- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Đề cương ôn tập văn 6 học kì 2 NĂM 2022 MỚI NHẤT
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô, các em Đề cương ôn tập văn 6 học kì 2 NĂM 2022 MỚI NHẤT. Đây là bộ Đề cương ôn tập văn 6 học kì 2, đề cương ôn tập văn 6 học kì 2 violet.......đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì 2......
De cương on tập Ngữ văn 6 học kì 2 năm 2021
đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì 1 2020-2021
đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì 1 2021-2022
De cương ôn tập Ngữ văn 6 giữa học kì 1
De cương on tập Ngữ văn 6 giữa học kì 2
Giáo an On tập Ngữ văn 6 học kì 2
đề thi văn lớp 6 học kì 2 năm 2022 - có đáp án
Tổng hợp kiến thức Ngữ văn 6 học kì 2
đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì 2 năm 2021-2022
đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì 1 2021-2022
đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì 1 2020-2021
De cương ôn tập Ngữ văn 6 giữa học kì 1
Giáo an On tập Ngữ văn 6 học kì 2
De cương on tập Ngữ văn 6 giữa học kì 2
đề thi văn lớp 6 học kì 2 năm 2022 - có đáp án
Nội dung on tập Ngữ văn 6
Ngày soạn:
Ngày giảng:
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
- Trình bày, hệ thống lại các nội dung cơ bản đã học trong học kì II, gồm các kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.
- Đặc điểm hình thức và nội dung của truyện đồng thoại, truyện ngắn hiện đại; thơ có yếu tố tự sự, miêu tả; văn bản nghị luận xã hội và văn bản thông tin thuật lại sự kiện theo trình tự nguyên nhân – kết quả.
- Vận dụng kiến thức tiếng Việt về mở rộng chủ ngữ bằng cụm từ, hoán dụ, văn bản … để đọc hiểu, nói và nghe
- Kĩ năng, yêu cầu nói và nghe trong kể lại một trải nghiệm, miêu tả cảnh sinh hoạt, trình bày ý kiến về một vấn đề; trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của sự kiện lịch sử.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học để giải quyết các dạng câu hỏi, bài tập thường gặp.
- Góp phần phát triển các năng lực chung: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo.
2. Về phẩm chất
- Chăm chỉ, trách nhiệm, tự giác, tích cực trong học tập và làm việc nhóm.
- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và lòng nhân ái, trân trọng con người, trân trọng cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, máy tính, bảng tương tác, máy chiếu vật thể hoặc điện thoại thông minh có ứng dụng phản chiếu màn hình.
- SGK, SGV, SBT Ngữ văn 6, tập 2; sách tham khảo đọc hiểu mở rộng văn bản Ngữ văn 6; phiếu giao nhiệm vụ và sản phẩm làm việc của các nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Hoạt động 1. Hệ thống kiến thức, kĩ năng
a. Mục tiêu: HS hệ thống được các nội dung kiến thức, kĩ năng (văn học và ngôn ngữ) đã được hình thành trong học kì II.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, trình bày sản phẩm đã được giao (ở nhà) để ôn lại các nội dung kiến thức đã học.
c, Sản phẩm: Bảng thống kê, sơ đồ tư duy, ppt trình chiếu kết quả làm việc nhóm của HS theo hướng dẫn của GV.
d, Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS sắp xếp lớp học và di chuyển về vị trí làm việc nhóm.
- HS thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của GV:
+ Lần lượt các nhóm lên trình bày kết quả, sản phẩm làm việc nhóm theo phân công và tự điều hành tiếp nhận, phản hồi ý kiến của các thành viên trong lớp.
+ HS lắng nghe, ghi chép ý kiến nhận xét và phản hồi cho từng nhóm.
- GV tham gia định hướng (nếu cần), yêu cầu các nhóm chỉnh sửa sản phẩm, tập hợp thành tài liệu ôn tập cho cả lớp.
*Dự kiến sản phẩm:
- Nhóm 1,2,3,4,5: Lập bảng thống kê tên, thể loại, nội dung chính và cách đọc hiểu các văn bản đã học theo bài.
- Nhóm 6: Vẽ sơ đồ tư duy các đơn vị kiến thức tiếng Việt trong HKII
- Nhóm 7: Yêu cầu viết kết nối với nội dung đọc hiểu
- Nhóm 8: Yêu cầu đối với người nói và người nghe
* Hoạt động 2. Định hướng đánh giá
a. Mục tiêu: HS xác định được ma trận, cấu trúc đề kiểm tra cuối học kì II.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu ma trận, cấu trúc đề kiểm tra và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học để giải quyết các dạng câu hỏi, bài tập.
c. Sản phẩm: Ma trận đề kiểm tra và phương pháp làm các dạng câu hỏi, bài tập trong đề kiểm tra học kì I.
MA TRẬN ĐỀ THEO GIỚI HẠN ÔN TẬP PHÒNG GD GỬI
d. Tổ chức thực hiện:
- GV trình chiếu ma trận, hướng dẫn HS xác định phạm vi kiến thức, cấu trúc đề, các dạng câu hỏi, bài tập dự kiến kiểm tra dựa trên ma trận.
- HS căn cứ nội dung kiến thức, kĩ năng đã được học và hướng dẫn của GV:
+ Xác định được phạm vi kiến thức,
+ Cấu trúc đề
+ Cách thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập.
