MÔN ĐỊA LÝ

mslanh

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
13/3/24
Bài viết
1,452
Điểm
36
tác giả
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ 6 NĂM 2022 được soạn dưới dạng file word gồm 57 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

Tiết 1,2: ÔN TẬP CHƯƠNG I


I. NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT

+ Hệ thống kinh vĩ tuyển. Toa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ:

- Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu

- Ghi được toạ độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ.

+ Các yếu tố cơ bản của bản đồ.

- Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.

- Biết đọc các kí hiệu bản đồ và chủ giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.

- Biết xác định hưởng trên bản đồ và tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỷ lệ bản đồ.

+ Các loại bán đồ thông dụng:

- Biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Biết tìm đường đi trên bản đồ.

+ Lược đồ trí nhớ :

- Vẽ được lược đồ trí nhỏ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân học sinh

+ Câu hỏi và bài tập vận dụng

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- SGK, SGV, Tài liệu tham khảo chuyên sâu

- Máy tính máy chiếu

III. KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ CHUYÊN SÂU

1. Hệ thống kinh vĩ tuyến. Toạ độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ

a) Kinh tuyến, vĩ tuyến

- Kinh tuyến


+ Kinh tuyến: Đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu.

+ Kinh tuyến gốc là kinh tuyến 0°, kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thủ đô Luân Đôn (nước Anh).

+ Những kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc là những kinh tuyến Đông, nằm bên trái những kinh tuyến Tây.

+ Kinh tuyến đối diện kinh tuyến gốc là kinh tuyến 180.

+ Bán cầu Tây nằm bên trái vòng kinh tuyến 20°T và 106°Đ, trên đó có toàn bộ châu Mỹ; bán cầu Đông năm bên phải vòng kinh tuyến 20°T và 106°Đ, trên đó có các châu: Âu, Á, Phi và Đại Dương.

- Vĩ tuyến:

+ Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường vĩ tuyến.

+ Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến 0° (xích đạo).

+ Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc là những vĩ tuyến Bắc, những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam là những vĩ tuyến Nam.

+ Bán cầu Bắc nằm về phía bắc của xích đạo, bán cầu Nam nằm về phía nam của xích đạo.

b) Toạ độ đia lí:

- Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc; vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến 00 (đường xích đạo).

- Kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi chung là toạ độ của điểm đó. Cách ghi tọa độ địa lí của một điểm như sau: Ghi vĩ độ trước rồi đến kinh độ. Ví dụ: Tọa độ địa lí của điểm A (20°B, 10°T).

2. Các yếu tố cơ bản của bản đồ

* Một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới:

+ Lưới chiếu bản đồ có các đường kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy ở cực, các vĩ tuyến la những vòng tròn đồng tâm ở cực, càng xa cực khoảng cách giữa các vĩ tuyến càng dãn ra. Lưới chiếu này thường thấy ở các bản đồ về khu vực quanh cực.

+ Lưới chiếu bản đồ có các kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm. Lưới chiếu này thường thấy ở các bản đồ về khu vực ôn đới.

+ Lưới chiếu bản đồ có các đường kinh tuyến và vĩ tuyến đều là các đường thẳng, kinh vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song. Lưới chiếu này thường thấy ở các bản đồ thế giới hoặc bản đồ thể hiện khu vực gần xích đạo.

- Mỗi lưới chiếu đều có sai số riêng. Tùy theo mục đích sử dụng, phạm vi đối tượng cần thể hiện trên bản đồ mà người ta lựa chọn lưới chiếu bản đồ để khu vực được vẽ trên bản đồ ít bị sai lệch nhất.

*Kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ:

+ Kí hiệu bản đồ dùng để thể hiện các đối tượng địa lí (vị trí, phân bố, số lượng, sự phát triển…trong không gian) được đưa lên bản đồ.

+ Kí hiệu bản đồ được giải thích trong bản chú giải. Bản chủ giải giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ.

+ Ba loại kí hiệu thường dùng: Kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.

- Kí hiệu điểm thường được sử dụng cho các đối tượng địa lí rời rạc, chẳng hạn như một cái cây hoặc vị trí của một của hàng.

