Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
Giải pháp Xây dựng quy trình và nội dung quản lý phát âm chuẩn Tiếng Việt để sửa lỗi phát âm lệch chuẩn cho giáo viên và học sinh Trường TH Vĩnh Phong được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 12 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
Trong quá trình dạy và học vấn đề rèn kĩ năng phát âm chuẩn Tiếng Việt, đặc biệt là cặp phụ âm đầu l/n đã được nhiều đơn vị triển khai. Đối với cá nhân tôi, ngay từ những năm tháng dưới mái trường sư phạm, khi ra trường đứng trên bục giảng và đến nay vẫn luôn quyết liệt, thường xuyên tự rèn luyện cho mình phát âm chuẩn Tiếng Việt, đặc biệt là với cặp phụ âm l/n. Đối với các trường Tiểu học, đa số trong nhiều năm gần đây cũng đã triển khai việc rèn kĩ năng phát âm chuẩn Tiếng Việt theo những giải pháp sau:
1. Giải pháp 1. Triển khai vấn đề rèn kĩ năng phát âm chuẩn Tiếng Việt đặc biệt chú trọng đến cặp phụ âm đầu l/n xuống đơn vị Tổ Khối, giao cho các đồng chí Khối trưởng, Tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo thông qua buổi sinh hoạt chuyên môn ngay từ đầu năm học; nghe, sửa trong các tiết dạy, các tiết dự giờ.
* Ưu điểm:
Ban giám hiệu không mất nhiều thời gian theo dõi chỉ đạo mà giao cho các đồng chí Khối trưởng, Tổ trưởng theo dõi động viên các đồng chí trong tổ khối cùng thực hiện.
Tạo điều kiện cho giáo viên tự rèn luyện cho bản thân, cho học sinh trong quỹ thời gian của riêng mình.
Giáo viên không có áp lực khi được uốn nắn và sửa lỗi khi phát âm.
* Hạn chế:
Cán bộ - giáo viên chưa thật sự quyết liệt trong công tác rèn phát âm chuẩn Tiếng Việt, đặc biệt là cặp phụ âm đầu l/n nên một số ít giáo viên chưa thật coi trọng công tác tự rèn và rèn cho học sinh.
Công tác kiểm tra, đôn đốc việc rèn phát âm chuẩn Tiếng Việt, đặc biệt phụ âm đầu l/n chưa đồng bộ dẫn tới việc các tổ khối chuyên môn cũng như cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh nhà trường chưa tích cực, tự giác rèn luyện, chưa tạo được thói quen trong việc thực hiện phát âm chuẩn Tiếng Việt.
Tổng kết, đánh giá việc thực hiện phát âm chuẩn Tiếng Việt chưa cụ thể nên chưa thúc đẩy được cán bộ - giáo viên - nhân viên - học sinh toàn trường cùng rèn.
2. Giải pháp 2: Tuyên truyền, khuyến khích giáo viên tự rèn phát âm chuẩn và rèn học sinh phát âm chuẩn Tiếng Việt.
* Ưu điểm:
Tạo môi trường thoải mái để giáo viên tự rèn và luyện cho học sinh theo sở thích, hứng thú cá nhân và trong những điều kiện thuận lợi nhất.
* Hạn chế:
Chưa ra quy chế thi đua rõ ràng nên chưa tạo được động lực rèn luyện, giáo viên chưa say sưa rèn luyện phát âm chuẩn Tiếng Việt.
Chưa tạo được thói quen rèn luyện nói chuẩn Tiếng Việt đặc biệt là những tiếng có cặp phụ âm đầu l/n trong 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường.
Vì vậy dẫn tới tình trạng còn một số ít giáo viên và học sinh nói chưa chuẩn Tiếng Việt, đặc biệt là những tiếng có cặp phụ âm đầu l/n.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
Trong quá trình dạy và học vấn đề rèn kĩ năng phát âm chuẩn Tiếng Việt, đặc biệt là cặp phụ âm đầu l/n đã được nhiều đơn vị triển khai. Đối với cá nhân tôi, ngay từ những năm tháng dưới mái trường sư phạm, khi ra trường đứng trên bục giảng và đến nay vẫn luôn quyết liệt, thường xuyên tự rèn luyện cho mình phát âm chuẩn Tiếng Việt, đặc biệt là với cặp phụ âm l/n. Đối với các trường Tiểu học, đa số trong nhiều năm gần đây cũng đã triển khai việc rèn kĩ năng phát âm chuẩn Tiếng Việt theo những giải pháp sau:
1. Giải pháp 1. Triển khai vấn đề rèn kĩ năng phát âm chuẩn Tiếng Việt đặc biệt chú trọng đến cặp phụ âm đầu l/n xuống đơn vị Tổ Khối, giao cho các đồng chí Khối trưởng, Tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo thông qua buổi sinh hoạt chuyên môn ngay từ đầu năm học; nghe, sửa trong các tiết dạy, các tiết dự giờ.
* Ưu điểm:
Ban giám hiệu không mất nhiều thời gian theo dõi chỉ đạo mà giao cho các đồng chí Khối trưởng, Tổ trưởng theo dõi động viên các đồng chí trong tổ khối cùng thực hiện.
Tạo điều kiện cho giáo viên tự rèn luyện cho bản thân, cho học sinh trong quỹ thời gian của riêng mình.
Giáo viên không có áp lực khi được uốn nắn và sửa lỗi khi phát âm.
* Hạn chế:
Cán bộ - giáo viên chưa thật sự quyết liệt trong công tác rèn phát âm chuẩn Tiếng Việt, đặc biệt là cặp phụ âm đầu l/n nên một số ít giáo viên chưa thật coi trọng công tác tự rèn và rèn cho học sinh.
Công tác kiểm tra, đôn đốc việc rèn phát âm chuẩn Tiếng Việt, đặc biệt phụ âm đầu l/n chưa đồng bộ dẫn tới việc các tổ khối chuyên môn cũng như cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh nhà trường chưa tích cực, tự giác rèn luyện, chưa tạo được thói quen trong việc thực hiện phát âm chuẩn Tiếng Việt.
Tổng kết, đánh giá việc thực hiện phát âm chuẩn Tiếng Việt chưa cụ thể nên chưa thúc đẩy được cán bộ - giáo viên - nhân viên - học sinh toàn trường cùng rèn.
2. Giải pháp 2: Tuyên truyền, khuyến khích giáo viên tự rèn phát âm chuẩn và rèn học sinh phát âm chuẩn Tiếng Việt.
* Ưu điểm:
Tạo môi trường thoải mái để giáo viên tự rèn và luyện cho học sinh theo sở thích, hứng thú cá nhân và trong những điều kiện thuận lợi nhất.
* Hạn chế:
Chưa ra quy chế thi đua rõ ràng nên chưa tạo được động lực rèn luyện, giáo viên chưa say sưa rèn luyện phát âm chuẩn Tiếng Việt.
Chưa tạo được thói quen rèn luyện nói chuẩn Tiếng Việt đặc biệt là những tiếng có cặp phụ âm đầu l/n trong 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường.
Vì vậy dẫn tới tình trạng còn một số ít giáo viên và học sinh nói chưa chuẩn Tiếng Việt, đặc biệt là những tiếng có cặp phụ âm đầu l/n.