Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,330
Điểm
113
tác giả
Đề cương ôn thi hki môn hóa lớp 8 TUYỂN TẬP giải đề cương hóa lớp 8 hk1, đề cương hóa lớp 8 học kì 2 RẤT HAY

Đề cương hóa lớp 8 cả năm



Chương I – CHẤT – NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ

Vấn đề 1: Chất

Bài 1:
Trong các từ sau, từ nào chỉ chất ?

Tế bào, nhôm, mái nhà, đường saccarôzơ, đèn cầy (nến), khí mêtan, muối ăn, rượu êtylíc (cồn), kẽm clorua, cây xanh, sắt, canxi cácbônát, cái ly, cái bàn, đá đôlômít.

Bài 2: Hãy kể 20 đồ vật (vật thể) khác nhau được làm từ 1 chất và một đồ vật được làm từ 5 chất khác nhau.

Bài 3: Một số vật xung quanh ta sau đây, đâu là vật thể tự nhiên ? vật thể nhân tạo: tivi, con mèo, cây hoa, cặp sách, ô tô, bãi cát, quả núi, cái giường, bầu khí quyển, tủ lạnh.

Bài 4: Phân biệt đâu là vật thể, đâu là chất trong các câu sau:

a) Cơ thể người có 63 – 68% về khối lượng là nước.

b) Than chì là chất dùng làm lõi bút chì.

c) Dây điện làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo.

d) Gạo chứa nhiều tinh bột nhất (khoảng 80%), chứa khoảng 70%, khoai và các loại củ khác chứa ít tinh bột hơn.

e) Những viên đá quý: hồng ngọc, saphia được tạo nên từ những tinh thể nhôm ôxít có lẫn dấu vết của những ôxít kim loại khác.

f) Đường glucôzơ có nhiều nhất trong các quả chín, đặc biệt trong quả nho chín.

g) Bóng đèn điện gồm vỏ làm bằng thủy tinh, dây tóc làm bằng kim loại vonfram.

h) Từ sắt, nhôm, cao su, chất dẻo… chế tạo ra tàu hỏa, ô tô, máy bay.

Bài 5: Căn cứ vào tính chất nào mà:

a) Đồng nhôm được dùng làm ruột dây điện; còn chất dẻo, cao su được dùng làm vỏ dây ?

b) Bạc dùng để tráng gương ?

c) Cồn được dùng để đốt ?

d) Muối dùng làm gia vị trong quá trình chế biến thức ăn ?

Bài 6: Vì sao nói không khí và nước chanh là những hỗn hợp ? Có thể thay đổi độ chua của nước chanh được hay không ? Thay đổi bằng cách nào ?

Bài 7:

a) Có 3 lọ riêng biệt đựng các chất sau: nước muối, giấm ăn, nước đường. Làm thế nào để phân biệt từng lọ ?

b) Có bốn lọ, mỗi lọ đựng một chất lỏng sau: giấm ăn, nước đường, nước muối, rượu. Làm thế nào để nhận biết được chất lỏng đựng trong mỗi lọ ?

Bài 8: Có 4 lọ chứa các chất bột sau: bột than, bột nhôm, bột sắt, bột lưu huỳnh. Làm thế nào để phân biệt từng lọ ?

Bài 9: Hãy so sánh các tính chất: màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy được của các chất muối ăn, đường và than.

Bài 10:

a) Hãy nêu cách để phân biệt bột gạo và bột đường.

b) Hãy nêu cách tách từng chất ra khỏi hỗn hợp.

Bài 11: Cồn (rượu etylic) là một chất lỏng, có nhiệt độ tos =78,3oC và tan nhiều trong nước. Làm thế nào để tách riêng được cồn từ hỗn hợp cồn và nước ?

Bài 12: Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -196oC oxi lỏng sôi ở -183oC. Làm thế nào để tách riêng được khí oxi và khí nitơ từ không khí ?

Bài 13: Làm thế nào để tách nước ra khỏi dầu ăn ?

Bài 14: Trong dầu hỏa, người ta thấy có lẫn cát và nước, làm thế nào để tách cát và nước ra khỏi dầu hỏa ?

Bài 15: Làm thế nào để tách lấy muối từ nước biển ?