- GV gọi một số HS trình bày ý kiến, HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, định hướng, nhấn mạnh những yêu cầu, kĩ năng quan trọng và gửi ma trận đính kèm tài liệu ôn tập tổng hợp của lớp.
* Hoạt động 3. Tự đánh giá
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong HKII để thực hiện các bài tập đọc hiểu và viết.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS trả lời nhanh các câu hỏi từ 1 đến 10 trong phần đọc hiểu (Tự đánh giá cuối HKII, SGK/114 - 117) và làm đề kiểm tra minh họa của GV xây dựng.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
* Đề minh họa:
Phần I. Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Phần I. Đọc hiểu văn bản
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
Cập nhật 11: 10 Thứ 5, 18-07-2019
(ANTV) – “Đây là bước đi nhỏ bé của một người, nhưng là bước tiến vĩ đại của nhân loại” - là câu nói bất hủ của nhà du hành vũ trụ người Mỹ Niêu Am-xtrong khi phi hành đoàn A-pô-lô 11 đổ bộ lên Mặt Trăng.
Nhà du hành vũ trụ Mỹ đặt chân lên Mặt trăng. (Ảnh: Reuters)
Ngày 16/7/2019, tròn 50 năm A-pô-lô 11 được phóng lên bởi tên lửa đẩy Saturn, là sứ mệnh đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng. Sứ mệnh đánh dấu thành tựu vĩ đại khi loài người đặt những bước đi đầu tiên trên vệ tinh của Trái Đất.
50 năm trước, ngày 16/7/1969, A-pô-lô 11 được phóng lên bằng tên lửa đẩy Sa-tơn V từ Trung tâm vũ trụ Ken-ne-dy tại đảo Me-rít (bang Phlo-ri-da), mang theo ba nhà du hành vũ trụ đầu tiên đặt chân lên hành tinh xa xôi là Niêu Arm-xtrong, Bớt O-đrin cùng Mai-cô Co-lin-xơ, đánh dấu một cột mốc vĩ đại trong lịch sử khám phá vũ trụ của nhân loại. […]
Chuyến bay lịch sử này đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân Mỹ và cộng đồng thế giới. Sau khi được phóng qua tầng khí quyển của Trái Đất, tàu A-pô-lô 11 tách ra và tiếp tục chặng đường kéo dài 3 ngày trên hành trình hướng tới Mặt Trăng. Khi đã đi vào quỹ đạo của hành tinh, các phi hành gia điều khiển môđun tiếp cận và hạ cánh tại khu vực Biển tĩnh lặng trên Mặt Trăng vào ngày 20/7. Ngày 21/7, phi hành gia Niêu Arm-xtrong đã mở cửa mô-đun, bước ra ngoài và đặt bước chân đầu tiên lên bề mặt Mặt Trăng. Ông và Bớt O-đrin đã dành hai tiếng rưỡi khám phá, chụp hình và thu thập mẫu vật trên bề mặt “chị Hằng” để đem về Trái đất nghiên cứu. Sự kiện vĩ đại này đã được tường thuật trực tiếp và phát sóng trên toàn cầu. Khoảng 600 triệu người trên khắp thế giới theo dõi trực tiếp cuộc đổ bộ của tàu A-pô-lô 11 lên Mặt trăng qua truyền hình. [...]
Tổng cộng, có 400.000 người làm việc cho chương trình A-pô-lô. Con số này bao gồm tất cả mọi người từ phi hành gia đến chuyên viên điều khiển bay, đối tác đến đơn vị cung cấp thực phẩm, kĩ sư, nhà khoa học, y tá, bác sĩ, nhà toán học và lập trình viên. Tuy nhiên, trong số đó, chỉ có 24 người bay vào quỹ đạo Mặt Trăng và 12 người thực sự đặt chân xuống bề mặt Mặt Trăng. […]
Sau A-pô-lô 11, Mỹ còn thực hiện thêm 5 sứ mệnh đưa con người lên Mặt Trăng khác. Tuy nhiên kể từ sứ mệnh Apollo 17 của NASA vào tháng 12/1972, con người chưa tiếp tục đặt chân lên hành tinh này.
Ban đầu, toàn bộ chương trình A-pô-lô xuất phát từ những tính toán chiến lược mang tính chính trị của giới chức Oa-sing-tơn. Tuy nhiên sau đó, cuộc đổ bộ xuống Mặt Trăng năm 1969, đã mang lại nhiều kết quả quan trọng cho nền khoa học của toàn nhân loại, mở đầu cho những cuộc chinh phục sau này.
Thông qua việc quan sát trực tiếp bề mặt Mặt Trăng và thu thập được hàng trăm kg mẫu vật từ hành tinh này, các nhà khoa học Trái đất bắt đầu hiểu được thêm về lịch sử hình thành và quá trình vận động của Mặt Trăng, thu được những tri thức hoàn toàn chưa được biết đến trước đó. Sự thành công của dự án A-pô-lô cũng tạo ra cơ hội cho Mỹ và Liên Xô hợp tác với nhau trong chuyến bay quốc tế đầu tiên vào vũ trụ, dẫn đến Dự án Thử nghiệm A-pô-lô Soi-ớt được tiến hành vào tháng 7-1975. Năm 1993, Nga cùng Mỹ và các đối tác châu Âu đã ký hiệp định hợp tác trong các nhiệm vụ chinh phục vũ trụ cũng như việc xây dựng Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) vào năm 1998.
