các lễ hội gắn với nông nghiệp trồng lúa, ca hát, nhảy…
=> Thành tựu đời sống và tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc đã tạo nên nền văn minh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tạo dựng nền tảng cốt lõi của bản sắc văn học dân tộc.
* Em hãy kể một số những thành tựu thời kì Văn Lang – Âu Lạc còn được bảo tồn đến ngày nay.
- Trống đồng, thạp đồng; di tích thành Cổ Loa; thức ăn chính vẫn là lúa gạo, ở nhà sàn hay các phong tục tập quán như nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên...
Câu 14. Bảng so sánh Nhà nước Văn Lang với Nhà nước Âu Lạc
Câu 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
a. Về bộ máy cai trị:
Câu 16. Tại sao chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt?
- Khiến người Việt lãng quên nguồn gốc tổ tiên.
- Lãng quên bản sắc văn hóa dân tộc của mình mà học theo các phong tục – tập quán của người Hán, từ đó làm thui chột ý chí đấu tranh của người Việt.
Câu 17. Em hãy cho biết hậu quả chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta
Câu 18. Những chuyển biến kinh tế-xã hội trong thời kì Bắc thuộc.
a. Chuyển biến về kinh tế:
- Trồng lúa vẫn là nghề chính bên cạnh trồng cây ăn quả, hoa màu và chăn nuôi.
- Kĩ thuật đắp đê, làm thủy lợi phát triển tạo nên những vùng trồng lúa nước rộng lớn.
- Các nghề rèn sắt, đúc đồng, làm gốm, làm mộc…vẫn được duy trì với kĩ thuật sản xuất cao hơn. Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh…
- Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh.
b. Chuyển biến về xã hội:
- Xã hội có sự biến đổi: + Một số quan lại, địa chủ người Hán đã bị Việt hóa.
+ Một bộ phận nông dân bị biến thành nô tì.
+ Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành.
- Mâu thuẫn giữa nhân dân Âu Lạc với chính quyền phong kiến phương Bắc ngày càng sâu sắc. à Làm bùng nổ các cuộc đấu tranh giành độc lập trong suốt thời Bắc thuộc.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
ĐỀ CƯƠNG Ôn tập Môn LỊch SỬ- ĐỊA LÍ LỚP 6 HKII
(PHẦN LỊCH SỬ)
(PHẦN LỊCH SỬ)
Họ và tên HS:
Lớp
BÀI 14: NƯỚC VĂN LANG - ÂU LẠC
Câu 11. Nhà nước đầu tiên của người Việt cổ (Nhà nước Văn Lang).
- Điều kiện ra đời: Sự phát triển công cụ bằng đồng và sắt. Nhu cầu chung sống, cùng làm thủy lợi và chống ngoại xâm.
- Thời gian: khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước Văn Lang ra đời, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ).
- Địa bàn chủ yếu: gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
* Bộ máy tổ chức Nhà nước Văn Lang:
- Ở Trung ương, đứng đầu là Hùng Vương, giúp việc là Lạc hầu. - Ở địa phương: Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu, dưới bộ là Chiềng, chạ do Bồ chính đứng đầu. ->Nhận xét bộ máy nhà nước: Được hình thành tự Trung ướng tới địa phương nhưng còn sơ khai, đơn giản. |
Câu 12. Sự ra đời nước Âu Lạc.
- Hoàn cảnh: Cuối thế kỉ III TCN, người Lạc Việt và Âu Việt đã đoàn kết chống quân Tần, cử Thục Phán lãnh đạo kháng chiến. Khoảng năm 208 TCN, Thục Phán lên ngôi vua, xưng là An Dương Vương lập ra nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội).
- Phạm vi lãnh thổ được mở rộng hơn thời Văn Lang.
- Tổ chức nhà nước: không có nhiều thay đổi so với Nhà nước Văn Lang nhưng quyền lực nhà vua lớn hơn. Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, đặc biệt có thành Cổ Loa.
Câu 13. Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.
a. Đời sống vật chất:
- Nông nghiệp: trồng lúa nước là chính, ngoài ra còn trồng hoa màu và trồng dâu…
- Luyện kim: Kĩ thuật đúc đồng phát triển cao (trống, thạp đồng) và bước đầu biết rèn sắt.
- Nơi Ở: nhà sàn làm bằng tre, nứa, lá...
- Đi lại: chủ yếu bằng thuyền.
- Nguồn lương thực: chính là gạo nếp, gạo tẻ, muối, mắm cá...
- Trang phục: nam đóng khố, cởi trần, đi chân đất; nữ mặc váy, yếm. Ngày thường để tóc ngang vai, búi tó hoặc tết tóc kiểu đuôi sam. Vào dịp lễ hội, họ đội thêm mũ lông chim, đeo trang sức.
b. Đời sống tinh thần:
- Tín ngưỡng: tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên như thần sông, thần Mặt Trời…
- Phong tục, tập quán: Có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy. Họ thích tổ chức các lễ hội gắn với nông nghiệp trồng lúa, ca hát, nhảy…
=> Thành tựu đời sống và tinh thần của cư dân Văn Lang- Âu Lạc đã tạo nên nền văn minh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tạo dựng nền tảng cốt lõi của bản sắc văn học dân tộc.