Bài 16: Trộn 3 chất: bột sắt, bột than, bột lưu huỳnh với nhau, làm thế nào có thể tách riêng bột sắt ra khỏi hỗn hợp ?

Bài 17: Làm thế nào để tách vụn sắt ra khỏi vụn đồng ?

Bài 18: Cho một hỗn hợp gồm: bột sắt, bột lưu huỳnh và muối ăn. Hãy nêu phương pháp tách hỗn hợp trên và thu mỗi chất ở trạng thái riêng biệt (dụng cụ hóa chất coi như đầy đủ).

Bài 19: Biết rằng sắt có thể bị nam châm hút, có khối lượng riêng D = 7,8g/cm3; nhôm có D = 2,7g/cm3 và gỗ tốt (coi như là xenlulozơ) có D ≈ 0,8g/cm3. Hãy nói cách làm để tách riêng mỗi chất trong hỗn hợp vụn rất nhỏ ba chất.

Bài 20: Nung nóng đều dần một chất rắn A trong thời gian 20 phút. Nhiệt độ gây ra sự biến đổi các trạng thái của chất rắn A được biểu thị bằng đồ thị sau:


a) Ở nhiệt độ nào thì chất A nóng chảy ?

b) Ở nhiệt độ nào thì chất A sôi ?

c) Ở nhiệt độ cao nhất là bao nhiêu để chất A có thể tồn tại ở trạng thái rắn ?

d) Hãy cho biết A ở trạng thái nào (rắn, lỏng hay khí) khi A ở những nhiệt độ sau: 25oC; 50oC; 100oC.

e) Ở nhiệt độ nào thì chất A vừa tồn tại ở trạng thái rắn vừa tồn tại ở trạng thái lỏng ? Vừa ở trạng thái lỏng vừa ở trạng thái khí ?

Vấn đề 2: Nguyên tử - Nguyên tố hóa học

Bài 1:
Hãy điền vào chỗ trống các từ hay cụm từ thích hợp trong các câu sau:

- Nguyên tử được tạo nên từ ba loại hạt cơ bản là ______(1)______.

- Hạt mang điện dương là ___(2)___ ở trong ___(3)___, có kí hiệu là ___(4)___.

- Hạt không mang điện là ___(5)___ cũng ở trong ___(6)___, có kí hiệu là ___(7)___.

- Hạt mang điện âm là ___(8)___ ở phần ___(9)___, có kí hiệu là ___(10)___.

- Trong một nguyên tử ___(11)___ = ___(12)___.

Bài 2: Cho biết số proton trong hạt nhân, số electron trong nguyên tử, số lớp electron và số electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tử được biểu diễn bằng các sơ đồ sau:



Bài 3: Cho biết ý nghĩa của cách viết sau đây: 4F, 2S, O, 3Cu, 5N, 3Fe

Bài 4: Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học để diễn đạt các ý sau:

- Năm nguyên tử hiđro - Sáu nguyên tử cácbon

- Hai nguyên tử nhôm - Ba nguyên tử đồng

- Bốn nguyên tử nitơ - Bảy nguyên tử kali.

Bài 5: Tìm nguyên tử khối của các nguyên tố sau (tra bảng 1, trang 42 SGK): C, Mg, Ca, Cu, Fe, Hg và cho biết nguyên tử của các nguyên tố trên nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với nguyên tử của nguyên tố oxi.

Bài 6: Có 4 kim loại là Ag, Hg, Cu, Al. Hãy cho biết nguyên tử của nguyên tố kim loại nào là nặng nhất. Chúng nặng hơn nguyên tử nhẹ nhất là bao nhiêu lần ?

Bài 7: Hãy so sánh xem nguyên tử oxi nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với nguyên tử hiđro, nguyên tử lưu huỳnh và nguyên tử cacbon ?

Bài 8:

a) Hãy cho biết 1 đvC tương ứng với bao nhiêu gam, bao nhiêu kilôgam ?

b) Tính khối lượng nguyên tử theo kilogam của các nguyên tố sau: Al, Cl, N, Cu, Fe, O.

c) Tính khối lượng nguyên tử theo gam của các nguyên tố sau: Be, C, P, S, Li.

Bài 9: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử M là 16, trong hạt nhân nguyên tử M có 6 hạt nơtron. Tính số lượng hạt mỗi loại và cho biết M là nguyên tố nào ?