Không chỉ dừng ở việc chạm tới Mặt Trăng, năm 2018, tại hội nghị khoa học không gian tổ chức tại Ri-ga, Lát-vi-a, các nhà khoa học đến từ nhiều nước trên thế giới đã cùng bàn luận về chương trình xây dựng “Làng Mặt Trăng” do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) xúc tiến. Tại đây, các nhà thám hiểm sẽ sinh sống trên bề mặt Mặt Trăng, đồng thời chia thành nhiều đơn vị thực hiện các nhiệm vụ như nghiên cứu khoa học vũ trụ, thiên văn học, nghiên cứu sự sống của con người ngoài không gian, sử dụng tài nguyên trên Mặt trăng, thậm chí phát triển kinh tế, thương mại. Các ý tưởng đối với Mặt Trăng cho thấy đã có những bước tiến trong nghiên cứu khoa học cũng như tham vọng của con người trong việc khám phá vũ trụ.
Câu 1. Văn bản trên cung cấp thông tin về sự kiện gì? Sự kiện ấy được thuật lại theo trình tự nào?
Câu 2. Cho biết tác dụng của phần sa pô trong văn bản.
Câu 3. Sự kiện nào đánh dấu cột mốc vĩ đại trong lịch sử khám phá vũ trụ của nhân loại? Theo em, sự kiện đó có ý nghĩa như thế nào?
Câu 4. Xác định và cho biết tác dụng của thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: “Không chỉ dừng ở việc chạm tới Mặt Trăng, năm 2018, tại hội nghị khoa học không gian tổ chức tại Ri-ga, Lát-vi-a, các nhà khoa học đến từ nhiều nước trên thế giới đã cùng bàn luận về chương trình xây dựng “Làng Mặt Trăng” do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) xúc tiến.”
Câu 5. Em có ấn tượng, cảm xúc gì với sự kiện được nói đến trong văn bản (trả lời bằng đoạn văn khoảng 5 - 7 dòng).
Phần II. Tạo lập văn bản
Câu 5. Viết bài văn miêu tả một cảnh sinh hoạt mà em đã có dịp tham gia hoặc chứng kiến.
HƯỚNG DẪN CHẤM
XEM THÊM
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô, các em Đề cương ôn tập văn 6 học kì 2 NĂM 2022 MỚI NHẤT. Đây là bộ Đề cương ôn tập văn 6 học kì 2, đề cương ôn tập văn 6 học kì 2 violet.......đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì 2......
Tìm kiếm có liên quan
De cương on tập Ngữ văn 6 học kì 2 năm 2021
đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì 1 2020-2021
đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì 1 2021-2022
De cương ôn tập Ngữ văn 6 giữa học kì 1
De cương on tập Ngữ văn 6 giữa học kì 2
Giáo an On tập Ngữ văn 6 học kì 2
đề thi văn lớp 6 học kì 2 năm 2022 - có đáp án
Tổng hợp kiến thức Ngữ văn 6 học kì 2
đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì 2 năm 2021-2022
đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì 1 2021-2022
đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì 1 2020-2021
De cương ôn tập Ngữ văn 6 giữa học kì 1
Giáo an On tập Ngữ văn 6 học kì 2
De cương on tập Ngữ văn 6 giữa học kì 2
đề thi văn lớp 6 học kì 2 năm 2022 - có đáp án
Nội dung on tập Ngữ văn 6
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 135, 136, 137:
ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ
(Cuối học kì II)
ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ
(Cuối học kì II)
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
- Trình bày, hệ thống lại các nội dung cơ bản đã học trong học kì II, gồm các kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.
- Đặc điểm hình thức và nội dung của truyện đồng thoại, truyện ngắn hiện đại; thơ có yếu tố tự sự, miêu tả; văn bản nghị luận xã hội và văn bản thông tin thuật lại sự kiện theo trình tự nguyên nhân – kết quả.
- Vận dụng kiến thức tiếng Việt về mở rộng chủ ngữ bằng cụm từ, hoán dụ, văn bản … để đọc hiểu, nói và nghe
- Kĩ năng, yêu cầu nói và nghe trong kể lại một trải nghiệm, miêu tả cảnh sinh hoạt, trình bày ý kiến về một vấn đề; trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của sự kiện lịch sử.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học để giải quyết các dạng câu hỏi, bài tập thường gặp.
- Góp phần phát triển các năng lực chung: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo.
2. Về phẩm chất
- Chăm chỉ, trách nhiệm, tự giác, tích cực trong học tập và làm việc nhóm.
- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và lòng nhân ái, trân trọng con người, trân trọng cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, máy tính, bảng tương tác, máy chiếu vật thể hoặc điện thoại thông minh có ứng dụng phản chiếu màn hình.
- SGK, SGV, SBT Ngữ văn 6, tập 2; sách tham khảo đọc hiểu mở rộng văn bản Ngữ văn 6; phiếu giao nhiệm vụ và sản phẩm làm việc của các nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Hoạt động 1. Hệ thống kiến thức, kĩ năng
a. Mục tiêu: HS hệ thống được các nội dung kiến thức, kĩ năng (văn học và ngôn ngữ) đã được hình thành trong học kì II.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, trình bày sản phẩm đã được giao (ở nhà) để ôn lại các nội dung kiến thức đã học.
