- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,019
- Điểm
- 113
tác giả
Giải pháp “Khắc phục một số lỗi chính tả thường gặp cho những học sinh ở cấp Trung học cơ sở”.
. Cơ sở đề xuất giải pháp
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp
Trước hết xét về khoa học, thì chữ viết là một hình thức tồn tại của ngôn ngữ, chữ viết thể hiện được những nét văn hóa đặc sắc của cá nhân và cộng đồng. Trải qua gần bốn thế kỉ hình thành và phát triển, chữ Quốc ngữ đã trở thành phương tiện biểu đạt tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp và tư duy của dân tộc Việt Nam. Chữ viết của người Việt đã góp phần làm nên bản sắc văn hóa của người Việt. Một đất nước muốn trường tồn và phát triển thì mỗi người dân phải luôn có ý thức giữ gìn tiếng nói và sự trong sáng của Quốc ngữ dân tộc mình.
Sau đó, trong cuộc sống, giao tiếp bằng văn viết hoặc văn nói là vấn đề rất quan trọng và luôn được quan tâm. Để đạt được hiệu quả giao tiếp, bản thân mỗi người cần phải tự trau dồi rèn luyện vốn từ ngữ, rèn luyện cách diễn đạt … đặc biệt là khắc phục lỗi chính tả - đây là vấn đề được đặt lên hàng đầu, vì viết sai sẽ nói sai, mà nói sai sẽ viết sai, điều này sẽ trở thành hệ lụy trong việc giữ gìn sự trong sáng và phát triển ngôn ngữ của Việt Nam ta.
Từ thực tế các bài viết, lời nói hằng ngày của học sinh, chúng ta dễ dàng nhận thấy các em còn vi phạm nhiều lỗi chính tả và như thế sẽ làm mất đi vẻ đẹp trong sáng của ngôn ngữ tiếng Việt. Hơn nữa những vi phạm về lỗi chính tả sẽ làm giảm hiệu quả của lời nói, bài viết thậm chí gây khó hiểu hoặc hiểu sai vấn đề. Một trong những lỗi chính tả thường gặp trong lời nói, bài viết của học sinh là do cách phát âm địa phương đặc trưng của người gốc miền Đông Nam Bộ.
Vậy làm thế nào để giúp các em khắc phục lỗi chính tả đặc biệt là lỗi do cách phát âm địa phương? Và làm thế nào để các em chủ động, tích cực khắc phục những lỗi chính tả vốn trở thành thói quen cố hữu khó thay đổi? Tôi nghĩ, mỗi giáo viên, đặc biệt giáo viên dạy Ngữ văn sẽ là người giúp học sinh phần nào tháo gỡ được vấn đề đó. Bản thân tôi là một giáo viên dạy Ngữ văn với lương tâm và trách nhiệm của mình cũng muốn góp một phần nhỏ nhằm chia sẻ với đồng nghiệp và hơn hết là để giúp học sinh có được những lời hay, ý đẹp trong giao tiếp, hạn chế phần nào lỗi chính tả. Vì thế tôi đã mạnh dạn chọn đề tài Giải pháp “Khắc phục một số lỗi chính tả thường gặp cho những học sinh ở cấp Trung học cơ sở”.
. Cơ sở đề xuất giải pháp
1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp
Trước hết xét về khoa học, thì chữ viết là một hình thức tồn tại của ngôn ngữ, chữ viết thể hiện được những nét văn hóa đặc sắc của cá nhân và cộng đồng. Trải qua gần bốn thế kỉ hình thành và phát triển, chữ Quốc ngữ đã trở thành phương tiện biểu đạt tư tưởng, tình cảm trong giao tiếp và tư duy của dân tộc Việt Nam. Chữ viết của người Việt đã góp phần làm nên bản sắc văn hóa của người Việt. Một đất nước muốn trường tồn và phát triển thì mỗi người dân phải luôn có ý thức giữ gìn tiếng nói và sự trong sáng của Quốc ngữ dân tộc mình.
Sau đó, trong cuộc sống, giao tiếp bằng văn viết hoặc văn nói là vấn đề rất quan trọng và luôn được quan tâm. Để đạt được hiệu quả giao tiếp, bản thân mỗi người cần phải tự trau dồi rèn luyện vốn từ ngữ, rèn luyện cách diễn đạt … đặc biệt là khắc phục lỗi chính tả - đây là vấn đề được đặt lên hàng đầu, vì viết sai sẽ nói sai, mà nói sai sẽ viết sai, điều này sẽ trở thành hệ lụy trong việc giữ gìn sự trong sáng và phát triển ngôn ngữ của Việt Nam ta.
Từ thực tế các bài viết, lời nói hằng ngày của học sinh, chúng ta dễ dàng nhận thấy các em còn vi phạm nhiều lỗi chính tả và như thế sẽ làm mất đi vẻ đẹp trong sáng của ngôn ngữ tiếng Việt. Hơn nữa những vi phạm về lỗi chính tả sẽ làm giảm hiệu quả của lời nói, bài viết thậm chí gây khó hiểu hoặc hiểu sai vấn đề. Một trong những lỗi chính tả thường gặp trong lời nói, bài viết của học sinh là do cách phát âm địa phương đặc trưng của người gốc miền Đông Nam Bộ.
Vậy làm thế nào để giúp các em khắc phục lỗi chính tả đặc biệt là lỗi do cách phát âm địa phương? Và làm thế nào để các em chủ động, tích cực khắc phục những lỗi chính tả vốn trở thành thói quen cố hữu khó thay đổi? Tôi nghĩ, mỗi giáo viên, đặc biệt giáo viên dạy Ngữ văn sẽ là người giúp học sinh phần nào tháo gỡ được vấn đề đó. Bản thân tôi là một giáo viên dạy Ngữ văn với lương tâm và trách nhiệm của mình cũng muốn góp một phần nhỏ nhằm chia sẻ với đồng nghiệp và hơn hết là để giúp học sinh có được những lời hay, ý đẹp trong giao tiếp, hạn chế phần nào lỗi chính tả. Vì thế tôi đã mạnh dạn chọn đề tài Giải pháp “Khắc phục một số lỗi chính tả thường gặp cho những học sinh ở cấp Trung học cơ sở”.