- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,007
- Điểm
- 113
tác giả
Đề thi ngữ văn 9 học kì 2 năm 2022 có đáp án TRƯỜNG THCS LẬP LỄ
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô, các em Đề thi ngữ văn 9 học kì 2 năm 2022 có đáp án TRƯỜNG THCS LẬP LỄ. Đây là bộ Đề thi ngữ văn 9 học kì 2 năm 2022 có đáp án, đề thi ngữ văn 9 học kì 2 năm 2022 được soạn bằng file word RẤT HAY.
II - ĐỀ BÀI
I - PHẦN ĐỌC HIỂU(3Đ):
*Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
"Có thể lí giải sống ảo dùng để chỉ tính chất, phong cách sống của một ai đó trên mạng xã hội (Internet) mà không đúng với hoàn cảnh ngoài đời của họ. Đáng tiếc rằng đại bộ phận những người sa vào lối sống xa rời thực tế này lại là những người trẻ tuổi - niềm hi vọng và là tương lai của chúng ta. Khi người trẻ xây dựng ảo tưởng trên mạng xã hội, họ để cho thế giới ảo ấy cắn nuốt tâm trí, làm ảnh hưởng tới đời sống của cá nhân và xã hội, thậm chí nguy hại tới tính mạng con người. Một số vụ việc điển hình cho thấy lối sống ảo của người trẻ hiện nay có thể kể đến như: vụ thanh niên tẩm xăng tự thiêu vì lời thách thức câu Like trên mạng xã hội; hay vụ nữ sinh Hà Nội giả chết để để thu hút sự chú ý trên Facebook; vụ chàng trai trẻ giả danh phi công nhà giàu đi lừa tình các cô gái..."
( Giật mình sống ảo đe dọa sống thật - Theo Dân trí)
*Câu 1(0,5 điểm): Cho biết phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên?
*Câu 2(0,5 điểm): Chỉ ra nội dung của đoạn trích trên?
*Câu 3(1 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ và tác dụng của nó trong câu văn sau: “Khi người trẻ xây dựng ảo tưởng trên mạng xã hội, họ để cho thế giới ảo ấy cắn nuốt tâm trí, làm ảnh hưởng tới đời sống của cá nhân và xã hội, thậm chí nguy hại tới tính mạng con người.”
*Câu 4(1 điểm): Bài học rút ra cho bản thân em từ đoạn trích trên?
II - PHẦN LÀM VĂN(7Đ):
*Câu 1(2 điểm): Viết đoạn văn theo kiểu tổng - phân - hợp, trình bày suy nghĩ của em về lối sống ảo ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.
* Câu 2(5 điểm): Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"
("Sang thu" - Hữu Thỉnh)
I - PHẦN ĐỌC HIỂU.
II - PHẦN LÀM VĂN
I - MA TRẬN
I - PHẦN ĐỌC HIỂU(3Đ):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Hàng loạt clip học trò đánh nhau tung lên mạng trong thời gian qua giúp “vỡ lẽ” phần nào thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. Qua các clip, không chỉ thấy hành vi ra đòn, đánh nhau của học trò mà còn lộ ra một thực tế nhức nhối và đáng ngại đó là thái độ nhởn nhơ, vô cảm của những học trò khác. Quanh các vụ đánh nhau, hỗn chiến tuổi học đường, không thiếu những cô cậu học trò trong “tà áo trắng tinh khôi” đứng xung quanh hét hò, cổ vũ. Nhiều học trò còn tranh thủ làm duyên, tạo dáng khi những chiếc điện thoại chĩa vào để chụp, quay lại hiện trường. Y như các em đang dự một lễ hội hay tham gia một hoạt động ngoại khóa vui chơi, giải trí nào đó chứ không phải đứng trước tình cảnh bạn bè mình đánh nhau. Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực!
Có thể nói hiện nay, bạo lực học đường là biểu hiện sự tụt dốc của đạo đức, của lòng nhân ái. Nhưng thái độ vô cảm đến mức nhởn nhơ, cổ vũ bạo lực mới là sự tụt dốc về nhân cách đáng sợ nhất. Thái độ đó chính là mầm mống nuôi dưỡng của bạo lực."
*Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
*Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
*Câu 3 (1,0 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực”.
*Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp em rút ra sau khi đọc đoạn văn trên?
II - PHẦN LÀM VĂN(7Đ):
* Câu 1(2 điểm): Từ nội dung đoạn trích trên, viết đoạn văn theo kiểu tổng - phân - hợp nêu suy nghĩ của em về bạo lực học đường hiện nay.
* Câu 2(5 điểm): Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
("Sang thu" - Hữu Thỉnh)
I - PHẦN ĐỌC HIỂU.
II - PHẦN LÀM VĂN
I - PHẦN ĐỌC HIỂU(3Đ):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Có thể lí giải sống ảo dùng để chỉ tính chất, phong cách sống của một ai đó trên mạng xã hội (Internet) mà không đúng với hoàn cảnh ngoài đời của họ. Đáng tiếc rằng đại bộ phận những người sa vào lối sống xa rời thực tế này lại là những người trẻ tuổi - niềm hi vọng và là tương lai của chúng ta. Khi người trẻ xây dựng ảo tưởng trên mạng xã hội, họ để cho thế giới ảo ấy cắn nuốt tâm trí, làm ảnh hưởng tới đời sống của cá nhân và xã hội, thậm chí nguy hại tới tính mạng con người. Một số vụ việc điển hình cho thấy lối sống ảo của người trẻ hiện nay có thể kể đến như: vụ thanh niên tẩm xăng tự thiêu vì lời thách thức câu Like trên mạng xã hội; hay vụ nữ sinh Hà Nội giả chết để để thu hút sự chú ý trên Facebook; vụ chàng trai trẻ giả danh phi công nhà giàu đi lừa tình các cô gái..."
