- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Đề kiểm tra ngữ văn 9 học kì 2 NĂM 2022 TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô, các em Đề kiểm tra ngữ văn 9 học kì 2 NĂM 2022 TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG. Đây là bộ Đề kiểm tra ngữ văn 9 học kì 2 được soạn bằng file word rất hay.
ĐỀ A
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (3.0 điểm):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Trong đời sống, sự tự tin không chỉ thể hiện bản thân mỗi người khi giao tiếp, nó còn phản ánh cách chúng ta ứng xử trong cuộc sống, công việc, trong giao tiếp với người khác, trong sức mạnh mà chúng ta theo đuổi mục tiêu và giấc mơ của mình.
Trong giao tiếp, dù ở ngôn ngữ nào, sự tự tin là nền tảng và chất xúc tác cho toàn bộ quá trình chúng ta giao tiếp với người khác.
Sự tự tin không chỉ khiến bạn suy nghĩ lạc quan, tích cực và nhìn nhận được những mặt tốt đẹp của một sự việc. Thái độ này còn tạo nên phong thái và khí chất của bạn. Trang Huffington Post khẳng định: “Nếu tự tin, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công khi phỏng vấn xin việc hay tìm kiếm việc làm mơ ước. Bên cạnh đó, người tự tin cũng được nhìn nhận là đẹp hơn, cuốn hút hơn”.
Chính thái độ và phong thái toát ra từ sự tự tin làm lu mờ những khiếm khuyết bên ngoài và biến họ (những người tự tin) trở nên đặc biệt trong mắt người khác – trang Bon Vita (một trang viết về phong cách sống) cũng khẳng định
Trang Psychologist phân tích, sự thiếu tự tin ấy không phải do bạn thiếu năng lực, mà do bạn chưa nhìn nhận đúng về bản thân mình, chưa có niềm tin vào khả năng của mình.
(Khi tự tin, bạn quyền lực và hấp dẫn hơn, /3/2018)
Câu 1(0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2(0.5 điểm). Theo tác giả, sự tự tin được biểu hiện như thế nào trong đời sống của con người?
Câu 3(1.0 điểm). Chỉ ra và gọi tên của thành phần biệt lập trong câu sau:
Chính thái độ và phong thái toát ra từ sự tự tin làm lu mờ những khiếm khuyết bên ngoài và biến họ (những người tự tin) trở nên đặc biệt trong mắt người khác – trang Bon Vita (một trang viết về phong cách sống) cũng khẳng định”
Câu 4( 1.0 điểm):Em có đồng tình với ý kiến:”Trong giao tiếp, dù ở ngôn ngữ nào, sự tự tin là nền tảng và chất xúc tác cho toàn bộ quá trình chúng ta giao tiếp với người khác” không? Vì sao?(Trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 3-5 dòng tờ giấy thi)
PHẦN I: LÀM VĂN (7.0 điểm):
Câu 1(2.0 điểm): Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sự tự tin.
Câu 2(5.0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn”Làng” của nhà văn Kim Lân( SGK Ngữ văn 9- tập một- NXBGD Việt Nam-2017).
............Hết............
Họ và tên:............................................................................Số BD:.......................
ĐỀ B
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (3.0 điểm):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Một khi bị phụ thuộc quá nhiều vào cảnh ngộ, vào những yếu tố ngoài mình, bạn muốn sống an toàn, sợ thất bại, sợ thiệt thòi, sợ mất mát, mong chờ vào những chỉ dẫn của người khác, của kinh nghiệm ắt bạn sẽ có những lựa chọn mà ta thường gọi là “khôn ngoan”. Khôn ngoan quá thành ra không dám sống nên bạn sẽ không thể biết mình là ai. Việc không biết mình là ai sẽ dẫn đến hệ quả nghiêm trọng là bạn không tự tại. Người không tự tại là người – đám – đông, sống a dua phong trào, tiêu phí năng lượng vào những chuyện không đáng có. Những người như thế tôi gọi là những kẻ - nhầm – chỗ. Họ luôn ngồi vào chỗ không phải của mình, cầm vật không phải của mình, nói những lời không phải của mình. Điều đó với một số người chưa hẳn đã là bi kịch nhưng với một kẻ tự trọng muốn được làm người tử tế thì đó là một sự xấu hổ, một “nỗi nhục thầm kín”. Sống tử tế thì không thể ngồi vào chỗ không phải của mình, không thể nói những lời không phải của mình và không thể cầm những vật không phải của mình.