- Kí hiệu đường thường được sử dụng để biểu thị đường giao thông, đường điện thoại hoặc các đối tượng địa lí dài, liên tục khác.

- Kí hiệu diện tích (các khu vực hoặc đa giác) thường được sử dụng để biểu thị các ranh giới như tỉnh, huyện...).

+ Độ cao của địa hình trên bản đổ được biểu hiện bằng thang màu hoặc bằng đường đồng mức (đường bình độ). Đường đồng mức là những đường nối những điểm có cùng một độ cao.Tùy theo tỉ lệ của bản đồ so với thực tế mà các khoảng cách giữa các đường đông mức trên bản đồ có thể là 1m - 5m -10m…

Trên bản đồ địa hình, các đường đồng mức càng năm gần nhau thể hiện độ dốc càng lớn; ngược lại đường này càng nằm xa nhau thì độ dốc càng thoải.

* Phương hướng và khoảng cách trên bản đồ:

+ Cách xác định phương hướng: Dựa vào các đường kinh, vĩ tuyên; hoặc dựa vào mũi tên chi hướng bắc trên bản đồ. Phía trên đường kinh tuyến là hướng bắc, phía dưới là hướng nam; phía tay phải đường vĩ tuyến là hướng đông và phía tay trái là hướng tây.

+ Cách xác định khoảng cách: Dựa vào tỉ lệ bản đồ. Trên các bản đồ, tỉ lệ bản đồ thường được biểu hiện dưới dạng tỉ lệ số hoặc tỉ lệ thước.

- Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử số là 1. Bản đồ tỉ lệ lớn thì có mẫu số nhỏ và ngược lại bản đồ tỷ lệ nhỏ thì có mẫu sổ lớn.

Ví dụ: 1 : 25.000.000 là bản đồ tỉ lệ nhỏ còn 1 : 25.000 là bản đồ tỉ lệ lớn

- Tỉ lệ thước là tỉ lệ được vẽ dưới dạng thước đo tính sẵn, mỗi đoạn đều có ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.

Ví dụ: mỗi đoạn làm trên thước bằng 1km hoặc 10km trên thực địa.

3. Các loại bản đồ thông dụng

- Nhóm bản đồ địa lí chung:

Thể hiện các đối tượng địa lí cụ thể trên bề mặt đất (tự nhiên, kinh tế- xã hội....) như địa hình, đất, sinh vật, các điểm dân cư, đường giao thông, các vùng sản xuất, ranh giới hành chính... Nhóm bản đồ này không tập trung làm nổi bật vào yếu tố nào.

Ví dụ: Bản đồ địa li thành phố Hà Nội, Bản đồ địa lí tỉnh Thừa Thiên Huế...

- Nhóm bản đồ địa lí chuyên đề:

Nội dung thể hiện tập trung một hoặc hai đối tượng địa lí, các đối tượng chính được ưu tiên thể hiện.

Ví dụ: Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam, Bản đồ khoáng sản Việt Nam

4. Đọc bản đồ, xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ, tìm đường đi trên bản. Lược đồ trí nhớ

- Đọc bản đồ

+ Đọc bảng chú giải để biết ý nghĩa thông tin của các kí hiệu trong bảng, đọc tỉ lệ để biết mức độ thu nhỏ của lãnh thổ trên bản đồ.

+ Tìm mối liên hệ giữa các đối tượng thể hiện trên bản đồ.

- Xác định vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ: Đọc kinh tuyến và vĩ tuyến nằm gần hoặc đi qua đối tượng đó; đọc tên các vùng, đối tượng địa lí tiếp giáp.

- Tìm đường đi trên bản đồ:

+ Trước hết, phải xác định địa điểm đang đứng trên thực tế, sau đó tìm địa điểm tương ứng trên bản đồ. Cách làm là kết hợp một số vật thấy được trên thực tế với ký hiệu trên bản đồ chú ý các yếu tố giúp xác định vị trí trên bản đồ như: tên đường, cột mốc giao thông, dòng sông, suối, toà nhà...

+ Để chắc chắn xác định đúng cần tìm được hai mốc.