(Giật mình sống ảo đe dọa sống thật - Theo Dân trí)
*Câu 1(0,5 điểm): Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
*Câu 2(0,5 điểm): Chỉ ra nội dung của đoạn trích trên?
*Câu 3(1 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu và tác dụng của nó trong câu văn sau: “Khi người trẻ xây dựng ảo tưởng trên mạng xã hội, họ để cho thế giới ảo ấy cắn nuốt tâm trí, làm ảnh hưởng tới đời sống của cá nhân và xã hội, thậm chí nguy hại tới tính mạng con người.”
*Câu 4(1 điểm): Bài học rút ra cho bản thân em từ đoạn trích trên?
II - PHẦN LÀM VĂN(7Đ):
*Câu 1(2 điểm): Viết đoạn văn theo kiểu tổng - phân - hợp, trình bày suy nghĩ của em về lối sống ảo ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.
* Câu 2(5 điểm): Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"
("Sang thu" - Hữu Thỉnh)
* Ghi chú: Giám thị coi thi nghiêm túc, đánh dấu bài, thậm chí thu ngay bài thi những em vi phạm qui chế và không giải thích gì thêm.
I - PHẦN ĐỌC HIỂU(3Đ):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Hàng loạt clip học trò đánh nhau tung lên mạng trong thời gian qua giúp “vỡ lẽ” phần nào thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. Qua các clip, không chỉ thấy hành vi ra đòn, đánh nhau của học trò mà còn lộ ra một thực tế nhức nhối và đáng ngại đó là thái độ nhởn nhơ, vô cảm của những học trò khác. Quanh các vụ đánh nhau, hỗn chiến tuổi học đường, không thiếu những cô cậu học trò trong “tà áo trắng tinh khôi” đứng xung quanh hét hò, cổ vũ. Nhiều học trò còn tranh thủ làm duyên, tạo dáng khi những chiếc điện thoại chĩa vào để chụp, quay lại hiện trường. Y như các em đang dự một lễ hội hay tham gia một hoạt động ngoại khóa vui chơi, giải trí nào đó chứ không phải đứng trước tình cảnh bạn bè mình đánh nhau. Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực!
Có thể nói hiện nay, bạo lực học đường là biểu hiện sự tụt dốc của đạo đức, của lòng nhân ái. Nhưng thái độ vô cảm đến mức nhởn nhơ, cổ vũ bạo lực mới là sự tụt dốc về nhân cách đáng sợ nhất. Thái độ đó chính là mầm mống nuôi dưỡng của bạo lực."
*Câu 1(0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
*Câu 2(0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
*Câu 3 (1,0 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực”.
*Câu 4(1,0 điểm): Thông điệp em rút ra sau khi đọc đoạn văn trên?
II - PHẦN LÀM VĂN(7Đ):
*Câu 1(2 điểm): Từ nội dung đoạn trích trên, viết đoạn văn theo kiểu tổng - phân - hợp nêu suy nghĩ của em về bạo lực học đường hiện nay.
*Câu 2(5 điểm): Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
("Sang thu" - Hữu Thỉnh)
* Ghi chú: Giám thị coi thi nghiêm túc, đánh dấu bài, thậm chí thu ngay bài thi những em vi phạm qui chế và không giải thích gì thêm.
XEM THÊM:
YOPOVN xin gửi đến quý thầy cô, các em Đề thi ngữ văn 9 học kì 2 năm 2022 có đáp án TRƯỜNG THCS LẬP LỄ. Đây là bộ Đề thi ngữ văn 9 học kì 2 năm 2022 có đáp án, đề thi ngữ văn 9 học kì 2 năm 2022 được soạn bằng file word RẤT HAY.
TRƯỜNG THCS LẬP LỄ TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI | TIẾT 171,172: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học 2021 - 2022 |
Mức độ Chủ đề | Biết | Hiểu | Vận dụng | Tổng | ||||
Câu | Điểm | |||||||
1. Đọc hiểu và viết đoạn văn vận dụng về lối sống ảo | - Nêu được phương thức biểu đạt, nội dung và biện pháp nghệ thuật của đoạn trích. | - Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong một câu văn cụ thể - Thực trạng của lối sống ảo ở giới trẻ hiện nay, nguyên nhân, tác hại, giải pháp. | Viết đúng đoạn văn tổng-phân-hợp trình bày suy nghĩ về lối sống ảo của giới trẻ hiện nay, có liên hệ đến bản thân. | |||||
Số câu: 2 | Điểm 1,5 | Số câu: 2 | Điểm 2,0 | Số câu: 1 | Điểm 1,5 | 5 | 5,0đ | |
2. Nghị luận một đoạn thơ trong bài "Sang thu" | - Đảm bảo bố cục chuẩn của một bài văn nghị luận một đoạn thơ, phân tích, cảm nhận khổ 1 bài thơ. - Hành văn trôi chảy, mạch lạc; hệ thống luận điểm cụ thể, rõ ràng; luận cứ đầy đủ, chính xác; lập luận chặt chẽ; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ ngữ pháp. - Vận dụng tốt các kĩ năng đã được học, có liên hệ, mở rộng, sáng tạo. | 1 | 5,0đ | |||||
Tổng | Số câu: 2 | Điểm: 1,5 | Số câu: 2 | Điểm: 2,0 | Số câu: 2 | Điểm: 6,5 | 6 câu | 10đ |
15% | 20% | 65% | 100% |
II - ĐỀ BÀI
I - PHẦN ĐỌC HIỂU(3Đ):
*Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
"Có thể lí giải sống ảo dùng để chỉ tính chất, phong cách sống của một ai đó trên mạng xã hội (Internet) mà không đúng với hoàn cảnh ngoài đời của họ. Đáng tiếc rằng đại bộ phận những người sa vào lối sống xa rời thực tế này lại là những người trẻ tuổi - niềm hi vọng và là tương lai của chúng ta. Khi người trẻ xây dựng ảo tưởng trên mạng xã hội, họ để cho thế giới ảo ấy cắn nuốt tâm trí, làm ảnh hưởng tới đời sống của cá nhân và xã hội, thậm chí nguy hại tới tính mạng con người. Một số vụ việc điển hình cho thấy lối sống ảo của người trẻ hiện nay có thể kể đến như: vụ thanh niên tẩm xăng tự thiêu vì lời thách thức câu Like trên mạng xã hội; hay vụ nữ sinh Hà Nội giả chết để để thu hút sự chú ý trên Facebook; vụ chàng trai trẻ giả danh phi công nhà giàu đi lừa tình các cô gái..."