Vậy sự lựa chọn đầu tiên, nếu ý thức được, phải là lựa chọn sự tự lập […]. Các bạn trẻ bây giờ sống trong một cảnh ngộ khác (với thế hệ chúng tôi ngày trước), hoàn toàn có thể chủ động trong lựa chọn cái vị thể cá nhân này, tự lập hay phụ thuộc. Lựa chọn sự tự lập là khởi đầu của hành trình để trở thành chính mình.
(Trích “Lựa chọn để trở thành chính mình”–Nhạc sĩ Dương Thụ-Báo Sinh viên Việt Nam 12/2013)
Câu 1(0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.
Câu 2(0.5 điểm):Theo tác giả, những nguyên nhân nào tạo nên “kẻ - nhầm- chỗ”?
Câu 3(1.0 điểm): Chỉ ra và gọi tên của thành phần biệt lập trong câu sau:”Các bạn trẻ bây giờ sống trong một cảnh ngộ khác (với thế hệ chúng tôi ngày trước), hoàn toàn có thể chủ động trong lựa chọn cái vị thể cá nhân này, tự lập hay phụ thuộc”.
Câu 4(1.0 điểm): Em có đồng tình với suy nghĩ: Sống tử tế thì không thể ngồi vào chỗ không phải của mình, không thể nói những lời không phải của mình và không thể cầm những vật không phải của mình” không? Vì sao?(Trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 3-5 dòng tờ giấy thi)
PHẦN I: LÀM VĂN (7.0 điểm):
Câu 1(2.0 điểm): Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tính tự lập.
Câu 2(5.0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn”Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng( SGK Ngữ văn 9- tập một- NXBGD Việt Nam-2017).
............Hết...........
Họ và tên:...........................................................................Số BD:.................
ĐỀ A:
Điểm tổng cộng : 10 điểm
* Lưu ý:
1- Do đặc trưng của môn Ngữ Văn, bài làm của HS cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm
2- Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc
3- Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Bài viết có thể không hoàn toàn giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục
4- Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng
5- Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp, chính tả.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2022-2023
Môn thi : NGỮ VĂN - Lớp 9 THCS
ĐỀ B:
Điểm tổng cộng : 10 điểm
* Lưu ý:
1- Do đặc trưng của môn Ngữ Văn, bài làm của HS cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm
2- Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc
3- Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Bài viết có thể không hoàn toàn giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục
4- Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng
5- Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp, chính tả.
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô, các em Đề kiểm tra ngữ văn 9 học kì 2 NĂM 2022 TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG. Đây là bộ Đề kiểm tra ngữ văn 9 học kì 2 được soạn bằng file word rất hay.
PHÒNG GD&ĐT TP THANH HÓA TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG | KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ 2 Năm học 2021 – 2022 Môn thi: NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Không tính thời gian giao đề) (Đề thi gồm 01 trang) |
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (3.0 điểm):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Trong đời sống, sự tự tin không chỉ thể hiện bản thân mỗi người khi giao tiếp, nó còn phản ánh cách chúng ta ứng xử trong cuộc sống, công việc, trong giao tiếp với người khác, trong sức mạnh mà chúng ta theo đuổi mục tiêu và giấc mơ của mình.
Trong giao tiếp, dù ở ngôn ngữ nào, sự tự tin là nền tảng và chất xúc tác cho toàn bộ quá trình chúng ta giao tiếp với người khác.
Sự tự tin không chỉ khiến bạn suy nghĩ lạc quan, tích cực và nhìn nhận được những mặt tốt đẹp của một sự việc. Thái độ này còn tạo nên phong thái và khí chất của bạn. Trang Huffington Post khẳng định: “Nếu tự tin, bạn sẽ có nhiều cơ hội thành công khi phỏng vấn xin việc hay tìm kiếm việc làm mơ ước. Bên cạnh đó, người tự tin cũng được nhìn nhận là đẹp hơn, cuốn hút hơn”.
Chính thái độ và phong thái toát ra từ sự tự tin làm lu mờ những khiếm khuyết bên ngoài và biến họ (những người tự tin) trở nên đặc biệt trong mắt người khác – trang Bon Vita (một trang viết về phong cách sống) cũng khẳng định
Trang Psychologist phân tích, sự thiếu tự tin ấy không phải do bạn thiếu năng lực, mà do bạn chưa nhìn nhận đúng về bản thân mình, chưa có niềm tin vào khả năng của mình.
