Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,208
Điểm
113
tác giả
FULL Giáo án hđtn lớp 10 kết nối tri thức THEO CHỦ ĐỀ được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải giáo án hđtn lớp 10 kết nối tri thức về ở dưới.
Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 1. PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG (12 TIẾT)​

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

Sau chủ đề này, HS có khả năng:

Thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng

Lập và thực hiện được kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường

Biết cách thu hút các bạn vào hoạt động chung

Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường

Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

TUẦN 1:​

SHDC – KHAI GIẢNG NĂM HỌC VÀ TÌM HIỂU NỘI QUY CỦA NHÀ TRƯỜNG​

I. MỤC TIÊU

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

Tự hào là thành viên của nhà trường;

Có ý thức học tập, rèn luyện, phấn đấu trong một chặng đường mới ở môi trường THPT;

Nêu được một số quy định trong nội quy của nhà trường, thấy được điểm khác về nội quy giữa trường THCS và THPT;

Hình thành và phát triển năng lực xây dựng kế hoạch, phẩm chất trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ

1. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và GV


Xây dựng chương trình khai giảng năm học mới;

Trang trí phông, chữ “Khai giảng năm học mới”;

Phân công các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng năm học mới;

Chuẩn bị phương tiện: âm li, loa đài, micro; đàn đệm cho các tiết mục văn nghệ.

2. Đối với HS:

Trang phục HS lịch sự;

Chuẩn bị tâm thế đón chào năm học mới với những động lực mới;

Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ tham gia thể hiện.

II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, khai giảng năm học mới và chào mừng HS khối 10

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề - Tổ chức tìm hiểu nội quy của nhà trường

a) Mục tiêu:
HS nhận thức được những quy định mới trong nhà trường THPT và sự cần thiết tuân thủ các quy định chung của nhà trường.

b) Nội dung - Tổ chức thực hiện:

- NDCT giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa của việc tìm hiểu nội quy nhà trường.

- NDCT khích lệ HS lớp 11, 12 chia sẻ về nội quy nhà trường và việc thực hiện nội quy của khối mình.

- Yêu cầu HS toàn trường lắng nghe để bổ sung (đối với HS khối 11, 12) hoặc đặt câu hỏi tìm hiểu thêm (đối với HS khối 10).

- NDCT giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ biểu diễn xen kẽ các tham luận, các ý kiến phát biểu để không khi thêm hấp dẫn, thu hút,...

- Bí thư Đoàn trường chốt những điểm quan trọng trong nội quy nhà trường.

ĐÁNH GIÁ

HS các lớp chia sẻ thu hoạch và cảm xúc về buổi khai giảng.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỔI

Về lớp, HS tiếp tục tìm hiểu các quy định trong nội quy của trường, xây dựng nội quy của lớp và bàn các biện pháp thực hiện tốt nội quy của trường, lớp.



* * * * *​

TUẦN 1: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 1 CHỦ ĐỀ 1​

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:


- Biết được nội quy của trường, lớp, quy định của cộng đồng

- Thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp, hợp tác
: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

Năng lực tự chủ, tự học: xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân

- Năng lực riêng:

Năng lực thích ứng với cuộc sống
: Từ các nội quy của trường, lớp, cộng đồng, HS áp dụng và thực hiện mỗi ngày để hoàn thành và không vi phạm.

3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:


Giáo án, SGK, SGV

Video bài hát “Mái trường thân yêu”

Máy tính, máy chiếu (nếu có)

Biện pháp thu hút HS vào những hoạt động chung

2. Đối với HS:

SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10

Nhớ lại những yêu cầu trong nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng, những trải nghiệm khi thực hiện các yêu cầu này.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo HS sự hứng khởi, hào hứng trước khi vào nội dung bài học.

b. Nội dung: GV chiếu video bài hát cho HS lắng nghe, hát theo và cảm nhận

c. Sản phẩm học tập: HS hào hứng, thích thú bài hát

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-
GV chiếu video bài hát «Mái trường thân yêu» của nhạc sĩ Phan Huy Hà, yêu cầu HS lắng nghe, cảm nhận và đu đưa theo giai điệu bài hát.

(
)

- GV yêu cầu HS chia sẻ cảm xúc sau khi nghe bài hát.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hào hứng, chăm chú lắng nghe từng câu từ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-
GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình sau khi nghe bài hát.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

-
GV tiếp nhận câu trả lời, dẫn dắt HS vào nội dung bài học của tuần 1. Trong tuần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng nói chung và các biện pháp thực hiện các em nhé!

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

Hoạt động 1. Tìm hiểu nội quy của trường, lớp, quy định của cộng đồng và biện pháp thực hiện

a. Mục tiêu:
HS nêu được những yêu cầu trong nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng và xác định biện pháp thực hiện tốt nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội quy của trường, lớp, quy định của cộng đồng, thảo luận và xác định cách thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng.

c. Sản phẩm học tập: HS biết được nội quy và đưa ra được biện pháp thực hiện tốt nội quy trường, lớp, cộng đồng

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu nội quy trường, lớp, quy định của cộng đồng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Em hãy nêu những quy định trong nội quy của trường, lớp?
- GV gợi ý cho HS:
+ Quy tắc giao tiếp, ứng xử
+ Quy định trong học tập
+ Quy định về trang phục
+ Quy định về thái độ tham gia hoạt động chung
+ Quy định về bảo vệ tài sản và môi trường
+ ……

- GV yêu cầu HS: Nêu những quy định chung của cộng đồng nơi các em đang sống?
- GV gợi ý cho HS:
+ Quy định về văn hóa ứng xử nơi cộng đồng
+ Quy định về trách nhiệm tham gia hoạt động, phong trào chung được tổ chức trong cộng đồng…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lần lượt tiếp nhận các nhiệm vụ của GV, liên hệ với trường, lớp nơi mình đang học, liên hệ với tập thể nơi mình sinh sống để xung phong trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS nêu những quy định trong nội quy của trường, lớp.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS nêu những quy định chung của cộng đồng nơi mình sinh sống.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Nhiệm vụ 2. Thảo luận xác định cách thức thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ:
+ Xác định biện pháp để thực hiện tốt nội quy của trường, lớp
+ Xác định biện pháp để thực hiện tốt quy định của cộng đồng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, phân công công việc cho các thành viên, tổ chức thảo luận.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận (các nhóm sau chỉ bổ sung ý kiến khác với các nhóm đã trình bày trước).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV cùng HS phân tích, tổng hợp và khái quát, bổ sung các biện pháp thực hiện nội quy trường, lớp và quy định của cộng đồng và các rèn luyện vượt qua cản trở.
1. Tìm hiểu nội quy của trường, lớp quy định của cộng đồng và biện pháp thực hiện.
a. Tìm hiểu nội quy trường, lớp, quy định của cộng đồng

- Nội quy của trường, lớp:
+ Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo
+ Học và làm bài đầy đủ
+ Mặc trang phục theo quy định của trường
+ Có ý thức bảo vệ tài sản trường, lớp
+ ….…

- Quy định chung của công cộng:
+ Tôn trọng, bảo vệ tài sản chung
+ Ứng xử có văn hóa nơi công cộng
+ ……..

















b. Thảo luận xác định cách thức thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng

* Biện pháp chung của lớp:
- Xây dựng tiêu chí thi đua
- Theo dõi việc thực hiện của từng cá nhân.
- Giúp đỡ những bạn gặp khó khăn khách quan.

* Biện pháp của từng cá nhân:
- Luôn ý thức thực hiện tốt nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng là tự trọng và tôn trọng những người xung quanh.
- Hoàn thành các nhiệm vụ được giao
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể
- Xác định cách khắc phục điểm yếu
- Rèn việc thực hiện nội quy trở thành thói quen thường ngày
- .............

Kết luận:
Những quy định trong nội quy của trường, lớp và cộng đồng nhằm tạo nền nếp, môi trường học tập và môi trường sống thuận lợi cho mọi người. Vì vậy mỗi người cần tự giác thực hiện đầy đủ và rèn luyện thành thói quen để thực hiện đầy đủ các quy định này.
*Hướng dẫn về nhà:

Thực hiện tốt các quy định của trường, lớp, nơi công cộng

Xem trước nội dung hoạt động 2, 3 chủ đề 1



* * * * *​

TUẦN 1: SHL – XÂY DỰNG NỘI QUY LỚP HỌC VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN​

a. Mục tiêu: HS xác định được những điều cần đưa vào nội quy lớp học để cùng thực hiện.

b. Nội dung – Tổ chức thực hiện:

1. Xây dựng nội quy lớp học

- GV yêu cầu HS thảo luận theo tổ về những điều cần đưa vào nội quy của lớp.

- Đại diện từng tổ trình bày ý kiến của tổ mình và giải thích lí do muốn đưa những điều đó vào nội quy của lớp.

- Các tổ khác lắng nghe để bổ sung những ý kiến khác của tổ mình.

- Cả lớp thảo luận để thống nhất ý kiến về nội quy lớp học.

2. Thảo luận về biện pháp thực hiện

- GV khích lệ HS đưa ra các ý kiến về biện pháp thực hiện nội quy đã xây dựng.

- Các tổ cam kết thực hiện nội quy.




Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TUẦN 2: SHDC – CHUNG TAY PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG​

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

Nêu được các nét truyền thống của trường mình;

Nhận thức được trách nhiệm phải giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường của mỗi HS;

Thực hiện các việc làm để giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường;

Hình thành và phát triển năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá;

Phát triển phẩm chất trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ

1. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và GV


- Phối hợp với lớp trực tuần xây dựng kịch bản tổ chức chương trình “Chung tay phát huy truyền thống nhà trường” (HS sẽ phải trả lời các câu hỏi về truyền thống nhà trường và hành động giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường).

- Phối hợp với lớp trực tuần xây dựng kế hoạch: thành lập ban tổ chức, biên soạn câu hỏi và đáp án, thể lệ tham gia, cách tính điểm cho những câu trả lời đúng,... Các câu hỏi được biên soạn xoay quanh nội dung về:

+ Các nét truyền thống của nhà trường.

+ Các truyền thống này được hình thành, giữ gìn và phát huy như thế nào trong quá trình phát triển nhà trường?

+ Nhà trường đã có những hoạt động giáo dục truyền thống như thế nào?

+ Các thế hệ HS đã làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường?

+ Em cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường?

+ …


- Chuẩn bị một cây để gắn các câu hỏi về truyền thống nhà trường và hành động giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường.

- Phân công các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ thể hiện xen kẽ trong quá trình trả lời câu hỏi.

- Chuẩn bị phương tiện: âm li, loa đài, micro; đàn đệm cho các tiết mục văn nghệ.

- Chuẩn bị phần thưởng cho lớp có số điểm cao nhất (nếu có điều kiện).

2. Đối với HS

- Tìm hiểu về truyền thống nhà trường và các hành động giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường để tham gia trả lời các câu hỏi.

- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ tham gia trình diễn.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề - Chung tay phát huy truyền thống nhà trường

a) Mục liêu:
HS nêu được các nét truyền thống của trường mình và những hành động giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường.

b) Nội dung - Tổ chức thực hiện

- Ban tổ chức đặt cây có gắn các câu hỏi về các nét truyền thống của trường mình và những hành động giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường ở vị trí trung tâm để HS có thể thuận tiện lên “hái hoa” và trả lời câu hỏi.

- NDCT (đại diện BTC) giới thiệu thể lệ tham gia:

+ Từng bạn xung phong lên “hái hoa; đọc và trả lời câu hỏi. Nếu câu trả lời chính xác, được 10 điểm, điểm được tính chung cho từng lớp.

+ Nếu câu trả lời không chính xác, các bạn khác có thể giơ tay xin phát biểu thay thế. Nếu trả lời đúng sẽ nhận được 10 điểm.