Nhóm | Nhiệm vụ |
Nhóm 1 | Thống kê tên, thể loại, nội dung chính và cách đọc hiểu các văn bản trong bài 6 |
Nhóm 2 | Thống kê tên, thể loại, nội dung chính và cách đọc hiểu các văn bản trong bài 7 |
Nhóm 3 | Thống kê tên, thể loại, nội dung chính và cách đọc hiểu các văn bản trong bài 8 |
Nhóm 4 | Thống kê tên, thể loại, nội dung chính và cách đọc hiểu các văn bản trong bài 9 |
Nhóm 5 | Thống kê tên, thể loại, nội dung chính và cách đọc hiểu các văn bản trong bài 10 |
Nhóm 6 | Vẽ SĐTD tổng hợp các nội dung tiếng Việt được học trong HKII |
Nhóm 7 | Thống kê tên các kiểu văn bản được học viết trong HKII và chỉ ra mối quan hệ giữa các nội dung đọc hiểu và viết của từng bài. |
Nhóm 8 | Nêu các yêu cầu rèn luyện kĩ năng nói và nghe trong HKII. Các yêu cầu này có mối quan hệ với yêu cầu đọc và viết như thế nào? |
d, Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS sắp xếp lớp học và di chuyển về vị trí làm việc nhóm.
- HS thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của GV:
+ Lần lượt các nhóm lên trình bày kết quả, sản phẩm làm việc nhóm theo phân công và tự điều hành tiếp nhận, phản hồi ý kiến của các thành viên trong lớp.
+ HS lắng nghe, ghi chép ý kiến nhận xét và phản hồi cho từng nhóm.
- GV tham gia định hướng (nếu cần), yêu cầu các nhóm chỉnh sửa sản phẩm, tập hợp thành tài liệu ôn tập cho cả lớp.
*Dự kiến sản phẩm:
- Nhóm 1,2,3,4,5: Lập bảng thống kê tên, thể loại, nội dung chính và cách đọc hiểu các văn bản đã học theo bài.
Bài | Văn bản | Thể loại | Nội dung chính | Cách đọc |
Bài 6 | Bài học đường đời đầu tiên | Truyện đồng thoại | Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn, vì hành động ngông cuồng, xốc nổi của mình đã gây ra cái chết đau đớn cho Dế Choắt và rút ra bài học đường đời đầu tiên. | - Đầu tiên, cần xác định được các sự việc chính được kể. - Sau đó chỉ ra những nhân vật là loài vật đã được miêu tả, trong đó xác định nhân vật chính. - Tiếp theo, đi sâu tìm hiểu hình dáng, điệu bộ, cử chỉ, ngôn ngữ, tính cách... của các nhân vật trong truyện. - Phát hiện bài học mà truyện muốn gửi thông điệp, liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em. |
Ông lão đánh cá và con cá vàng | Truyện của Pu-skin | Truyện kể về ông lão đánh cá nhân hậu, hiền lành, lương thiện và bà vợ tham lam, độc ác, vô ơn, bạc nghĩa. | - Nhận biết được các sự kiện chính và diễn biến nội dung của câu chuyện được kể. - Xác định các nhân vật trong truyện và tìm hiểu đặc điểm tính cách của nhân vật chính. - Chỉ ra được các chi tiết kì ảo và tác dụng của chúng trong truyện. - Suy nghĩ về ý nghĩa của truyện, những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong đó. - Kết nối với hiểu biết, trải nghiệm của bản thân để vận dụng vào việc đọc hiểu chuyện và rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết. | |
Cô bé bán diêm | Truyện của An-đéc-xen | Truyện kể về cô bé bán diêm có hoàn cảnh nghèo khổ, đáng thương đã bị chết rét trong đêm giao thừa và sự vô tâm, vô cảm của con người trong cuộc sống. | - Đọc văn bản, xác định thể loại, đề tài, diễn biến câu chuyện qua các sự kiện chính. - Đánh dấu, ghi chép lại những chi tiết tiêu biểu, lí giả ý nghĩa của các chi tiết hiện thực đan xen mộng ảo. - Hiểu được tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho nhân vật và ý nghĩa, thông điệp của câu chuyện. - Kết nối văn bản với bản thân và thực tế cuộc sống, xã hội. | |
Bài 7 | Đêm nay Bác không ngủ | Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả | Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác Hồ đối với bộ đội, nhân dân và tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. | - Đọc kỹ văn bản thơ và xác định câu chuyện được kể trong bài thơ. - Nhận biết những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và chỉ ra tác dụng của những yếu tố ấy. - Chỉ ra một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ. - Suy nghĩ về ý nghĩa của bài thơ và những nhận thức, tình cảm của em sau khi học. |
Lượm | Hình ảnh hồn nhiên, dũng cảm của chú bé liên lạc và tình cảm sâu nặng của nhà thơ với chú bé. | |||
Gấu con chân vòng kiềng | Gấu con xấu hổ, tự ti vì bị các bạn chê cười đôi chân vòng kiềng của mình, sau khi nghe mẹ giải thích, chú đã vui vẻ, tự tin, hãnh diện về đôi chân của gia đình. | |||
Bài 8 | Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? | Nghị luận xã hội | Qua các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng, tác giả đã thuyết phục người đọc về ý nghĩa của động vật với cuộc sống con người và những nguy cơ, kêu gọi chúng ta bảo vệ, cứu lấy các loài động vật trên thế giới. | - Đọc kĩ văn bản và xác định được vấn đề được nêu lên bàn luận trong bài. - Nhận biết những yếu tố cơ bản của bài nghị luận: Hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. - Chỉ ra một số nét đặc sắc về hình thức của bài nghị luận và nêu tác dụng của các yếu tố đó. - Suy nghĩ về ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản và những nhận thức tình cảm của em sau khi học. |