* Em hãy kể một số những thành tựu thời kì Văn Lang – Âu Lạc còn được bảo tồn đến ngày nay.
- Trống đồng, thạp đồng; di tích thành Cổ Loa; thức ăn chính vẫn là lúa gạo, ở nhà sàn hay các phong tục tập quán như nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên...
Câu 14. Bảng so sánh Nhà nước Văn Lang với Nhà nước Âu Lạc
Nội dung | Văn Lang | Âu Lạc |
Thời gian thành lập | - Thời gian: khoảng thế kỉ VII TCN. - Kinh đô: Phong Châu (Phú Thọ) | - Thơi gian: Khoảng 208 TCN tới 179 TCN. - Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). |
Tổ chức bộ máy nhà nước | - Ở Trung ương, đứng đầu là Hùng Vương, giúp việc là Lạc hầu. - Ở địa phương: Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu, dưới bộ là Chiềng, chạ do Bồ chính đứng đầu. | - Vua có quyền lực cao hơn trong việc trị nước. Lãnh thổ mở rộng hơn. - Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc. |
BÀI 15: CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC VÀ SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA XÃ HỘI ÂU LẠC
Câu 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
Làng, xã. (Hào trưởng– người Việt) |
Huyện. (Huyện lệnh– người Hán) |
Châu (Thứ sử – người Hán) |
Quận (Thái thú – người Hán) |
- Sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại đều sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, chia thành các đơn vị hành chính như châu - quận, dưới châu - quận là huyện. Chính quyền từ cấp huyện trở lên đều do người Hán nắm giữ. - Xây đắp các thành lũy lớn và bố trí lực lượng đồn trú bảo vệ chính quyền. - Áp dụng luật pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta. => Cai trị khắt khe và hà khắc. b. Về kinh tế: - Chiếm ruộng đất của nhân dân Âu Lạc, lập thành ấp, trại và bắt dân ta cày cấy. - Áp đặt chính sách tô thuế nặng nề,. - Nắm độc quyền về sắt và muối bắt nhân ta cống nạp nhiều loại vải vóc, hương liệu, sản vât quý… => Chính sách vơ vét, bóc lột tàn bạo. c. Về văn hóa- xã hội: - Thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt như: + Đưa người Hán sang ở cùng với người Việt, + Bắt nhân dân ta phải theo phong tục, luật pháp của người Hán. + Tìm mọi cách xóa bỏ những tập quán lâu đời của người Việt. => Chính sách thâm độc nhất. |
- Khiến người Việt lãng quên nguồn gốc tổ tiên.
- Lãng quên bản sắc văn hóa dân tộc của mình mà học theo các phong tục – tập quán của người Hán, từ đó làm thui chột ý chí đấu tranh của người Việt.
Câu 17. Em hãy cho biết hậu quả chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta
Lĩnh vực | Thông tin phản ánh | Hậu quả |
Đất đai | Chiếm ruộng đất, lập thành ấp, trại để bắt dân ta cày cấy. | Người Việt mất ruộng, lệ thuộc vào chính quyền đô hộ. |
Thuế khoá | Thực thi chính sách tô thuế nặng nề như tô, dung, điệu, lưỡng thuế. | Nhân dân bị bóc lột nặng nề, đời sống cùng cực. |
Cống phẩm | Bắt cống nạp nhiều vải vóc, hương liệu và sản vật quý để đưa vế Trung Quốc. | Nhân dân phải khổ cực lao động để nộp cống vật, tài nguyên bị vơ vét cạn kiệt. |
Thủ công nghiệp | Nắm độc quyền về sắt và muối. | Nhân dân thiếu muối, sắt để sinh hoạt và đúc vũ khí. |
Câu 18. Những chuyển biến kinh tế-xã hội trong thời kì Bắc thuộc.
a. Chuyển biến về kinh tế:
- Trồng lúa vẫn là nghề chính bên cạnh trồng cây ăn quả, hoa màu và chăn nuôi.
- Kĩ thuật đắp đê, làm thủy lợi phát triển tạo nên những vùng trồng lúa nước rộng lớn.
- Các nghề rèn sắt, đúc đồng, làm gốm, làm mộc…vẫn được duy trì với kĩ thuật sản xuất cao hơn. Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh…
- Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh.
b. Chuyển biến về xã hội:
- Xã hội có sự biến đổi: + Một số quan lại, địa chủ người Hán đã bị Việt hóa.
+ Một bộ phận nông dân bị biến thành nô tì.
+ Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành.
- Mâu thuẫn giữa nhân dân Âu Lạc với chính quyền phong kiến phương Bắc ngày càng sâu sắc. à Làm bùng nổ các cuộc đấu tranh giành độc lập trong suốt thời Bắc thuộc.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!