( Giật mình sống ảo đe dọa sống thật - Theo Dân trí)
*Câu 1(0,5 điểm): Cho biết phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên?
*Câu 2(0,5 điểm): Chỉ ra nội dung của đoạn trích trên?
*Câu 3(1 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ và tác dụng của nó trong câu văn sau: “Khi người trẻ xây dựng ảo tưởng trên mạng xã hội, họ để cho thế giới ảo ấy cắn nuốt tâm trí, làm ảnh hưởng tới đời sống của cá nhân và xã hội, thậm chí nguy hại tới tính mạng con người.”
*Câu 4(1 điểm): Bài học rút ra cho bản thân em từ đoạn trích trên?
II - PHẦN LÀM VĂN(7Đ):
*Câu 1(2 điểm): Viết đoạn văn theo kiểu tổng - phân - hợp, trình bày suy nghĩ của em về lối sống ảo ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.
* Câu 2(5 điểm): Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"
("Sang thu" - Hữu Thỉnh)
III - HƯỚNG DẪN CHẤM
I - PHẦN ĐỌC HIỂU.
CÂU | YÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC | ĐIỂM |
Câu 1 | Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận | 0,5đ |
Câu 2 | Nội dung: Bàn về sự nguy hại của lối sống ảo đối với một bộ phận giới trẻ hiện nay. | 0,5đ |
Câu 3 | - Biện pháp tu từ: liệt kê: “họ để cho thế giới ảo ấy cắn nuốt tâm trí, làm ảnh hưởng tới đời sống của cá nhân và xã hội, thậm chí nguy hại tới tính mạng con người.” - Tác dụng: + Tạo sự diễn đạt sinh động, phong phú, hấp dẫn, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, gây ấn tượng với người đọc. + Phép liệt kê đã diễn tả cụ thể, đầy đủ, toàn diện về những hậu quả nghiêm trọng của lối sống ảo đe dọa đến lối sống thật của thế hệ trẻ. + Tác giả thể hiện thái độ quan tâm, lo lắng, đồng thời mong muốn mọi người hãy tránh xa lối sống ảo. | 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ |
Câu 4 | *Bài học cho bản thân: - Nhận thức sâu sắc tác hại của lối sống ảo đối với cuộc sống của con người. - Trân trọng, đề cao lối sống thật. - Sử dụng mạng xã hội một cách văn minh, có ích, không a dua, chạy theo lối sống ảo, không mất thời gian, công sức, tiền bạc vào những trò vô bổ trên mạng xã hội. - Lên án, phê phán những người chạy theo lối sống ảo. | 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ |
II - PHẦN LÀM VĂN
CÂU | YÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC | ĐIỂM |
Câu 1 (2đ) | 1. Hình thức: - Đúng kiểu đoạn tổng-phân-hợp. - Hành văn mạch lạc, chặt chẽ, lập luận sắc bén, thuyết phục, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Nội dung: * Tổng: Sự nguy hại khôn lường của lối sống ảo ở một bộ phận giới trẻ hiện nay. * Phân: - Giải thích: Sống ảo là lối sống, phong cách sống không giống với hoàn cảnh thực của con người ở trên mạng xã hội. - Thực trạng: + Sống ảo đang trở thành một xu thế, một trào lưu của khá nhiều các bạn trẻ. + Các bạn dành phần lớn quỹ thời gian bên chiếc điện thoại để đắm chìm vào mạng xã hội với các hoạt động: đăng status, khoe ảnh tự sướng, bình luận dạo,...lấy việc người khác like, bình luận, chia sẻ ảnh hay bài viết của mình làm thú vui, lãng quên cuộc sống thực tại đang diễn ra. - Nguyên nhân: + Do các bạn muốn thể hiện, khoe khoang bản thân; muốn trở thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến. + Một số bạn trẻ thiếu sự quan tâm của gia đình, người thân, thiếu sân chơi lành mạnh, bổ ích. - Hậu quả: tiêu tốn nhiều thời gian, tiền bạc vào những việc vô nghĩa; có thể dẫn đến những suy nghĩ, hành động tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách, thậm chí vi phạm pháp luật, đánh mất tương lai. - Giải pháp: + Trước hết, mọi người cần lên án, phê phán quyết liệt lối sống ảo. + Các nhà quản lí phải kiểm soát, kiểm duyệt chặt chẽ các trang mạng xã hội, loại bỏ ngay những thông tin, clip độc hại. + Mọi người sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả, hữu ích, phục vụ cho công việc, học tập hay giải trí. - Liên hệ bản thân: hình thành cho mình một lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động xã hội để có cuộc sống ý nghĩa; tuyên truyền cho mọi người biết về tác hại của việc sống ảo để thức tỉnh, trở về lối sống thực; khuyên bảo, ngăn chặn bạn bè, người thân khi có biểu hiện của lối sống ảo; thường xuyên quan tâm, trò chuyện, chia sẻ với người thân, bạn bè. *Hợp: Loại bỏ lối sống ảo, sử dụng các trang mạng một cách có văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh. | 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ |
Câu 2 (5đ) | * Hình thức: - Đảm bảo bố cục chuẩn của một bài văn. - Hành văn trôi chảy, mạch lạc; hệ thống luận điểm cụ thể, rõ ràng; luận cứ đầy đủ, chính xác; lập luận chặt chẽ; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ ngữ pháp. * Sáng tạo: Có cách MB, KB độc đáo, liên hệ, mở rộng tốt, văn phong giàu sức thuyết phục, gợi cảm. * Nội dung: 1. Mở bài (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) - Giới thiệu tác giả: Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, quê ở Vĩnh Phúc, là nhà thơ trưởng thành từ quân đội. Thơ ông nhẹ nhàng, trong sáng, giàu trải nghiệm. - Giới thiệu tác phẩm: "Sang thu" là một thi phẩm độc đáo, diễn tả những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của thiên nhiên, đất trời từ hạ sang thu cùng suy ngẫm của nhà thơ về "mùa thu" đời người. - Cảm nhận chung về khổ thơ: Đoạn thơ dưới đây là rung cảm của thi nhân trước những dấu hiệu báo thu về: "Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về" 2. Thân bài. a. Giới thiệu chung. - Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ "Sang thu" được Hữu Thỉnh viết năm 1977, ở ngoại thành Hà Nội, in trong tập "Từ chiến hào đến thành phố"(1991). - Mạch cảm xúc: Bài thơ gồm ba khổ, mỗi khổ là một nét vẽ khác nhau về bức tranh giao mùa. Thiên nhiên được miêu tả theo trình tự không gian: từ thấp, nhỏ, hẹp đến cao, xa, rộng với những cung bậc cảm xúc khác nhau của thi nhân: từ ngỡ ngàng, ngạc nhiên đến tri giác và suy ngẫm. - Nêu vị trí đoạn trích: Đoạn thơ trên là khổ một của bài thơ để lại những dư vị khó quên cho người đọc. b. Phân tích, cảm nhận. * Trước hết, chúng ta cùng khám phá những tín hiệu báo thu về. Khúc giao mùa được bắt đầu thật tự nhiên, giản dị: "Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se" - Không giống với các nhà thơ trước đó viết về mùa thu thường là lá vàng, rừng phong, hoa cúc ... Hữu Thỉnh bắt đầu mùa thu bằng "hương ổi". Hương ổi là một mùi hương đặc sản của mùa thu làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ. - Gió se là gió nhẹ, khô và hơi lạnh - đặc trưng của dấu hiệu thời tiết ở miền Bắc nước ta khi thu về. - "Phả" nghĩa là bốc mạnh, tỏa ra thành luồng. - Hương ổi gặp gió se càng thêm nồng nàn, quyến rũ, lan tỏa khắp không gian, phả vào đất trời, vào lòng người. => Hương ổi trong "Sang thu" của Hữu Thỉnh là một phát hiện độc đáo, đậm đà màu sắc dân dã, đồng nội, tạo nên một tứ thơ rất riêng của một con người có cảm nhận tinh tế, sống gắn bó với đồng quê. - Sau hương ổi, gió se là sương thu: "Sương chùng chình qua ngõ + Không phải là màn sương dày đặc, mịt mù hay rơi lã chã mà hình ảnh "sương chùng chình" gợi tả làn sương mỏng, mềm mại, giăng mắc khắp đường thôn ngõ xóm. Nhà thơ đã nhân hoá qua từ láy "chùng chình" để diễn tả sương thu như chứa đầy tâm trạng của một con người với những bước chân chậm chạp, vấn vương, không lỡ rời xa khi qua ngõ nhà ai. + "Ngõ" là đường thôn ngõ xóm, cũng là cửa ngõ thông giữa hai mùa hạ - thu. + Sự xuất hiện của sương thu làm cho khí thu thêm mát mẻ, cảnh thu thêm thơ mộng, huyền ảo, lung linh. * Cảm xúc thi nhân: Thu đã về trên quê hương, vậy mà nhà thơ vẫn còn dè dặt: "Hình như thu đã về" + Nếu như ở đầu bài thơ, cụm từ "Bỗng nhận ra" biểu thị sự sửng sốt, ngỡ ngàng, đầy ngạc nhiên như một tiếng kêu vang thích thú trong khoảnh khắc thì "Hình như" là sự phỏng đoán một nét thu mơ hồ vừa chợt phát hiện và cảm nhận. + "Hình như" là thành phần tình thái