Khan hiếm nước ngọt | Văn bản là hồi chuông báo động về thực trạng khan hiếm nước ngọt trên toàn cầu. Đồng thời, văn bản đã thức tỉnh cho mỗi chúng ta bài học nhận thức về việc sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngọt. | |||
Tại sao nên có vật nuôi trong nhà? | Văn bản thuyết phục rằng: trẻ nên có vật nuôi trong nhà, nó sẽ trở thành “người bạn” tốt nhất, giúp trẻ học được nhiều kĩ năng sống cũng như cải thiện đời sống tinh thần. Đồng thời thể hiện tình yêu, sự thấu hiểu trẻ em và lòng yêu quý, trân trọng đối với vật nuôi trong nhà. | |||
Bài 9 | Bức tranh của em gái tôi | Nghị luận văn học | Qua câu chuyện của người anh và cô em gái đề cao tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của con người và ca ngợi sức mạnh cảm hóa của lòng nhân hậu | - Biết văn bản kể về chuyện gì, trình tự diễn biến các sự việc và mối quan hệ của các sự việc ấy. - Nhận biết được lời người kể chuyện, lời nhân vật, ngôi kể và tác dụng của ngôi kể. - Phân tích, nhận xét tính cách nhân vật qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, tâm lí, hành động và lời nói. - Xác định được chủ đề của chuyện, chỉ ra được sự liên quan của chủ đề với cuộc sống hiện nay và bản thân. |
Điều không tính trước | Qua câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi tình bạn hồn nhiên trong sáng và sự đoàn kết, chia sẻ, thân thiện và bao dung trong cách cư xử. Đồng thời phê phán những hiểu lầm và cách cư xử nóng nảy, hiếu thắng có thể dẫn đến mất đoàn kết bạn bè | |||
Chích bông ơi! | Câu chuyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, nhân hậu, yêu thiên nhiên và các loài động vật. Gửi gắm thông điệp ý nghĩa, giàu tính nhân văn: Hãy biết yêu thương, nâng niu và bảo vệ loài vật; đừng vô tình trở thành những kẻ nhẫn tâm, thô bạo. | |||
Bài 10 | Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng | Văn bản thông tin | Cung cấp thông tin về nguyên nhân ra đời và quá trình lan tỏa bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. | - Chỉ ra sự kiện được thuật lại trong văn bản và mục đích của người viết văn bản đó. - Hiểu được nguyên nhân, diễn biến và kết quả của sự kiện. - Nhận biết và phân tích được đặc điểm, tác dụng của các yếu tố: nhan đề, sa pô, đề mục, hình ảnh,… trong văn bản. - Hiểu được sự liên quan của sự kiện đối với cuộc sống, cộng đồng và bản thân. |
Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng? | Văn bản đưa ra kết quả, niềm tự hào về thành tích của bóng đá Việt Nam và những nguyên nhân của chiến thắng đó. | |||
Những phát minh „tình cờ và bất ngờ“ | Sự ra đời thú vị của những phát minh tình cờ và bất ngờ trên thế giới. |
- Nhóm 6: Vẽ sơ đồ tư duy các đơn vị kiến thức tiếng Việt trong HKII
- Nhóm 7: Yêu cầu viết kết nối với nội dung đọc hiểu
Bài | Nội dung viết | Nội dung đọc hiểu |
6 | Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ | Truyện đồng thoại, truyện của Pu-skin và An-đéc-xen |
7 | Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả | Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả |
8 | Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống | Văn bản nghị luận xã hội |
9 | Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt | Truyện ngắn hiện đại |
10 | Tóm tắt văn bản thông tin và viết biên bản | Văn bản thông tin |
Nhận xét: Yêu cầu phần viết được kế thừa từ nội dung đọc hiểu. |
- Nhóm 8: Yêu cầu đối với người nói và người nghe
Nội dung nói và nghe | Yêu cầu đối với người nói | Yêu cầu đối với người nghe |
- Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ - Trình bày ý kiến về một vấn đề - Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống - Thảo luận nhóm về một vấn đề | - Chuẩn bị nội dung bài nói, các phương tiện hỗ trợ chu đáo, khoa học.
- Đánh giá được bài nói dựa trên các tiêu chí đánh giá; nhận xét được ưu điểm, hạn chế, đề xuất được giải pháp, rút kinh nghiệm cho bản thân. |
|
a. Mục tiêu: HS xác định được ma trận, cấu trúc đề kiểm tra cuối học kì II.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu ma trận, cấu trúc đề kiểm tra và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã được học để giải quyết các dạng câu hỏi, bài tập.
c. Sản phẩm: Ma trận đề kiểm tra và phương pháp làm các dạng câu hỏi, bài tập trong đề kiểm tra học kì I.
MA TRẬN ĐỀ THEO GIỚI HẠN ÔN TẬP PHÒNG GD GỬI
d. Tổ chức thực hiện:
- GV trình chiếu ma trận, hướng dẫn HS xác định phạm vi kiến thức, cấu trúc đề, các dạng câu hỏi, bài tập dự kiến kiểm tra dựa trên ma trận.
- HS căn cứ nội dung kiến thức, kĩ năng đã được học và hướng dẫn của GV:
+ Xác định được phạm vi kiến thức,
+ Cấu trúc đề
+ Cách thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập.