Bài 10: Tổng số hạt trong nguyên tử A là 36, số hạt không mang điện trong nguyên tử là 12. Tính số lượng hạt mỗi loại và xác định tên nguyên tử A.

Bài 11: Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong một nguyên tử của nguyên tố X là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Hỏi X là nguyên tố gì ?

Bài 12: Một nguyên tử có tổng số hạt là 276, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 40. Tính số lượng hạt mỗi loại.

Bài 13: Tổng số hạt trong một nguyên tử (R) là 52, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Xác định (R).

Bài 14: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 82. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Xác định nguyên tố X.

Bài 15: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35%. Tính số hạt mỗi loại và cho biết tên nguyên tử.

Bài 16: Tổng số hạt trong một nguyên tử là 28, số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Tìm tên nguyên tử.

Bài 17: Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Xác định nguyên tử khối của R.

(Lưu ý: Nguyên tử khối = số proton + số nơtron)

Bài 18: Hạt proton có bán kính là r = 2.10-13 cm, có khối lượng là mp = 1,6726.10-27 kg.

a) Tính khối lượng riêng của proton (cho biết thể tích hình cầu có bán kính là r được tính theo công thức

b) Tính khối lượng riêng của nguyên tử hiđro, biết bán kính nguyên tử hiđro là r’ = 5,3.10-9 cm và hạt nhân nguyên tử chỉ có 1 proton (không có nơtron).

Bài 19: Có 6 nguyên tố hóa học được đánh số là: (1), (2), (3), (4), (5), (6). Biết rằng:

- Nguyên tử (6) nặng hơn nguyên tử (3) khoảng 1,66 lần.

- Nguyên tử (3) nặng hơn nguyên tử (4) khoảng 1,16 lần.

- Nguyên tử (4) nặng hơn nguyên tử (2) khoảng 1,4 lần.

- Nguyên tử (2) nặng hơn nguyên tử (5) khoảng 2,857 lần.

- Nguyên tử (5) nặng hơn nguyên tử (1) khoảng 1,166 lần.

Biết nguyên tử (1) có nguyên tử khối là 12. Hãy tìm tên và kí hiệu hóa học của các nguyên tố nói trên.

Bài 20: Cho biết thành phần hạt nhân của tám nguyên tử như sau:

(1)
(12p, 14n),​
(2)
(13p, 14n),​
(3)
(12p, 12n),​
(4)
(11p, 8n),​
(5)
(12p, 12n),​
(6)
(12p, 13n),​
(7)
(13p, 15n),​
(8)
(13p, 10n).​
a) Tám nguyên tử này thuộc về bao nhiêu nguyên tố hóa học khác nhau ?

b) Viết tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của mỗi nguyên tố.

Bài 21: Nguyên tử sắt có điện tích hạt nhân là 26+. Trong nguyên tử số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Tính nguyên tử khối của sắt.

Bài 22*: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử A và B là 142, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử A là 12. Tìm hai nguyên tử A và B

Bài 23*: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử A’ và B’ là 177, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử A là 8. Tìm hai nguyên tử A’ và B’

Bài 24*: Dựa vào bảng 1, trang 42 SGK, hãy vẽ sơ đồ nguyên tử của 20 nguyên tố có số proton từ 1 đến 20.

Cách vẽ các lớp electron: Lớp thứ nhất (lớp gần hạt nhân nhất) chứa tối đa 2e, lớp thứ hai chứa tối đa 8e, lớp thứ ba chứa tối đa 8e và lớp thứ tư chứa tối đa 2e (Lưu ý: cách vẽ này chỉ đúng đối với những nguyên tử của nguyên tố có số proton từ 1 đến 20).

Vấn đề 3: Đơn chất và hợp chất – Phân tử - Công thức hóa học.