(Khi tự tin, bạn quyền lực và hấp dẫn hơn, /3/2018)
Câu 1(0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2(0.5 điểm). Theo tác giả, sự tự tin được biểu hiện như thế nào trong đời sống của con người?
Câu 3(1.0 điểm). Chỉ ra và gọi tên của thành phần biệt lập trong câu sau:
Chính thái độ và phong thái toát ra từ sự tự tin làm lu mờ những khiếm khuyết bên ngoài và biến họ (những người tự tin) trở nên đặc biệt trong mắt người khác – trang Bon Vita (một trang viết về phong cách sống) cũng khẳng định”
Câu 4( 1.0 điểm):Em có đồng tình với ý kiến:”Trong giao tiếp, dù ở ngôn ngữ nào, sự tự tin là nền tảng và chất xúc tác cho toàn bộ quá trình chúng ta giao tiếp với người khác” không? Vì sao?(Trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 3-5 dòng tờ giấy thi)
PHẦN I: LÀM VĂN (7.0 điểm):
Câu 1(2.0 điểm): Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sự tự tin.
Câu 2(5.0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn”Làng” của nhà văn Kim Lân( SGK Ngữ văn 9- tập một- NXBGD Việt Nam-2017).
............Hết............
Họ và tên:............................................................................Số BD:.......................
PHÒNG GD&ĐT TP THANH HÓA TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG | KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG Năm học 2021 – 2022 Môn thi: NGỮ VĂN LỚP 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Không tính thời gian giao đề) (Đề thi gồm 01 trang) |
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (3.0 điểm):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Một khi bị phụ thuộc quá nhiều vào cảnh ngộ, vào những yếu tố ngoài mình, bạn muốn sống an toàn, sợ thất bại, sợ thiệt thòi, sợ mất mát, mong chờ vào những chỉ dẫn của người khác, của kinh nghiệm ắt bạn sẽ có những lựa chọn mà ta thường gọi là “khôn ngoan”. Khôn ngoan quá thành ra không dám sống nên bạn sẽ không thể biết mình là ai. Việc không biết mình là ai sẽ dẫn đến hệ quả nghiêm trọng là bạn không tự tại. Người không tự tại là người – đám – đông, sống a dua phong trào, tiêu phí năng lượng vào những chuyện không đáng có. Những người như thế tôi gọi là những kẻ - nhầm – chỗ. Họ luôn ngồi vào chỗ không phải của mình, cầm vật không phải của mình, nói những lời không phải của mình. Điều đó với một số người chưa hẳn đã là bi kịch nhưng với một kẻ tự trọng muốn được làm người tử tế thì đó là một sự xấu hổ, một “nỗi nhục thầm kín”. Sống tử tế thì không thể ngồi vào chỗ không phải của mình, không thể nói những lời không phải của mình và không thể cầm những vật không phải của mình.
Vậy sự lựa chọn đầu tiên, nếu ý thức được, phải là lựa chọn sự tự lập […]. Các bạn trẻ bây giờ sống trong một cảnh ngộ khác (với thế hệ chúng tôi ngày trước), hoàn toàn có thể chủ động trong lựa chọn cái vị thể cá nhân này, tự lập hay phụ thuộc. Lựa chọn sự tự lập là khởi đầu của hành trình để trở thành chính mình.
(Trích “Lựa chọn để trở thành chính mình”–Nhạc sĩ Dương Thụ-Báo Sinh viên Việt Nam 12/2013)
Câu 1(0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.
Câu 2(0.5 điểm):Theo tác giả, những nguyên nhân nào tạo nên “kẻ - nhầm- chỗ”?
Câu 3(1.0 điểm): Chỉ ra và gọi tên của thành phần biệt lập trong câu sau:”Các bạn trẻ bây giờ sống trong một cảnh ngộ khác (với thế hệ chúng tôi ngày trước), hoàn toàn có thể chủ động trong lựa chọn cái vị thể cá nhân này, tự lập hay phụ thuộc”.
Câu 4(1.0 điểm): Em có đồng tình với suy nghĩ: Sống tử tế thì không thể ngồi vào chỗ không phải của mình, không thể nói những lời không phải của mình và không thể cầm những vật không phải của mình” không? Vì sao?(Trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 3-5 dòng tờ giấy thi)
PHẦN I: LÀM VĂN (7.0 điểm):
Câu 1(2.0 điểm): Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tính tự lập.