- GV gọi một số HS trình bày ý kiến, HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, định hướng, nhấn mạnh những yêu cầu, kĩ năng quan trọng và gửi ma trận đính kèm tài liệu ôn tập tổng hợp của lớp.
* Hoạt động 3. Tự đánh giá
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong HKII để thực hiện các bài tập đọc hiểu và viết.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS trả lời nhanh các câu hỏi từ 1 đến 10 trong phần đọc hiểu (Tự đánh giá cuối HKII, SGK/114 - 117) và làm đề kiểm tra minh họa của GV xây dựng.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến | |||||||||
* HĐ1: Thực hành phần đọc hiểu trong SGK - GV yêu cầu HS đọc kĩ 2 văn bản, chiếu lần lượt các câu hỏi 1 – 10 trong SGK. - HS đọc thật kĩ văn bản, trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn của GV. - GV gọi HS giơ tay trả lời lần lượt các câu hỏi. - GV nhận xét, tổng hợp. | * Đáp án phần trắc nghiệm:
* Câu 10: HS Nêu tóm tắt hai lí do được xác định ở câu 9: - Các loài vật là sản phẩm tuyệt vời của tự nhiên, tiến hóa hàng triệu năm, có thể cạn kiệt. - Bảo tồn các loài động vật hoang dã, quý hiếm còn để duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái. | |||||||||
* HĐ2: Thực hành làm đề kiểm tra minh họa - GV phát đề cho HS, yêu cầu HS thực hiện câu 1 ở lớp, câu 2 giao làm ở nhà. - HS nhận đề, làm vào vở câu 1 trong 30 phút. - GV gọi HS trả lời lần lượt các ý, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt đáp án, nhấn mạnh cách làm bài (đúng, đủ). * Dặn dò HS làm tiếp câu 2 ở nhà, ôn tập chuẩn bị kiểm tra. | * Đề kiểm tra minh họa |
Phần I. Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Phần I. Đọc hiểu văn bản
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
50 NĂM CHINH PHỤC MẶT TRĂNG:
NHỮNG BƯỚC TIẾN VĨ ĐẠI CỦA NHÂN LOẠI
NHỮNG BƯỚC TIẾN VĨ ĐẠI CỦA NHÂN LOẠI
Cập nhật 11: 10 Thứ 5, 18-07-2019
(ANTV) – “Đây là bước đi nhỏ bé của một người, nhưng là bước tiến vĩ đại của nhân loại” - là câu nói bất hủ của nhà du hành vũ trụ người Mỹ Niêu Am-xtrong khi phi hành đoàn A-pô-lô 11 đổ bộ lên Mặt Trăng.
Nhà du hành vũ trụ Mỹ đặt chân lên Mặt trăng. (Ảnh: Reuters)
Ngày 16/7/2019, tròn 50 năm A-pô-lô 11 được phóng lên bởi tên lửa đẩy Saturn, là sứ mệnh đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng. Sứ mệnh đánh dấu thành tựu vĩ đại khi loài người đặt những bước đi đầu tiên trên vệ tinh của Trái Đất.
50 năm trước, ngày 16/7/1969, A-pô-lô 11 được phóng lên bằng tên lửa đẩy Sa-tơn V từ Trung tâm vũ trụ Ken-ne-dy tại đảo Me-rít (bang Phlo-ri-da), mang theo ba nhà du hành vũ trụ đầu tiên đặt chân lên hành tinh xa xôi là Niêu Arm-xtrong, Bớt O-đrin cùng Mai-cô Co-lin-xơ, đánh dấu một cột mốc vĩ đại trong lịch sử khám phá vũ trụ của nhân loại. […]
Chuyến bay lịch sử này đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân Mỹ và cộng đồng thế giới. Sau khi được phóng qua tầng khí quyển của Trái Đất, tàu A-pô-lô 11 tách ra và tiếp tục chặng đường kéo dài 3 ngày trên hành trình hướng tới Mặt Trăng. Khi đã đi vào quỹ đạo của hành tinh, các phi hành gia điều khiển môđun tiếp cận và hạ cánh tại khu vực Biển tĩnh lặng trên Mặt Trăng vào ngày 20/7. Ngày 21/7, phi hành gia Niêu Arm-xtrong đã mở cửa mô-đun, bước ra ngoài và đặt bước chân đầu tiên lên bề mặt Mặt Trăng. Ông và Bớt O-đrin đã dành hai tiếng rưỡi khám phá, chụp hình và thu thập mẫu vật trên bề mặt “chị Hằng” để đem về Trái đất nghiên cứu. Sự kiện vĩ đại này đã được tường thuật trực tiếp và phát sóng trên toàn cầu. Khoảng 600 triệu người trên khắp thế giới theo dõi trực tiếp cuộc đổ bộ của tàu A-pô-lô 11 lên Mặt trăng qua truyền hình. [...]
Tổng cộng, có 400.000 người làm việc cho chương trình A-pô-lô. Con số này bao gồm tất cả mọi người từ phi hành gia đến chuyên viên điều khiển bay, đối tác đến đơn vị cung cấp thực phẩm, kĩ sư, nhà khoa học, y tá, bác sĩ, nhà toán học và lập trình viên. Tuy nhiên, trong số đó, chỉ có 24 người bay vào quỹ đạo Mặt Trăng và 12 người thực sự đặt chân xuống bề mặt Mặt Trăng. […]
Sau A-pô-lô 11, Mỹ còn thực hiện thêm 5 sứ mệnh đưa con người lên Mặt Trăng khác. Tuy nhiên kể từ sứ mệnh Apollo 17 của NASA vào tháng 12/1972, con người chưa tiếp tục đặt chân lên hành tinh này.
