- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Đề kiểm tra văn 9 kì 2 có ma trận NĂM 2022 MỚI NHẤT
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô, các em Đề kiểm tra văn 9 kì 2 có ma trận NĂM 2022 MỚI NHẤT. Đây là bộ Đề kiểm tra văn 9 kì 2 có ma trận, đề kiểm tra văn 9 học kì 2, đề kiểm tra văn 9 học kì 2 phần truyện, đề kiểm tra văn học kì 2 lớp 9... được soạn bằng file word. Thầy cô, các em download file Đề kiểm tra văn 9 kì 2 có ma trận tại mục đính kèm.
A. Mục tiêu bài dạy:
Sau bài học, HS có khả năng :
1 Kiến thức:
+ Qua bài kiểm tra giúp học sinh hệ thống hoá các kiến thức về văn học, TLV, TV kì II.
+ Học sinh có ý thức yêu mến phân môn văn học.
2 Kỹ năng:
+ Rèn kĩ năng viết bài tự luận.
+ Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích tác phẩm văn học cho học sinh.
3. Đánh giá năng lực: viết sáng tạo, cảm thụ tác phẩm văn học
4 Thái độ:
+ Nghiêm túc khi làm bài, cố gắng suy nghĩ vận dụng các kiến thức vào bài kiểm tra.
B. Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị đề kiểm tra học kì.
- HS nghiên cứu kĩ các đề kiểm tra trong SGK.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động:1 Khởi động
2.Hoạt động :2 Hình thành kiến thức
3.Hoạt động 3: Luyện tập
Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Câu 1 (1 điểm): Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Xác định thể thơ ?
Câu 2 (0.5 điểm): Em hãy nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?
Câu 3 (0.5 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau:
Câu 4(0.5 điểm): : Em hiểu “Người đồng mình” là gì?
Phần II: Tập làm văn
Câu 1 (2điểm) Từ nội dung trong đoạn thơ ở phần Đọc - hiểu. Em hãy đoạn văn (từ 7-10 câu) trình bày suy nghĩ của anh ( chị ) về tình yêu thương trong gia đình. Trong đó có sử dụng ít nhất một thành phần biệt lập? và một khởi ngữ.
Câu 2 (5 điểm): Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
XEM THÊM:
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô, các em Đề kiểm tra văn 9 kì 2 có ma trận NĂM 2022 MỚI NHẤT. Đây là bộ Đề kiểm tra văn 9 kì 2 có ma trận, đề kiểm tra văn 9 học kì 2, đề kiểm tra văn 9 học kì 2 phần truyện, đề kiểm tra văn học kì 2 lớp 9... được soạn bằng file word. Thầy cô, các em download file Đề kiểm tra văn 9 kì 2 có ma trận tại mục đính kèm.
Đề kiểm tra văn 9 kì 2 có ma trận NĂM 2022 MỚI NHẤT
A. Mục tiêu bài dạy:
Sau bài học, HS có khả năng :
1 Kiến thức:
+ Qua bài kiểm tra giúp học sinh hệ thống hoá các kiến thức về văn học, TLV, TV kì II.
+ Học sinh có ý thức yêu mến phân môn văn học.
2 Kỹ năng:
+ Rèn kĩ năng viết bài tự luận.
+ Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích tác phẩm văn học cho học sinh.
3. Đánh giá năng lực: viết sáng tạo, cảm thụ tác phẩm văn học
4 Thái độ:
+ Nghiêm túc khi làm bài, cố gắng suy nghĩ vận dụng các kiến thức vào bài kiểm tra.
B. Chuẩn bị:
- GV chuẩn bị đề kiểm tra học kì.
- HS nghiên cứu kĩ các đề kiểm tra trong SGK.