Câu 2(5.0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn”Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng( SGK Ngữ văn 9- tập một- NXBGD Việt Nam-2017).
............Hết...........
Họ và tên:...........................................................................Số BD:.................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2022-2023
Môn thi : NGỮ VĂN - Lớp 9 THCS
NĂM HỌC 2022-2023
Môn thi : NGỮ VĂN - Lớp 9 THCS
ĐỀ A:
Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | |
1 | Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận | 0.5điểm |
2 | Theo tác giả, sự tự tin được biểu hiện: sự tự tin không chỉ thể hiện bản thân mỗi người khi giao tiếp, nó còn phản ánh cách chúng ta ứng xử trong cuộc sống, công việc, trong giao tiếp với người khác, trong sức mạnh mà chúng ta theo đuổi mục tiêu và giấc mơ của mình. | 0.5 điểm |
3 | -HS xác định được thành phần biệt lập: “những người tự tin”;” trang Bon Vita “một trang viết về phong cách sống”. -Tên thành phần biệt lập: Thành phần phụ chú | 0.5 điểm 0.5 điểm |
4 | -HS trình bày hình thức dưới dạng một đoạn văn ngắn khoảng 3-5 dòng -Đồng tình vì: Tự tin giúp ta khẳng định mình, vững tin vào bản thân, tin cuộc sống, yêu đời, luôn nhìn cuộc sống ở hướng tích cực, dễ phát huy sức mạnh nội tại, vượt qua khó khăn, tạo cho con người phong thái, dễ truyền cảm hứng tốt đẹp đến người xung quanh, từ đó giúp con người có những lợi thế trong giao tiếp, có thêm nhiều bạn bè, các mối quan hệ tốt đẹp. Và là một trong những yếu tố dễ dẫn đến thành công trong công việc. | 1.0 điểm |
II | LÀM VĂN | |
1 | Nghị luận xã hội | |
a- Đảm bảo thể thức của một đoan văn nghị luận: Mở đoạn giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân đoạn làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được luận điểm; Kết đoạn khái quát được nội dung nghị luận | 0.25điểm | |
b-Xác định đúng vấn đề nghị luận : suy nghĩ của mình về sự tự tin | 0.25điểm | |
c- Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: *Giải thích vấn đề: -Tự tin nghĩa là tin vào chính bản thân mình, tin vào năng lực của bản thân mình. Dù cho thất bại có trước mắt nhưng vẫn dấn thân tới vì tin chắc rằng mình sẽ thành công. -Tự tin không đồng nghĩa với tự kiêu, nếu tự tin quá đà không biết mình là ai con người dễ bị sa chân vào tự kiêu. Vì vậy, cần làm rõ giới hạn của tự tin là ở đâu. *Bàn luận vấn đề: -Biểu hiện của người tự tin Là người không bao giờ ngần ngại trước bất kỳ khó khăn, thử thách nào. Dù là thất bại nhưng họ vẫn xem đó là cơ hội để dẫn đến thành công. -Vai trò, ý nghĩa của tự tin +Là yếu tố đầu tiên dẫn đến mọi thành công trong công việc, có thể lấy dẫn chứng một số gương tiêu biểu về các anh hùng, nhà bác học, doanh nhân thành đạt đi lên từ số không nhưng nhờ sự tự tin và nỗ lực của bản thân họ đã thành công (Nick Vujicic, cô gái xương thủy tinh Nguyễn Thị Phương Anh gây sốt sân khấu Vietnam's Got Talent). +Sự tự tin giúp cho bản thân chúng ta thêm vững tin vào cuộc sống, thêm yêu đời hơn, giúp ta vượt qua nỗi sợ hãi, bi quan, chán nản. +Tự tin giúp ta có những lợi thế gì tự tin trong giao tiếp thì giúp ta có thêm nhiều bạn bè, các mối quan hệ làm ăn. Tự tin trong năng lực giúp ta theo đuổi mục tiêu một cách kiên trì không ngại khó. +Trong cuộc sống cũng như trong học tập, tự tin đóng vai trò không thể thiếu nó là nhân tố có sẵn trong mỗi chúng ta nhưng có thể nó chưa được bộc lộ ra ngoài một cách cần thiết. ( HS lấy dẫn chứng để chứng minh cho mỗi ý của vấn đề nghị luận) * Mở rộng vấn đề: -Phê phán, lên án những con người thiếu tự tin dẫn đến tự ti, mặc cảm dễ thất bại trong cuộc sống. - Phê phán những con người quá tự tin dẫn đến kiêu căng, ngạo mạn dễ gây mất tình cảm ở mọi người xung quanh. *Bài học nhận thức và hành động: Làm gì để rèn luyện cho bản thân đức tính tự tin: Hăng say với cái mình làm. Luôn chủ động trong mọi tình huống. Chấp nhận thất bại, không ngại khó khăn. Hãy luôn có thái độ cầu thị, ham học hỏi. Nhà trường cũng cần tạo môi trường khuyến khích. Gia đình có điều kiện có thể cho con tham gia các lớp kỹ năng phù hợp với khả năng và đam mê và lứa tuổi của con em. - Liên hệ bản thân. | 1.0 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm | |
d- Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề | 0.25 điểm | |
e- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những qui tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0.25 điểm | |
2 | Nghị luận văn học | |
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận : Có đầy đủ phần Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ được nhận định, triển khai được luận điểm; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận | 0,25 điểm | |
b- Xác định đúng vấn đề nghị luận: cảm nhận về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”- Kim Lân | 0,25 điểm | |
c- HS triển khai vấn đề: luận điểm cụ thể, rõ ràng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. | 4.0 điểm | |
1.Mở bài: + Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận. | 0.25 điểm | |
2.Thân bài: | 3.5 điểm | |
2.1. Xuất xứ tác phẩm | 0.25 điểm | |
2.2.Khái quát : Truyện ngắn “Làng” biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới. | 0.25 điểm | |
2.3.Phân tích | 3.0 điểm | |
* Giới thiệu về ông Hai: - Ông Hai là người nông dân hiền lành, chất phác làng chợ Dầu - Do hoàn cảnh ông phải dời quê để đến nơi tản cư | 0.5 điểm | |
* Lòng yêu làng tha thiết: - Ở nơi tản cư: + Háo hức, say mê kể về làng chợ Dầu thân yêu của mình + Nghe ngóng thông tin về làng, về cuộc kháng chiến + Luôn nhớ về làng, nhớ về những tháng ngày làm việc với anh em “sao mà độ ấy vui thế…” - Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: + Ông điếng người, không dám tin “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân…” + Giọng lạc hẳn đi, ông cúi gằm mặt mà đi + Thương những đứa con thơ bị mang tiếng Việt gian nước mắt ông trào ra. + Nỗi nhục nhã, mặc cảm phản bội hành hạ ông lão đến khổ sở “Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian!...” + Ăn không ngon, ngủ không yên, không dám bước chân ra ngòi vì xấu hổ. - Khi nghe tin cải chính: + Vui sướng, hả hê "Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên…” + Đính chính thông tin với mọi người “Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả…” + Khoe khắp nơi về ngôi nhà bị đốt "Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ Đốt nhẵn! | 1.5 điểm 0,5 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm | |
* Trung thành với cách mạng: - Tin tưởng với cách mạng, một lòng trung thành với cụ Hồ - Yêu làng nhưng làng theo giặc thì sẵn sàng đứng về phía cách mạng “làng thì yêu thật nhưng làng theo tây thì phải thù”. | 0.5 điểm | |
*Đánh giá: Nhân vật ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân. Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng. Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động. | 0.5 điểm | |
3.Kết bài: -Ông Hai là đại diện tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam yêu nước -Ông Hai trở thành linh hồn của “Làng” và truyền tải trọn vẹn tư tưởng của nhà văn. - Liên hệ với nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao | 0.25 điểm | |
d- Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề | 0.25 điểm | |
e- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những qui tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0.25 điểm |
* Lưu ý:
1- Do đặc trưng của môn Ngữ Văn, bài làm của HS cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm
2- Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc
3- Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Bài viết có thể không hoàn toàn giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục
4- Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng
5- Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp, chính tả.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2022-2023
Môn thi : NGỮ VĂN - Lớp 9 THCS
ĐỀ B:
Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | |
1 | Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận | 0.5điểm |
2 | Các nguyên nhân tạo nên “kẻ - nhầm – chỗ”: -Khi bạn bị phụ thuộc vào cảnh ngộ, muốn sống an toàn, sợ thất bại, mất mát, mong muốn chỉ dẫn của người khác. -Khôn ngoan khiến bạn không dám sống, sống không biết mình là ai. -Khi không biết mình là ai sẽ dẫn đến hệ quả không tự tại. -Người không tự tại là người sống a dua, theo phong trào | 0.5 điểm |
3 | -HS xác định được thành phần biệt lập: ”với thế hệ chúng tôi ngày trước” -Tên thành phần biệt lập: Thành phần phụ chú | 0.5 điểm 0.5 điểm |
4 | -HS trình bày hình thức dưới dạng một đoạn văn ngắn khoảng 3-5 dòng -Đồng tình vì: + Sống tử tế là khi bạn sống thành thật với những suy nghĩ cảm xúc của chính mình. + Sống tử tế là khi không tranh giành, cướp đoạt những thứ không phải của mình. + Sống tử tế là khi biết giúp đỡ người khác mà không nghĩ đến việc sẽ được trả ơn. => Sống tử tế thì không thể ngồi vào chỗ không phải của mình, không thể nói những lời không phải của mình và không thể cầm những vật không phải của mình. | 1.0 điểm |
II | LÀM VĂN | |
1 | Nghị luận xã hội | |
a- Đảm bảo thể thức của một đoan văn nghị luận: Mở đoạn giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân đoạn làm rõ vấn đề nghị luận, triển khai được luận điểm; Kết đoạn khái quát được nội dung nghị luận | 0.25điểm | |
b-Xác định đúng vấn đề nghị luận : suy nghĩ của mình về tính tự lập | 0.25điểm | |
c- Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau: *Giải thích vấn đề: -Tính tự lập là không dựa dẫm vào người khác, sử dụng tài năng, bản lĩnh của cá nhân để làm chủ cuộc sống của mình. *Bàn luận vấn đề: -Biểu hiện của người tự lập: +Tính tự lập được thể hiện ở sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, ý chí nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống. +Tự lập trong học tập: học tập không cần sự nhắc nhở của cha mẹ; có ý thức phấn đấu, vươn lên để đạt thành tích cao hơn,… +Tự lập trong cuộc sống: Tự chăm lo cho bản thân, hoàn thành các công việc được giao phó, giúp đỡ những người xung quanh,… -Vai trò, ý nghĩa của tự lập: +Rèn luyện đức tính tự lập sẽ giúp cá nhân có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách đề đến thành công. +Giúp chúng ta trưởng thành, bản lĩnh, vững vàng hơn trong cuộc sống. +Đức tính tự lập giúp chúng ta làm chủ cuộc sống của chính mình. ( HS lấy dẫn chứng để chứng minh cho mỗi ý của vấn đề nghị luận) * Mở rộng vấn đề: -Phê phán, lên án những con người thiếu tự lập, có tính ỷ lại, thụ động không biết phấn đấu, vươn lên làm chủ cuộc sống của bản thân. Đó là một thái độ đáng chê trách và lên án. -Lại có người hiểu sai về sống tự lập, nghĩ rằng đó là cách sống tách mình khỏi mọi người, tự mình hành động mà không để ý tới mọi người xung quanh *Bài học nhận thức và hành động: -Làm gì để rèn luyện cho bản thân đức tính tự lập: Để có thể tự lập được, mỗi người chúng ta phải tự tin về kiến thức, về khả năng giải quyết vấn đề của bản thân. Không ngừng trau dồi chính mình, luyện tập nhiều, tích cực tham gia các khoá học kĩ năng, các hoạt động xã hội… - Liên hệ bản thân. | 1.0 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm 0.25 điểm | |
d- Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề | 0.25 điểm | |
e- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những qui tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0.25 điểm | |
2 | Nghị luận văn học | |
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận : Có đầy đủ phần Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ được nhận định, triển khai được luận điểm; Kết bài khái quát được nội dung nghị luận | 0,25 điểm | |
b- Xác định đúng vấn đề nghị luận: cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. | 0,25 điểm | |
c- HS triển khai vấn đề: luận điểm cụ thể, rõ ràng, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. | 4.0 điểm | |
1.Mở bài: + Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận. | 0.25 điểm | |
