- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
Đề cương ôn tập tin học lớp 6 học kì 1, học kì 2 FULL NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 70 trang. Các bạn xem và tải đề cương ôn tập tin học lớp 6 học kì 1, đề cương ôn tập tin học lớp 6 học kì 2... về ở dưới.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức đã học, giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học từ đầu năm đến nay.
2.Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
Thực hiện tiết ôn tập này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để để trả lời câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ về các kiến thức đã học từ đầu năm học đến nay qua các bài đã học.
2.2. Năng lực Tin học
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
Năng lực A (NLa): Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
Năng lực C (NLc): Hệ thống lại kiến thức từ đầu năm học đến nay
Năng lực D (NLd):
–Sử dụng máy tính:
+ Thông tin, thu nhận thông tin, xử lý thông tin, biểu diễn thông tin trong máy tính.
+ Các thành phần mạng máy tính
3.Về phẩm chất:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:
- Nhân ái:Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức đã học, giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học từ đầu năm đến nay.
2.Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
Thực hiện tiết ôn tập này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để để trả lời câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ về các kiến thức đã học từ đầu năm học đến nay qua các bài đã học.
2.2. Năng lực Tin học
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
Năng lực A (NLa): Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
Năng lực C (NLc): Hệ thống lại kiến thức từ đầu năm học đến nay
Năng lực D (NLd):
–Sử dụng máy tính:
+ Thông tin, thu nhận thông tin, xử lý thông tin, biểu diễn thông tin trong máy tính.
+ Các thành phần mạng máy tính
3.Về phẩm chất:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:
- Nhân ái:Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU : a. Mục tiêu hoạt động : - Biết phân biệt được thông tin và dữ liệu, cho ví dụ minh họa. b. Nội dung : Câu 1: Thông tin là gì? Vật mang thông tin là gì ? Cho ví dụ minh họa? Câu 2: Xử lý thông tin là gì? Bộ phận nào tiếp nhận và xử lý thông tin? c. Sản phẩm: phân biệt được thông tin và dữ liệu, cho ví dụ minh họa. d. Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét | |
Hoạt động của GV VÀ HS | Tiến trình nội dung |
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Hoạt động nhóm thảo luận tống nhất kết quả trên phiếu học tập. Câu 1: Thông tin là gì? Vật mang thông tin là gì ? Cho ví dụ minh họa? Câu 2: Xử lý thông tin là gì? Bộ phận nào tiếp nhận và xử lý thông tin? - Thực hiện nhiệm vụ học tập: + Các nhóm thảo luận bài tập và câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. - Báo cáo kết quả thảo luận: + HS báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình thông qua phiếu học tập. - Nhận xét, đánh giá, kết luận: + Sau khi thực hiện xong bài tập Giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ học tập và kết quả học sinh đã báo cáo. Từ đó hướng hướng học sinh nghiên cứu, tìm hiểu nội dung cho hoạt động hình thành kiến thức mới. | Câu hỏi: Câu 1: Thông tin là gì? Vật mang thông tin là gì ? Cho ví dụ minh họa? Câu 2: Xử lý thông tin là gì? Bộ phận nào tiếp nhận và xử lý thông tin? |
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (60 phút) Hoạt động : ÔN TẬP LÝ THUYẾT a. Mục tiêu hoạt động: Hệ thống lại kiến thức từ đầu năm học đến nay b. Nội dung: ÔN TẬP LÝ THUYẾT c. Sản phẩm: kiến thức từ đầu năm học đến nay d.Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét | |
Hoạt động của GV VÀ HS | Tiến trình nội dung |
