- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 57 trang. Các bạn xem và tải đề cương ôn thi tốt nghiệp thpt môn ngữ văn về ở dưới.
1.Tác giả:
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc.
- Một hồn thơ giàu chất lãng mạn, tinh tế, tài hoa: nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ giàu chất nhạc,chất họa.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: In trong tập Mây đầu ô (1986)
b. Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ Tây Tiến:
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt- Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Phápở thượng Lào cũng như ở miền tâ Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn hoạt độngcủa đoàn quân Tây Tiến khá rộng: Thượng Lào & Tây Bắc Bộ Việt Nam.
- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh sinh viên (như Quang Dũng), chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.
- Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về hòa bình thành lập trung đoàn 52. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rờixa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Khi in lại, tác giả đổi tên là Tây Tiến.
- Cảm hứng chính: cảm hứng lãng mạn.
- Tình thần chung: tinh thần bi tráng.
c. Nghệ thuật:
- Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.
- Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt…
- Kết hợp chất nhạc và chất hoạ.
d. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc của mỗi chúng ta.
( Học thuộc bài thơ)
LUYỆN ĐỀ:
Đề 1: Phân tích đoạn thơ: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
.....................................................
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
1.Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Trích đoạn thơ.
2. Thân bài: Giới thiệu sơ lược nội dung đoạn thơ
a. Cảm xúc bao trùm là nỗi nhớ:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
+ Sông Mã: Là hiện thân của thiên nhiên Tây Bắc, gắn bó với đoàn quân Tây Tiến trong suốt cuộc trường chinh.
+ Xa rồi: mang âm hưởng ngậm ngùi, nuối tiếc.
+ Tây Tiến ơi : thổ lộ tâm sự, gợi nhắc. Cách nói như Tây Tiến đang còn bên cạnh.
+ Điệp từ nhớ : Khắc sâu, nhấn mạnh, bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ.
+ Từ láy chơi vơi: Cách dùng từ sáng tạo, vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ.
-> Câu cảm thán, âm ơi nằm ở cuối câu thơ kéo dài ra da diết -> Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng không kìm nén nổi đã bật lên thành lời, thành tiếng gọi thiết tha.
b.Nỗi nhớ được khắc sâu qua nhiều kỉ niệm:
* Kỉ niệm với Sài Khao, Mường Lát:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
- Sài Khao, Mường Lát gắn với nhiều địa danh khác...
-> Gợi lên nhiều phạm vi không gian, nhiều địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến.
- Hình ảnh "Sương lấp đoàn quân mỏi"
+ Tả thực: Sương mù vùng cao như che lấp, nuốt chửng đoàn quân mỏi.
+ Bút pháp lãng mạn: gợi không gian huyền ảo: cảnh vật về khuya phủ đầy hơi sương lạnh giá.
- Hình ảnh "Hoa về trong đêm hơi":
+ Ngàn hoa của núi rừng Tây Bắc.
+ Hình ảnh của những bông hoa lửa bập bùng trên đầu ngọn đuốc trong đêm đoàn quân Tây Tiến trở về Mường Lát.
=> Vừa lãng mạn vừa hào hùng của một thời Tây Tiến.
* Kỉ niệm về những chặng đường hành quân (Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc)
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
-Điệp từ “Dốc” : Dốc tiếp dốc gần như không có điểm dừng diễn tả độ cao ngất trời của núi đèo và độ sau hun hút của vực thẳm.
-Từ láy “Khúc khuỷu” giàu giá trị tạo hình, miêu tả sự hiểm trở, lắt léo, quanh co, gập ghềnh.
-Từ láy “heo hút”, nghệ thuật đảo cấu trúc câu gợi tả sự xa xôi, hoang vắng.
-Hình ảnh “Súng ngửi trời” -> Nghệ thuật nhân hóa -> Một cách nói vui , dí dỏm về độ cao của Tây Bắc.
- Điệp từ “Ngàn thước” kết hợp với nghệ thuật tương phản -> câu thơ như bị bẻ đôi ra diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm.
- “ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”-> câu thơ toàn thanh bằng, mở ra một không gian thoáng đãng, một chốn bình yên nơi bản làng, có sự giăng mắc của sương rừng, mưa núi.
=> Sự kết hợp thanh bằng trắc một cách khéo léo làm cho những câu thơ giàu chất nhạc.
=> Một không gian vừa cao sâu vừa xa rộng, rất hùng vĩ nhưng cũng rất thơ mộng của núi rừng Tây Bắc làm nổi bật lên tầm vóc của người lính Tây Tiến.