Bài 1:
Hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất, là hợp chất, trong số các chất dưới đây:

a) Kim loại bạc tạo nên từ Ag

b) Photpho trắng tạo nên từ P

c) Canxi clorua do hai nguyên tố canxi và clo cấu tạo nên

d) Bạc nitrat có phân tử gồm một nguyên tử bạc, một nguyên tử nitơ và ba nguyên tử oxi liên kết với nhau

e) Đường glucôzơ có phân tử gồm 6C, 12H và 6[O] liên kết với nhau

f) Khí nitơ có phân tử gồm 2N liên kết với nhau

g) Axit brom hiđric được tạo nên từ H và Br

Bài 2: Cho biết:

- Phân tử axit nitric có 1 nguyên tử H, 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử O

- Phân tử ozon có 3 nguyên tử oxi

- Phân tử canxi cacbonat (đá vôi) có 1 nguyên tử Ca, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O

- Phân tử hiđro có 2 nguyên tử H

- Phân tử natri clorua (muối ăn) có 1 nguyên tử Na và 1 nguyên tử Cl

Hỏi:

a) Chất nào là đơn chất ? Chất nào là hợp chất ? Giải thích.

b) Tính phân tử khối (PTK) của các chất.

c) Phân tử của các chất đó nặng hơn phân tử hiđro bao nhiêu lần ?

d) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố hóa học có trong hợp chất.

Bài 3: Cho công thức hóa học của một số chất như sau

a) Fe b) O2 c) CO2 d) SO3

e) BaCO3 f) MgSO4 g) CuCl2 h) NaHSO4

Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất

Bài 4*: Tính phân tử khối của các chất sau: 5NaCl; 6Cu; 2CuSO4; NH4NO3; C2H4(OH)2; CuSO4.5H2O; Na2CO3.10H2O; KCl.MgCl2.6H2O; (NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O

Bài 5: Phân tích một hợp chất người ta nhận thấy thành phần khối lượng của nó có 50% là lưu huỳnh và 50% là oxi. Hãy cho biết trong một phân tử hợp chất tỉ số giữa số nguyên tử S và số nguyên tử O là bao nhiêu ?

Bài 6: Một hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là C và O. Biết tỉ lệ về khối lượng của C đối với O là = .

a) Tìm tỉ số giữa số nguyên tử C và số nguyên tử O có trong một phân tử hợp chất.

b) Tính PTK của hợp chất biết trong một phân tử hợp chất có 1 nguyên tử C.

Bài 7: Muối ăn gồm hai nguyên tố hóa học là natri (Na) và clo (Cl), trong đó natri chiếm 39,3% theo khối lượng. Hãy tìm công thức hóa học của muối ăn biết PTK của nó gấp 29,5 lần PTK của hiđro

Vấn đề 4: Hóa trị

Bài 1:
Tính hóa trị của các nguyên tố:

a) Đồng trong các hợp chất: CuO và Cu2O b) Nitơ trong các hợp chất N2O, NO, N2O3, NO2 và N2O5

c) Sắt trong các hợp chất FeO và Fe2O3 d) Lưu huỳnh trong các hợp chất H2S, SO2, SO3

e) Cacbon trong CH4, CCl4, CO, CO2 e) Clo trong Cl2O, Cl2O3, Cl2O7

Bài 2: Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong công thức hóa học của các hợp chất sau, cho biết S hóa trị II: K2S, MgS, Cr2S3, CS2.

Bài 3: Tính hóa trị của các nhóm nguyên tử trong những hợp chất sau: CaCO3, CuSO4, Ba3(PO4)2, Ca(NO3)2, K2CO3, Al2(SO4)3, Al(OH)3

Biết hóa trị của các nguyên tố: Ca:II, Cu:II, Ba:II, Al:III, K:I.

Bài 4: Lập công thức hóa học của những hợp chất sau đây:

a) Mg(II) và O b) P(V) và O c) C(IV) và S(II) d) Al(III) và O

e) Si(IV) và O f) P(III) và H g) Fe(III) và Cl(I) h) Li(I) và N(III)

i) Mg và nhóm OH k) Ca và nhóm PO4 l) Cr(III) và nhóm SO4 m) Fe(II) và nhóm SO4

n) Cr(III) và nhóm OH o) Cu(II) và nhóm NO3 p) Mn(II) và nhóm SO4 q) Ba và nhóm HCO3(I)

Bài 5: Muối crom sunfat có phân tử khối là 392 và có công thức Cr2(SO4)x. Tìm hóa trị của crom. Cho biết hóa trị của nhóm SO4 là II.

Bài 6: Cho biết công thức hóa học của nguyên tố X với nhóm (SO4) hóa trị II và hợp chất của nhóm nguyên tử Y với H như sau: X2(SO4)3, H2Y. Xác định công thức hóa học hợp chất của X và Y.