không phải để hỏi mà là để xác nhận dẫu chưa tin hẳn bởi thu đến nhẹ nhàng quá, tự nhiên quá. => Giây phút giao mùa được nhà thơ cảm nhận bằng tổng hòa các giác quan, bằng những rung động tinh tế, nhạy cảm của tâm hồn thi nhân. Có thể nói khổ thơ đầu mang cái man mác, ngọt ngào, sâu lắng đầy thi vị của thiên nhiên, đất trời đồng bằng Bắc Bộ khi thu sang. c. Đánh giá chung. - Nghệ thuật: Hữu Thỉnh rất thành công với thể thơ 5 chữ, giọng điệu nhẹ nhàng, tâm tình, sâu lắng; hình ảnh giản dị, mộc mạc, gần gũi; ngôn từ chọn lọc, tinh tế, giàu sức gợi tả, gợi cảm cùng phép nhân hóa tinh tế, đặc sắc. - Nội dung: Tất cả các biện pháp nghệ thuật ấy đã làm nổi bật những tín hiệu đặc trưng khi thu về ở đồng bằng Bắc Bộ và cảm xúc say sưa, giao hòa với thiên nhiên đất trời của thi nhân. 3. Kết bài. - Khằng định vi trò, vị trí của đoạn thơ, bài thơ. - Liên hệ bản thân. | 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1,0đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ |
B. ĐỀ CHẴN
I - MA TRẬN
Mức độ Chủ đề | Biết | Hiểu | Vận dụng | Tổng | ||||
Câu | Điểm | |||||||
1. Đọc hiểu và viết đoạn văn vận dụng về bạo lực học đường hiện nay | - Nêu được phương thức biểu đạt, nội dung và biện pháp nghệ thuật của đoạn trích. | - Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong một câu văn cụ thể. - Biểu hiện, vai trò, ý nghĩa và phản biện về sự tự tin. | Viết đúng đoạn văn tổng-phân-hợp trình bày suy nghĩ về bạo lực học đường hiện nay, có liên hệ đến bản thân. | |||||
Số câu: 2 | Điểm 1,5 | Số câu: 2 | Điểm 2,0 | Số câu: 1 | Điểm 1,5 | 5 | 5,0đ | |
2. Nghị luận một đoạn thơ trong bài "Sang thu" | - Đảm bảo bố cục chuẩn của một bài văn nghị luận một đoạn thơ, phân tích, cảm nhận khổ 2 bài thơ. - Hành văn trôi chảy, mạch lạc; hệ thống luận điểm cụ thể, rõ ràng; luận cứ đầy đủ, chính xác; lập luận chặt chẽ; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ ngữ pháp. - Vận dụng tốt các kĩ năng đã được học, có liên hệ, mở rộng, sáng tạo. | 1 | 5,0đ | |||||
Tổng | Số câu: 2 | Điểm: 1,5 | Số câu: 2 | Điểm: 2,0 | Số câu: 2 | Điểm: 6,5 | 6 câu | 10đ |
15% | 20% | 65% | 100% |
II - ĐỀ BÀI
I - PHẦN ĐỌC HIỂU(3Đ):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Hàng loạt clip học trò đánh nhau tung lên mạng trong thời gian qua giúp “vỡ lẽ” phần nào thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. Qua các clip, không chỉ thấy hành vi ra đòn, đánh nhau của học trò mà còn lộ ra một thực tế nhức nhối và đáng ngại đó là thái độ nhởn nhơ, vô cảm của những học trò khác. Quanh các vụ đánh nhau, hỗn chiến tuổi học đường, không thiếu những cô cậu học trò trong “tà áo trắng tinh khôi” đứng xung quanh hét hò, cổ vũ. Nhiều học trò còn tranh thủ làm duyên, tạo dáng khi những chiếc điện thoại chĩa vào để chụp, quay lại hiện trường. Y như các em đang dự một lễ hội hay tham gia một hoạt động ngoại khóa vui chơi, giải trí nào đó chứ không phải đứng trước tình cảnh bạn bè mình đánh nhau. Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực!
Có thể nói hiện nay, bạo lực học đường là biểu hiện sự tụt dốc của đạo đức, của lòng nhân ái. Nhưng thái độ vô cảm đến mức nhởn nhơ, cổ vũ bạo lực mới là sự tụt dốc về nhân cách đáng sợ nhất. Thái độ đó chính là mầm mống nuôi dưỡng của bạo lực."
(Trích "Khi học trò nhởn nhơ trước bạo lực học đường", dantri.com.vn)
*Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
*Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
*Câu 3 (1,0 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực”.
*Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp em rút ra sau khi đọc đoạn văn trên?
II - PHẦN LÀM VĂN(7Đ):
* Câu 1(2 điểm): Từ nội dung đoạn trích trên, viết đoạn văn theo kiểu tổng - phân - hợp nêu suy nghĩ của em về bạo lực học đường hiện nay.
* Câu 2(5 điểm): Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
("Sang thu" - Hữu Thỉnh)
III - HƯỚNG DẪN CHẤM
I - PHẦN ĐỌC HIỂU.