2.Thân bài: | 3.5 điểm | |
2.1. Xuất xứ tác phẩm | 0.25 điểm | |
2.2.Khái quát : -Chiếc lược ngà (1966) là tác phẩm nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Quang Sáng ca ngợi tình cảm gia đình, tình cảm cha con cảm động và sâu sắc trong chiến tranh. -Hình ảnh ông Sáu đã để lại cho bạn đọc ấn tượng sâu sắc về tình cảm và những cử chỉ dù bình dị nhưng cũng đầy thiêng liêng, ấm tình cha con mà ông dành cho bé Thu | 0.25 điểm | |
2.3.Phân tích | 3.0 điểm | |
* Giới thiệu về ông Sáu: - Ông Sáu là một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến từ năm 1946, khi con gái chưa được một tuổi, lúc con chạc tám tuổi mới được về thăm quê ba ngày. | 0.5 điểm | |
* Tình yêu dành cho con của ông Sáu: - Trong những ngày ông về thăm quê: + Hành động thể hiện sự nôn nóng mong gặp con: nhảy lên bờ, bước vội, kêu to gọi con. + Sừng sờ, bàng hoàng khi con bỏ chạy: mặt sầm lại, hai tay buông xuống. ⇒ông Sáu đang xúc động thì phải nhận sự sợ hãi, xa lánh của bé Thu, tâm trạng từ trông chờ, vui sướng trở thành bàng hoàng, đau đớn. + Thời gian ở bên con: ông Sáu chỉ ở nhà với con, chờ con gọi một tiếng “ba”. Mọi sự cố gắng của ông từ giả vờ không nghe con gọi khi nó nói trỏng, không giúp con chắt nước cơm, gắp thức ăn cho con là một sự nỗ lực đau đớn của người cha khi con gái không nhận mình. Cảm xúc đau đớn dồn nén đến tức giận, ông đánh con. + Cảnh chia li: ánh mắt của ông trìu mến lẫn buồn rầu, bất lực nhìn con gái. Khi con gái nhận và ôm chặt lấy mình, ông Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con. ⇒tình phụ tử đã vượt qua sự ngăn cách của thời gian, của chiến tranh. Ông Sáu đã nhận được sự công nhận và yêu thương của bé Thu. - Trong những ngày ông ở căn cứ: + Ông nhớ con, ân hận vì đã đánh con. + Tìm bằng được mảnh ngà voi để làm lược tặng con. + Ngày ngày tỉ mỉ ngồi làm chiếc lược ngà. Lúc nhớ con, ông nhìn ngắm và cài lược lên tóc. + Ông đã hi sinh khi chưa kịp tặng cho con gái chiếc lược ngà. Trong giờ phút cuối cùng, ông vẫn chỉ nhớ đến con, đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho đồng đội. ⇒Chiếc lược ngà là vật chứa đựng biết bao yêu thương, nhung nhớ của ông Sáu dành cho con gái. Đó là một tín vật của tình phụ tử. Đó cũng là một lời hứa với con gái của ông. Dù ông không thể trở về, nhưng chiếc lược minh chứng cho tình yêu của ông dành cho con vẫn còn đó. | 2.0 điểm 1.0 điểm điểm | |
*Đánh giá: - Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng những tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn mà vẫn tự nhiên, hợp lí. - Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất nhưng đặt vào nhân vật bác Ba – người đồng đội của ông Sáu. Vì thế câu chuyện được tái hiện một cách chân thực, khách quan hơn. - Tác giả miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc. - Ngôn ngữ đậm chất địa phương Nam Bộ, mộc mạc, tình cảm. | 0.5 điểm | |
3.Kết bài: - Đưa ra kết luận về tác phẩm: một trong những truyện ngắn tiêu biểu sáng tác trong thời kì kháng chiến, ca ngợi tình cảm gia đình, tình đồng chí, niềm tin và khát vọng hòa bình. - Kết luận về nhân vật: + Là điển hình cho tính cách con người Nam Bộ: chất phác, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc. + Tình yêu của ông Sáu dành cho con: cao cả, sâu đậm, không thể dập tắt | 0.25 điểm | |
d- Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề | 0.25 điểm | |
e- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo những qui tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0.25 điểm |
* Lưu ý:
1- Do đặc trưng của môn Ngữ Văn, bài làm của HS cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm
2- Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc
3- Khuyến khích những bài viết sáng tạo. Bài viết có thể không hoàn toàn giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục
4- Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng
5- Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp, chính tả.