Bài 7: Một oxit có công thức phân tử Mn2Ox, có phân tử khối là 222. Xác định hóa trị của Mn.

Bài 8*: Một hợp chất (N) được tạo nên từ hai nguyên tố: kim loại X và oxi. Biết trong hợp chất (N), X có hóa trị VI và chiếm 52% về khối lượng. Xác định công thức hóa học của hợp chất (N)

Bài 9: Công thức hóa học của R với hiđro là H2R và M với oxit là M2O3. Nếu R và M kết hợp với nhau thì có công thức hóa học là:

A. M2R B. M3R2 C. M2R3 D. MR

Giải thích sự lựa chọn.



Chương II – PHẢN ỨNG HÓA HỌC

Vấn đề 1: Sự biến đổi chất

Bài 1:
Xét các hiện tượng sau đây và chỉ rõ đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa học.

a) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi

b) Khi đốt đèn cồn, cồn cháy biến đổi thành khí cacbonic và hơi nước

c) Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện chạy qua

d) Nhựa đường được đun nóng, chảy lỏng

e) Lưu huỳnh cháy tạo thành khí sunfurơ SO2

f) Nước đá tan thành nước lỏng

g) Sắt bị gỉ chuyển thành một chất màu đỏ

h) Thủy tinh nóng chảy

i) Cho vôi sống (CaO) hòa tan vào nước

Bài 2: Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào đâu ta có thể dự đoán được đó là hiện tượng hóa học ?

Bài 3: Khi chiên mỡ có sự biến đổi như sau: trước hết một phần mỡ bị chảy lỏng và nếu tiếp tục đun quá lửa thì mỡ sẽ khét. Trong giai đoạn trên, giai đoạn nào có sự biến đổi hóa học ? Giải thích.

Bài 4: Đập nhỏ đá vôi rồi xếp vào lò nung ở nhiệt độ khoảng 10000C ta được vôi sống và có khí cacbon đioxit thoát ra từ miệng lò. Cho vôi sống vào nước ta được vôi tôi. Đâu là sự biến đổi vật lí ? sự biến đổi hóa học ?

Bài 5: Xét các thí nghiệm sau với chất rắn natri hiđrocacbonat NaHCO3 (còn gọi là thuốc muối) như sau:

a) Hòa tan một ít bột NaHCO3 vào nước được dung dịch trong suốt.

b) Hòa tan một ít bột NaHCO3 vào nước chanh hoặc giấm thấy sủi bọt.

c) Đun nóng một ít bột NaHCO3 trong ống nghiệm, màu trắng không đổi nhưng thoát ra một chất khí có thể làm đục nước vôi trong.

Hãy cho biết trong những thí nghiệm trên, đâu là sự biến đổi vật lí, đâu là sự biến đổi hóa học ? Giải thích.

Vấn đề 2: Phản ứng hóa học

Bài 1:
Ghi lại phương trình chữ của phản ứng hóa học trong các hiện tượng mô tả dưới đây:

a) Đốt lưu huỳnh ngoài không khí, lưu huỳnh hóa hợp với khí oxi tạo ra khí sunfurơ SO2 có mùi hắc

b) Ở nhiệt độ cao, nước bị phân hủy sinh ra khí hiđro và khí oxi

c) Khi nung, đá vôi CaCO3 bị phân hủy sinh ra vôi sống CaO và khí cacbonic CO2

d) Vôi tôi Ca(OH)2 tác dụng với khí CO2 tạo ra CaCO3 và H2O

XEM THÊM:


Bài 2: Ghi lại phương trình chữ của phản ứng xảy ra trong hiện tượng mô tả dưới đây:

a) Cho axit nitric loãng tác dụng với đinh sắt tạo muối nitrat và khí nitơ oxit không màu, khí này tiếp xúc với không khí trở thành khí nitơ đioxit màu nâu đỏ
b) Sắt cháy trong oxi, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là oxit sắt từ có công thức hóa học Fe3O4
c) Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt. Đưa lưu huỳnh đang cháy vào bình oxi nó cháy mãnh liệt hơn nhiều tạo thành khói màu trắng là khí sunfurơ


Vấn đề 3: Định luật bảo toàn khối lượng

Bài 1:
Hòa tan hoàn toàn 3,25 g kẽm trong dung dịch axit clohiđric, sau phản ứng thu được 6,8 g muối kẽm clorua và 0,1 g khí hiđro. Tính khối lượng axit clohiđric tham gia phản ứng.

