Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
DỰ THẢO TÀI LIỆU GIÁO DỤC An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai - Dành cho học sinh cấp Trung học cơ sở được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 34 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT
Đọc thông tin dưới đây, hãy:
Nêu nhận xét của em về cách ứng xử của mọi người trong tình huống.
Cho biết nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ làm gì?
Đọc thông tin sau đây và cho biết:
Thế nào là văn hóa giao thông?
Ý nghĩa của văn hóa giao thông?
Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện văn hóa giao thông?
Văn hoá giao thông là cách ứng xử khi tham gia giao thông, thể hiện sự tôn trọng pháp luật, tôn trọng mọi người và có trách nhiệm với hành vi của bản thân.
Văn hoá giao thông biểu hiện trước hết ở chỗ phải có hiểu biết đầy đủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông; tôn trọng, nhường nhịn và quan tâm giúp đỡ người khác khi tham gia giao thông; ứng xử có văn hoá khi xảy ra va chạm giao thông.
Văn hoá giao thông là biểu hiện của lối sống văn minh trong mỗi con người, giúp chúng ta làm chủ được bản thân trong các tình huống đi đường, có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp, tránh được những va chạm đáng tiếc có thể xảy ra làm tổn thương bản thân và người khác. Thực hiện tốt văn hoá giao thông thì trật tự an toàn giao thông trong xã hội được bảo đảm, xây dựng được môi trường giao thông lành mạnh và thân thiện.
Học sinh cần thực hiện văn hoá giao thông và nhắc nhở nhau cùng thực hiện tốt. Trước hết, chúng ta phải nghiêm chỉnh thực hiện, không vi phạm những quy định của pháp luật về giao thông; không gây mất trật tự an toàn giao thông; không gây gổ, cãi vã hoặc có thái độ thiếu lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông; giúp đỡ người già, em nhỏ, người khuyết tật, người bị tai nạn giao thông; giữ gìn trật tự, vệ sinh và thực hiện tốt các quy định tại các bến xe, nhà ga, trên các phương tiện giao thông công cộng khi tham gia giao thông.
Các việc làm biểu hiện văn hóa giao thông
Đọc thông tin sau, kết hợp với quan sát các hình ảnh, hãy:
Nhận xét những hành vi tham gia giao thông của các bạn trong ảnh.
Cho biết em đồng ý hay không đồng ý những hành vi nào trong bảng dưới đây? Vì sao?
Mục tiêuSau bài học này, học sinh:
Nêu được khái niệm văn hóa giao thông và ý nghĩa của văn hóa giao thông.
Nâng cao nhận thức về văn hóa giao thông và ý thức xây dựng văn hóa giao thông của mỗi mỗi cá nhân.
Vận dụng được kiến thức đã học để tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện văn hóa giao thông.
Bài 1. HỌC SINH VỚI VĂN HOÁ GIAO THÔNG
Mục tiêu Sau bài học này, học sinh:Nêu được khái niệm văn hóa giao thông và ý nghĩa của văn hóa giao thông. Nâng cao nhận thức về văn hóa giao thông và ý thức xây dựng văn hóa giao thông của mỗi mỗi cá nhân. Vận dụng được kiến thức đã học để tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện văn hóa giao thông. |
TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT
Đọc thông tin dưới đây, hãy:
Nêu nhận xét của em về cách ứng xử của mọi người trong tình huống.
Cho biết nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ làm gì?
Một tai nạn giao thông xảy ra trên đường, nạn nhân là một người đi xe đạp. Hai thanh niên đi xe máy gây tai nạn đã chạy mất. Nạn nhân nằm bất tỉnh. Mọi người xúm đến xem, chỉ trỏ, bàn tán. Con đường vốn đã nhỏ lại chật ních người, tắc nghẽn. Nạn nhân nằm đó khá lâu, người đến xem thì đông nhưng không ai chịu đưa nạn nhân đi bệnh viện. Bỗng có một người đàn ông chen vào đám đông, đến bên người bị nạn, sơ cứu rồi bế người đó lên xe chở đi bệnh viện để cấp cứu. |
NỘI DUNG BÀI HỌC
Tìm hiểu về văn hóa giao thôngĐọc thông tin sau đây và cho biết:
Thế nào là văn hóa giao thông?
Ý nghĩa của văn hóa giao thông?
Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện văn hóa giao thông?
Văn hoá giao thông là cách ứng xử khi tham gia giao thông, thể hiện sự tôn trọng pháp luật, tôn trọng mọi người và có trách nhiệm với hành vi của bản thân.
Văn hoá giao thông biểu hiện trước hết ở chỗ phải có hiểu biết đầy đủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông; tôn trọng, nhường nhịn và quan tâm giúp đỡ người khác khi tham gia giao thông; ứng xử có văn hoá khi xảy ra va chạm giao thông.
Văn hoá giao thông là biểu hiện của lối sống văn minh trong mỗi con người, giúp chúng ta làm chủ được bản thân trong các tình huống đi đường, có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp, tránh được những va chạm đáng tiếc có thể xảy ra làm tổn thương bản thân và người khác. Thực hiện tốt văn hoá giao thông thì trật tự an toàn giao thông trong xã hội được bảo đảm, xây dựng được môi trường giao thông lành mạnh và thân thiện.
Học sinh cần thực hiện văn hoá giao thông và nhắc nhở nhau cùng thực hiện tốt. Trước hết, chúng ta phải nghiêm chỉnh thực hiện, không vi phạm những quy định của pháp luật về giao thông; không gây mất trật tự an toàn giao thông; không gây gổ, cãi vã hoặc có thái độ thiếu lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông; giúp đỡ người già, em nhỏ, người khuyết tật, người bị tai nạn giao thông; giữ gìn trật tự, vệ sinh và thực hiện tốt các quy định tại các bến xe, nhà ga, trên các phương tiện giao thông công cộng khi tham gia giao thông.
Các việc làm biểu hiện văn hóa giao thông
Đọc thông tin sau, kết hợp với quan sát các hình ảnh, hãy:
Nhận xét những hành vi tham gia giao thông của các bạn trong ảnh.
Cho biết em đồng ý hay không đồng ý những hành vi nào trong bảng dưới đây? Vì sao?