+ Nếu câu trả lời chưa đầy đủ, các bạn khác có thể giơ tay xin phát biểu bổ sung. Trong trường hợp này 10 điểm sẽ được phân chia cho các ý cần trả lời của câu hỏi.

+ Ai giơ tay trước người đó được quyền phát biểu/ trả lời câu hỏi.

+ Lớp nào có số điểm cao nhất, lớp đó chiến thắng.


- NDCT hỏi lại để chắc chắn các bạn đã nắm được thể lệ tham gia để bát đầu.

- HS toàn trường tham gia trả lời các câu hỏi có nội dung về truyền thống nhà trường và cách giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường.

- Sau khi các câu hỏi trên cây được trả lời hết, NDCT chốt:

+ Các nét truyền thống của nhà trường.

+ Hành động của các thế hệ HS để giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường.


ĐÁNH GIÁ

Mời một số HS chia sẻ thu hoạch sau khi tham gia trả lời và lắng nghe các bạn trả lời các câu hỏi.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỔI

Về lớp, HS chia sẻ cảm xúc tự hào về truyền thống nhà trường và những việc cần làm để giữ gìn và phát huy truyền thống của trường.



* * * * *​

TUẦN 2: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 2 CHỦ ĐỀ 1​

TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:


- Biết các truyền thống của nhà trường

- Lập và thực hiện được kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp, hợp tác
: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

Năng lực tự chủ, tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân

- Năng lực riêng:

Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động
: Lên kế hoạch và thực hiện tốt nội quy của trường, lớp, cộng đồng.

3. Phẩm chất:

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:


Giáo án, SGK, SGV

File bài hát chơi trò chơi khởi động

Máy tính, máy chiếu sử dụng trong các hoạt động.

2. Đối với HS:

SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10

Suy ngẫm về các biện pháp thực hiện tốt nội quy của trường lớp và quy định của cộng đồng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo tâm thế hào hứng và phấn khởi cho HS trước khi vào nội dung bài học thông qua trò chơi.

b. Nội dung: GV mời 6 bạn tham gia chơi trò chơi, HS còn lại cổ vũ cho các bạn

c. Sản phẩm học tập: HS nêu tên được các bài hát nói về trường học

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV chia lớp thành 2 tổ tham gia trò chơi “Nghe nhạc đoán bài hát”.

-Mỗi đội gồm được phát 1 chiếc chuông rung, GV lần lượt phát một đoạn nhạc ngắn, thành viên 2 đội lắng nghe rung chuông giành quyền đoán tên bài hát.

Đội nào đoán đúng tên bài hát được +1 điểm, kết thúc trò chơi, đội nào dành được nhiều điểm hơn là đội chiến thắng.

(GV phát nhạc bài: Nắng sân trường, Con đường đến trường, Ấo trắng em đến trường, Mùa thu ngày khai trường, Nhớ ơn thầy cô)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hào hứng, chăm chú lắng nghe từng câu từ bài hát và đoán tên bài hát

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động

-
GV tổng kết điểm của hai đội, tuyên bố đội dành chiến thắng, dẫn dắt HS vào nội dung bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

Hoạt động 2. Tìm hiểu truyền thống nhà trường

a. Mục tiêu:
HS xác định được các truyền thống của nhà trường và chia sẻ được những việc nên làm để phát huy truyền thống của trường.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ hiểu biết, cảm xúc về truyền thống nhà trường

c. Sản phẩm học tập: Ghi được những việc cần làm để phát huy truyền thống nhà trường.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh, những cuốn video tư liệu để giới thiệu cho HS biết thêm về truyền thống của trường.
- GV yêu cầu HS chia sẻ hiểu biết và cảm xúc về những truyền thống của nhà trường.
- GV phân tích, khái quát truyền thống nhà trường.
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu cả lớp thảo luận chung: Các em cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS theo dõi các tư liệu về truyền thống nhà trường
- HS thảo luận, đưa ra các việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết tiết học
2. Tìm hiểu truyền thống nhà trường
- Truyền thống nhà trường là những giá trị của trường được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ thầy, trò đã từng công tác và học tập tại trường.
- Những việc HS cần làm để giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường:
+ Cố gắng học tập, rèn luyện tốt
+ Luôn có ý thức trách nhiệm, tự giác thực hiện các chủ trường, hoạt động của trường.
+ Tự hào là HS của trường, tôn trọng các giá trị truyền thống của trường, không có hành vi, hành động vi phạm các giá trị truyền thống ấy.
+ Tuyên truyền về truyền thống nhà trường đến những bạn còn chưa biết tôn trọng những giá trị truyền thống của trường.
+ Tổ chức giáo dục đồng đẳng về truyền thống nhà trường và trách nhiệm giữ gìn, phát huy truyền thống của từng HS.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 3. Thực hiện nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng

a. Mục tiêu:
HS xác định những điều đã được thực hiện tốt, chưa tốt và xác định được nguyên nhân, biện pháp khắc phục để thực hiện tốt nội quy của trường lớp và quy định của cộng đồng.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ thông qua kĩ thuật ném bông tuyết.

c. Sản phẩm học tập: HS mạnh dạn chia sẻ trước lớp những điều thực hiện tốt, chưa tốt nội quy của lớp và cách khắc phục.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho cả lớp chia sẻ thông qua kĩ thuật ném bông tuyết (GV vo tờ giấy thành bông tuyết và ném về phía học sinh. Bông tuyết rơi vào ai, người đó sẽ chia sẻ, sau đó lại được quyền ném bông tuyết cho các bạn khác).
- GV gợi ý nội dung chia sẻ:
+ Những điều em thực hiện tốt và chưa tốt trong thực tiễn đời sống nhà trường, lớp học.
+ Lựa chọn những điều thực hiện chưa tốt nội quy của trường, lớp để xác định nguyên nhân, biện pháp khắc phục.
-
Sau khi HS chia sẻ, GV yêu cầu cả lớp góp ý giúp các bạn điều chỉnh biện pháp cho phù hợp hơn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ lại những nội quy và việc mình đã làm.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS lần lượt tham gia chia sẻ trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhắc nhở HS toàn lớp cùng thực hiện tốt nội quy trường, lớp và quy định của cộng đồng sau khi khắc phục những việc làm chưa tốt.
3. Thực hiện nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng














*Hướng dẫn về nhà:

Thực hiện tốt các nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng

Xem trước nội dung hoạt động 4 chủ đề 1.