Ban đầu, toàn bộ chương trình A-pô-lô xuất phát từ những tính toán chiến lược mang tính chính trị của giới chức Oa-sing-tơn. Tuy nhiên sau đó, cuộc đổ bộ xuống Mặt Trăng năm 1969, đã mang lại nhiều kết quả quan trọng cho nền khoa học của toàn nhân loại, mở đầu cho những cuộc chinh phục sau này.
Thông qua việc quan sát trực tiếp bề mặt Mặt Trăng và thu thập được hàng trăm kg mẫu vật từ hành tinh này, các nhà khoa học Trái đất bắt đầu hiểu được thêm về lịch sử hình thành và quá trình vận động của Mặt Trăng, thu được những tri thức hoàn toàn chưa được biết đến trước đó. Sự thành công của dự án A-pô-lô cũng tạo ra cơ hội cho Mỹ và Liên Xô hợp tác với nhau trong chuyến bay quốc tế đầu tiên vào vũ trụ, dẫn đến Dự án Thử nghiệm A-pô-lô Soi-ớt được tiến hành vào tháng 7-1975. Năm 1993, Nga cùng Mỹ và các đối tác châu Âu đã ký hiệp định hợp tác trong các nhiệm vụ chinh phục vũ trụ cũng như việc xây dựng Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) vào năm 1998.
Không chỉ dừng ở việc chạm tới Mặt Trăng, năm 2018, tại hội nghị khoa học không gian tổ chức tại Ri-ga, Lát-vi-a, các nhà khoa học đến từ nhiều nước trên thế giới đã cùng bàn luận về chương trình xây dựng “Làng Mặt Trăng” do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) xúc tiến. Tại đây, các nhà thám hiểm sẽ sinh sống trên bề mặt Mặt Trăng, đồng thời chia thành nhiều đơn vị thực hiện các nhiệm vụ như nghiên cứu khoa học vũ trụ, thiên văn học, nghiên cứu sự sống của con người ngoài không gian, sử dụng tài nguyên trên Mặt trăng, thậm chí phát triển kinh tế, thương mại. Các ý tưởng đối với Mặt Trăng cho thấy đã có những bước tiến trong nghiên cứu khoa học cũng như tham vọng của con người trong việc khám phá vũ trụ.
(Theo antv.gov.vn)
Câu 1. Văn bản trên cung cấp thông tin về sự kiện gì? Sự kiện ấy được thuật lại theo trình tự nào?
Câu 2. Cho biết tác dụng của phần sa pô trong văn bản.
Câu 3. Sự kiện nào đánh dấu cột mốc vĩ đại trong lịch sử khám phá vũ trụ của nhân loại? Theo em, sự kiện đó có ý nghĩa như thế nào?
Câu 4. Xác định và cho biết tác dụng của thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: “Không chỉ dừng ở việc chạm tới Mặt Trăng, năm 2018, tại hội nghị khoa học không gian tổ chức tại Ri-ga, Lát-vi-a, các nhà khoa học đến từ nhiều nước trên thế giới đã cùng bàn luận về chương trình xây dựng “Làng Mặt Trăng” do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) xúc tiến.”
Câu 5. Em có ấn tượng, cảm xúc gì với sự kiện được nói đến trong văn bản (trả lời bằng đoạn văn khoảng 5 - 7 dòng).
Phần II. Tạo lập văn bản
Câu 5. Viết bài văn miêu tả một cảnh sinh hoạt mà em đã có dịp tham gia hoặc chứng kiến.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu | Nội dung đáp án | Thang điểm cụ thể |
1 | HS trả lời được: - Văn bản cung cấp thông tin về sự kiện: 50 năm chinh phục mặt trăng – những bước tiến vĩ đại của nhân loại. - Sự kiện trong văn bản được thuật lại theo trình tự nguyên nhân – kết quả. | - 0,5 điểm: trả lời đầy đủ, chính xác 2 ý như đáp án. - 0,25 điểm: trả lời được 1 ý so với đáp án. - 0 điểm: không trả lời hoặc trả lời sai. |
2 | - Phần sa pô trích dẫn câu nói bất hủ của nhà du hành vũ trụ Am-xtrong đã tăng tính chân thực, tạo sự hứng thú khám phá cho người đọc. | - 1,0 điểm: trả lời đầy đủ, chính xác như đáp án. - 0,5 điểm: trả lời được ½ nội dung đáp án. - 0 điểm: không trả lời hoặc trả lời sai. |
3 | - HS xác định được sự kiện ngày 16/7/1969, A-pô-lô 11 được phóng lên Mặt Trăng là sự kiện đánh dấu cột mốc vĩ đại trong lịch sử khám phá vũ trụ của nhân loại. - HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần hướng đến những nội dung cơ bản sau: + Là sứ mệnh đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng, đánh dấu thành tựu vĩ đại khi loài người đặt những bước đi đầu tiên trên vệ tinh của Trái Đất. + Mang lại nhiều kết quả quan trọng cho nền khoa học của toàn nhân loại, mở đầu cho những cuộc chinh phục sau này. + Thể hiện sự nỗ lực, khát khao chinh phục vũ trụ của nhân loại. | - 1,5 điểm: trả lời đảm bảo đủ 2 ý như đáp án. - 1,0 điểm: HS xác định đúng sự kiện và nêu được 1 phần ý nghĩa của sự kiện. - 0,5 điểm: chỉ nêu được sự kiện hoặc trả lời được một phần nhỏ nội dung của đáp án. - 0 điểm: không trả lời hoặc trả lời sai. |