Bài 2: Hòa tan hết 5,6 (g) sắt (III) oxit cần dùng 13,23 (g) axit nitric. Sau phản ứng thu được a (g) muối sắt (III) nitrat cà 1,89 (g) nước. Tính m.

Bài 3: Lưu huỳnh cháy theo phản ứng hóa học sau:

Lưu huỳnh + Khí oxi → Khí sunfurơ​

1642770509394.png


Cho biết khối lượng lưu huỳnh là 48 g, khối lượng khí sunfurơ thu được là 96 g. Hãy tính khối lượng oxi đã tham gia phản ứng

Bài 4: Khi phân hủy 2,7 g thủy ngân oxit, người ta thu được 0,16 g oxi. Tính khối lượng thủy ngân thu được, biết phương trình chữ xảy ra như sau: Thủy ngân oxit → Thủy ngân + oxi

Bài 5: Khi nung canxi cacbonat (đá vôi) người ta thu được canxi oxit (vôi sống) và khí cacbonic.

a) Tính khối lượng khí cacbonic sinh ra khi nung 5 tấn canxi cacbonat và được 2,8 tấn canxi oxit

b) Nếu thu được 112 kg canxi oxit và 88 kg khí cacbonic thì trong trường hợp này, khối lượng canxi cacbonat tham gia phản ứng là bao nhiêu ?

Bài 6: Khi đun nóng malachit (quặng đồng), chất này bị phân hủy thành đồng (II) oxit, hơi nước và khí cacbonic.