CÂU | YÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC | ĐIỂM |
Câu 1 | - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận | 0,5đ |
Câu 2 | - Nội dung chính của đoạn văn: Bàn luận về thái độ nhởn nhơ, vô cảm, cổ vũ cho bạo lực học đường của một số bộ phận giới trẻ hiện nay. | 0,5đ |
Câu 3 | - Biện pháp tu từ liệt kê: “đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực”. - Tác dụng : + Tạo sự diễn đạt sinh động, phong phú, hấp dẫn, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, gây ấn tượng với người đọc. + Phép liệt kê nhằm diễn tả cụ thể, đầy đủ, sâu sắc thái độ nhởn nhơ, vô cảm, cổ vũ cho bạo lực học đường của một bộ phận giới trẻ hiện nay. + Tác giả thể hiện thái độ lên án, phê phán gay gắt trước suy nghĩ lệch lạc, thờ ơ, vô cảm với một bộ phận giới trẻ và mong muốn phải chấm dứt tình trạng này. | 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ |
Câu 4 | - Thông điệp sau: + Nhận thức sâu sắc thực trạng đáng báo động của bạo lực học đường và những tác hại, hậu quả khôn lường của nó. + Trân trọng, đề cao lối sống lành mạnh, thân thiện, nhân ái, đoàn kết với bạn. + Chủ động, tích cực ngăn ngừa các hành vi bạo lực học đường, rèn luyện đạo đức, nhân cách tốt đẹp; tuân thủ mọi qui định của trường, lớp và pháp luật. + Cần phải lên án và tố cáo các hành động bạo lực học đường; không cổ vũ, tham gia các hành động bạo lực ở mọi lúc, mọi nơi. | 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ |
CÂU | YÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC | ĐIỂM |
Câu 1 (2đ) | 1. Hình thức: - Đúng kiểu đoạn tổng-phân-hợp. - Hành văn mạch lạc, chặt chẽ, lập luận sắc bén, thuyết phục, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Nội dung: * Tổng: Vấn nạn bạo lực học đường đáng báo động, nhức nhối của giới trẻ hiện nay. * Phân: - Giải thích: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. - Thực trạng: + Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. + Liên tục trên các trang mạng xã hội, các phương tiện thông tin, đài báo đưa tin về các vụ bạo lực học đường ở mọi lứa tuổi khác nhau, đặc biệt nhiều vụ chủ yếu là học sinh nữ. - Nguyên nhân: + Nguyên nhân chính là do người gây ra bạo lực không có sự phát triển toàn diện về nhân cách; thiếu kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống. + Ngoài ra, còn do ảnh hưởng từ môi trường, văn hóa bạo lực như các phim ảnh, sách báo, đồ chơi, game mang tính bạo lực; do sự giáo dục chưa đúng đắn của gia đình, nhà trường; do các cấp chưa có những giải pháp thiết thực, triệt để. - Hậu quả: Bạo lực học đường gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng: + Với nạn nhân thì gây ra tổn thương về thể xác và tinh thần, gây bất ổn tâm lí. + Với người gây ra bạo lực thì làm hỏng tương lai của bản thân, bị mọi người lên án, xa lánh, thậm chí bị vướng vào vòng lao lí. - Giải pháp: Để ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực học đường đồi hỏi phải có nhiều giải pháp khác nhau. + Bản thân mỗi người cần tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, tránh xa bạo lực, luôn yêu thương, quan tâm mọi người, sống chan hòa, gần gũi với bạn bè. + Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, nhà trường cần coi trọng dạy kĩ năng sống; gia đình quan tâm đúng mực với con cái; các cơ quan chức năng có các biện pháp trừng phạt kiên quyết đủ sức răn đe, làm gương cho người khác. - Phản biện: Chúng ta cực lực lên án những hành vi gây ra bạo lực học đường và sự thờ ơ, vô cảm của một bộ phận giới trẻ trước thực trạng này. - Liên hệ bản thân: Là một học sinh, bản thân em sẽ tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh, chương trình ngoại khóa tập thể; sống chan hòa với bạn bè, không cổ vũ, tham gia, chủ động ngăn chặn, phòng ngừa các hành động bạo lực ở mọi lúc, mọi nơi. * Hợp: Nói không với bạo lực học đường để tuổi thơ chúng ta có một môi trường học tập trong sáng, lành mạnh, bổ ích với những kỉ niệm đáng nhớ của tuổi học trò. | 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ |
Câu 2 (5đ) | * Hình thức: - Đảm bảo bố cục chuẩn của một bài văn. - Hành văn trôi chảy, mạch lạc; hệ thống luận điểm cụ thể, rõ ràng; luận cứ đầy đủ, chính xác; lập luận chặt chẽ; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ ngữ pháp. * Sáng tạo: Có cách MB, KB độc đáo, liên hệ, mở rộng tốt, văn phong giàu sức thuyết phục, gợi cảm. * Nội dung: 1. Mở bài(có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) - Giới thiệu tác giả: Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh, quê ở Vĩnh Phúc, là nhà thơ trưởng thành từ quân đội. Thơ ông nhẹ nhàng, trong sáng, giàu trải nghiệm. - Giới thiệu tác phẩm: "Sang thu" là một thi phẩm độc đáo, diễn tả những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt của thiên nhiên, đất trời từ hạ sang thu cùng suy ngẫm của nhà thơ về "mùa thu" đời người. - Cảm nhận chung về khổ thơ: Đoạn thơ dưới đây là những dấu hiệu ngày càng rõ rệt hơn của bức tranh giao mùa: "Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu" 2. Thân bài. a. Giới thiệu chung. - Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ "Sang thu" được Hữu Thỉnh viết năm 1977, ở ngoại thành Hà Nội, in trong tập "Từ chiến hào đến thành phố"(1991). - Mạch cảm xúc: Bài thơ gồm ba khổ, mỗi khổ là một nét vẽ khác nhau về bức tranh giao mùa. Thiên nhiên được miêu tả theo trình