* * * * *​

TUẦN 2: SHL – CHIA SẺ VỀ VIỆC THỰC HIỆN NỘI QUY CỦA TRƯỜNG, LỚP VÀ QUY ĐỊNH CỦA CỘNG ĐỒNG​

Hoạt động 1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ để “Chia sẻ về việc thực hiện nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng”

a) Mục tiêu
: HS chia sẻ được việc thực hiện nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng.

b) Nội dung - Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS chia sẻ theo tổ hoặc trước lớp về:

+ Việc thực hiện nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng.

+ Những khó khăn, rào cản em gặp phải khi thực hiện nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng.


- GV biểu dương những HS đã thực hiện tốt nội quy của trường, lớp và quy định của cộng dồng.

- GV để nghị HS chia sẻ về những điều học tập được từ bạn.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TUẦN 3: SHDC – GIAO LƯU VỚI NHỮNG TẤM GƯƠNG TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG CHUNG​

I. MỤC TIÊU

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

Nhận thức được việc tự giác, tích cực tham gia các hoạt động chung là trách nhiệm của mỗi HS.

Hình thành niềm tin rằng tham gia các hoạt động chung sẽ giúp bản thân phát triển năng lực, phẩm chất cần thiết, từ đó tích cực tham gia các hoạt động chung góp phần phát triển truyền thống nhà trường.

Có ý thức tự giác, tích cực tham gia các hoạt động chung;

Hình thành và phát triển năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và đánh giá;

Hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ

1. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và GV


- Phối hợp với lớp trực tuần xây dựng kịch bản chương trình tổ chức buổi giao lưu.

- Mời một số tấm gương tích cực tham gia hoạt động chung ở trong và ngoài nhà trường để HS giao lưu. Công bố danh sách khách mời đến các lớp.

- Chuẩn bị một số câu hỏi cốt lõi dành cho khách mời, ví dụ:

+ Chia sẻ về những hoạt động chung mà anh/ chị/ bạn đã từng tham gia.

+ Động lực nào giúp anh/ chị/ bạn đã tham gia hoạt động chung tích cực, nhiệt huyết như vậy?

+ Ngoài tâm huyết của bản thân, anh/ chị/ bạn đã lôi cuốn những người khác tham gia hoạt động chung như thế nào?

+ Anh/ chị/ bạn cho biết những cảm nhận và sự thay đổi của mình trong quá trình tham gia hoạt động chung.

+ Anh/ chị/ bạn cho biết hiệu quả của những loại hoạt động mà anh/ chị/ bạn đã từng tham gia.

+ …


- Tư vấn cho lớp trực tuần hoặc HS được chọn làm NDCT cách đặt câu hỏi để dẫn cho các khách mời và khích lệ các bạn tham gia giao lưu (nếu NDCT không phải là Bí thư Đoàn trường).

- Trang trí phông buổi giao lưu, chuẩn bị bàn ghế ngồi cho các khách mời trên sân khấu.

- Yêu cầu HS các lớp chuẩn bị câu hỏi tham gia giao lưu với khách mời.

- Phân công các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ thể hiện xen kẽ trong giao lưu.

- Chuẩn bị phương tiện, hệ thống âm thanh phục vụ hoạt động.

- Chuẩn bị hoa hoặc quà lưu niệm cho các khách mời.

2. Đối với HS

- Chuẩn bị câu hỏi/ ý kiến tham gia giao lưu.

- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ tham gia trình diễn

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ để - Giao lưu với những tấm gương tích cực tham gia hoạt động chung

a) Mục tiêu:


- HS nhận thức được tham gia các hoạt động chung là trách nhiệm của mỗi cá nhân và ý nghĩa của hoạt động chung đối với sự phát triển cá nhân, xã hội.

- Có ý thức tự giác, tích cực tham gia các hoạt động chung.

b) Nội dung - Tổ chức thực hiện

- NDCT lần lượt giới thiệu các khách mời lên sân khấu để giao lưu.

- NDCT đặt từng câu hỏi cho các khách mời theo nội dung đã chuẩn bị.

- NDCT quan tâm khai thác khách mời là HS trong trường (nếu có) vì HS sẽ có tác

dụng giáo dục đồng đẳng đến HS trong toàn trường.

- Yêu cầu HS toàn trường lắng nghe và suy ngẫm về trách nhiệm của mình, đồng thời đặt thêm các câu hỏi để hiểu rõ hơn ý nghĩa của những hoạt động chung.

- NDCT giới thiệu xen kẽ các tiết mục văn nghệ để thay đổi không khí của buổi giao lưu.

- Sau khi khách mời và HS trong trường hết ý kiến trao đổi, NDCT chốt lại bài học kinh nghiệm rút ra về:

+ Động lực và cách cuốn hút mọi người tham gia hoạt động chung của khách mời.

+ Sự trưởng thành của khách mời qua quá trình tham gia hoạt động chung.

+ Tác động của hoạt động chung đến sự phát triển của xã hội.


- NDCT mời đại diện nhà trường lên cảm ơn và tặng hoa hoặc quà lưu niệm cho các khách mời.

- NDCT cảm ơn các thầy cô và các bạn trong trường đã tham gia giao lưu.

ĐÁNH GIÁ

Khích lệ một vài HS chia sẻ thu hoạch và cảm hứng nhận được từ các khách mời trong buổi giao lưu.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

Về lớp, HS tiếp tục chia sẻ cảm xúc và cam kết tự giác, tích cực tham gia các hoạt động chung được tổ chức trong và ngoài nhà trường.

* * * * *​

TUẦN 3: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 4 CHỦ ĐỀ 1​

GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:


- Xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục truyền thống

- Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp, hợp tác
: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

Năng lực tự chủ, tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân

- Năng lực riêng:

Năng lực thiết kế và tổ chức thực hiện:
Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường.