a) Nếu khối lượng malachit mang nung là 2,22 g, thu được 1,60 g đồng (II) oxit và 0,18 g nước thì khối lượng khí cacbonic phải thu được là bao nhiêu ?
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPOVN.COM_De cuong on thi.docx
    1.9 MB · Lượt xem: 10
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giải đề cương hoá 10 giải đề cương hoá 8 giải đề cương hóa 8 học kì 1 giải đề cương hóa 8 học kì 2 giải đề cương hóa 8 học kì 2 2020 giải đề cương hóa lớp 8 hk1 giải đề cương ôn tập hóa 8 học kì 2 ôn hóa 8 giữa học kì 1 ôn tập hóa 8 giữa học kì 1 đề cương hóa 8 đề cương hóa 8 chương 1 đề cương hóa 8 có đáp án đề cương hóa 8 cuối học kì 1 đề cương hoá 8 cuối kì 1 đề cương hóa 8 giữa học kì 1 đề cương hóa 8 giữa học kì 1 có đáp án đề cương hóa 8 giữa học kì 1 trắc nghiệm đề cương hóa 8 giữa học kì 2 đề cương hoá 8 giữa kì 1 đề cương hóa 8 giữa kì 2 đề cương hóa 8 hk1 đề cương hóa 8 hk1 có đáp án đề cương hóa 8 hk2 đề cương hóa 8 hk2 - violet đề cương hóa 8 hk2 co dap an đề cương hóa 8 học kì 1 đề cương hóa 8 học kì 1 có đáp án đề cương hóa 8 học kì 1 trắc nghiệm đề cương hóa 8 học kì 1 violet đề cương hóa 8 học kì 2 đề cương hóa 8 học kì 2 2019 đề cương hóa 8 học kì 2 có đáp an đề cương hóa 8 học kì 2 trắc nghiệm đề cương hóa 8 học kì 2 violet đề cương hóa 8 kì 1 đề cương hóa 8 kì 2 đề cương hóa cuối học kì 2 lớp 8 đề cương hoá giữa kì 2 lớp 8 đề cương hóa học 8 đề cương hóa học 8 giữa học kì 1 đề cương hóa học 8 hk1 đề cương hóa học 8 hk2 đề cương hóa học 8 học kì 1 đề cương hóa học 8 học kì 2 đề cương hóa học 8 kì 1 đề cương hóa học kì 1 lớp 8 đề cương hóa học kì 2 lớp 8 đề cương hóa học lớp 8 đề cương hóa học lớp 8 giữa học kì 1 đề cương hóa học lớp 8 giữa kì đề cương hóa học lớp 8 giữa kì 1 đề cương hóa học lớp 8 học kì 1 đề cương hóa học lớp 8 học kì 2 đề cương hóa học lớp 8 kì 1 đề cương hóa lớp 8 đề cương hóa lớp 8 cuối kì 1 đề cương hóa lớp 8 giữa học kì 1 đề cương hóa lớp 8 giữa kì 1 đề cương hóa lớp 8 học kì 1 đề cương hóa lớp 8 học kì 2 đề cương hóa lớp 8 kì 1 đề cương hoá lớp 8 kì 2 đề cương môn hóa 8 đề cương môn hóa 8 học kì 2 đề cương môn hóa 8 học kì 2 violet đề cương môn hóa học lớp 8 học kì 2 đề cương môn hóa lớp 8 hk1 đề cương môn hóa lớp 8 học kì 2 đề cương ôn học sinh giỏi hóa 8 đề cương ôn tập giữa kì 1 hóa 8 đề cương ôn tập giữa kì 1 hóa 8 violet đề cương ôn tập giữa kì 1 môn hóa 8 đề cương ôn tập giữa kì 2 hóa 8 đề cương ôn tập giữa kì 2 hóa 8 violet đề cương ôn tập giữa kì hóa 8 đề cương ôn tập hóa 8 đề cương ôn tập hóa 8 cả năm đề cương ôn tập hóa 8 chương 1 đề cương ôn tập hóa 8 chương 1 violet đề cương ôn tập hóa 8 chương 3 đề cương ôn tập hóa 8 chương 3 violet đề cương ôn tập hóa 8 chương oxi đề cương ôn tập hóa 8 có đáp án đề cương ôn tập hóa 8 cuối học kì 1 đề cương ôn tập hóa 8 cuối năm đề cương ôn tập hóa 8 giữa học kì 1 đề cương ôn tập hóa 8 giữa học kì 2 đề cương ôn tập hóa 8 giữa kì 1 đề cương ôn tập hoá 8 hk1 đề cương ôn tập hóa 8 hk1 violet đề cương ôn tập hóa 8 hk2 có đáp án đề cương ôn tập hóa 8 học kì 1 đề cương on tập hóa 8 học kì 1 có đáp an đề cương ôn tập hóa 8 học kì 1 violet đề cương ôn tập hóa 8 học kì 2 đề cương on tập hóa 8 học kì 2 có đáp an đề cương on tập hóa 8 học kì 2 violet đề cương ôn tập hóa 8 kì 1 đề cương ôn tập hóa 8 kì 1 violet đề cương ôn tập hóa 8 kì 2 đề cương ôn tập hóa 8 lên 9 đề cương ôn tập hóa học 8 đề cương ôn tập hóa học 8 học kì 1 đề cương ôn tập hóa học 8 học kì 2 violet đề cương ôn tập hóa học lớp 8 đề cương ôn tập hóa học lớp 8 kì 2 đề cương ôn tập hóa lớp 8 đề cương ôn tập hóa lớp 8 hk2 đề cương ôn tập hóa lớp 8 học kì 1 đề cương ôn tập hóa lớp 8 học kì 2 đề cương ôn tập học kì i môn hóa học lớp 8 đề cương ôn tập học kì ii hóa 8 đề cương ôn tập môn hóa 8 hk1 đề cương ôn tập môn hóa học 8 đề cương ôn tập môn hóa học lớp 8 hk1 đề cương ôn tập môn hóa học lớp 8 hk2 đề cương ôn thi hóa 8 học kì 2 violet đề cương ôn thi hóa lớp 8 học kì 2 đề cương ôn thi học kì 2 hóa 8 đề cương ôn thi học sinh giỏi hóa 8 đề cương ôn thi môn hóa lớp 8 hk2 đề giữa kì 1 hóa 8 đề ôn hóa 8 đề ôn tập hóa 8 đề ôn tập hóa 8 học kì 1 đề thi giữa kì 1 hóa 8 có đáp án đề thi trắc nghiệm hóa 8 học kì 1
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,318
    Bài viết
    37,787
    Thành viên
    140,350
    Thành viên mới nhất
    nhuytutam

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO

    Thành viên Online

    Top