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động:1 Khởi động
2.Hoạt động :2 Hình thành kiến thức
Ma trận
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tổng số câu Tổng điểm |
Phần I: Đọc -hiểu Sử dụng một đoạn ngữ liệu thuộc văn bản học chính trong chương trình kỳ II. | -Nhận biết thông tin tên tác giả, tác phẩm. -Nêu phương thức biểu đạt. - Nêu nội dung chính của đoạn ngữ liệu | -Hiểu được vai trò, tác dụng của biện pháp tu từ hay 1 kiểu kiến thức tiếng việt được sử dụng trong văn bản. - Hiểu được ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh…xuất hiệnt rong văn bản. | |||
Số câu Số điểm | Số câu: 2 Số điểm: 1,5 | Số câu: 2 Số điểm: 1,5 | Số câu: 4 Số điểm: 3 | ||
Phần II: Tập làm văn | Viết đoạn văn ngắn với một chủ đề trong đó có vận dụng kiến thức Tiếng việt đã học trong chương trình học kỳ II. | Viết bài văn cảm thụ đoạn thơ . | |||
Số câu Số điểm | Số câu: 1 Số điểm:2 | Số câu: 1 Số điểm:5 | Số câu: 2 Số điểm: 7 | ||
Tổng số câu Tổng điểm | Số câu: 2 Số điểm:1,5 | Số câu: 2 Số điểm:1,5 | Số câu: 1 Số điểm:2 | Số câu: 1 Số điểm:5 | Số câu: 6 Số điểm: 10,0 |
ĐỀ
Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Câu 1 (1 điểm): Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Xác định thể thơ ?
Câu 2 (0.5 điểm): Em hãy nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?
Câu 3 (0.5 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau:
“ Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”.
Con đường cho những tấm lòng”.
Câu 4(0.5 điểm): : Em hiểu “Người đồng mình” là gì?
Phần II: Tập làm văn
Câu 1 (2điểm) Từ nội dung trong đoạn thơ ở phần Đọc - hiểu. Em hãy đoạn văn (từ 7-10 câu) trình bày suy nghĩ của anh ( chị ) về tình yêu thương trong gia đình. Trong đó có sử dụng ít nhất một thành phần biệt lập? và một khởi ngữ.
Câu 2 (5 điểm): Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu | Nội dung đáp án | Điểm |
Phần I. Đọc – Hiểu | ||
Câu 1 ( 1,0 đ) | - Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm "Nói với con". - Tác giả: Y Phương - Thể thơ: Tự do | 0, 25 đ 0,25 đ0,5đ |
Câu 2 ( 0.5 đ) | -Nội dung chính của đoạn thơ: Nói về cội nguồn sinh dưỡng: con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. | 0.5 |
Câu 3 (1.0đ) | - Biện pháp tu từ: + Nhân hóa : “con đường cho những tấm lòng” + Điệp từ “cho” - Tác dụng: Khẳng định một sự hào phóng, bao dung của thiên nhiên, của quê hương. Nhằm làm nổi bật vẻ đẹp rừng núi, quê hương đã nuôi dưỡng tâm hồn con người. Qua đó, tác giả đã miêu tả tinh tế, ngôn ngữ thơ giàu tính hình tượng và gợi cảm. | 0.5 0.5 |
Câu 4 (0.5đ) | - “Người đồng mình” là người bản mình, người vùng mình, người dân quê mình gần gũi, thân thương. | 0.5 |
Phần II. Làm văn | | |
Câu 1 ( 2 đ) | Triển khai vấn đề nghị luận: Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm theo trình tự hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các thao tác lập luận để làm nổi bật luận điểm. Biết kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng, dẫn chứng phải phù hợp, cụ thể, sinh động. Vận dụng đưa các yêu cầu về kiến thức Tiếng việt vào đoạn văn. * Sau đây là một hướng giải quyết về ND: - Tình yêu thương gia đình được đặt ra trong văn bản: - Bàn luận về tình yêu thương của gia đình: + Giải thích: Tình yêu thương là tình cảm tốt đẹp mà con người dành cho nhau… + Nêu biểu hiện của tình yêu thương trong gia đình bằng những dẫn chứng xác thực, tiêu biểu. + Ý nghĩa của tình yêu thương đối với bản thân, những người trong gia đình và đối với xã hội. + Phê phán những người sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ với nỗi đau, khó khăn của người khác… + Rút ra bài học, liên hệ bản thân. * Yêu cầu về hình thức: Có vận dụng các kiến thức về Tiếng việt một cách phù hợp trong đoạn văn: - Thành phần biệt lập - Khởi ngữ | 0,25 đ 0,25 đ0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0.25 0,25 |