tự không gian: từ thấp, nhỏ, hẹp đến cao, xa, rộng với những cung bậc cảm xúc khác nhau của thi nhân: từ ngỡ ngàng, ngạc nhiên đến tri giác và suy ngẫm. - Nêu vị trí đoạn trích: Đoạn thơ trên là khổ hai của bài thơ để lại những ấn tượng khó quên cho người đọc. b. Phân tích, cảm nhận. * Sau giây phút ngỡ ngàng, khe khẽ vui mừng, cảm xúc nhà thơ tiếp tục lan tỏa, mở ra cái nhìn xa hơn, rộng hơn: "Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã - Sông mùa thu trên miền Bắc nước vẫn vơi đầy. Từ láy "dềnh dàng" với phép nhân hóa diễn tả dòng nước trôi lững lờ, chầm chậm, nhẹ nhàng, khoan thai như vấn vướng điều gì đó ở thời điểm giao mùa. Dòng sông mùa thu êm đềm, mềm mại chứ không cuồn cuộn cuốn đi những dòng nước lũ như mùa hạ. - Đối lập với hình ảnh dòng sông là hình ảnh những đàn chim đã "bắt đầu vội vã" trên bầu trời trong xanh với tiết trời se se lạnh. Từng đàn vịt trời, sâm cầm, cu gáy đã bắt đầu di cư về phương Nam tránh rét. "Từ "bắt đầu" diễn tả tinh tế sự chuyển động của sự vật và cho thấy thu mới chớm, mới sang. Không có âm thanh nhưng câu thơ gợi được cái động, cái xôn xao của cảnh vật. => Hai câu thơ dựng lên hai hình ảnh đối lập nhau, tạo ra sự khác biệt của vạn vật trên cao và dưới thấp trong khoảnh khắc giao mùa. * Đẹp nhất là hình ảnh đám mây mang trên mình cả hai mùa hạ - thu: "Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu." - Trong thơ ca Việt Nam đã có không ít những vần thơ đẹp viết về mây trên bầu trời thu: "Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt"(Nguyễn Khuyến), "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc"(Huy Cận. - Mây thu của Hữu Thỉnh lại rất khác. Đó là mây của giao mùa. Đám mây được nhân hóa cùng động từ "vắt" giàu chất tạo hình mở ra trước mắt người đọc hình ảnh một dải mây trắng, mỏng, nhẹ, mềm mại như tấm lụa treo lơ lửng giữa trời trong xanh, cao rộng. Đám mây ấy mới chỉ "vắt nửa mình" tức là nửa bên này là mùa hạ, nửa bên kia là mùa thu. Chữ "vắt" chính là nhãn tự của câu thơ. Cái tài của Hữu Thỉnh là đã vẽ không gian để diễn tả sự chuyển động của thời gian. Nhịp cầu mong manh của thời gian từ hạ sang thu được quan sát, cảm nhận bằng những rung động nhạy cảm nhất cùng trí tưởng tượng kì diệu của nhà thơ. Câu thơ thật đẹp, độc đáo, đầy sáng tạo, thể hiện sự tìm tòi, khám phá thiên nhiên ở thời khắc giao mùa. => Có thể nói các hình ảnh "dòng sông", "cánh chim", "đám mây" được nhân hóa làm cho cảnh vật trở lên sống động, có hồn, góp phần tạo nên bức tranh giao mùa hữu tình, thi vị. c. Đánh giá chung. - Nghệ thuật: Hữu Thỉnh rất thành công với thể thơ 5 chữ, giọng điệu nhẹ nhàng, tâm tình, sâu lắng; hình ảnh giản dị, mộc mạc, gần gũi; ngôn từ chọn lọc, tinh tế, giàu sức gợi tả, gợi cảm cùng phép nhân hóa tinh tế, đặc sắc. - Nội dung: Tất cả các biện pháp nghệ thuật ấy đã làm nổi bật những tín hiệu đặc trưng khi thu về ở đồng bằng Bắc Bộ và cảm xúc say sưa, giao hòa với thiên nhiên đất trời của thi nhân. 3. Kết bài. - Khằng định vi trò, vị trí của đoạn thơ, bài thơ. - Liên hệ bản thân. | 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 1,0đ 1,0đ 0,5đ 0,5đ |
Lập Lễ, ngày 12 tháng 4 năm 2022
BGH DUYỆT | | NGƯỜI LÀM |
Đinh Văn Tiệp | | Nguyễn Hồng Khanh |
TRƯỜNG THCS LẬP LỄ TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI | KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học 2021 - 2022 |
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ LẺ
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ LẺ
I - PHẦN ĐỌC HIỂU(3Đ):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Có thể lí giải sống ảo dùng để chỉ tính chất, phong cách sống của một ai đó trên mạng xã hội (Internet) mà không đúng với hoàn cảnh ngoài đời của họ. Đáng tiếc rằng đại bộ phận những người sa vào lối sống xa rời thực tế này lại là những người trẻ tuổi - niềm hi vọng và là tương lai của chúng ta. Khi người trẻ xây dựng ảo tưởng trên mạng xã hội, họ để cho thế giới ảo ấy cắn nuốt tâm trí, làm ảnh hưởng tới đời sống của cá nhân và xã hội, thậm chí nguy hại tới tính mạng con người. Một số vụ việc điển hình cho thấy lối sống ảo của người trẻ hiện nay có thể kể đến như: vụ thanh niên tẩm xăng tự thiêu vì lời thách thức câu Like trên mạng xã hội; hay vụ nữ sinh Hà Nội giả chết để để thu hút sự chú ý trên Facebook; vụ chàng trai trẻ giả danh phi công nhà giàu đi lừa tình các cô gái..."
(Giật mình sống ảo đe dọa sống thật - Theo Dân trí)
*Câu 1(0,5 điểm): Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
*Câu 2(0,5 điểm): Chỉ ra nội dung của đoạn trích trên?
*Câu 3(1 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu và tác dụng của nó trong câu văn sau: “Khi người trẻ xây dựng ảo tưởng trên mạng xã hội, họ để cho thế giới ảo ấy cắn nuốt tâm trí, làm ảnh hưởng tới đời sống của cá nhân và xã hội, thậm chí nguy hại tới tính mạng con người.”
*Câu 4(1 điểm): Bài học rút ra cho bản thân em từ đoạn trích trên?
II - PHẦN LÀM VĂN(7Đ):
*Câu 1(2 điểm): Viết đoạn văn theo kiểu tổng - phân - hợp, trình bày suy nghĩ của em về lối sống ảo ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.
* Câu 2(5 điểm): Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"
("Sang thu" - Hữu Thỉnh)
=============== HẾT===============
* Ghi chú: Giám thị coi thi nghiêm túc, đánh dấu bài, thậm chí thu ngay bài thi những em vi phạm qui chế và không giải thích gì thêm.
