- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,028
- Điểm
- 113
tác giả
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 HK2 RẤT HAY MỚI NHẤT
I/VĂN BẢN
II/TIẾNG VIỆT
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HỌC KỲ II
I/VĂN BẢN
TT | Văn bản | Tác giả | Thể loại | Ý nghĩa |
1 | Đức tính giản dị của Bác Hồ | Phạm Văn Đồng | Nghị luận chứng minh | - Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh. - Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh. |
2 | Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | Hồ chí Minh | Nghị luận chứng minh | Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. |
3 | Ý nghĩa văn chương | Hoài Thanh | Nghị luận văn chương | Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương. |
4 | Sống chết mặc bay | Phạm Duy Tốn | Truyện ngắn hiện đại. | -Giá trị hiện thực: Phản ánh sự mâu thuẫn giữa cuộc sống của nhân dân và cuộc sống của bọn cầm quyền thời Pháp thuộc. -Giá trị nhân đạo: thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than, cơ cực của dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của quan phụ mẫu. |
TT | Loại | Khái niệm | Phân loại/Ý nghĩa/Sử dụng |
1 | Rút gọn câu | Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu (CN,VN hoặc cả CN,VN), tạo thành câu rút gọn. Mục đích: - Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin nhanh hơn, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước; - Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ CN) VD: a. Uống nước nhớ nguồn (rút gọn chủ ngữ) b. - Bao giờ cậu đi Hà Nội - Ngày mai. (rút gọn cả chủ ngữ, vị ngữ) | + Khi rút gọn câu tránh làm cho người đọc, người nghe hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói. + Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã. |
2 | Câu đặc biệt | Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ. | + Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn. VD: Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. + Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. VD: Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. +Bộc lộ cảm xúc. VD: Than ôi ! Hỡi ơi! Trời ơi! … + Gọi đáp. VD: Mẹ ơi! Hải ơi! ... |
3 | Thêm trạng ngữ cho câu | - Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. - Về hình thức: + Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu. + Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩp khi viết. | - Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ chính xác - Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho bài văn, đoạn văn được mạch lạc. |
4 | Chuyển câu chủ động thành câu bị động | * Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động) * Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động) | Cách 1: đối tượng của hoạt động + ( bị ,được ) + chủ thể + động từ (Cụm) VD: Tôi đẩy chiếc thuyền ra xa àChiếc thuyền (bị, được) tôi đẩy ra xa . Cách 2: đối tượng của hoạt động + (biến chủ thể làm thành phần không bắt buộc ) + động từ (Cụm) VD: Tôi đẩy chiếc thuyền ra xa àChiếc thuyền (bị, được) đẩy ra xa. |