3. Phẩm chất:

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:


Giáo án, SGK, SGV

Video phim hoạt hình phần khởi động

Cách lập kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường

2. Đối với HS:

SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo tâm thế hào hứng và phấn khởi cho HS trước khi vào nội dung bài học thông qua xem video.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video và trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc được truyền thống tôn sư trọng đạo của câu chuyện và nêu lên chia sẻ của mình.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV chiếu cho HS xem video:

- GV đặt câu hỏi: Video nói về truyền thống gì của dân tộc ta? Em thấy truyền thống đó được phát huy và lưu giữ như thế nào trong bối cảnh hiện nay?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chăm chú xem nội dung video, suy nghĩ câu trả lời

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động

- GV mời một số HS đứng dậy chia sẻ câu trả lời của mình

- GV ghi nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt HS vào nội dung bài học.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 4. Giáo dục truyền thống nhà trường

a. Mục tiêu:
HS lập và thực hiện được kế hoạch giá dục truyền thống nhà trường.

b. Nội dung: GV lần lượt triển khai các hoạt động:

Xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục truyền thống

Tổ chức giáo dục truyền thống nhà trường

Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch tổ chức giáo dục truyền thống

Đánh giá ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường

c. Sản phẩm học tập: HS ghi nhận được nhiều điều để biết thêm và học thêm được truyền thống nhà trường.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục truyền thống
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc kế hoạch tổ chức giáo dục “Tôn sư trọng đạo”, tham khảo mẫu.
- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm lựa chọn một truyền thống của nhà trường để xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục truyền thống nhà trường.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, chia sẻ ý kiến để xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu từng nhóm chia sẻ kế hoạch của nhóm mình để các nhóm góp ý về tính khả thi và hợp lí của kế hoạch.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết nhiệm vụ.

Nhiệm vụ 2. Tổ chức giáo dục truyền thống nhà trường
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu từng nhóm thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống đã xây dựng theo nhóm vào thời gian và không gian tùy chọn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm bàn bạc lên thời gian và không gian cụ thể, thông báo cho các bạn trong lớp và mời GV, đại diện Đoàn trường tham dự.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện
- GV ghi nhận thời gian của các nhóm.

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch tổ chức giáo dục truyền thống
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thực hiện kế hoạch tổ chức giáo dục truyền thống của nhóm mình theo gợi ý trong sgk.
+ Nội dung truyền thống
+ Thành công và những điều cần rút kinh nghiệm
+ Hình thức tổ chức

- GV lưu ý HS kế hoạch giáo dục truyền thống cần làm rõ những nội dung:
+ Giới thiệu lí do vì sao tổ chức giáo dục truyền thống đã chọn.
+ Làm rõ quá trình hình thành và phát huy truyền thống đó như là một giá trị văn hóa của trường.
+ Phân tích tác động của truyền thống đó đến sự phát triển nhân cách HS và quá trình phát triển nhà trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm lần lượt trình bày kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường mà nhóm đã lập ra
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV khuyến khích các nhóm chia sẻ những điều đã học tập từ nhóm bạn và rút ra những bài học chung về:
+ Những việc cần làm khi tổ chức hoạt động
+ Những việc cần tránh khi tổ chức hoạt động.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét.

Nhiệm vụ 4. Đánh giá ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đưa ra ý kiến cá nhân không trùng lặp về ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường theo gợi ý:
+ Đối với bản thân
+ Đối với nhà trường
+ Đối với xã hội

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS chia sẻ ý kiến cá nhân của mình
- GV ghi lại những ý kiến không trùng lặp của HS lên bảng để có dữ liệu phân tích.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Trên cơ sở ý kiến của HS, GV cùng cả lớp phân tích, khái quát ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường và kết luận.
4. Giáo dục truyền thống nhà trường
a. Xây dựng kế hoạch tổ chức giáo dục truyền thống
Gợi ý:

+ Dạy tốt – Học tốt
+ Thực hiện nội quy trường lớp
+ Đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau
+ Tích cực tham gia hoạt động xây dựng, phát triển nhà trường,…











b.
Tổ chức giáo dục truyền thống nhà trường
- Các nhóm thảo luận và lên kế hoạch thực hiện








c. Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch tổ chức giáo dục truyền thống
- Các nhóm lần lượt trình bày




























d. Ý nghĩa hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm, duy trì và phát triển các giá trị văn hóa của nhà trường ở từng thế hệ HS.
+ Giáo dục HS lòng tự hào về trường, tạo động lực rèn luyện, phấn đấu, phát triển những tiềm năng của bản thân.
+ Các giá trị văn hóa của nhà trường là chất liệu để giáo dục nhân cách HS.
+ Tạo động lực cho đội ngũ GV và lãnh đạo nhà trường xây dựng nhà trường ngày càng thân thiện, hạnh phúc.
+ ….
*Hướng dẫn về nhà:

Hoàn thành các nhiệm vụ được giao

Xem trước hoạt động 5, 6 chủ đề 1



* * * * *​

TUẦN 3: SHL – Ý NGHĨA CỦA GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG VÀ HÀNH ĐỘNG PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG​

Hoạt động 1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề “Ý nghĩa của giáo dục truyền thống nhà trường và hành động phát huy truyền thống.

a. Mục tiêu: HS chia sẻ được ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống được tổ chức và những việc làm để giữ gìn và phát huy truyền thống của trường.

b. Nội dung – tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS chia sẻ về:

+ Ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường

+ Những việc cần làm để giữ gìn, phát huy truyền thống của nhà trường


- GV biểu dương những HS đã nêu được nhiều ý nghĩa của giáo dục truyền thống và việc cần làm để giữ gìn và phát huy truyền thống của trường.




Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TUẦN 4: SHDC – VĂN NGHỆ CA NGỢI MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU​

I. MỤC TIÊU

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

Phát triển tình cảm với trường, lớp, thầy cô, bạn bè;

Thể hiện được tình cảm của bản thân đối với trường;

Có ý thức học tập và rèn luyện, phát huy truyền thống nhà trường;

Phát triển năng lực cảm thụ, thẩm mĩ, thể hiện và sáng tạo cái hay, cái đẹp qua trình diễn các tiết mục biểu diễn văn nghệ;

Hình thành và phát triển năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá.