TRƯỜNG THCS LẬP LỄ TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI | KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học 2021 - 2022 |
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHẴN
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHẴN
I - PHẦN ĐỌC HIỂU(3Đ):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Hàng loạt clip học trò đánh nhau tung lên mạng trong thời gian qua giúp “vỡ lẽ” phần nào thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. Qua các clip, không chỉ thấy hành vi ra đòn, đánh nhau của học trò mà còn lộ ra một thực tế nhức nhối và đáng ngại đó là thái độ nhởn nhơ, vô cảm của những học trò khác. Quanh các vụ đánh nhau, hỗn chiến tuổi học đường, không thiếu những cô cậu học trò trong “tà áo trắng tinh khôi” đứng xung quanh hét hò, cổ vũ. Nhiều học trò còn tranh thủ làm duyên, tạo dáng khi những chiếc điện thoại chĩa vào để chụp, quay lại hiện trường. Y như các em đang dự một lễ hội hay tham gia một hoạt động ngoại khóa vui chơi, giải trí nào đó chứ không phải đứng trước tình cảnh bạn bè mình đánh nhau. Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực!
Có thể nói hiện nay, bạo lực học đường là biểu hiện sự tụt dốc của đạo đức, của lòng nhân ái. Nhưng thái độ vô cảm đến mức nhởn nhơ, cổ vũ bạo lực mới là sự tụt dốc về nhân cách đáng sợ nhất. Thái độ đó chính là mầm mống nuôi dưỡng của bạo lực."
(Trích "Khi học trò nhởn nhơ trước bạo lực học đường", dantri.com.vn)
*Câu 1(0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
*Câu 2(0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
*Câu 3 (1,0 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực”.
*Câu 4(1,0 điểm): Thông điệp em rút ra sau khi đọc đoạn văn trên?
II - PHẦN LÀM VĂN(7Đ):
*Câu 1(2 điểm): Từ nội dung đoạn trích trên, viết đoạn văn theo kiểu tổng - phân - hợp nêu suy nghĩ của em về bạo lực học đường hiện nay.
*Câu 2(5 điểm): Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
"Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu"
("Sang thu" - Hữu Thỉnh)
=============== HẾT===============
* Ghi chú: Giám thị coi thi nghiêm túc, đánh dấu bài, thậm chí thu ngay bài thi những em vi phạm qui chế và không giải thích gì thêm.
XEM THÊM:
- Đề kiểm tra giữa kì 2 ngữ văn 9 Có đáp án
- Giáo án ngữ văn 9 học kì 2
- Giáo án ngữ văn 9 học kì 1
- Tài liệu kiến thức cơ bản Ngữ văn 9
- Đề thi học kì 2 ngữ văn lớp 9
- Đề cương ôn tập học kì 2 ngữ văn 9
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 HK2
- Bộ đề đọc hiểu ngữ văn 9 có đáp án
- Giáo án powerpoint văn 9 cả năm
- TÀI LIỆU LUYỆN ĐỀ VĂN LỚP 9
- Tài Liệu ôn thi học sinh giỏi ngữ văn 9
- Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Ngữ Văn 9
- Đề nghị luận văn học thi học sinh giỏi lớp 9
- Sách lí luận văn học bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9
- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN LỚP 9
- KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI LỚP 9
- Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9
- BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9
- KHO TÀNG KIẾN THỨC VĂN HỌC LỚP 9
- ôn thi học sinh giỏi ngữ văn 9
- HỆ THỐNG KIẾN THỨC NGỮ VĂN LỚP 9
- ĐỀ THI VĂN TỰ SỰ LỚP 9
- Đề kiểm tra văn học trung đại lớp 9
- Giáo Án Ngữ Văn 9 Học Kì 2
- Đề Kiểm Tra Cuối Kì 1 Văn 9
- Bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn 9
- ĐỀ THI NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ 2
- ĐỀ THI NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ 1
- Giáo án ôn tập tổng hợp ngữ văn 9
- Đề thi học sinh giỏi văn 9 tỉnh
- Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn ngữ văn 9
- ĐỀ THI HSG VĂN 9 MỚI NHẤT
- ĐỀ THI HSG VĂN 9 CẤP HUYỆN
- ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
- Đề thi học sinh giỏi văn lớp 9 cấp tỉnh
- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN VĂN 9
- Đề thi hsg văn 9
- Đề thi học sinh giỏi ngữ văn 9
- Đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 9
- Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9
- ôn thi học sinh giỏi văn 9
- TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9
- Đề nghị luận văn học thi học sinh giỏi lớp 9
- TÀI LIỆU ÔN TẬP VĂN LỚP 9
- ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9
- CÂU TRẮC NGHIỆM VĂN LỚP 9
- Ôn tập văn học trung đại lớp 9
- GIÁO ÁN TỰ CHỌN VĂN LỚP 9
- GIÁO ÁN DẠY THÊM VĂN 9
- GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9
- GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9
- Đề kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 văn 9
- Đề thi giữa kì 2 văn 9 có đáp án
- Tài liệu luyện thi vào lớp 10 môn ngữ văn
- đề thi môn ngữ văn 9 học kì 2 trắc nghiệm
- Giáo án kiểm tra giữa kì 2 văn 9
- Giáo án ngữ văn 9 học kì 2 theo công văn 5512
- Đề kiểm tra cuối học kì 1 ngữ văn 9
- Đề thi ngữ văn 9 hk2 có đáp án
- Đề kiểm tra 1 tiết ngữ văn 9 hk2
- Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 học kì 2 chi tiết
- Đề thi văn 9 hk2 có đáp án
- Đề thi hk2 văn 9 Quảng Nam
- Đề kiểm tra học kì ii ngữ văn 9
- Đề kiểm tra ngữ văn 9 học kì 2