- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Đề kiểm tra giữa kì 1 môn văn lớp 12 CÓ MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ NĂM 2022 - 2023
Đề kiểm tra giữa kì 1 môn văn lớp 12 CÓ MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ NĂM 2022 - 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 6 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau
Người ta thường nói: “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”. Kể từ khi tạo hóa làm ra con nqười thì tất cả sinh ra đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, có địa vị như nhau, không phân biệt đẳng cấp trên dưới, giàu nghèo.
Loài người – chúa tể của muôn loài – bằng hoạt động trí óc và hoạt động chân tay mà biến mọi thứ có trên thế gian thành vật có ích cho bản thân mình. Nhờ thế mà thỏa mãn được nhu cầu ăn, mặc, ở, sống tự do theo ý muốn và không làm phiền, làm cản trở cuộc sống của đồng loại (…). Vậy mà nhìn rộng ra khắp xã hội, cuộc sống con người luôn có những khoảng cách một trời một vực. Đó là khoảng cách giữa người thông minh và kẻ đần độn; giữa người giàu và người nghèo; giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp hạ đẳng.
Như thế là tại làm sao? Nguyên nhân thực ra rất rõ ràng. Cuốn sách dạy tu thân “Thực ngữ giáo” có câu: “Kẻ vô học là người không có tri thức, kẻ vô tri thức là người ngu dốt”. Câu nói trên cũng có thể hiểu: sự khác nhau giữa người thông minh và kẻ đần độn là ở chỗ có học hay vô học mà thôi.
…Như tôi đã đề cập: ở con người vốn dĩ không có chênh lệch sang hèn, giàu nghèo. Vì thế có thể nói rằng: người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành người quan trọng, sống sung túc; người vô học sẽ trở thành con người thấp hèn, nghèo khổ.
Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4
Câu 1 (0.5 điểm). Chỉ ra những khoảng cách được tác giả nói đến trong đoạn trích.
Câu 2 (0.75 điểm). Theo tác giả, nguyên nhân nào đã tạo ra những khoảng cách đó?
Câu 3 (0.75 điểm). Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người ?
Câu 4 (1.0 điểm). Theo anh/chị, học vấn có phải là yếu tố duy nhất quyết định đẳng cấp sang hèn, giàu nghèo trong xã hội hiện nay không? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những giải pháp để nâng cao ý thức tự học cho bản thân.
Câu 2 (5.0 điểm)
Hỡi đồng bào cả nước!
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” .
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói :
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” .
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên. Từ đó nhận xét phong cách văn chính luận của Hồ Chí Minh.
XEM THÊM:
Đề kiểm tra giữa kì 1 ngữ văn 12 CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM
Đề kiểm tra giữa kì 1 môn văn lớp 12 CÓ MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ NĂM 2022 - 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 6 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
SỞ GD-ĐT …. TRƯỜNG THPT …. | ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Ngữ văn – lớp 12 THPT (Thời gian làm bài: 90 phút.) Đề khảo sát gồm 01 trang |
Đọc đoạn trích sau
Người ta thường nói: “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”. Kể từ khi tạo hóa làm ra con nqười thì tất cả sinh ra đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, có địa vị như nhau, không phân biệt đẳng cấp trên dưới, giàu nghèo.
Loài người – chúa tể của muôn loài – bằng hoạt động trí óc và hoạt động chân tay mà biến mọi thứ có trên thế gian thành vật có ích cho bản thân mình. Nhờ thế mà thỏa mãn được nhu cầu ăn, mặc, ở, sống tự do theo ý muốn và không làm phiền, làm cản trở cuộc sống của đồng loại (…). Vậy mà nhìn rộng ra khắp xã hội, cuộc sống con người luôn có những khoảng cách một trời một vực. Đó là khoảng cách giữa người thông minh và kẻ đần độn; giữa người giàu và người nghèo; giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp hạ đẳng.
Như thế là tại làm sao? Nguyên nhân thực ra rất rõ ràng. Cuốn sách dạy tu thân “Thực ngữ giáo” có câu: “Kẻ vô học là người không có tri thức, kẻ vô tri thức là người ngu dốt”. Câu nói trên cũng có thể hiểu: sự khác nhau giữa người thông minh và kẻ đần độn là ở chỗ có học hay vô học mà thôi.
…Như tôi đã đề cập: ở con người vốn dĩ không có chênh lệch sang hèn, giàu nghèo. Vì thế có thể nói rằng: người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành người quan trọng, sống sung túc; người vô học sẽ trở thành con người thấp hèn, nghèo khổ.
(Khuyến học, Fukuzawa Yukichi - Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Thế giới, 2017, tr.24)
Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4
Câu 1 (0.5 điểm). Chỉ ra những khoảng cách được tác giả nói đến trong đoạn trích.
Câu 2 (0.75 điểm). Theo tác giả, nguyên nhân nào đã tạo ra những khoảng cách đó?
Câu 3 (0.75 điểm). Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người ?
Câu 4 (1.0 điểm). Theo anh/chị, học vấn có phải là yếu tố duy nhất quyết định đẳng cấp sang hèn, giàu nghèo trong xã hội hiện nay không? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày những giải pháp để nâng cao ý thức tự học cho bản thân.
Câu 2 (5.0 điểm)
Hỡi đồng bào cả nước!
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” .
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói :
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” .
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
(Trích Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh - Ngữ văn 12, NXBGD,Tập 1, tr.39 và tr.41)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên. Từ đó nhận xét phong cách văn chính luận của Hồ Chí Minh.
XEM THÊM: