Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,220
Điểm
113
tác giả
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK1 GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 6 PHÚ THỌ, CHỦ ĐỀ 2: TRUYỀN THUYẾT VỀ THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG(Gồm 5 tiết : 6,7,8, 9,10) được soạn dưới dạng file word gồm 17 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Ngày soạn: 19/03/2022

CHỦ ĐỀ 2: TRUYỀN THUYẾT VỀ THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG

(Gồm 5 tiết : 6,7,8, 9,10)

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức


+ Sơ lược về truyền thuyết thời đại Hùng Vương

+ Sự tương quan giữa những điều phản ánh trong truyền thuyết với sự thực lịch sử. Thấy được mối liên hệ của quá khứ với cuộc sống hôm nay.

2. Về năng lực

+ Đọc hiểu một truyền thuyết thời đại Hùng Vương.

+ Nhận biết được một số đặc điểm (nhân vật, cốt truyện, yếu tố kì ảo, nộ i dung phả n á nh,...) của truyền thuyết về thờ i đạ i Hù ng Vương nói chung và truyền thuyết Hùng Vương chọn đất đóng đô nói riêng.

+ Bước đầu thấy được sự tương quan giữa những điều phản ánh trong truyền thuyết với sự thực lịch sử. Biết gắn kết quá khứ với cuộ c số ng hôm nay.

+ Viết văn bản tự sự kể lại một truyền thuyết đã nghe, đã đọc;

+ Viết được đoạn văn nêu cảm nghĩ về một truyền thuyết đã học, đã đọc.

+ Kể lại một truyền thuyết sau khi đọc hoặc nghe kể;

+ Trình bày ý kiến của mình về một truyền thuyết; tranh luận với bạn về những điểm khác biệt;

+ Kết nối một vài điểm đặt ra trong các truyền thuyết đã học, đã đọc với cuộc sống hôm nay.

3.Phẩm chất: Tự hào về quê hương - nơi có lịch sử lâu đời và từng là thủ đô đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị:


- Tranh ảnh về các nhân vật, bánh chưng, bánh giầỳ, máy tính,…

2. Học liệu

-Tài liệu giáo dục địa phương Phú Thọ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A.HĐ 1: MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyền giao nhiệm vụ


Đọc bốn câu thơ của Vũ Quần Phương trong lời đề từ và trả lời các câu hỏi sau:

Nước bốn nghìn năm(1), nôi cổ sơ

Cỏ cây quen thuộc đến bây giờ

Nơi vua cày ruộng, quan trồng lúa

Công chúa làm nương và dệt tơ.


(Vũ Quần Phương)​

1.Nhà thơ đã hình dung như thế nào về thời Hùng Vương?

2.Theo em, nhà thơ dựa vào đâu mà hình dung như vậy?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS hoạt động cá nhân trả lời.

Bước 3: Báo cáo thảo luận

- Học sinh trình bày câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

B.HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI


I: Truyền thuyết và truyền thuyết thời đại Hùng Vương

a) Mục tiêu
: Nhận biết biết được các điểm chung của truyền thuyết thời kì dựng nước Hùng Vương.

b) Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV & HS
NỘI DUNG
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
1.Dựa vào hiểu biết của bản thân và liên hệ với kiến thức đã học, em hãy cho biết thế nào là truền thuyết?
2. Hãy cho biết đặc điểm chung của truyền thuyết thời đại Hùng Vương
*Thực hiện nhiệm vụ: nghiên cứu tài liệu trao đổi thảo luận
* Báo cáo thảo luận
Đại diện các nhóm trình bày
* Kết luận nhận định:
GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS
1.Truyền thuyết
Truyền thuyết là một thể loại truyện cổ dân gian gắn với các sự kiện và nhân vật lịch sử. Truyền thuyết được xây dựng bằng sự kết hợp các yếu tố kì ảo với các yếu tố hiện thực, nhằm giải thích các sự kiện, nhân vật lịch sử, địa danh hoặc các sản vật liên quan đến nhân vật và địa danh. Truyền thuyết có yếu tố lịch sử nhưng không phải là lịch sử.
2. Đặc điểm của truyền thuyết thời đại Hùng Vương.
Các truyền thuyết thời đại Hùng Vương kể về cuộc sống sản xuất, sinh hoạt khi dân ta bắt đầu chuyển từ đời sống săn bắn, hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi. Đó cũng là lúc dân ta biết chế tạo các món ăn, đồ mặc, thiết lập các phong tục,... Truyền thuyết thời Hùng Vương cũng kể những câu chuyện chống thiên tai và đánh giặc giữ nước gắn liền với công lao của các nhân vật anh hùng.
Nhân vật phổ biến trong các truyền thuyết trên là Vua Hùng (Hùng Vương) cùng các bộ tướng của nhà vua. Vua Hùng có tài trí hơn người, là người dạy dân trồng trọt, dùng lửa để làm chín thức ăn, đồng thời cũng là thủ lĩnh đánh giặc.
Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương là hình ảnh về buổi đầu dựng nước của dân tộc ta (thường gọi là thời kì Văn Lang – Âu Lạc). Các truyền thuyết này hầu hết có gốc từ thần thoại. So với thần thoại, truyền thuyết gần gũi với đời sống hơn. Sức mạnh của nhân vật anh hùng chủ yếu không dựa trên sự trợ giúp của thần linh mà trên tài năng của cá nhân kết hợp với sức mạnh tập thể của cả cộng đồng.
II. Đọc văn bản.

HÙNG VƯƠNG CHỌN ĐẤT ĐÓNG ĐÔ


Vua Hùng đi nhiều nơi để tìm đất đóng đô cho nước Văn Lang(1).

Đi theo sông Thao, tới một vùng thấy trước mặt là sông lớn, sau lưng là núi cao, đầm nước mênh mông vây bọc những hòn đảo nhỏ(2). Vua đang xem ngắm, chợt có con rùa vàng hiện lên khỏi mặt nước, lưng như tấm phản, gật đầu chào vua, tự xưng là chúa đầm này. Vua

cưỡi lên lưng rùa, rùa đưa vua đi thăm đủ 99 ngách. Cây cối loà xoà, nước đen như mực, các loài thuỷ tộc vui mừng chào đón nhà vua. Vua khen cảnh đẹp nhưng cho rằng không có thế mở rộng để họp muôn dân, dựng cung điện nên lại bỏ đi.

Vua đi tới một miền phong cảnh đẹp đẽ, đất phẳng mà rộng, có nhiều khe suối(1). Vua cho là thế đất chưa đủ, bèn sai chim đại bàng đắp 100 quả gò, hẹn trước khi trời sáng phải xong. Chim đại bàng khuân đất đá đắp được 99 quả gò, chợt có con gà ngủ mơ gáy sáng, chim đại bàng ngỡ trời đã rạng liền vỗ cánh bay đi. Vua Hùng đi tìm đất khác.

Tới một nơi khác, vua thấy có một ngọn núi cao sừng sững như cái trụ chống trời vươn lên giữa hàng trăm quả đồi vây quanh. Vua thúc ngựa lên ngọn núi, dừng ngựa ngắm trông bốn phương tám hướng, thấy cảnh rộng hẹp thấp cao, rừng trải xa xa, khe ngòi quanh lượn, vua đẹp lòng vừa ý, mới dong ngựa từ từ xuống núi. Chợt con ngựa quay đầu, vó ngựa đạp mạnh, núi lở xuống, sạt mất một góc(2). Vua chê thế đất không vững, bèn bỏ đi.

Lại tới một toà núi thấp, dài đầu cao đuôi, nằm giữa một trăm quả đồi nhỏ như con giao long bơi lượn trên lớp lớp sóng dồn. Trên núi có đường lên trời, có hang xuống đất(3). Vua bước vào hang chợt gặp một con rắn trắng chắn đường. Vua cho là điềm không lợi, bèn bỏ đi.

