- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,029
- Điểm
- 113
tác giả
GIÁO ÁN Bài học stem lớp 5 ; ĐÈN PIN BỎ TÚI được soạn dưới dạng file word gồm 15 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
BÀI HỌC STEM: ĐÈN PIN BỎ TÚI THÔNG TIN VỀ BÀI HỌC
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Yêu cầu cần đạt (của bài học) Mô tả được cấu tạo của mạch điện thắp sáng gồm: nguồn điện, công tắc, bóng đèn, dây dẫn điện. Nêu được chức năng của các bộ phận trong mạch điện thắp sáng. Nhận ra và nêu được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện. Đề xuất được cách làm thí nghiệm để xác định vật dẫn điện, vật cách điện. Giải thích được lí do sử dụng vật dẫn điện, vật cách điện trong một số đồ vật quen thuộc. Thiết kế và chế tạo được đèn pin nhỏ gọn ứng dụng kiến thức về mạch điện đơn giản, vật dẫn điện và vật cách điện. Mô tả được hoạt động của đèn pin dựa trên kiến thức về mạch điện. Trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; cùng nhau hoàn thành các thí nghiệm về mạch điện đơn giản. Ghi chép trung thực kết quả quan sát được khi làm thí nghiệm. Đồ dùng dạy học 1. Chuẩn bị của Giáo viên Các phiếu học tập và phiếu đánh giá. Dụng cụ/vật liệu giáo viên cung cấp cho các nhóm học sinh:
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Chuẩn bị của học sinh - Mỗi nhóm (4-5 học sinh) tự chuẩn bị một số dụng cụ/vật liệu như sau:
1. Hoạt động 1: Mở đầu (Xác định vấn đề) a) Khởi động Giáo viên chia lớp thành các nhóm học sinh theo tổ hoặc thẻ màu (5-6 học sinh/nhóm). Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm kể tên các vật dụng cần thiết cho chuyến cắm trại qua đêm trong thời gian 3 phút, sau đó viết kết quả lên bảng nhóm. Học sinh treo các bảng nhóm lên bảng lớn. Sau đó đại diện 1-2 nhóm chia sẻ về kết quả thảo luận. Học sinh các nhóm khác và giáo viên nhận xét và bổ sung. Giáo viên tổng hợp tất cả những vật dụng học sinh đã nêu và từ đó dẫn dắt đến nhu cầu cần có một chiếc đèn pin nhỏ gọn, tiện dụng trong những chuyến đi xa và qua đêm. Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ mới cho bài học là cùng thiết kế và chế tạo một chiếc đèn pin nhỏ gọn để sử dụng khi cần thiết. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
b) Giao nhiệm vụ - Học sinh ghi nhận nhiệm vụ thực hiện một chiếc đèn pin bỏ túi với các yêu cầu cụ thể vào vở: + Đèn pin có thể chiếu sáng được và có thể bật tắt dễ dàng. + Các bộ phận của đèn được gắn với nhau một cách chắc chắn, gọn gàng. + Đèn pin đảm bảo an toàn khi sử dụng. + Đèn pin có kích thước nhỏ gọn. + Đèn được trang trí hài hòa, đẹp mắt. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Nghiên cứu kiến thức nền) Giáo viên nên sử dụng dụng cụ để giới thiệu cho các em về pin (2 cực âm, dương; cách lắp 2 pin vào hộp cho đúng); về đèn (có 2 đầu, trong hộp điện 2 đầu này đã được nối với 2 đầu ra). * Tìm hiểu mạch điện thắp sáng Giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh khám phá cấu tạo và hoạt động mạch điện. Học sinh được chia thành các nhóm (5-6 em). Mỗi nhóm nhận một bộ dụng cụ lắp mạch điện đơn giản và Phiếu học tập 1. Học sinh thảo luận theo nhóm để thực hiện các nhiệm vụ trong Phiếu học tập 1. Hai nhóm học sinh được mời ngẫu nhiên để chia sẻ kết quả hoạt động nhóm, gồm 2 nội dung. Các nhóm khác nêu ý kiến bổ sung cho nhóm báo cáo. **Nội dung báo cáo và chia sẻ Kết quả lắp mạch điện thắp sáng: mạch điện có hoạt động được để bật/tắt đèn không? Nếu không, hãy dự đoán nguyên nhân. (Đèn hỏng/hết pin/dây lỏng,...) Trả lời các câu hỏi: + Một mạch điện thắp sáng cơ bản gồm những bộ phận nào? (nguồn điện, công tắc, bóng đèn, ngoài ra còn có dây dẫn điện) + Mỗi bộ phận trong mạch điện thắp sáng có vai trò và đặc điểm gì? + Đèn có thể sáng được khi mạch điện như thế nào? (Mạch điện được khép kín) |