II. CHUẨN BỊ

1. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và GV


- Xác định mục tiêu của buổi biểu diễn, thành lập ban tổ chức.

- Ban tổ chức xây dựng kế hoạch:

+ Yêu cầu các lớp đăng ký các tiết mục văn nghệ xoay quanh chủ đề “Mái trường thân yêu”.

+ Duyệt các tiết mục đăng kí để lựa chọn.

+….


- Ban tổ chức phối hợp với lớp trực tuần xây dựng kịch bản tổ chức chương trình biểu diễn văn nghệ ca ngợi mái trường thân yêu.

- Trang trí phông phù hợp với chương trình biểu diễn văn nghệ.

- Chuẩn bị phương tiện: âm li, loa đài, micro; đàn đệm cho các tiết mục văn nghệ.

- Chuẩn bị phần thưởng cho các tiết mục xuất sắc.

2. Đối với HS

- Đăng kí các tiết mục văn nghệ tham gia và tập luyện.

- Chuẩn bị trang phục, đạo cụ phù hợp với các tiết mục đã được ban tổ chức lựa chọn.

- Chuẩn bị hoa để tặng các bạn tham gia biểu diễn.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ để - Biểu diễn văn nghệ ca ngợi mái trường thân yêu

a) Mục tiêu


- HS thể hiện và trải nghiệm những xúc cảm tích cực về nhà trường, từ đó phát triển tình cảm với nhà trưởng, cố gắng học tập và rèn luyện, phát huy truyền thống nhà trường.

b) Nội dung - Tổ chức thực hiện

- NDCT thay mặt ban tổ chức giới thiệu mục tiêu và nội dung chương trình văn nghệ.

- Các lớp trình bày các tiết mục đã được lựa chọn.

- Yêu cầu HS toàn trường ngồi đúng vị trí, lắng nghe và xem các tiết mục văn nghệ, cảm thụ cái hay của nội dung và giai điệu bài hát, điệu múa…trải nghiệm các cung bậc cảm xúc về trường, lớp, thầy cô, bạn bè.

- Sau mỗi tiết mục, HS các lớp có thể lên tặng hoa

- Bạn tổ chức hội ý xếp loại các tiết mục và công bố kết quả xếp loại, trao phần thưởng cho các tiết mục xuất sắc.

- Kết thúc chương trình, NDCT nói lời cảm ơn với các “diễn viên” và với toàn thể các bạn tham dự.

ĐÁNH GIÁ

Mời một số HS các lớp chia sẻ cảm xúc về buổi biểu diễn văn nghệ, về mái trường đang học

HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

Về lớp, HS tiếp tục chia sẻ cảm xúc và quyết tâm cố gắng học tập rèn luyện để phát huy truyền thống của nhà trường.



* * * * *​

TUẦN 4: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 5, 6 CHỦ ĐỀ 1.​

THỰC HIỆN MỘT SỐ BIỆN PHÁP THU HÚT CÁC BẠN VÀO HOẠT ĐỘNG CHUNG, XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TỰ RÈN LUYỆN BẢN THÂN ĐỂ THỰC HIỆN TỐT CÁC NỘI QUY CHUNG​



I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:


Biết cách thu hút các bạn vào hoạt động chung

Tham gia hoạt động theo chủ đề của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Giáo dục truyền thống; giữ gìn vệ sinh môi trường; tập hợp giáo dục thiếu niên.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

Năng lực giao tiếp, hợp tác
: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

Năng lực tự chủ, tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân

- Năng lực riêng:

Năng lực thích ứng với cuộc sống
: Vận dụng các biện pháp để thu hút các bạn tham gia vào hoạt động chung trong tình huống cụ thể.

Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Xây dựng và thực hiện được kế hoạch rèn luyện bản thân đã đặt ra.

3. Phẩm chất:

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:


Giáo án, SGK, SGV

Biện pháp thu hút HS vào những hoạt động chung

Máy chiếu, máy tính (nếu có)

2. Đối với HS:

SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:
Tạo tâm thế hào hứng, phấn khởi cho HS trước khi vào bài học.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS nghe hát bài hát “Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ”

c. Sản phẩm học tập: HS nghe hát theo, cảm nhận giai điệu ca từ, cảm nhận được trách nhiệm của thế hệ trẻ thanh niên ngày nay.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập


- GV mời cả lớp cùng lắng nghe bài hát: “Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ”.


- GV đặt câu hỏi: Bài hát nói về nội dung gì? Em có suy nghĩ gì sau khi nghe bài hát?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS cảm nhận ca từ bài hát, chia sẻ cảm xúc

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động

- GV mời đại diện HS chia sẻ, GV tiếp nhận câu trả lời, dẫn dắt HS vào tìm hiểu nội dung bài học.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 5. Thực hiện một số biện pháp thu hút các bạn vào hoạt động chung

a. Mục tiêu:
HS lựa chọn và thực hiện được với các biện pháp phù hợp, thu hút bạn vào hoạt động chung.

b. Nội dung: GV lần lượt triển khai các hoạt động để thu hút các bạn vào hoạt động chung.

c. Sản phẩm học tập: HS tìm ra các biện pháp thu hút các bạn vào hoạt động chung và áp dụng vào thực tiễn.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Biện pháp thu hút các bạn vào hoạt động chung
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu cả lớp thảo luận về các biện pháp thu hút các bạn vào hoạt động chung dựa vào gợi ý sgk để bổ sung thêm các biện pháp khác
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trao đổi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện một số HS trình bày biện pháp suy nghĩ được.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, kết luận








Nhiệm vụ 2
. Thực hành thu hút bạn vào hoạt động chung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đề nghị HS làm việc theo cặp đôi, lựa chọn biện pháp phù hợp và thể hiện cách thu hút bạn vào hoạt động theo tình huống:
“Lớp được phân công thực hiện chủ đề văn nghệ cho hoạt động sinh hoạt dưới cờ, một số bạn có khả năng văn nghệ nhưng không muốn tham gia”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo cặp đôi, thảo luận đưa ra cách thu hút bạn tham gia hoạt động.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện
- GV khích lệ các cặp xung phong lệ thể hiện trước lớp và yêu cầu HS theo dõi cách thu hút bạn vào hoạt động của từng cặp để nhận xét, góp ý.