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập : Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: Câu 1: Lưu trữ thông tin là gì? Dữ liệu là gì? Trao đổi thông tin là gì? Cho ví dụ minh họa? Câu 2: Hãy nêu những hạn chế của máy tính hiện nay và khả năng của máy tính trong tương lai? Câu 3: Bit là gì? Kí hiệu của bit? Trong máy tính, mỗi kí tự được biểu diễn như thế nào? Câu 4: Số hóa văn bản, hình ảnh, âm thanh, số hóa dữ liệu là gì? Có những cách biểu diễn thông tin nào trong máy tính? Câu 5: Dữ liệu trong máy tính là gì? Nêu các bước xử lý thông tin trong máy tính? Câu 6: Byte là gì? Dung lượng lưu trữ là gì? Em hãy nêu các bội số của byte ? Câu 7: Mạng máy tính là gì? Mạng LAN là gì? Mạng máy tính giúp người sử dụng làm gì? Cho ví dụ minh họa? Câu 8: Hãy nêu đặc điểm và lợi ích Internet trong xã hội hiện nay? Câu 9: Các máy tính, thiết bị có chức năng như thế nào? Phần mềm máy tính dùng để làm gì? Câu 10: Mạng có dây là gì? Mạng không dây là gì? Mạng không dây hoạt động trong phạm vi nhỏ được gọi là gì? Thiết bị này có tên là gì? - Thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các các nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn. HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm. Báo cáo kết quả thảo luận: GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động. GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV. HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác. - Nhận xét, đánh giá, kết luận chốt kiến thức: GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm. | ÔN TẬP LÝ THUYẾT: Câu 1: + Lưu trữ thông tin là hoạt động đưa thông tin vào vật mang tin. + Dữ liệu là tên gọi chung của thông tin được chứa trong vật mang tin. Có ba dạng dữ liệuạng chữ và số, dạng hình ảnh và dạng âm thanh. +Trao đổi thông tin là gửi thông tin đến bên người nhận và nhận thông tin từ bên người gửi. + Ví dụ 1: * Dòng chữ trong vở : Dữ liệu * Đọc dòng chữ đó: Thông tin - Ví dụ 2: Nam gửi mẫu giấy cho Minh với lới nhắn: “Chiều nay bọn tớ đi đá bóng. Cậu nhớ đi nhé!” Câu 2: - Hạn chế: + Không phân biệt được mùi vị. + Chưa thể hoạt động tư duy như con người. - Khả năng máy tính trong tương lai: + Tính toán nhanh với độ chính xác cao, lưu trữ lớn, làm việc không biết mệt mỏi. + Tự động hóa các công việc văn phòng, hỗ trợ công tác quản lý, điều khiển tự động và rô bốt, công cụ học tập và giải trí, liên lạc tra cứu và mua bán trực tuyến qua mạng Internet Câu 3: - Bit là đơn vị nhỏ nhất để biểu diễn và lưu trữ thông tin. Bit chỉ có thể nhận được một trong hai trạng thái, kí hiệu 0 và 1. - Trong máy tính, mỗi kí tự được biểu diễn bằng một dãy bit tương ứng xác định, mỗi văn bản được biểu diễn bằng một dãy bit. Câu 4: - Số hóa văn bản là việc chuyển văn bản thành dãy bit - Số hóa hình ảnh là việc chuyển hình ảnh thành dãy bit - Số hóa âm thanh là việc chuyển âm thanh thành dãy bit - Số hóa dữ liệu là chuyển dữ liệu thành dãy bit, tức là dãy các kí hiệu “0” và “1” liên tiếp để máy tính có thể xử lý - Cách biểu diễn thông tin trong máy tính:Biểu diễn bằng văn bản, hình ảnh và âm thanh Câu 5: - Mọi dữ liệu trong máy tính là dãy bit. Với máy tính, thông tin và dữ liệu là một số, đều chỉ là các dãy bit. - Các bước xử lý thông tin trong máy tính gồm ba bước: + B1: Xử lý đầu vào + B2: Xử lý dữ liệu + B3: Xử lý đầu ra Câu 6: - Byte là một dãy 8 bit liền nhau + Dung lượng lưu trữ: Khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ + Bảng các bội số của byte: Câu 7: - Mạng máy tính là một nhóm các máy tính và thiết bị được kết nối để truyền dữ liệu cho nhau Mạng LAN (Local Area Network – mạng cục bộ): Kết nối các máy tính trong phạm vi nhỏ như nhà riêng, cơ quan, trường học, tòa nhà. - Mạng máy tính giúp người sử dụng chia sẻ tài nguyên bao gồm thông tin và các thiết bị với nhau. - Ví dụ: * Đưa thông tin sách, báo của thư viện lên trang web của trường học. * Máy tính và máy in được kết nối với nhau thành mạng. * Camera kết nối qua mạng giúp ta có thêm “đôi mắt” để bảo vệ tài sản., điều khiển giao thông, …. Câu 8: - Đặc điểm: + Phủ khắp thế giới với hàng tỉ người dùng + Được tạo thành từ các mạng nhỏ hơn kết nối lại. + Không thuộc quyền sở hữu của cá nhân hay tổ chức nào - Lợi ích: cung cấp nhiều tiện ích như trang web, thư điện tử, mạng xã hội, … Câu 9: - Các máy tính và thiết bị có khả năng gửi và nhận thông tin qua mạng . - Những phần mềm giúp con người giao tiếp và truyền thông tin qua mạng. + Cáp xoắn, cáp quang, Switch, Modem + Các thiết bị mạng có chức năng kết nối và truyền thông tin qua mạng. Câu 10: - Mạng có dây là sử dụng các dây cáp để truyền dữ liệu - Là loại mạng máy tính sử dụng sóng điện từ để truyền thông tin. Mạng không dây phù hợp hơn mạng có dây trong một số trường hợp - Trong mạng không dây, Access Point là thiết bị trung gian giúp các máy tính trao đổi thông tin với nhau |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!