- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn lịch sử CÓ ĐÁP ÁN NĂM 2023 - 2024 được soạn dưới dạng file word gồm 7 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Câu 1: (4.5 điểm).
“Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở Châu Á, Châu Phi và Mĩ La-tinh, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã từng mảng lớn và đi tới sụp đổ hoàn toàn.”
(Sách giáo khoa-Lịch sử 9, trang 13, NXB Giáo dục Việt Nam)
Bằng những kiến thức đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
Câu 2: (6.0 điểm).
Trình bày sự ra đời và quá trình phát triển của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Việt Nam có thời cơ và thách thức gì khi ra nhập ASEAN? Theo em, các nước trong khu vực Đông Nam Á có giải pháp gì về vấn đề tranh chấp Biển Đông hiện nay?
Câu 3: (2.5 điểm).
Trình bày hoàn cảnh, nội dung, thành tựu và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ 1978 đến nay. Từ sự thành công của Trung Quốc, Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
Câu 4: (5.0 điểm).
Hãy trình bày quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1918. Vì sao Người lại ra đi tìm đường cứu nước mới? Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì khác với con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh?
Câu 5: (2.0 điểm).
Đầu thế kỉ XX, kinh tế, xã hội của Hà Nội có những chuyển biến như thế nào?
ĐỀ CHÍNH THỨC |
NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 150 phút
MÔN LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1: (4.5 điểm).
“Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở Châu Á, Châu Phi và Mĩ La-tinh, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã từng mảng lớn và đi tới sụp đổ hoàn toàn.”
(Sách giáo khoa-Lịch sử 9, trang 13, NXB Giáo dục Việt Nam)
Bằng những kiến thức đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
Câu 2: (6.0 điểm).
Trình bày sự ra đời và quá trình phát triển của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Việt Nam có thời cơ và thách thức gì khi ra nhập ASEAN? Theo em, các nước trong khu vực Đông Nam Á có giải pháp gì về vấn đề tranh chấp Biển Đông hiện nay?
Câu 3: (2.5 điểm).
Trình bày hoàn cảnh, nội dung, thành tựu và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ 1978 đến nay. Từ sự thành công của Trung Quốc, Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
Câu 4: (5.0 điểm).
Hãy trình bày quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1918. Vì sao Người lại ra đi tìm đường cứu nước mới? Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì khác với con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh?
Câu 5: (2.0 điểm).
Đầu thế kỉ XX, kinh tế, xã hội của Hà Nội có những chuyển biến như thế nào?
-----------------------------------Hết--------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN LỊCH SỬ
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN LỊCH SỬ
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 4.5đ | “Sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở Châu Á, Châu Phi và Mĩ La-tinh, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc tan rã từng mảng lớn và đi tới sụp đổ hoàn toàn.” (Sách giáo khoa-Lịch sử 9, trang 13, NXB Giáo dục Việt Nam) Bằng những kiến thức đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. | 4.5đ |
* Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX: | 2.0 | |
- Châu Á: phong trào diễn ra sớm nhất ở Đông Nam Á, nhiều nước tuyên bố độc lập như: In-đô-nê-xi-a (8/1945); Việt Nam (9/1945); Lào (10/1945)… và lan rộng sang các khu vực khác. | 0.5 | |
- Châu Phi: được gọi là “lục địa trỗi dậy” với nhiều nước giành độc lập như: năm 1960 có 17 nước (năm Châu Phi); Ai Cập (1952) An-giê-ri (1962) … | 0.5 | |
- Mĩ La-tinh: được mệnh danh là “Đại lục núi lửa” với ngọn cờ đầu trong phong trào là Cu-ba (1/1/1959) | 0.5 | |
- Tính đến giữa những những năm 60 của thế kỷ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân-đế quốc bị sụp đổ về cơ bản. | 0.5 | |
*Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX. | 1.0 | |
- Nét nổi bật của giai đoạn này là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghinê-Bitxao chống lại thực dân Bồ Đào Nha. | 0.5 | |
- Bồ Đào Nha lần lượt công nhận nền độc lập của các nước: Ghinê-Bitxao (1974); Mô dăm bích (6/1975) và Ăng-gô la (11/1975). | 0.5 | |
* Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX. | 1.5 | |
- Chủ nghĩa thực dân chỉ tồn tại dưới hình thức là chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) ở khu vực Nam Phi. | 0.25 | |
- Sau nhiều năm đấu tranh, chính quyền của người da trắng buộc phải công nhận các quyền tự do dân chủ của người da đen. Qua bầu cử, chính quyền của người da đen được thành lập như ở Dim-ba-bua (1980), Na-mi-bi-a (1990), Nam Phi (1994). | 0.5 |