Nhiệm vụ 3. Lựa chọn biện pháp thu hút các bạn vào hoạt động chung
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu cả lớp thảo luận về các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên để lựa chọn các biện pháp thu hút các bạn vào hoạt động chung.
- GV gợi ý:
+ Rèn luyện 3 tốt: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt.
+ ……….

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu HS
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét.

Nhiệm vụ 4. Lựa chọn biện pháp thu hút các bạn vào địa bàn dân cư
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu cả lớp thảo luận một số hoạt động do Đoàn thành niên ở địa phương tổ chức và lựa chọn các biện pháp phù hợp để thu hút các bạn trong địa bàn dân cư cùng tham gia.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS cùng nhau đưa ra hoạt động và thảo luận.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
5. Thực hiện một số biện pháp thu hút các bạn vào hoạt động chung
a.
Biện pháp thu hút các bạn vào hoạt động chung
+ Mời các bạn tham gia thiết kế và chuẩn bị hoạt động.
+ Tổ chức hoạt động chung sao cho có ý nghĩa, hấp dẫn với nội dung phong phú, hình thức đa dạng, tránh hình thức.
+ Động viên, thuyết phục để bạn thấy được trách nhiệm của người HS là phải tham gia hoạt động chung và thấy được ích lợi của sự tham gia.
+ Với những bạn ngại tham gia cẩn tìm hiểu sở thích và nhu cầu của bạn để tìm ra hoạt động phù hợp, để bạn được trải nghiệm những cảm xúc tích cực từ đó tạo hứng thú thích
tham gia hoạt động chung.
+ Trong thời gian đầu cần lưu ý phân công trách nhiệm cụ thể phù hợp với khả năng và sở thích của bạn.
+ Hỗ trợ khi bạn gặp khó khăn trong quá trình hoạt động.
+ ….
b. Thực hành thu hút bạn vào hoạt động chung
Cách thu hút bạn bạn tham gia văn nghệ:
+ Động viên, thuyết phục bạn tham gia hoạt động văn nghệ.
+ Cùng các bạn tham gia thiết kế và chuẩn bị cho tiết mục văn nghệ.
+ Cùng các bạn luyện tập hát, múa.
+ Phân công nhiệm vụ theo sở thích của từng bạn: hát bè, hát đơn, múa phụ họa,....









c. Lựa chọn biện pháp thu hút các bạn vào hoạt động chung
Gợi ý chủ đề hoạt động giáo dục của Đoàn Thanh niên:
+ Tuyến đường Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp – Văn minh – An toàn.
+ Thanh niên với văn hóa giao thông.
+ Tình nguyện mùa đông, Thứ bảy tình nguyện, Chủ nhật xanh, Hiến máu tình nguyện.











d. Lựa chọn biện pháp thu hút các bạn vào địa bàn dân cư
Gợi ý hoạt động:
+ Bảo vệ môi trường.
+ Hoạt động thiện nguyện.
+ Đền ơn đáp nghĩa.
+ Xây dựng nông thôn mới/ văn minh đô thị.




HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 6. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tự rèn luyện bản thân đẻ thực hiện tốt quy định chung

a. Mục tiêu:
HS tự nhận thức được những điều cản trở em thực hiện tốt những yêu cầu trong nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng để lập kế hoạch và thực hiện rèn luyện, khắc phục.

b. Nội dung: GV đưa ra yêu cầu về nhà cho HS thực hiện

c. Sản phẩm học tập: HS về nhà thực hiện và ghi chép lại kết quả chia sẻ trước lớp

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS về nhà tiếp tục:
+ Xác định những điều cản trở em thực hiện tốt những yêu cầu trong nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng để lập kế hoạch và thực hiện.
+ Ghi chép lại kết quả thực hiện để chia sẻ với lớp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà thực hiện
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV hướng dẫn, giải thích một số điều HS còn chưa hiểu.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, kết luận bài học.
6. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tự rèn luyện bản thân đẻ thực hiện tốt quy định chung




*Hướng dẫn về nhà:

Củng cố kiến thức đã học ở chủ đề 1.

Xem trước nội dung hoạt động 1, 2, 3 chủ đề 2.



* * * * *​

TUẦN 4: SHL – CHIA SẺ VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP THU HÚT CÁC BẠN VÀO HOẠT ĐỘNG CHUNG​

Hoạt động 1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ để “Chia sẻ về việc thực hiện các biện pháp thu hút các bạn vào hoạt động chung”

a) Mục tiêu:
HS chia sẻ được bản thân đã tham gia những hoạt động chung nào do nhà trường và cộng đồng tổ chức và cách thu hút bạn vào những hoạt động chung đó.

b) Nội dung - Tổ chức thực hiện:

- GV đề nghị HS chia sẻ:

+ Những hoạt động chung do nhà trường và cộng đồng tổ chức đã tham gia.

+ Những biện pháp đã sử dụng để thu hút bạn cùng tham gia.


- GV đề nghị HS chia sẻ về những điều học tập được từ bạn.

- GV biểu dương những HS đã tham gia hoạt động chung và sử dụng các biện pháp đa dạng để thu hút bạn cùng tham gia.



* * * * *​

ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ 1​

1. Cá nhân tự đánh giá

GV yêu cẩu HS căn cứ vào kết quả thực hiện các hoạt động trong chủ đề để tự đánh giá theo các tiêu chí sau:

- Thực hiện được đầy đủ nội quy của trường, lớp.

- Thực hiện được các quy định của cộng đồng.

- Thực hiện được ít nhất hai biện pháp thu hút các bạn vào hoạt động chung.