* Hồi ức về sự hi sinh
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
- Anh bạn: cách gọi thân thiết, trìu mến.
- Không bước nữa: Nghệ thuật nói giảm nhằm chỉ sự sinh nhưng nó giảm bớt đau thương.
- Gục lên súng mũ: Tư thế ngang tàng, gan góc, quả cảm.
-> Chân thực, không giấu giếm sự vất vả của những chặng đường hành quân, nhưng chắc chắn là họ không gục ngã. Bởi hòa cùng với sự oai linh của thiên nhiên là sự oai hùng của họ được tô đậm ở phần cuối bài thơ.
* Hồi ức về cuộc sống ở Tây Bắc
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi, Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
- Chiều chiều, đêm đêm: chỉ phạm trù thời gian, sự lặp lại hằng ngày.
- Âm thanh: “thác gầm thét”, “cọp trêu người” được đặt trong những khoảng thời gian “chiều chiều, đêm đêm”
-> Tô đậm sự hoang dại, dữ dội, chứa đầy bí mật, luôn là mối đe dọa khủng khiếp đối với con người.
- Nhớ ôi: Nhớ đến da diết, nhớ đến nao lòng.
- Hình ảnh “Cơm lên khói” “thơm nếp xôi”
-> Tạo cảm giác êm dịu, ấm áp. Chứa đựng một nỗi nhớ da diết của người lính về một Tây Bắc đằm thắm ân tình.
=> Vừa hoang sơ, dữ dội, vừa đầm thắm ân tình.
* Nghệ thuật
- Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.
- Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt…
- Kết hợp chất nhạc và chất hoạ.
3. Kết bài:
Đề 3: Phân tích hình tượng người lính trong đoạn thơ sau đây:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc…
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
Dàn bài
1. Mở bài : tham khảo đề 1
2. Thân bài: Tượng đài người lính Tây Tiến bất tử trước thời gian:
a. Ngoại hình:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá...
Mắt trừng...
- Tây Tiến: Nhan đề bài thơ, là tên của đoàn quân, được lặp đi lặp lại để giữ nhịp cho bài thơ.
- Đoàn binh: Gợi lên một tập thể đông đảo, hùng hậu.
1. TÂY TIẾN (Quang Dũng) (2023- đợt 2)
1.Tác giả:
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc.
- Một hồn thơ giàu chất lãng mạn, tinh tế, tài hoa: nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ giàu chất nhạc,chất họa.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: In trong tập Mây đầu ô (1986)
b. Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ Tây Tiến:
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt- Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Phápở thượng Lào cũng như ở miền tâ Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn hoạt độngcủa đoàn quân Tây Tiến khá rộng: Thượng Lào & Tây Bắc Bộ Việt Nam.
- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh sinh viên (như Quang Dũng), chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.
- Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về hòa bình thành lập trung đoàn 52. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rờixa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến. Khi in lại, tác giả đổi tên là Tây Tiến.
- Cảm hứng chính: cảm hứng lãng mạn.
- Tình thần chung: tinh thần bi tráng.
c. Nghệ thuật:
- Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.
- Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt…
- Kết hợp chất nhạc và chất hoạ.
d. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc của mỗi chúng ta.
( Học thuộc bài thơ)
*********
LUYỆN ĐỀ:
Đề 1: Phân tích đoạn thơ: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
.....................................................
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
1.Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Trích đoạn thơ.
2. Thân bài: Giới thiệu sơ lược nội dung đoạn thơ
a. Cảm xúc bao trùm là nỗi nhớ:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
+ Sông Mã: Là hiện thân của thiên nhiên Tây Bắc, gắn bó với đoàn quân Tây Tiến trong suốt cuộc trường chinh.
+ Xa rồi: mang âm hưởng ngậm ngùi, nuối tiếc.
+ Tây Tiến ơi : thổ lộ tâm sự, gợi nhắc. Cách nói như Tây Tiến đang còn bên cạnh.
+ Điệp từ nhớ : Khắc sâu, nhấn mạnh, bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ.
+ Từ láy chơi vơi: Cách dùng từ sáng tạo, vẽ ra trạng thái cụ thể của nỗi nhớ.
-> Câu cảm thán, âm ơi nằm ở cuối câu thơ kéo dài ra da diết -> Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng không kìm nén nổi đã bật lên thành lời, thành tiếng gọi thiết tha.
b.Nỗi nhớ được khắc sâu qua nhiều kỉ niệm:
* Kỉ niệm với Sài Khao, Mường Lát:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
- Sài Khao, Mường Lát gắn với nhiều địa danh khác...