Ví dụ: Một tòa tháp nổi bật xuất hiện trên bản đồ ở phía tru và một con phố được đánh đầu phía sau ở bên trái. Từ hai địa danh đó trên bản đồ để đi xác định vị trí đang đứng. Từ vị trí đã xác định, tìm đường đi ngắn nhất căn cứ vấy tỉ lệ bản đồ để đến điểm cần đến

- Lược đồ trí nhớ. Vẽ được lược đồ trí nhỏ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân học sinh và sử dụng lược đồ trí nhỏ trong cuộc sống và học tập

1713582502671.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ĐỊA LÍ 6 NĂM 2022.docx
    1.7 MB · Lượt tải : 2
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án chương trình địa phương lớp 6 giáo án giáo dục địa phương 6 giáo án giáo dục địa phương lớp 6 giáo án giáo dục địa phương lớp 6 hà nội giáo án giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh bắc giang giáo án giáo dục địa phương lớp 6 tỉnh phú thọ giáo án môn địa lý lớp 6 giáo án môn địa lý lớp 6 bài 11 giáo án môn địa lý lớp 6 bài 25 giáo án môn địa lý lớp 6 bài 26 giáo án môn địa lý lớp 6 bài 27 giáo án ôn tập giữa kì 2 địa 6 giáo án ôn tập địa 6 học kì 1 giáo án ôn tập địa 6 kì 2 giáo án phát triển năng lực địa 6 giáo án powerpoint địa lí 6 chân trời sáng tạo giáo án địa 10 bài 6 violet giáo án địa 11 bài 6 thực hành giáo án địa 11 bài 6 violet giáo án địa 12 bài 6 violet giáo án địa 6 giáo án địa 6 bài 1 giáo án địa 6 bài 12 giáo án địa 6 bài 2 giáo án địa 6 bài 3 giáo án địa 6 bài 6 chân trời sáng tạo giáo án địa 6 bài 7 giáo án địa 6 bài 8 giáo án địa 6 bài 9 giáo án địa 6 bài sông và hồ giáo án địa 6 bài địa hình bề mặt trái đất giáo án địa 6 bộ cánh diều giáo án địa 6 bộ kết nối tri thức giáo án địa 6 cánh diều giáo án địa 6 cánh diều violet giáo án địa 6 chân trời sáng tạo giáo án địa 6 chân trời sáng tạo bài 1 giáo án địa 6 chân trời sáng tạo bài 2 giáo án địa 6 chân trời sáng tạo bài 3 giáo án địa 6 chân trời sáng tạo powerpoint giáo án địa 6 chân trời sáng tạo violet giáo án địa 6 học kì 2 giáo án địa 6 kết nối tri thức giáo án địa 6 kết nối tri thức violet giáo án địa 6 kết nối tri thức với cuộc sống giáo án địa 6 kì 2 giáo án địa 6 mới nhất giáo án địa 6 sách chân trời sáng tạo giáo án địa 6 sách kết nối tri thức giáo án địa 6 theo chủ đề giáo án địa 6 theo chuẩn kiến thức kĩ năng giáo án địa 6 theo công văn 5512 giáo án địa 6 theo công văn 5512 violet giáo án địa 6 violet giáo án địa 6 vnen giáo án địa lí 6 giáo án địa lí 6 bài biển và đại dương giáo án địa lí 6 bài mở đầu giáo án địa lí 6 bộ cánh diều giáo án địa lí 6 cánh diều giáo án địa lí 6 chân trời sáng tạo giáo án địa lí 6 chân trời sáng tạo violet giáo án địa lí 6 học kì 2 giáo án địa lí 6 sách cánh diều giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức giáo án địa lí 6 theo 5 bước giáo án địa lí 6 theo công văn 5512 giáo án địa lí 6 theo định hướng năng lực giáo án địa lý 6 3 cột học kì 2 giáo án địa lý 6 cả năm giáo án địa lý 6 trọn bộ cả năm giáo án địa lý lớp 6 giáo án điện tử địa 6 chân trời sáng tạo giáo án điện tử địa 6 kết nối tri thức
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top