- Nêu được ít nhất ba truyền thống của trường.

- Lập và thực hiện được ít nhất một kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường có thu hút các bạn cùng tham gia.

- Nêu được ít nhất hai ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường.

- Tham gia các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh do nhà trường và địa phương tổ chức.

Đạt: Đạt ít nhất 4 trong 7 tiêu chí;

Chưa đạt: Chỉ đạt được từ 3 tiêu chí trở xuống.

2. Đánh giá theo nhóm/ tổ

3. Đánh giá chung của GV





































PHIỀU BÀI TẬP

CHỦ ĐỀ 1: PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

  • Khoanh tròn vào câu trả lời phù hợp nhất với suy nghĩ của em về mục đích thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định chung của nhà trường, cộng đồng.
  • Thực hiện nghiêm túc để tránh bị phê bình, khiển trách.
  • Thực hiện nghiêm túc để rèn luyện bản thân.
  • Thực hiện nghiêm túc để tạo môi trường an toàn, thuận lợi cho học tập và phát triển.
  • Thực hiện nghiêm túc để tạo thành tích cho lớp, trường, cộng đồng.
  • Thực hiện nghiêm túc vừa góp phần phát triển bản thân, vừa góp phần xây dựng, phát triển lớp, trường, cộng đồng.
2. Tự xác định những quy định của lớp, trường mà em chưa thường xuyên thực hiện và cách khắc phục.

a. Những quy định của lớp mà em chưa thường xuyên thực hiện:

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..



Cách khắc phục:

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

b. Những quy định của trường mà em chưa thường xuyên thực hiện:

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

Cách khắc phục:

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

3. Ghi lại những quy định của cộng đồng em đã tìm hiểu được và chia sẻ với bạn em đã thực hiện những quy định này ở mức độ nào.

STT​
Quy định của cộng đồng mà em tìm hiểu​
Mức độ thực hiện​
Thường xuyên​
Thỉnh thoảng​
Chưa thực hiện​
1
2
3
4
5


4. Xử lý các tình huống

Tình huống 1. Hiền nhút nhát và ngại tham gia các hoạt động chung. Ngày mai, cả lớp sẽ tham gia hoạt động “Ngày Chủ nhật xanh” Hiền nói với chị gái sẽ lấy lí do ốm để ở nhà.

Nếu là chị gái của Hiền, em sẽ khuyên bạn điều gì?

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

Tình huống 2. Vì bận đột xuất nên cô giáo để lớp tự quản giờ Ngữ văn và giao nhiệm vụ thảo luận cho trưởng nhóm. Trong lúc nhóm thảo luận, Mạnh ngồi làm việc riêng, khi bạn trưởng nhóm nhắc, Mạnh khó chịu đáp lại: Đó không phải việc của bạn! Nếu là một thành viên trong nhóm, em sẽ làm gì?

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..



Tình huống 3. Cả lớp vừa làm bài kiểm tra nên Long nghĩ là thầy giáo sẽ không kiểm tra việc học và làm bài cũ. Vì vậy, khi Hải rủ Long cùng chuẩn bị bài cho giờ học ngày mai, Long trả lời: “Không cần!” Nếu là Hải, em sẽ làm gì?

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

5. Những biện pháp nào em đã sử dụng để thu hút các bạn vào hoạt động chung và kết quả đạt được như thế nào? (Đánh dấu x vào các cột tương ứng)

STT​
Biện pháp thu hút​
Đã sử dụng​
Kết quả​
Thành công​
Chưa thành công​
1Chủ động tham gia làm gương cho bạn.
2Động viên, thuyết phục để lối cuốn bạn.
3Mời các bạn tham gia thiết kế và chuẩn bị hoạt động.
4Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng và sở thích của bạn.
5Hỗ trọ bạn khi bạn gặp khó khăn
6Biện pháp khác:
7………….


6. Em hãy viết ra những biện pháp sẽ sử dụng để thu hút một bạn không thích tham gia hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh do nhà trường và địa phương tổ chức vì bạn nói là thấy nhàm chán. Giải thích vì sao em lại sử dụng những biện pháp đó.

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

7. Theo em, hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường có những tác dụng ý nghĩa gì? (Khoanh tròn ở câu trả lời phù hợp nhất với suy nghĩ của em)

A. Duy trì giá trị văn hoá của nhà trường.

B. Giáo dục lòng tự hào về trường.

C. Giúp giáo dục nhân cách học sinh.

D. Giúp gắn kết các thế hệ học sinh.

E. Tạo sự đoàn kết, đồng lòng giữ gìn, phát huy truyền thống của tập thể học sinh toàn trường.

G. Giúp từng thành viên của trường mang dấu ấn các nét truyền thống của trường trong suốt cuộc đời.

Các ý kiến của riêng em :

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

8. Viết ra những việc em và các bạn cần làm để giữ gìn, phát huy truyền thống của nhà trường.

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ 1

Em hãy tự đánh giá kết quả hoạt động bằng cách đánh dấu vào ô tương ứng với mức độ em đạt.​

Yêu cầu cần đạt
Mức độ
Đạt
Chưa đạt
1. Thực hiện được đầy đủ nội quy của trường, lớp.
2. Thực hiện được các quy định của cộng đồng.
3. Thực hiện được ít nhất hai biện pháp thu hút các bạn
vào hoạt động chung.
4. Nêu được ít nhất ba truyền thống của nhà trường.
5. Lập và thực hiện được ít nhất một kế hoạch giáo dục | truyền thống nhà trường và thu hút các bạn tham gia.
6. Nêu được ít nhất hai ý nghĩa của hoạt động giáo dục | truyền thống nhà trường.​
7. Tham gia ít nhất một hoạt động theo chủ đề của Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh do nhà trường và địa phương tổ chức.
Đạt: Đạt được ít nhất 4 trong số 7 tiêu chí.

Chưa đạt: Chỉ đạt được từ 3 tiêu chí trở xuống.

1708142615895.png



THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM LỚP 10 (SƯU TẦM).rar
    416.3 KB · Lượt tải : 9
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

TƯ VẤN NHANH
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Top