-> Gợi lên nhiều phạm vi không gian, nhiều địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến.
- Hình ảnh "Sương lấp đoàn quân mỏi"
+ Tả thực: Sương mù vùng cao như che lấp, nuốt chửng đoàn quân mỏi.
+ Bút pháp lãng mạn: gợi không gian huyền ảo: cảnh vật về khuya phủ đầy hơi sương lạnh giá.
- Hình ảnh "Hoa về trong đêm hơi":
+ Ngàn hoa của núi rừng Tây Bắc.
+ Hình ảnh của những bông hoa lửa bập bùng trên đầu ngọn đuốc trong đêm đoàn quân Tây Tiến trở về Mường Lát.
=> Vừa lãng mạn vừa hào hùng của một thời Tây Tiến.
* Kỉ niệm về những chặng đường hành quân (Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc)
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
-Điệp từ “Dốc” : Dốc tiếp dốc gần như không có điểm dừng diễn tả độ cao ngất trời của núi đèo và độ sau hun hút của vực thẳm.
-Từ láy “Khúc khuỷu” giàu giá trị tạo hình, miêu tả sự hiểm trở, lắt léo, quanh co, gập ghềnh.
-Từ láy “heo hút”, nghệ thuật đảo cấu trúc câu gợi tả sự xa xôi, hoang vắng.
-Hình ảnh “Súng ngửi trời” -> Nghệ thuật nhân hóa -> Một cách nói vui , dí dỏm về độ cao của Tây Bắc.
- Điệp từ “Ngàn thước” kết hợp với nghệ thuật tương phản -> câu thơ như bị bẻ đôi ra diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm.
- “ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”-> câu thơ toàn thanh bằng, mở ra một không gian thoáng đãng, một chốn bình yên nơi bản làng, có sự giăng mắc của sương rừng, mưa núi.
=> Sự kết hợp thanh bằng trắc một cách khéo léo làm cho những câu thơ giàu chất nhạc.
=> Một không gian vừa cao sâu vừa xa rộng, rất hùng vĩ nhưng cũng rất thơ mộng của núi rừng Tây Bắc làm nổi bật lên tầm vóc của người lính Tây Tiến.
* Hồi ức về sự hi sinh
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
- Anh bạn: cách gọi thân thiết, trìu mến.
- Không bước nữa: Nghệ thuật nói giảm nhằm chỉ sự sinh nhưng nó giảm bớt đau thương.
- Gục lên súng mũ: Tư thế ngang tàng, gan góc, quả cảm.
-> Chân thực, không giấu giếm sự vất vả của những chặng đường hành quân, nhưng chắc chắn là họ không gục ngã. Bởi hòa cùng với sự oai linh của thiên nhiên là sự oai hùng của họ được tô đậm ở phần cuối bài thơ.
* Hồi ức về cuộc sống ở Tây Bắc
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi, Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
- Chiều chiều, đêm đêm: chỉ phạm trù thời gian, sự lặp lại hằng ngày.
- Âm thanh: “thác gầm thét”, “cọp trêu người” được đặt trong những khoảng thời gian “chiều chiều, đêm đêm”
-> Tô đậm sự hoang dại, dữ dội, chứa đầy bí mật, luôn là mối đe dọa khủng khiếp đối với con người.
- Nhớ ôi: Nhớ đến da diết, nhớ đến nao lòng.
- Hình ảnh “Cơm lên khói” “thơm nếp xôi”
-> Tạo cảm giác êm dịu, ấm áp. Chứa đựng một nỗi nhớ da diết của người lính về một Tây Bắc đằm thắm ân tình.
=> Vừa hoang sơ, dữ dội, vừa đầm thắm ân tình.
* Nghệ thuật
- Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.
- Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt…
- Kết hợp chất nhạc và chất hoạ.
3. Kết bài:
*************************************
Đề 3: Phân tích hình tượng người lính trong đoạn thơ sau đây:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc…
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
Dàn bài
1. Mở bài : tham khảo đề 1
2. Thân bài: Tượng đài người lính Tây Tiến bất tử trước thời gian:
a. Ngoại hình:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá...
Mắt trừng...
- Tây Tiến: Nhan đề bài thơ, là tên của đoàn quân, được lặp đi lặp lại để giữ nhịp cho bài thơ.
- Đoàn binh: Gợi lên một tập thể đông đảo, hùng hậu.