Câu 2 ( 5,0 đ) | A. Yêu cầu về kĩ năng *Yêu cầu về hình thức: - Bài làm có bố cục ba phần rõ rệt. - Diễn đạt lưu loát đúng chính tả, ngữ pháp, câu văn trôi chảy. - Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, diễn đạt mạch lạc. *Yêu cầu về nội dung: Biết cách làm bài nghị luận, văn viết trong sáng, bố cục đầy đủ, rõ ràng, không sai lỗi chính tả. B. Yêu cầu về kiến thức. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau: 1. Mở bài: - Giới thiệu sơ lược về Lê Minh Khuê và truyện Những ngôi sao xa xôi. - Giới thiệu khái quát về nhân vật Phương Định: Một cô gái TNXP trong sáng, nhạy cảm, hay mơ mộng và cũng vô cùng dũng cảm. 2. Thân bài: Nêu cảm nhận cụ thể về nhân vật Phương Định: * Ngoại hình: Phương Định là cô gái khá xinh, hồn nhiên, yêu đời (tự cảm nhận mình đẹp, thích ngắm mình trong gương, hay hát, tự bịa lời để hát, cảm nhận có nhiều chàng trai để ý đến mình…) * Xuất thân:+ Là con gái Hà Nội cô đã bỏ lại phía sau gđ, tp thân yêu với bao kn êm đềm để vào chiến trường. * Hoàn cảnh sống và làm việc: -Cùng với những ng đồng đội của minh Phương Định ở trên một cao điểm giữa vùng trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn. Nơi tập trung nhiều bom đạn nhất. Đó là 1 nới “ đường bị đánh lở loét….. han gỉ nằm trong đất” - Công việc rất nguy hiểm nhưng Phương Định đã cùng đồng đội của mình vượt qua tất cả. Phải chạy trên cao điểm cả ngày, đối diện với sự bắn phá ném bom của địch để hoàn thanh nhiệm vụ quan trọng là “ đo khối lượng phá bom” * Phẩm chất, tâm hồn: - Đó là cô gái dũng cảm, lạc quan, có lòng tự trọng cao ((thể hiện trong một lần phá bom) + Khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng, thử thách. + Khi đến gần quả bom: “Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng bước tới.” Phương Định không sợ, lòng dũng cảm của cô được kích thích bởi lòng tự trọng. + Khi đến gần quả bom: kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở lên sắc nhọn hơn “Thỉnh thoảng … 1 dấu hiệu chẳng lành”. + Khi chờ quả bom nổ: cảm giác căng thẳng chờ đợi + Khi bom nổ: ngực nhói, mắt cay mãi mới mở được, buồn nôn,… thấy “mảnh bom xé trong không khí, lao vào không khí rít vô hình trên đầu” => Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật rất cụ thể, chân thật và tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dự chỉ thoáng qua trong giây lát qua đó làm hiện lên một thế giới nội tâm phong phú trong sáng, không phức tạp. - Đó là cô gái sống yêu thương đồng đội (Phương Định cùng với Nho và chị Thao sống vui vẻ trong tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Họ cùng chia sẻ nguy hiểm, niềm vui cho nhau. Trong một lần Nho bị thương, Phương Định đã cùng với chị Thao lo lắng, chăm sóc cho Nho như chăm sóc cho cô em út…Những lời nói, cử chỉ chân thành đã toát lên tất cả sự quan tâm của đồng đội cho nhau) - Phương Định là một cô gái hồn nhiên, nhạy cảm và hay mơ mộng +Là một cô gái HN xung phong vào chiến trường, cô có nhiều kỉ niệm hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn con người trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến tranh. +Cảm xúc trước trận mưa đá: + Vui thích cuống cuồng, “những niềm vui con trẻ” lại nở tung ra say sưa tràn đầy. + Thẫn thờ tiếc khi mưa tạnh. => Trận mưa đá gợi những kỉ niệm hồn nhiên trong sáng một thời. - Cũng như những cô gái mới lớn, Phương Định nhạy cảm và rất quan tâm đến hình thức của mình. - Nhạy cảm nhưng cô không biểu lộ tình cảm, tỏ ra kín đáo trước đám đông tưởng như là kiêu kì. - Vào chiến trường đó ba năm, đã quen với thử thách và nguy hiểm, giáp mặt ngày ngày với cái chết nhưng ở Phương Định vẫn không hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng với ước mơ ở tương lai. Cô có sở thích: + Thích ngắm mình trong gương. + Mê hát + Thích ngồi bó gối mơ màng. - Có lí tg sống cao đẹp: Rời ghế nhà trg phổ thông PĐ xung phong ra mặt trân cũng gióng như những thế hệ TN cùng thời “ Xẻ dọc…. mà lòng…” để giành độc lập cho dân tộc mà không hề nối tiếc tuổi thanh xuân “ ôi Tq nếu cần ta sẽ chết/ cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông” * Đánh giá: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật cụ thể, tinh tế, sinh động đã thể hiện rõ tâm trạng hồi hộp, lo lắng cùng với ý chí kiên quyết, mạnh mẽ của Phương Định trong lần phá bom. Cách trần thuật tự nhiên với câu văn ngắn gọn phù hợp với việc thể hiện không khí khẩn trương, công việc nhanh gọn của nhân vật và phù hợp với việc thể hiện tâm trạng nhân vật * Cảm nghĩ về thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ: Họ xứng đáng tiêu biểu cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau học tập theo. 3. Kết bài: Khái quát chung: - Suy nghĩ và đánh giá khái quát về nhân vật. - Liên hệ thực tế cuộc chiến tranh chống Mĩ và cuộc sống ngày nay. * Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng | 0, 5 đ 0.5 0,25 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0.5 0.5 0.25 0.5 |
XEM THÊM:
- Đề kiểm tra giữa kì 2 ngữ văn 9 Có đáp án
- Giáo án ngữ văn 9 học kì 2
- Giáo án ngữ văn 9 học kì 1
- Tài liệu kiến thức cơ bản Ngữ văn 9
- Đề thi học kì 2 ngữ văn lớp 9
- Đề cương ôn tập học kì 2 ngữ văn 9
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 HK2
- Bộ đề đọc hiểu ngữ văn 9 có đáp án
- Giáo án powerpoint văn 9 cả năm
- TÀI LIỆU LUYỆN ĐỀ VĂN LỚP 9
- Tài Liệu ôn thi học sinh giỏi ngữ văn 9
- Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Ngữ Văn 9
- Đề nghị luận văn học thi học sinh giỏi lớp 9
- Sách lí luận văn học bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9
- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN LỚP 9
- KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI LỚP 9
- Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9
- BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9
- KHO TÀNG KIẾN THỨC VĂN HỌC LỚP 9
- ôn thi học sinh giỏi ngữ văn 9
- HỆ THỐNG KIẾN THỨC NGỮ VĂN LỚP 9
- ĐỀ THI VĂN TỰ SỰ LỚP 9
- Đề kiểm tra văn học trung đại lớp 9
- Giáo Án Ngữ Văn 9 Học Kì 2
- Đề Kiểm Tra Cuối Kì 1 Văn 9
- Bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn 9
- ĐỀ THI NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ 2
- ĐỀ THI NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ 1
- Giáo án ôn tập tổng hợp ngữ văn 9
- Đề thi học sinh giỏi văn 9 tỉnh
- Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn ngữ văn 9
- ĐỀ THI HSG VĂN 9 MỚI NHẤT
- ĐỀ THI HSG VĂN 9 CẤP HUYỆN
- ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
- Đề thi học sinh giỏi văn lớp 9 cấp tỉnh
- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN VĂN 9
- Đề thi hsg văn 9
- Đề thi học sinh giỏi ngữ văn 9
- Đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 9
- Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
- ôn thi học sinh giỏi văn 9
- TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9
- Đề nghị luận văn học thi học sinh giỏi lớp 9
- TÀI LIỆU ÔN TẬP VĂN LỚP 9
- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9
- CÂU TRẮC NGHIỆM VĂN LỚP 9
- Ôn tập văn học trung đại lớp 9
- GIÁO ÁN TỰ CHỌN VĂN LỚP 9
- GIÁO ÁN DẠY THÊM VĂN 9
- GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9
- GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9
- Đề kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 văn 9
- Đề thi giữa kì 2 văn 9 có đáp án
- Tài liệu luyện thi vào lớp 10 môn ngữ văn
- đề thi môn ngữ văn 9 học kì 2 trắc nghiệm
- Giáo án kiểm tra giữa kì 2 văn 9
- Giáo án ngữ văn 9 học kì 2 theo công văn 5512
- Đề kiểm tra cuối học kì 1 ngữ văn 9
- Đề thi ngữ văn 9 hk2 có đáp án
- Đề kiểm tra 1 tiết ngữ văn 9 hk2
- Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 học kì 2 chi tiết
- Đề thi văn 9 hk2 có đáp án
- Đề thi hk2 văn 9 Quảng Nam
- Đề kiểm tra học kì ii ngữ văn 9
- Đề kiểm tra ngữ văn 9 học kì 2
- Đề thi ngữ văn 9 học kì 2 năm 2022 có đáp án