Lần tới sông Đà, trước mắt hiện ra một cảnh sóng xô cuồn cuộn, núi Tản vươn mình, một dải ven sông cây xanh bát ngát, địa thế rất đẹp(4). Vua ưng chọn đây làm đất đóng đô, liền truyền cho chim phượng hoàng đào 100 cái hồ. Đào được 99 cái thì chợt có tiếng phượng trống kêu ở nơi xa. Con phượng mái vỗ cánh bay lên theo tiếng gọi của chim trống, cả đàn con bay theo. Vua thấy không đủ 100 cái hồ nên lại bỏ đi.

Vua đi mãi nơi này nơi khác mà chưa chọn được nơi nào có thể định đô. Một hôm, vua đi tới một vùng trước mặt là ba sông hội tụ, hai bên có Tản Viên, Tam Đảo chầu về, đồi núi gần xa, khe ngòi quanh quất, thế đất bày ra như hổ phục rồng chầu, như tướng quân bắn nỏ, như ngựa chạy phượng bay. Giữa những quả đồi xanh tốt, một ngọn núi đột ngột nổi lên như con voi mẹ nằm giữa đàn con.

Vua lên núi nhìn ra bốn phía thấy ba bề bãi rộng phù sa bồi đắp, bốn mặt cây xanh hoa tươi quả ngọt, vừa trùng điệp vừa quanh co, có rộng mà phẳng, có hẹp mà sâu. Vua cả mừng khen rằng đây là đất họp muôn dân, đủ hiểm để giữ, có thế để mở, thế đất vững bền, có thể dựng nước được muôn đời.

Vua Hùng đặt đô ở đó, gọi tên là thành Phong Châu(5).

(Theo Dương Huy Thiện, Phú Thọ, miền đất cội nguồn, NXB Trẻ, Hà Nội, 2010)

1.Nay có lẽ là xã Thanh Vân, huyện Thanh Ba.

2.Nay có lẽ là núi Sứt, ở vào giữa ba huyện Thanh Ba, Đoan Hùng, Phù Ninh.

3.Nay có lẽ là núi Thắm, huyện Thanh Ba.

4.Nay có lẽ là xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thuỷ.

Thành Phong Châu được đoán định là một trong ba địa điểm ngày nay: phường Bạch Hạc, khu vực Đền Hùng (xã Hy Cương) và phường Thọ Sơn, tất cả đều thuộc Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Chú ý, thành Phong Châu trong câu chuyện này khác với Phong Châu (Châu Phong) đời nhà Đường cai trị, là một châu trong 12 châu của nước ta thời ấy, tương ứng với vùng đất ngày nay là các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Sơn Tây cũ.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

1.Vua Hùng đã tìm đến những vùng đất nào để chọn đất đóng đô? Lí do khiến nhà vua không chọn những nơi đó?

3.Thống kê các chi tiết kì ảo (ví dụ: Vua cưỡi lên lưng rùa, rùa đưa vua đi thăm đủ 99 ngách...). Những chi tiết này có tác dụng gì cho câu chuyện?

4.Thống kê những chi tiết nói về cảnh thiên nhiên. Những chi tiết này có đặc điểm gì và có tác dụng gì cho câu chuyện?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS chuẩn bị trước khi kể, GV: quan sát, hỗ trợ HS nếu cần:

B3: Báo cáo, thảo luận: HS kể trước lớp

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét

1697261513848.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---CĐ 2GDĐP 6+ KIỂM TRA GIỮA KÌ I.docx
    61.5 KB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    dạy giáo dục địa phương lớp 6 file giáo dục địa phương lớp 6 file sách giáo dục địa phương lớp 6 giao duc dia phuong o tieu hoc giáo dục địa phương giáo dục địa phương 6 giáo dục địa phương 6 bài 1 giáo dục địa phương 6 cánh diều giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương 6 chủ đề 3 giáo dục địa phương 6 chủ đề 4 giáo dục địa phương 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương an giang giáo dục địa phương an giang lớp 6 giáo dục địa phương bắc giang giáo dục địa phương bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương bạc liêu giáo dục địa phương bắc ninh giáo dục địa phương bình dương lớp 6 giáo dục địa phương bình phước giáo dục địa phương bình định giáo dục địa phương cà mau giáo dục địa phương cấp tiểu học giáo dục địa phương cho học sinh giáo dục địa phương gia lai lớp 8 giáo dục địa phương hà nam giáo dục địa phương hà nội giáo dục địa phương hà tĩnh giáo dục địa phương hà tỉnh lớp 6 giáo dục địa phương hải phòng giáo dục địa phương hưng yên giáo dục địa phương hưng yên lớp 6 giáo dục địa phương là gì giáo dục địa phương là môn gì giáo dục địa phương là sách gì giáo dục địa phương lớp 1 giáo dục địa phương lớp 1 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 12 giáo dục địa phương lớp 2 giáo dục địa phương lớp 2 đà nẵng giáo dục địa phương lớp 3 giáo dục địa phương lớp 6 bắc kạn giáo dục địa phương lớp 6 bài 1 giáo dục địa phương lớp 6 binh dinh giáo dục địa phương lớp 6 chân trời sáng tạo giáo dục địa phương lớp 6 chủ đề 1 giáo dục địa phương lớp 6 hà nội giáo dục địa phương lớp 6 kết nối tri thức giáo dục địa phương lớp 6 khánh hòa giáo dục địa phương lớp 6 kì 2 giáo dục địa phương lớp 6 kiên giang giáo dục địa phương lớp 6 kon tum giáo dục địa phương lớp 6 mới giáo dục địa phương lớp 6 pdf giáo dục địa phương lớp 6 phú thọ giáo dục địa phương lớp 6 quảng bình giáo dục địa phương lớp 6 quảng nam giáo dục địa phương lớp 6 quảng ngãi giáo dục địa phương lớp 8 giáo dục địa phương môn âm nhạc thcs giáo dục địa phương môn gdcd giáo dục địa phương môn mĩ thuật giáo dục địa phương môn văn giáo dục địa phương môn đạo đức giáo dục địa phương nam định giáo dục địa phương nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương ngữ văn 7 giáo dục địa phương ngữ văn lớp 6 giáo dục địa phương phú thọ giáo dục địa phương quảng nam giáo dục địa phương sóc trăng giáo dục địa phương sơn la giáo dục địa phương thái bình giáo dục địa phương thái nguyên giáo dục địa phương thành phố hồ chí minh giao duc dia phuong lop 6 giáo dục địa phương tiền giang giáo dục địa phương tiếng anh là gì giáo dục địa phương tỉnh bà rịa vũng tàu giáo dục địa phương tỉnh bắc giang lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh bình định lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh hải dương lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh nghệ an lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh ninh bình lớp 6 giáo dục địa phương tỉnh quảng trị giáo dục địa phương tuyên quang giáo dục địa phương vĩnh phúc giáo dục địa phương đồng nai nội dung giáo dục địa phương nội dung giáo dục địa phương ở tiểu học olm.vn lớp 6 giáo dục địa phương ppct giáo dục địa phương lớp 6 sách giáo dục địa phương 6 chân trời sáng tạo sách giáo dục địa phương gia lai lớp 6 sách giáo dục địa phương lớp 6 online sách giáo dục địa phương online sách giáo dục địa phương quảng ngãi tài liệu giáo dục địa phương cấp tiểu học tóm tắt giáo dục địa phương 6 filetype pdf xa hoi hoa giao duc o dia phuong
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,203
    Bài viết
    37,672
    Thành viên
    139,924
    Thành viên mới nhất
    callmedminhh

    Thành viên Online

    Không có thành viên trực tuyến.
    Top