4 | HS cần trả lời được: - Thành phần trạng ngữ: Không chỉ dừng ở việc chạm tới Mặt Trăng, năm 2018, tại hội nghị khoa học không gian tổ chức tại Ri-ga, Lát-vi-a - Tác dụng: + Chỉ thời gian, địa điểm của sự kiện được nói đến trong câu. + Liên kết câu văn với câu trước đó. | - 1,0 điểm: nêu đúng 2 ý như đáp án. - 0,5 điểm: nêu được một ý so với đáp án. - 0 điểm: không trả lời hoặc trả lời sai. |
5 | HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau song cần tập trung nêu ấn tượng, cảm xúc về sự kiện được nói đến trong văn bản đảm bảo các tiêu chí sau: - Hình thức: đảm bảo quy cách đoạn văn, dung lượng khoảng 5 – 7 dòng. - Nội dung: + Nêu rõ tên sự kiện thấy ấn tượng. + Bộc lộ được suy nghĩ, cảm xúc, ấn tượng của bản thân về sự kiện đó. - Đảm bảo chính tả, ngữ pháp. | - 1,0 điểm: đảm bảo được các tiêu chí của đáp án - 0,5 điểm: chỉ đảm bảo được ½ tiêu chí của đáp án - 0,25 điểm: chỉ đảm bảo đúng một phần nhỏ nội dung đáp án - 0 điểm: không trả lời hoặc trả lời sai |
6 | 1. Đảm bảo cấu trúc của bài văn miêu tả: có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài | 0,25 điểm |
b. Xác định đúng đối tượng miêu tả: cảnh sinh hoạt. | 0,25 điểm | |
c. Triển khai nội dung: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng có thể triển khai theo các nội dung theo trình tự như sau: - Mở bài: Giới thiệu được cảnh sinh hoạt, thời gian và địa điểm diễn ra cảnh sinh hoạt. - Thân bài: + Tả lại cảnh sinh hoạt theo một trật tự hợp lý (từ xa đến gần, từ bao quát đến cụ thể…). + Thể hiện được hoạt động của con người trong không gian, thời gian cụ thể. + Gợi tả được quang cảnh, không khí chung, những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật của bức tranh sinh hoạt. + Sử dụng phù hợp các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, hoạt động… - Kết bài: Nêu được suy nghĩ, cảm nhận của người viết về cảnh được miêu tả. | - Từ 3,5 - 4,0 điểm: bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung như đáp án. - Từ 2,5 - 3,25 điểm: bài làm đáp ứng đa số các nội dung như đáp án. - Từ 1,5 - 2,25 điểm: bài làm đáp ứng được ½ nội dung yêu cầu của đáp án - Từ 0,5 - 1,25 điểm: bài làm đáp ứng được một phần nhỏ của so với nội dung yêu cầu - Dưới 0,5: bài làm có chỉ thể hiện được một ý bất kì trong đáp án - 0 điểm: không làm bài hoặc làm sai hoàn toàn. | |
d. Sáng tạo: HS có cách miêu tả độc đáo, linh hoạt; diễn đạt tốt, gây ấn tượng cho người đọc. | 0,25 điểm | |
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt | 0,25 điểm |
- Đề thi hsg ngữ văn 6 theo cấu trúc mới
- Trắc nghiệm ngữ văn 6 có đáp án
- Đề thi môn ngữ văn lớp 6 học kì ii
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 HK2 RẤT HAY MỚI NHẤT
- CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN LỚP 6
- GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MÔN NGỮ VĂN 6
- Phân Tích 34 Bài Văn Trong Chương Trình Ngữ Văn 6 PDF
- GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ NGỮ VĂN LỚP 6 FULL
- đề cương ôn tập môn ngữ văn lớp 6 hk2
- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN 6
- Giáo án môn ngữ văn 6 chân trời sáng tạo
- Đề thi cuối hk1 môn văn lớp 6
- Câu Trắc Nghiệm Ôn Thi Ngữ Văn 6
- Hướng dẫn học sinh tự học môn ngữ văn 6
- Giáo án ngữ văn lớp 6 học kì 1
- Giáo án môn ngữ văn lớp 6 học kì 2
- Đề thi ngữ văn lớp 6 giữa học kì 2 Bộ Kết nối tri thức
- Bộ đề ôn thi học sinh giỏi lớp 6
- ĐỀ ÔN THI HSG VĂN 6 BỘ CÁNH DIỀU
- Đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì ii
- Đề kiểm tra ngữ văn 6 giữa học kì 2 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
- ÔN TẬP TỔNG HỢP NGỮ VĂN 6 HỌC KÌ 2
- Đề thi giữa kì 1 văn lớp 6
- Đề thi hk2 môn văn lớp 6 có đáp án
- Đề thi văn lớp 6 học kì 2 năm 2021 có đáp án
- Đề thi hk2 môn văn 6
- Đề cương ôn tập ngữ văn 6 hk2
- Đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì ii
- Đề thi văn lớp 6 học kì 2 năm 2022
- Đề thi học kì 2 văn 6 mới nhất
- GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ NGỮ VĂN LỚP 6
- Đề cương ôn tập ngữ văn 6 học kì 2 năm 2021